Căn Cứ Xác Lập Sở Hữu Chung Hợp Nhất Của Vợ Chồng

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

VỀ SỞ HỮU CHUNG HỢP NHẤT CỦA VỢ CHỒNG


2.1. Căn cứ xác lập sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng

Sau khi hôn nhân được xác lập, thì cuộc sống chung giữa vợ chồng đòi hỏi phải có một khối tài sản nhằm bảo đảm nhu cầu đời sống của gia đình nhằm duy trì cuộc sống cũng như thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần, vật chất của vợ chồng, các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hôn nhân tồn tại.

Trước đó luật HN&GĐ năm 1959 ra đời có thể coi là bước đột phá, một cải cách nhằm xóa bỏ ý thức hệ tư tưởng phong kiến đã ăn sâu vào ý thức con người qua hàng nhiều thế kỷ. Luật HN&GĐ năm 1959 có quy định: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” [42, Điều 15].

Kế thừa và phát triển quy định của Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định có sự thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế. Về căn cứ xác lập sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, về việc sử dụng tài sản chung của vợ chồng. Luật HN&GĐ năm 1986 quy định tài sản chung của vợ chồng gồm: tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản được thừa kế chung hoặc tặng cho chung [43, Điều 14].

Đến những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, sự phát triển nền kinh tế đa thành phần với nhiều hình thức sở hữu, xây dựng nhà nước theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Pháp luật cũng theo hướng điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng cho phù hợp với thực tế cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về các căn cứ, nguồn gốc và thành phần các loại tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng đã tương đối cụ thể, dễ vận dụng hơn nhiều so với Luật HN&GĐ năm 1986 trước đây. Về tài sản chung của vợ chồng bao gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; tài sản do vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung; quyền sử dụng đất có được sau khi kết hôn, còn quyền sử dụng đất có được trước khi kết hôn thì là tài sản chung khi hai bên có

thỏa thuận [46, Điều 27]. Và đặc biệt hơn là lần đầu tiên quy định về sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất được ghi nhận trong Luật HN&GĐ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ 2000 đã quy định về những tài sản tranh chấp là tài sản riêng của vợ, chồng nhưng không đủ cơ sở chứng minh rằng tài sản đó là tài sản riêng của mỗi bên tài sản này sẽ là tài sản chung của vợ chồng. Đây là quy định mới của Luật HN&GĐ 2000 so với pháp luật trước đó, xuất phát từ thực tế tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng, cuộc sống chung giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã có nhiều loại tài sản được sử dụng nhằm bảo đảm duy trì cuộc sống cũng như lợi ích chung của gia đình. Trong thời kỳ hôn nhân, thường vợ chồng không tách bạch tài sản chung, tài sản riêng của nhau, vậy nên khi có tranh chấp, các loại tài sản khó chứng minh được là tài sản riêng của mỗi bên vợ hoặc chồng. Nguyên tắc suy đoán này bảo đảm được sự công bằng trên cơ sở vì lợi ích chung của gia đình và của vợ chồng.

Vậy, dựa trên những cơ sở sau đây để nhà làm luật dự liệu về vấn đề tài sản chung của vợ chồng:

Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Pháp luật Việt Nam - 6

- Dựa vào thời kỳ hôn nhân;

- Dựa vào nguồn gốc của tài sản.

2.1.1. Dựa vào thời kỳ hôn nhân

Về khái niệm thời kỳ hôn nhân, theo Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân” [46, Điều 8, Khoản 7]. Đây là căn cứ quan trọng và đầu tiên để xác định tài sản chung của vợ chồng.

Như vây, thời kỳ hôn nhân được tính thời điểm phát sinh quan hệ vợ chồng

trước pháp luật (được đánh dấu bằng sự kiện kết hôn). Và việc kết hôn này phải đúng thủ tục và đáp ứng được các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định. Sau khi kết hôn, vợ chồng cùng chung sống với nhau, cùng chung sức, ý chí tạo dựng tài sản nhằm duy trì cuộc sống gia đình, vì lợi ích chung của gia đình.

Những tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Ví dụ: Tiền lương của mỗi bên trước khi kết hôn sẽ "là tài sản

riêng" của người đó, nhưng sau khi kết hôn, tiền lương của mỗi bên vợ, chồng đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Tính cộng đồng của quan hệ HN&GĐ được xác lập, mục đích nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình đòi hỏi pháp luật phải quy định căn cứ quan trọng, đầu tiên để xác định tài sản chung của vợ chồng là "thời kỳ hôn nhân". Nó dẫn tới các hệ lụy sau:

- Tài sản chung của vợ chồng không cần phải cả hai vợ chồng cùng trực tiếp tạo ra tài sản đó;

- Tài sản chung của vợ chồng được tạo dựng không phụ thuộc vào điều kiện vợ chồng ở chung hay ở riêng, miễn là tài sản do "vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân" là tài sản chung của vợ chồng;

- Quyền bình đẳng giữa vợ chồng đối với tài sản chung khi thực hiện quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) không bị phụ thuộc bởi công sức đóng góp của vợ chồng. Trong điều kiện thực tế của từng cặp vợ chồng, kể từ khi kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân, do điều kiện về sức khỏe, nghề nghiệp chuyên môn... của mỗi bên vợ, chồng đã dẫn tới thu nhập thực tế của mỗi bên vợ, chồng khác nhau, và xét về "công sức đóng góp" nhằm tạo ra tài sản chung của vợ chồng cũng có sự chênh lệch. Nhưng điều đó không ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ, chồng. Mặt khác, theo luật định, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất [46, Điều 27, Khoản 1]; [49, Điều 233, Khoản 1]; mà "sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung" [49, Điều 232, Khoản 1]; và sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng là loại sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia khi quan hệ hôn nhân chấm dứt hoặc khi vợ chồng có yêu cầu và có lý do chính đáng [46, Điều 29, 31, 95]. Đối với tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ngang nhau và về nguyên tắc luôn có "tỷ lệ" giá trị phần tài sản bằng nhau trong khối tài sản chung đó. Đây là những đặc điểm dường như chỉ có và được áp dụng trong quan hệ hôn nhân, do tính cộng đồng của hôn nhân chi phối.

- Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà nước ta

quy định là chế độ cộng đồng tạo sản, được áp dụng đối với các cặp vợ chồng khi quan hệ hôn nhân được xác lập và chế độ tài sản này được thực hiện trong suốt thời kỳ hôn nhân. Luật hiện tại không dự liệu kiểu chế độ tài sản ước định (theo sự thỏa thuận của vợ chồng bằng hôn ước) như pháp luật HN&GĐ của nhiều nhà nước tư sản hiện nay; mặt khác, chế độ biệt sản (là loại chế độ tài sản không dự liệu chế độ tài sản chung giữa vợ chồng) cũng không được quy định theo Luật HN&GĐ năm 2000. Vì vậy, trong các trường hợp cần phải chia tài sản chung của vợ chồng theo luật định (khi vợ, chồng chết trước; khi vợ chồng ly hôn hoặc có yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu có lý do chính đáng); Tòa án căn cứ theo những quy định của pháp luật về chế độ tài sản chung của vợ chồng để chia [13, tr.131].

Theo luật định, thời kỳ hôn nhân chấm dứt khi có những sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, đó là:

- Khi vợ, chồng chết, hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ, chồng bị chết có hiệu lực.

- Trường hợp vợ chồng còn sống thì hôn nhân chấm dứt bằng ly hôn, tính từ thời điểm phán quyết về ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Đối với trường hợp vợ, chồng chết thì thời điểm chất dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật dựa vào ngày trên giấy đăng ký khai tử tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 30 BLDS năm 2005; mục 3 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch).

Theo quy định tại Điều 81 BLDS năm 2005, khi người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết chi tiết trong các trường hợp. Như vậy, nếu vợ hoặc chồng rơi vào trường hợp tại Điều 81 BLDS năm 2005 thì thời điểm quan hệ vợ chồng được chấm dứt theo quyết định của Tòa án về ngày mà người vợ, chồng đã chết. Nếu không xác định được ngày đó thì quan hệ vợ, chồng được chấm dứt từ ngày quyết định của Tòa án tuyên bố vợ, chồng chết có hiệu lực pháp luật. Các quan hệ về hôn nhân và gia đình và các quan hệ khác về nhân thân của người vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật được giải quyết như đối với một người là đã chết [49, Điều 82].

Đối với trường hợp vợ, chồng ly hôn thì thời điểm chấm dứt hôn nhân trước pháp luật được tính từ ngày bản án, quyết định cho ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Như vậy, những trường hợp vợ chồng thỏa thuận sống riêng mỗi người một nơi (có người gọi là ly thân) hoặc vợ, chồng hay cả hai vợ chồng đã có đơn xin được ly hôn gửi đến Tòa án, cũng như việc ly hôn đã được Tòa án đưa ra xử cho ly hôn nhưng chưa có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ chồng vẫn đang tồn tại, và xét về mặt pháp lý thì mối quan hệ vợ chồng vẫn là trong “thời kỳ hôn nhân” nên những tài sản do vợ, chồng “có được” theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 vẫn được coi thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Trong quy định pháp luật và tục lệ của xã hội phong kiến thực dân ở nước ta trước đây cho phép người chồng có quyền lấy nhiều vợ. Bên cạnh đó còn do hoàn cảnh lịch sử, đất nước ta trải qua chiến tranh kéo dài, nhiều trường hợp nam nữ kết hôn chỉ được gia đình hai bên tổ chức lễ cưới theo tập quán địa phương mà chưa đi đăng ký kết hôn. Ngoài ra còn do ý thức của người dân còn hạn chế, chỉ tôn trọng nghi thức cưới theo tập quán mà không đăng ký kết hôn theo luật định, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số,.... Mặc dù theo quy định tại Điều 11 Luật HN&GĐ năm 1959 và Điều 8 Luật HN&GĐ năm 1986 đều quy định việc kết hôn phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật, mọi nghi thức kết hôn khác (theo tục lệ, theo tôn giáo,...) đều không có giá trị pháp lý... Tuy nhiên tình trạng kết hôn mà không đăng ký vẫn còn khá phổ biến thời bấy giờ nên đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật, tạo cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp về nhân thân, tài sản giữa vợ chồng và các thành viên trong gia đình.

Để điều chỉnh những trường hợp tình trạng kết hôn mà không đăng ký (hay còn được gọi là“hôn nhân thực tế”) thời kỳ này, TANDTC đã ban hành Thông tư số 112-NCPL ngày 19/08/1972 hướng dẫn xử lý về dân sự các trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn [42]. Theo thời gian, TANDTC đã ban hành thêm một số văn bản hướng dẫn về “hôn nhân thực tế”:

- Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/07/1981 của TANDTC hướng dẫn giải

quyết các tranh chấp về thừa kế, đã công nhận “hôn nhân thực tế” thì giữa vợ chồng vẫn được hưởng thừa kế di sản của nhau theo luật định;

- Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn TAND các cấp áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 1986;

- Báo cáo tổng kết công tác của ngành TAND năm 1995...

Những văn bản trên đều thừa nhận có “hôn nhân thực tế” đối với trường hợp hai bên nam nữ đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn khác, chỉ vi phạm thủ tục đăng ký kết hôn và từ khi được gia đình tổ chức lễ cưới theo tập quán họ đã thực sự chung sống công khai, gánh vác chung công việc gia đình, được gia đình và xã hội thừa nhận là vợ chồng. “Hôn nhân thực tế” được thừa nhận sẽ có hiệu lực như hôn nhân hợp pháp, quan hệ vợ chồng được bảo vệ trước pháp luật.

Trong giai đoạn hiện nay, quá trình thực hiện Luật HN&GĐ (kể từ khi Nhà nước ta ban hành Luật HN&GĐ năm 1959) đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa, ý thức pháp luật của nhân dân được nâng cao. Việc công nhận hôn nhân thực tế mấy chục năm qua ở nước ta mục đích nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ chồng trong hôn nhân thực tế, nhưng vấn đề giải quyết hôn nhân thực tế rất phức tạp, dễ dẫn tới sự tùy tiện trong việc xét xử của TAND, tư tưởng không tuân thủ pháp luật của một số người trong xã hội. Vì vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 đã xóa bỏ tình trạng“kết hôn không đăng ký” này. Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng [46, Điều 11, Khoản 1]. Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm về tình trạng những trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn đã tồn tại ở nước ta mấy chục năm qua ở nước ta nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của các cặp vợ chồng trong hôn nhân thực tế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc khi giải quyết các tranh chấp về hôn nhân trong những trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà chưa đăng ký kết hôn và quan điểm thống nhất khi áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000. Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản

pháp luật nhằm giải quyết về hậu quả pháp lý của hôn nhân thực tế, sau khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2001), đó là:

- Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật HN&GĐ;

- Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật HN&GĐ;

- Nghị quyết số 02/2000/NQQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000;

- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BTP ngày 03/01/2001 của TANDTC, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bà Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật HN&GĐ.

Theo các văn bản trên thì những trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà chưa đăng ký kết hôn trước ngày Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực (01/01/2001) được giải quyết như sau:

+ Đối với trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp sau khi quan hệ vợ chồng được xác lập họ mới thực hiện việc đăng ký kết hôn, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng chứ không phải là chỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn (có thể hiểu đây là một trường hợp ngoại lệ, theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 thì trường hợp này được “khuyến khích” đăng ký kết hôn, sau khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực; có đăng ký kết hôn hay không thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận trước pháp luật).

+ Đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày

03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hôn, nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng, thì theo quy định tại điểm b, khoản 3 Nghị quyết số 35/QH10 của Quốc hội, họ có nghĩa vụ phải đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm để từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003; trường hợp này cần phân biệt:

- Kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003, nếu họ chưa đăng ký kết hôn hoặc đã đăng ký kết hôn mà họ có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Trong trường hợp này thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận là xác lập kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng, chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn.

- Kể từ sau ngày 01/01/2003 mà họ vẫn không đăng ký kết hôn thì họ không được công nhận là vợ chồng (theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10). Nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý vụ án và ra bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng. Nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản, thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung.

- Kể từ ngày 01/01/2003 họ mới đăng ký kết hôn và sau đó một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Trong trường hợp này thì quan hệ vợ chồng của họ chỉ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn [13, tr.137-140].

Như vậy, theo những quy định của các văn bản pháp luật trên đây về vấn đề giải quyết hậu quả pháp lý của tình trạng nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn mà được công nhận là vợ chồng sau khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực, thời điểm phát sinh quan hệ hôn nhân để tính “thời kỳ hôn nhân” như sau:

- Đối với trường hợp quan hệ vợ chồng xác lập từ trước ngày 03/01/1987, sau khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực, dù họ có đăng ký kết hôn với nhau

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2023