So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới - 15

chuyển nhượng chứng khoán có thể lựa chọn phương pháp kê khai nộp thuế: (i) với thuế suất là 20% đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán hoặc (ii) thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng (Điều 23 Luật thuế thu nhập cá nhân). Mặc dù có nhiều ý kiến về sự bất hợp lý của việc áp dụng phương thức đánh thuế 0,1%/giá chuyển nhượng theo Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 nhưng Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012 không có quy định sửa đổi về vấn đề này. Phương thức đánh thuế 0,1%/giá bán chứng khoán hiện nay đang được các nhà đầu tư lựa chọn do không xác định được chính xác chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư để áp dụng phương thức đánh thuế 20%/tổng thu nhập.

Về bản chất, khoản thuế từ chuyển nhượng chứng khoán xác định trên giá bán được đặt ra chưa phù hợp với nguyên tắc đánh thuế thu nhập đó là chỉ đánh thuế khi cá nhân có thu nhập đạt tới ngưỡng nhất định. Sự lựa chọn phương thức khoán thuế chỉ nên coi là giải pháp tình thế để chống thất thu ngân sách Nhà nước [20].

Do đó, quy định mức thuế cho mỗi lần chuyển nhượng là không phù hợp với bản chất của thuế thu nhập cá nhân căn cứ vào thu nhập cá nhân để đánh thuế. Chỉ nên đánh thuế vào thu nhập thực tế của cá nhân trên cơ sở doanh thu trừ đi chi phí.

Luật thuế thu nhập cá nhân chưa quy định đầy đủ về các loại chi phí được khấu trừ trong đầu tư chứng khoán đối với cá nhân. Sự lựa chọn phương pháp áp dụng thuế 20% thu nhập từ chuyển nhượng đối với cá nhân nhà đầu tư không khả thi do khó xác định được các chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư. Có thể thấy những bất cập này đều xuất phát từ việc pháp luật chưa quy định cụ thể về các loại chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân đầu tư.

Thứ hai, đối với thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở đưa vào diện thu nhập miễn thuế là không khả thi. Tính không khả thi ở chỗ không có chuẩn mực thế nào là nhà ở. Luật nhà ở 2005 có quy định: Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Rõ ràng là vẫn không có tiêu chuẩn cụ thể nào về tiêu

chuẩn kĩ thuật để xác định một công trình là nhà ở hay không. Mặt khác, để xác minh một người chỉ có một đất ở, nhà ở thì sẽ buộc cơ quan nhà nước phải điều tra, nếu trong phạm vi một tỉnh, thành phố thì không khó nhưng nếu ở khác tỉnh, thành phố khác nhau thì khá phức tạp, mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí. Nếu quy định như vậy, vô hình chung sẽ dẫn đến việc người dân nhờ người khác đứng tên để lách thuế và điều này sẽ tạo ra các tranh chấp đất đai, nhà ở. Do đó, thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, nhà ở, tài sản gắn liền với đất duy nhất vẫn chịu thuế.

Việc xác định giá quyền sử dụng đất cần phải dựa vào nguyên tắc thị trường như đối với các bất động sản khác và Chính phủ cần có những quy định cụ thể hướng dẫn việc xác định giá chuyển nhượng trong trường hợp giá chuyển nhượng ghi trong hợp đồng thấp hơn giá phổ biến trên thị trường.

Thứ ba, việc phân biệt đối tượng cư trú và không cư trú chỉ nên giới hạn trong việc xác định các thủ tục hành chính thuế, không nên phân biệt về nghĩa vụ thuế, vì sẽ không đảm bảo sự bình đẳng giữa đối tượng cư trú và không cư trú đối với cung một khoản thu nhập không thường xuyên. Do đó, trừ những quy định nhằm đảm bảo nghĩa vụ thuế đối với những khoản thu nhập phát sinh ở Việt Nam của người không cư trú cần phải bình đẳng với người cư trú. Bên cạnh đó, về kĩ thuật lập pháp, nếu việc đánh thuế đối với người cư trú và không cư trú là như nhau thì không cần phải quy định nhắc lại làm cho văn bản luật dài dòng, chỉ cần dẫn chiếu trong một điều luật là được.

Thứ tư, cần có quy định căn cứ tính thuế đối với cá nhân không cư trú. Đây cũng là bài toán khó nếu chúng ta chưa có cơ chế thực hiện quản lý đối tượng này. Chúng tôi được biết, việc quản lý trật tự hành chính của Bộ Công An về vấn đề hộ khẩu, hộ tịch cũng chỉ đưa ra con số được kiểm soát bởi sự khai báo, còn thực tiễn trên các địa bàn hiện nay là rất khó (ví dụ, hiện nay có một số người từ các địa phương khác nhau đang buôn bán bao nhiêu, hình thức buôn bán tinh vi mà hiện tại chúng ta chưa nắm được). Đây cũng là lời giải tiếp theo cho việc phải có một cơ chế pháp lý thật rõ ràng, minh bạch và tạo điều kiện cho việc thực thi các quy định về thuế Thu nhập cá nhân.

Thứ năm, cần bổ sung các quy định kiểm tra, kiểm soát các khoản thu nhập không thường xuyên. Có như vậy, pháp luật thuế Thu nhập cá nhân đối với những khoản thu không thường xuyên mới phát huy hiệu quả. Công tác kiểm tra, kiểm soát là một khâu tất yếu trong việc thực hiện thuế Thu nhập cá nhân đối với những khoản thu không thường xuyên.

Thứ sáu, quy định cụ thể các chế tài pháp lý đối với các đối tượng nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thu thuế vi phạm các quy định của Luật. Qua đó, đối tượng nộp thuế mới nhận thức rõ được hậu quả pháp lý mà mình sẽ phải gánh chịu nếu vi phạm nghĩa vụ thuế. Từ đó, nâng cao trách nhiệm nộp thuế Thu nhập cá nhân hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Từ việc nghiên cứu thực trạng pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân trong tương quan với pháp luật quản lý thuế thu nhập ở một số quốc gia trên thế giới có thể rút ra các kiến nghị sau:

1. Mỗi quốc gia tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội ở những giai đoạn cụ thể mà xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân của quốc gia đó. Việc xây dựng luật nội dung mang tính hoàn chỉnh và phù hợp sẽ tạo điều kiện cho luật hình thức (Luật Quản lý thuế) phát huy được tối đa hiệu quả quản lý.

2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân nói chung trong việc xác định đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân, quản lý giảm trừ gia cảnh, cơ chế tự khai tự nộp thuế, quản lý thông tin người nộp thuế, thời hạn và phương pháp kê khai thuế thu nhập, tổ chức quản lý thuế thu nhập. Bên cạnh đó là một số kiến nghị hoàn thiện những quy định của pháp luật về một số loại thu nhập cụ thể từ tiền công, tiền lương hay những khoản thu không thường xuyên.

KẾT LUẬN CHUNG


Với dự báo của các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục có mức tăng trưởng cao, với hệ thống cơ chế, chính sách kinh tế ngày càng thông thoáng tạo thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển, số người dân có thu nhập cao sẽ tăng nhanh, sẽ có hàng chục triệu người có thu nhập thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân. Đây chính là thách thức lớn đặt ra đối với công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng

Quản lý thuế nói chung và Quản lý thuế thu nhập cá nhân là vấn đề rộng và phức tạp, chịu chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, để nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân cần phải quan tâm đổi mới đồng bộ các yếu tố trong hệ thống quản lý thuế và môi trường quản lý thuế.

Từ việc nhìn nhận thực trạng pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam cũng như kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân ở một số nước trên thế giới, chúng ta cần có các giải pháp mang tính tổng thể, kết hợp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế, pháp luật thuế thu nhập cá nhân và các bộ phận pháp luật khác có liên quan.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. TIẾNG VIỆT


1. Lê Văn Ái (chủ biên) (2000), Giáo trình thuế, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Lê Văn Ái, Đỗ Đức Minh, Nguyễn Mai Phương (2002), Thuế thu nhập cá nhân

trên thế giới và định hướng vận dụng ở Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Báo Lao động điện tử (12/10/2007); “Ai nộp thuế cao nhất Việt Nam?” website:http://www.laodong.com.vn/Home/Ai-nop-thue-cao-nhat-

VN/20073/25372.laodong (truy cập 03/7/2014)

4. Vũ Văn Cương (2009), “Thông tin về người nộp thuế trong pháp luật quản lý

thuế ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Luật học, (4), Hà Nội.

5. Vũ Văn Cương (2012), Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

6. Đại học Kinh tế quốc dân (2008), Giáo trình Quản lý thuế, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Mỹ Dung (2012), “Quản lý thuế ở Việt Nam hoàn thiện và đổi

mới”, Phát triển và hội nhập, (7-17), tr.44-46, Hà Nội.

8. Đặng Tiến Dũng (2003), “Tìm hiểu khái niệm quản lý và quản lý thuế”, Tạp

chí thuế Nhà nước, (12), tr.18-20, Hà Nội.

9. Vũ Mạnh Hà (2008), Một số vấn đề về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, Luận

văn tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính công–thuế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

10. Trần Vũ Hải (2007), “Thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

hiện nay và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, (10), Hà Nội.

11. Thu Hằng (10/9/2013), “Hà Nội: Siết chặt quản lý thuế thu nhập cá nhân”, website: http://www.baohaiquan.vn/pages/ha-noi-siet-chat-quan-ly-thue-thu-

nhap-ca-nhan.aspx (truy cập 23/6/2014).

12. Nguyễn Hiền (26/10/2012), “Thu nhập 9 triệu đồng/tháng chưa phải nộp thuế

thu nhập cá nhân”, website:http://dantri.com.vn/nghe-nghiep/thu-nhap-9-trieu- dongthang-chua-phai-nop-thue-tncn-655874.htm (truy cập 26/6/2014).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới - 15


13. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình Quản lý thuế, NXB Tài chính, Hà Nội.

14. Hoàng Thị Huế (2009), Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với

những khoản thu không thường xuyên, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân luật K30, Đại học Luật Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Thương Huyền (2008), “Luật Quản lý thuế và những vấn đề cần

bàn thêm”, Nghiên cứu lập pháp, (19), tr.51-54, Hà Nội.

16. Phạm Huyền (01/8/2012), “CPI tăng trên 20% sẽ sửa tiếp thuế Thu nhập cá

nhân”, website: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/82964/cpi-tang-tren-20-- se-sua-tiep-thue-tncn.html (truy cập 22/6/2014).

17. Hồ Mai Hương (2007), Chính sách Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Lan Hương (2011), “Ưu tiên quyền lợi của người nộp thuế khi sửa đổi

Luật Thuế thu nhập cá nhân”, Nghiên cứu lập pháp, (14/199), tr.34-37, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Lan Hương (2012), “Sửa đổi Luật Quản lý thuế nhằm điều hòa

quyền, lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế”, Nghiên cứu lập pháp, (9/217), trang 26-29, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Lan Hương (2014), “Triết lý đánh thuế đối với thu nhập từ sở hữu, chuyển nhượng chứng khoán và kiến nghị hoàn thiện pháp luật”, Tạp chí

nghiên cứu lập pháp, (4/260), tr 33-35, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Lan Hương (2013), “Về bảo vệ quyền của người nộp thuế trong

Luật Quản lý thuế”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, Luật học, (1), tr.42–50, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Lan Hương (2012), “Yếu tố tác động đến sự hình thành ý thức

tuân thủ pháp luật thuế”, Tạp chí Luật học, tr. 26-28, Hà Nội.

23. Vương Hoàng Long (2000), Hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành thuế trong điều

kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, tr.11, Hà Nội.


24. Phạm Thị Phương Mai (2008), Thuế thu nhập cá nhân: Kinh nghiệm quốc tế

và việc thực thi ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế, Hà Nội.

25. Nguyễn Trọng Nghĩa (cùng với Trịnh Hà Mai Long, Hồ Thị Hằng, Nguyễn Thị Việt Anh, Đặng Công Khôi, Nguyễn Văn Tùng), (13/7/2012), Luật quản lý thuế của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, website: http://luatminhkhue.vn/tieu-thu/luat-quan-ly-thue-cua-hoi- dong-phoi-hop-cong-tac-pho-bien,-giao-duc-phap-luat-cua-chinh-phu.aspx

(truy cập 25/6/2014).

26. Nguyễn Đức Ngọc (2007), Một vài vấn đề về hiệu quả Luật Quản lý thuế trong vai trò đảm bảo ổn định nguồn thu NSNN trong giai đoạn kinh tế hiện nay ở

Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Luật Hà Nội.

27. Lê Thị Kim Nhung (2011), “Thuế thu nhập cá nhân sau 2 năm thực hiện: Một

số bất cập nảy sinh và hướng giải quyết”, Tạp chí ngân hàng, (4), Hà Nội.

28. Nguyễn Thành Phúc (2013), “Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế thu nhập cá

nhân từ tiền lương, tiền công”, Phát triển và hội nhập, (13/23), trang 7-10, Hà Nội.

29. Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế, Hà Nội

30. Quốc hội (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Hà Nội.

31. Quốc hội (2007), Luật Thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội

32. Lê Thị Thu Thủy (2009), “Những vấn đề đặt ra khi thực thi Luật Thuế thu

nhập cá nhân ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (4), tr. 28-29, Hà Nội.

33. Trần Kiều Thủy (2014), Một số vấn đề pháp lý về quản lý thuế đối với cá nhân có thu

nhập từ kinh doanh, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

34. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, Luận án Tiến sĩ kinh tế,

Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội.

35. Tổng cục Thuế (2005), Báo cáo khảo sát cải cách thuế ở Australia, Hà Nội

website:http://www.gdt.gov.vn/gdtlive/Trang-chu/Tin-tuc/News?contentId=110846 (truy cập 2/3/2005).

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 01/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí