trưởng về tình hình và triển vọng hợp tác nuôi con nuôi giữa hai nước.
Ngày 22/9/2012, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Hà Hùng Cường và Bộ trưởng Bộ Các vấn đề trẻ em và thanh thiếu niên Ailen gặp gỡ và giao lưu với hơn 50 gia đình Ailen nhận các trẻ em Việt Nam làm con nuôi tại Farmleig, thủ đô Dublin, Ailen
Phụ lục 2.5: Một số điển hình về trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi qua các thời kỳ.
Trích dẫn từ Báo Đất Việt (Diễn đàn của Hội liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) ngày 27/7/2011với tiêu đề: “Dù được nhận nuôi trong các gia đình nước ngoài nổi tiếng hay không nổi tiếng, những người con gốc Việt vẫn chứng tỏ được mình nơi đất khách”.
Một số điển hình trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi.
Nhiều người con gốc Việt đã vô cùng may mắn khi được gia đình những người nổi tiếng nhận nuôi. Không chỉ được nuôi dưỡng trong một môi trường tốt, họ còn nhận được tình yêu thương, chăm sóc chu đáo của gia đình bố mẹ nuôi. Tên gọi Anh Đào Traxel từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với gia đình cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac. Người phụ nữ gốc Việt này được gia đình ông Chirac đón về nuôi năm 1979, khi ông đang là thị trưởng Paris. Ở tuổi 47, lần đầu tiên bà Anh Đào đã tiết lộ mối quan hệ riêng tư sâu sắc của mình với gia đình Tổng thống Chirac trên tờ Người Paris.
Đến Paris một mình đơn độc vào tháng 7/1979, năm Anh Đào tròn 20 tuổi, không biết một chữ tiếng Pháp, cô gái trẻ Việt Nam đã tủi thân khóc tại sân bay Roissy. Khi đó, một người đàn ông bước tới và nói: “Đừng khóc nữa, cô bé. Bắt đầu từ bây giờ, bạn có thể đến ở nhà chúng tôi”.
Bà Anh Đào, con nuôi của Tổng thống Pháp. |
Có thể bạn quan tâm!
- Xem Xét Số Liệu Trẻ Em Được Cho Làm Con Nuôi Quốc Tế Của Các Nước
- Tận Dụng Các Nguồn Lực Trong Nước Cũng Như Của Các Tổ Chức Quốc Tế Để Thực Hiện Mục Đích Nhân Đạo Cho Trẻ Em
- So sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Lúc ấy, Anh Đào nhận ra trong ánh mắt người đàn ông kia đang muốn nói với cô rằng “tôi sẽ là người bảo trợ cho cháu”, song bà không hiểu điều gì đang xảy ra. Một người Việt đi cùng máy bay đã giải thích với Anh Đào rằng người đàn ông nói chuyện với cô chính là Thị trưởng Paris, một nhân vật quan trọng. Ít phút sau, cô được gặp bà Bernadette Chirac. Bà ôm chặt cô trong vòng tay và cùng khóc vì xúc động. Dần dần Anh Đào hiểu ra rằng, bà đã trở thành con gái thứ ba trong gia đình Thị trưởng Paris.
Mọi chuyện xảy ra với Anh Đào như trong một giấc mơ. Bà đã qua hai năm sống cùng với các thành viên trong gia đình ông Chirac tại Tòa thị chính Paris. Ở đó, bà Bernadette đã dạy Anh Đào tiếng Pháp và mỗi khi đọc sách, ông Chirac
Thu Nhàn chụp cùng bố mẹ nuôi trong sang thăm Anh. |
thường đọc to cho cả bà nghe. Buổi tối, cả gia đình quây quần bên bàn ăn và ông chủ gia đình yêu cầu mọi người kể lại một ngày trôi qua của mình.
Nhàn kể, giống như những cô bé, cậu bé khác trong làng đều được nhận làm con nuôi, cô cũng may mắn có được một người cha nuôi như thế. Đối với cô bé nhỏ mồ côi cha mẹ, đây là một sự động viên tinh thần rất lớn. Nhàn thường xuyên viết thư, gửi ảnh cho cha nuôi, kể cho ông nghe về chuyện học hành, cuộc sống trong làng với các bạn, với mẹ nuôi.
Dường như, mỗi bức thư với những câu chuyện hồn nhiên, vô tư của cô bé khiến nhà bác học xúc động và thôi thúc ông cùng vợ, bà Elaine Mason sang Việt Nam thăm con gái nuôi vào một ngày mùa đông năm 1997.
Nhàn nhớ lại: “Mọi người nói, tôi thật may mắn khi một nhà bác học nổi tiếng như vậy nhận làm con nuôi, nhưng ban đầu tôi cũng thấy bình thường thôi. Vì các bạn trong làng ai cũng có bố mẹ đỡ đầu. Tuy nhiên, khi được gặp bố, thấy bố phải ngồi trên xe lăn, mọi hoạt động của bố rất khó khăn, nhưng bố vẫn luôn tỏ ra vui vẻ, lạc quan khiến tôi thấy thương bố lắm”.
Dường như lần gặp mặt ấy và những lá thư vẫn chưa nói hết được tình cảm của người cha và cô con gái nuôi Thu Nhàn. Tháng 7/2000, cô gái lên đường sang Anh thăm cha nuôi. Thời gian một tháng nơi đây đã khiến Nhàn cảm nhận được tình cha - con một cách trọn vẹn.
“Tôi nhớ, thời tiết bên Anh lúc đó rất lạnh. Lần đầu tiên xuất ngoại nên không thể tránh được những bỡ ngỡ. Nhưng rất may, tại sân bay mọi người đều biết mình là con nuôi của S.Hawking nên được giúp đỡ rất nhiều”, Nhàn nói.
Mẹ Elaine ra đón Nhàn ở sân bay, đưa cô về nhà, nơi cô thấy cha nuôi đang ngồi chờ trên xe lăn, đôi mắt ánh lên niềm vui. Ông đã nghỉ việc cả ngày để đợi con gái nuôi. Điều này khiến cô trào nước mắt. Giờ đây, dù đã có gia đình riêng và chưa có điều kiện sang Anh thăm nom cha nuôi nhưng trong sâu thẳm trái tim người phụ nữ này, Stephen Hawking vẫn luôn là người cha nhân từ, giản dị và thân thuộc mà cô không thể nào quên.
Bé Pax Thiên được mẹ Angelina Jolie bế sau khi nhận nuôi từ trại trẻ mồ côi ở TP HCM.
Nhắc đến những người con gốc Việt được các gia đình nổi tiếng nhận nuôi, không thể không kể đến Pax Thien, 7 tuổi, được ngôi sao Hollywood Angelina Jolie nhận nuôi năm 2007. Cậu bé may mắn này tên thật là T.Q.Sang, bị bỏ rơi tại bệnh viện Từ Dũ và được trung tâm Tam Bình, TP HCM nuôi dưỡng.
Khi Angelina Jolie và Brad Pitt sang Việt Nam với ý định nhận con nuôi, bé Sang mới được 3 tuổi 4 tháng, nặng 14,5 kg, cao 93 cm. Ngày 15/3/2007, Angelina Jolie cùng con trai nuôi Maddox đến trung tâm bảo trợ trẻ mồ côi Tam Bình để đón bé Sang qua Sở Tư pháp hoàn tất thủ tục pháp lý phía Việt Nam.
Sau khi được đưa vào phòng giao nhận tại trung tâm Tam Bình, Sang hơi sợ và lùi lại khóc. Angelina Jolie tỏ ra là một người mẹ rất am hiểu tâm lý trẻ nhỏ, cúi xuống đưa Sang hai món đồ chơi mà cô mang theo sẵn, từ từ dỗ dành bé. Cô luôn miệng nói: “Không sao đâu” bằng tiếng Việt rất ân cần. Ông Nguyễn Văn Trung, Giám đốc Trung tâm Tam Bình, hỏi Jolie: “Thấy bé khóc có ngại không?”. Jolie đáp: “Ồ, không đâu. Trẻ con thì bé nào cũng vậy mà”. Thú vị là cậu con nuôi Maddox cũng nhanh chóng nắm tay Sang và làm quen dù cả hai chưa nói chuyện được với nhau. Sau đó, Sang tỏ ra quen với mẹ nuôi và đến Sở Tư pháp thì cậu không còn khóc nữa.
Pax Thien (ngoài cùng bên phải) nhanh chóng hòa nhập cùng gia đình mới. |
Tại phòng giao nhận con nuôi quốc tế (Sở Tư pháp TP HCM), trước khi trao quyết định ký nhận bé Sang làm con nuôi, ông Nguyễn Đức Chính, Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, đã hỏi lý do vì sao Jolie nhận con nuôi Việt Nam. Cô cho biết: “Tôi đã đến thăm Việt Nam vài lần và thấy yêu mến đất nước xinh đẹp của các bạn. Từ đó, tôi đã tìm hiểu thêm về Việt Nam, lại càng thích lịch sử, văn hóa,
những con người thân thiện, mến khách ở đây. Và tôi nảy ý định xin con nuôi người Việt”.
Bé Sang đã chính thức trở thành con nuôi của Jolie với tên gọi mới là Pax Thiên Jolie. Angelina Jolie giải thích “Pax” tiếng Latin nghĩa là “hòa bình”, “Thiên” tiếng Hán là “Trời”, còn Jolie tiếng Pháp là “thiên thần”. Sau bốn năm sống cùng mẹ nuôi nổi tiếng, Pax Thien đã hòa đồng cùng gia đình mới và có cơ hội chu du khắp thế giới.
Nổi tiếng nhờ “nội lực” dù không được nhận nuôi trong những gia đình nổi tiếng nhưng nhiều người con nuôi gốc Việt vẫn chứng tỏ được mình nơi xứ người cũng như cố gắng gìn giữ nguồn gốc “con rồng cháu tiên”.
Người Việt Nam ở Canada luôn tự hào khi nhắc đến Thái Thị Lạc, một gương mặt xuất sắc, nữ dân biểu Hạ viện gốc Việt đầu tiên tại Canada. Thái Thị Lạc sinh năm 1970, là người Việt gốc Chăm sinh tại Quy Nhơn, Bình Định. Năm 1972, khi được 2 tuổi, Thái Thị Lạc được một cặp vợ chồng người Canada ở bang Quebec nhận làm con nuôi.
Sau khi theo cha mẹ nuôi về Canada, Thái Thị Lạc được đặt tên là Ève-Mary Thai Thi Lac. Chính hoàn cảnh sống xa cha mẹ đẻ đã khiến Thái Thị Lạc có ý thức tự lập từ rất sớm. Điều đó đã giúp rất nhiều cho những thành công sau này của cô.
Bà Thái Thị Lạc là niềm tự hào của người Việt ở Canada. |
Thái Thị Lạc sớm ý thức về các hoạt động cộng đồng. Năm 17 tuổi, cô nữ sinh gốc Việt này đã trở thành thành viên hội đồng quản trị và thiện nguyện của vùng Acton, Quebec. Năm 22 tuổi, cô tham gia các hoạt động vận động quỹ, và được kết nạp vào Đảng Bloc Québecois trong khu vực cô sinh sống. Chỉ một năm sau đó, Lạc đã trở thành người phụ trách chiến dịch vận động quỹ của Đảng Bloc Québecois ở khu vực Saint-Hyacinthe. Nhờ sự thông minh, kiên trì và ý thức không ngừng học đã khiến cô có những bước tiến vững chắc trên con đường chính trường.
Với những hoạt động tích cực trong công tác xã hội thời gian trước đó và trong Đảng Bloc Québecois, Thái Thị Lạc đã dành được sự ủng hộ của rất nhiều người trong vùng Saint-Hyacinthe- Bagot. Cô đã quyết định ra tham gia chiến dịch tranh cử vào ghế Hạ nghị sĩ đại diện đơn vị Saint-Hyacinthe- Bagot, Quebec và trở
thành nữ nghị sĩ gốc Việt đầu tiên tại Canada khi mới 35 tuổi.
Nổi tiếng về tài năng và thành công trong sự nghiệp chính trường nhưng Thái Thị Lạc còn được nhiều người Việt ở Canada quý trọng vì cô luôn giữ cho mình truyền thống văn hóa Việt Nam và giữ liên lạc thường xuyên với cộng đồng người Việt ở Canada.
Tuy xa quê đã hơn 30 năm nhưng cô luôn nhớ về quê hương, nhớ về vị mặn của nước mắm và muối biển Việt Nam, có lẽ vị mặn của muối biển đã ngấm vào máu thịt của người con gái gốc miền Trung này. Cô chia sẻ: “Tôi là dân Quebec gốc Việt Nam nhưng tôi hãnh diện mà nói rằng tôi là người gốc Việt từ trong máu. Tôi không bao giờ dám quên nguồn cội của mình”.
Không chỉ thành công ở nước ngoài, nhiều người con nuôi gốc Việt còn quay trở lại quê mẹ để đóng góp một phần sức lực cho xã hội nơi mình sinh ra. Đó là trường hợp của Amazin Le Thi, một cô gái mồ côi gốc Việt, một nữ lực sĩ thể hình nổi tiếng trong làng thể hình gốc châu Á, tác giả của những cuốn sách về rèn luyện hình thể cho phụ nữ và là người đã từng xuất hiện trong các bộ phim của Hollywood cũng như các show truyền hình. Mới đây, cô khởi sự một sáng kiến nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về nạn dịch HIV/AIDs, dự án mang tên Asia Alive Project.
Amazin Le Thi chụp ảnh cùng Phạm Thị Huệ, người giúp cô làm nên ý tưởng về dự án HIV/AIDs. |
Amazin Le Thi sinh ra ở TP HCM và được nhận làm con nuôi trong một gia đình người Mỹ. Amazin bắt đầu bước chân vào ngành công nghiệp giải trí khi mới 5 tuổi với cây đàn violin. Cô bắt đầu luyện tập thể hình khi mới 6 tuổi và sau đó trở thành huấn luyện viên thể hình và quyền anh khi còn rất trẻ. Cô cũng là tác giả của những cuốn sách về luyện tập hình thể, được xuất bản ở nhiều nơi trên thế giới, như: Total Strength Training For Women; Bodywise: Home Workout; Free- Weight Training. Cô đã từng xuất hiện trong nhiều chương trình truyền hình,
trong các bộ phim của Hollywood như Nhật ký tiểu thư Jones 2, Closer, Charlie và The Chocolate Factory.
Amazin cho biết, trong một lần sang thăm Việt Nam, cô đã gặp một người phụ nữ tên là Phạm Thị Huệ, người bị nhiễm HIV từ chồng và đã phải hứng chịu sự phân biệt đối xử và kỳ thị của xã hội, nhưng thay vì mặc cảm, chị đã dũng cảm công khai về căn bệnh của mình và đã đứng ra giúp chăm sóc cho hơn 200 trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS ở ngôi làng của chị. Câu chuyện cảm động của chị Huệ đã khiến Amazin liên hệ tới chính cuộc đời mình.
Cô nói: “Tôi sinh ra trong nghèo khó, Mẹ tôi bỏ lại tôi tại một cô nhi viện ở Việt Nam. Tôi đã nhìn lại cuộc đời mình và nhận ra rằng có một vấn đề nổi cộm về buôn bán tình dục ở châu Á, về bất bình đẳng giới và về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Tôi chắc chắn rằng nếu tôi vẫn còn ở lại Việt Nam hay châu Á, ở nơi mà tôi đã bị bỏ lại thì tôi có thể cũng đã bị phơi nhiễm với HIV và có thể đã không dám lên tiếng hay nhờ đến sự giúp đỡ, có thể đã phải chịu cảnh bị chối bỏ, bị kỳ thị và cô lập. Tôi đã may mắn có được cơ hội thứ hai, mặc dù tôi biết có nhiều người đã không được may mắn như tôi. Chính vì vậy, với vị thế của tôi hiện giờ tôi có thể giúp tạo nên một tác động tích cực trong việc thay đổi thái độ và ý niệm về HIV. Tác động không chỉ dừng lại ở việc thay đổi giá trị, thay đổi ý niệm và thái độ mà còn giúp cứu mạng sống của con người nữa”.
Phan Anh tổng hợp ngày 27/7/2011