Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dung tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - 2

Thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay, qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi vượt (trội) trên số dư tiền gửi thanh toán của họ đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian. Giới hạn đó gọi là hạn mức thấu chi. Trong quá hoạt động, khách hàng có thể ký séc, lập ủy nhiệm chi... vượt quá số dư tiền gửi thanh toán để chi trả song phải trong hạn mức thấu chi.


Biểu đồ 1.1: Cho vay theo phương thức thấu chi.


Trục y:

Số dư tiền gửi thanh toán

Trục x:

Thời gian


Hạn mức thấu chi


Vay NH (thực hiện thấu chi)


Số dư tiền gửi thanh toán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dung tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - 2


Cho vay thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về thời gian và quy mô. Do vậy, hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán: chủ động, kịp thời. Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có tài sản đảm bảo nên độ rủi ro khá cao.

Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức tín dụng phổ biến của các NHTM đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên và không có đủ điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Hầu hết khách hàng thuộc nhóm này chỉ kinh doanh dựa vào vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới đi vay ngân hàng.

Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định. Hạn mức tín dụng có thể được tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Hạn mức tín dụng được duyệt trong kỳ là hạn mức mà khách hàng thực hiện vay trả nhiều lần trong kỳ song tại mọi thời điểm trong kỳ dư nợ tối đa bằng hạn mức tín dụng.


Biểu đồ 1.2: Cho vay theo hạn mức được duyệt trong kỳ.


Hạn mức được duyệt trong

kỳ

Dư nợ trong kỳ

Khác với nó, hạn mức tín dụng được duyệt cuối kỳ cho phép khách hàng có thể vay trả nhiều lần trong kỳ với mức dư nợ nhiều hơn hạn mức cuối kỳ, tuy nhiên tại thời điểm cuối kỳ số dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng.

Biểu đồ 1.3: Cho vay theo hạn mức được duyệt cuối kỳ.


Hạn mức được duyệt cuối kỳ

Dư nợ cuối kỳ


Hình thức cấp tín dụng này rất thuận tiện cho khách hàng có nhu cầu vay mượn thường xuyên. Tuy vậy, ngân hàng lại gặp khó khăn trong việc kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay do các lần vay không được tách biệt thành các kỳ hạn nợ. Cho vay luân chuyển: Đây là nghiệp vụ cho vay dựa trên tính luân chuyển của hàng hóa. DN khi mua hàng có thể thiếu vốn, phần thiếu đó sẽ được bù đắp bằng việc vay ngân hàng. Điều đó có nghĩa là ngân hàng có thể cho DN vay để mua hàng hóa và sẽ thu hồi nợ khi DN bán hàng. Ngân hàng sẽ cùng với khách hàng thỏa thuận về hạn mức vay, các nguồn cung cấp hàng hóa, khả năng tiêu thụ hàng hóa.

Biểu đồ 1.4: Cho vay luân chuyển


Dự trữ hàng hóa (tăng khi mua và giảm khi bán)

Vay Trả


Cho vay trả góp: Là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả nợ gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Số tiền trả nợ

mỗi lần được trích từ nguồn khấu hao và thu nhập sau thuế của dự án hoặc thu nhập

hàng kỳ của người tiêu dùng. Đối với đối tượng vay là người tiêu dùng thì ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán hàng tiền mà khách hàng đã mua. Đây là hình thức tài trợ cho người mua, khuyến khích tiêu thụ hàng hóa. Hình thức cho vay này có mức rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng tài sản mua trả góp. Chính vì vậy lãi suất cho vay trả góp thường cao nhất trong khung lãi suất cho vay.

Cho vay gián tiếp: Ngân hàng cho vay thông qua các tổ, đội, hội, nhóm như nhóm sản xuất, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, tổ dân phố...

Sơ đồ 1.1: Cho vay gián tiếp


(1)


(2)

Trung gian (tổ, hội...)

Khách hàng (nông dân, người buôn bán nhỏ ...)

Ngân Hàng

(3) (3)


(1) Phân tích tín dụng trước khi cho vay.

(2) Ngân hàng phát tiền vay trực tiếp cho khách hàng.

(3) Các tổ chức trung gian thu hộ nợ cho ngân hàng.

2.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng

2.4.1. Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Hoạt động tín dụng của NHTM có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển tại khu vực chúng phục vụ. Nó cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế xã hội. Nhờ đó thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra việc mở rộng các hình thức tín dụng sẽ giúp các DN chủ động thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tự có của mình. Điều này giúp cho các nhà sản xuất tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và nâng cao năng lực sản xuất của xã hội.

Đối với nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn nhiều mặt mất cân đối, lạm phát, thất nghiệp luôn có khả năng tiềm ẩn. Vì vậy, có thể thông qua tín dụng để sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý hơn.

2.4.2. Tín dụng ngân hàng là công cụ góp phần điều tiết chính sách vĩ mô nền kinh tế của chính phủ.

Mục tiêu kinh tế vĩ mô: ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tín dụng nói riêng như các điều kiện về lãi suất, thế chấp, bão lãnh và các điều kiện khác trong chính sách tín dụng từng thời kỳ. Thông qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều kiện tín dụng, có thể thay đổi quy mô hoặc chuyển hướng vận động của nguồn vốn tín dụng, nhờ đó mà ảnh hưởng đến tổng cầu, tổng cung của nền kinh tế. Nhờ đó, các mục tiêu vĩ mô có thể sẽ đạt được.

Ngoài ra, tín dụng còn là công cụ thực hiện các chính sách xã hội. Trước đây, các chính sách xã hội thường được tài trợ không hoàn lại từ Ngân sách nhà nước. Song phương thức tài trợ này thường bị hạn chế về quy mô và không hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này phương thức tài trợ không hoàn lại có xu hướng bị thay thế bởi phương thức tài trợ có hoàn lại của tín dụng ngân hàng nhằm duy trì nguồn cung cấp tài chính và có điều kiện mở rộng quy mô tín dụng. Chẳng hạn như việc tài trợ vốn cho người nghèo với lãi suất thấp và các ưu đãi về thời hạn hoàn trả, gia hạn nợ...Thông qua phương thức tài trợ này các mục tiêu chính sách được đáp ứng một cách chủ động và có hiệu quả hơn. Vì các đối tượng chính sách được hưởng ưu đãi tín dụng phải hoàn trả nợ khi đến hạn nên họ sẽ chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

2.4.3. Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN.

Sự cạnh tranh của mỗi DN trong nền kinh tế thể hiện sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận với giá hợp lý. Do đó, các DN luôn tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu chi phí như cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng công

nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng lao động...Trong đó, việc sử dụng vốn có hiệu quả luôn là bài toán của tất cả DN. Nguồn vốn của DN bao gồm vốn tự có và vốn vay, chủ yếu vay từ ngân hàng. Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở có hoàn trả cả gốc và lãi, vì vậy các DN phải có kế hoạch kinh doanh hợp lý để thu được nhiều lợi nhuận từ nguồn vốn đi vay. Chỉ những DN đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng thì mới được cấp tín dụng. Đó thường là những DN kinh doanh tốt, làm ăn có lãi, có các chỉ số tài chính hợp lý...Bên cạnh đó, việc cấp tín dụng luôn đi kèm với các điều kiện do ngân hàng quy định như mục đích sử dụng vốn, phương án kinh doanh, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng thu hồi vốn...để hạn chế rủi ro, buộc DN luôn nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng khi xin cấp tín dụng.‌

II. Rủi ro tín dụng (RRTD) đối với hoạt động của NHTM

1. Khái niệm rủi ro tín dụng

Theo nhiều nhà phân tích, rủi ro chỉ phát sinh khi có một sự không chắc chắn về mất mát sẽ xảy ra (uncertainty about the occurrence of a loss). Với khái niệm này, nếu xác xuất mất mát là 0 hoặc 1 thì không có rủi ro.

Theo Từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995 thì “rủi ro là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến”.

Theo Allan Willett “rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi”. Quan điểm này được nhiều học giả như Hardy, Blanchard, Crobough và Redding, Kulp, Anghell ủng hộ.

Một quan điểm khác về rủi ro cho rằng: “rủi ro là khả nảng xảy ra tổn thất”. Quan điểm này được đề cập lần đầu tiên trong nghiên cứu của John Haynes, sau đó được Irving Pfeffer trình bày chi tiết hơn trong cuốn “Lý thuyết Bảo hiểm và Kinh Tế “ ( Insurance and Economic Theory).

Đặc biệt Frank H. knight lại đưa ra một quan điểm hoàn toàn khác về rủi ro khi coi “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường”.

Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Hữu Thân trong cuốn “ Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh” cho rằng: “rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát, thiệt hại”.

Vậy cách hiểu chung nhất về rủi ro là: “Rủi ro là khả năng xảy ra các biến cố không lường trước, khi xảy ra sẽ làm cho kết quả thực tế khác với kết quả kỳ vọng”.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN gắn liền với rủi ro. NHTM cũng là một DN hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, luôn phải đối đầu với vô vàn rủi ro. Đối với NHTM có các loại rủi ro cơ bản sau: RRTD, rủi ro lãi xuất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản...trong đó RRTD là một trong những loại rủi ro lâu đời nhất trong thị trường tài chính. RRTD cũng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề đối với hoạt động của ngân hàng vì các khoản cho vay thường chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng. Vì vậy đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có những giải pháp hữu hiệu mới có thể hạn chế, giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra.

RRTD đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra nhiều quan niệm:

Theo Thomas P.Fitch “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ”.(Dictionnary of banking terms, Barrons Edutional Series, Inc,c 1997).

Theo báo cáo thường niên của ngân hàng Hoàng gia Canada thì: “Rủi ro tín dụng là rủi ro mất vốn do bên đối tác không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Cũng có thể bao gồm cả sự mất đi giá trị thị trường do sự suy yếu vị thế tài chính của đối tác. Đối tác có thể là nhà phát hành giấy tờ có giá, con nợ, người đi vay, nhà hoạch định chính sách, nhà tái bảo lãnh và bảo lãnh”.

Theo quyết định số 493/2002/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN Việt Nam thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách

hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Qua các khái niệm trên ta có thể hiểu bản chất của RRTD là khả năng chủ thể vay vốn hay chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng không thực hiện đúng với hợp đồng tín dụng đã cam kết với ngân hàng, tức là không trả đúng hạn hoặc không trả đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay cho ngân hàng làm cho ngân hàng phải gánh chịu tổn thất về tài chính, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn là phá sản.

RRTD gắn liền với hoạt động quan trọng nhất của NHTM - hoạt động tín dụng. Vì vậy, RRTD là một tất yếu luôn luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chỉ có thể tìm giải pháp hạn chế nó. Để làm được điều đó không những phải hiểu đầy đủ về RRTD mà còn phải hiểu sâu sắc tình hình kinh doanh thực tế của ngân hàng.

2. Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng

2.1. Dựa vào tính chất của RRTD

Rủi ro chậm trả: Là rủi ro khi người vay không hoàn trả đủ cả gốc và lãi của khoản vay đúng hẹn theo hợp đồng tín dụng đã cam kết.

Rủi ro mất vốn:Là rủi ro mà ngân hàng không thu hồi được cả gốc và lãi của khoản cho vay.


2.2. Dựa vào cách phân loại nợ tín dụng

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN Việt Nam thì nợ được phân thành 5 nhóm:

Nhóm 1:nợ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 07/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí