dễ dàng thu thập thông tin đời tư của người khác. Đây là một nguyên nhân khách quan dẫn đến việc hạn chế bảo vệ quyền về sự riêng tư.
Thứ ba, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa cũng là một nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong việc bảo vệ quyền riêng tư. Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa tạo cơ hội cho Việt Nam học hỏi kinh nghiệm lập pháp cũng như thực tiễn bảo vệ quyền về sự riêng tư từ các quốc gia khác. Nhưng cũng chính sự hội nhập hóa tạo điều kiện cho các tội phạm mới xâm phạm quyền về sự riêng tư xuất hiện tại Việt Nam như: tội phạm mạng ăn cắp công nghệ, tội phạm mạng ăn cắp thông tin cá nhân,… khiến cho Việt Nam rất khó kiểm soát.
Thứ tư, các quy định của pháp luật về quyền riêng tư còn mang nặng tính nguyên tắc, khái quát và hình thức hơn là tính thực tiễn; còn nhiều bất cập, chồng chéo và thiếu cơ chế pháp lý cụ thể để bảo đảm quyền riêng tư.
Thứ năm, chế tài xử lý hành vi xâm phạm quyền riêng tư trong pháp luật Việt Nam nhìn chung còn nhẹ, nghiêng về xử lý hành chính nên ít mang tính răn đe, giáo dục. Các hành vi xâm phạm quyền về sự riêng tư trong thực tiễn rất đa dạng, phong phú nhưng quy định pháp luật còn hạn chế. Nguyên nhân này tác động trực tiếp đến mức độ tôn trọng và thực thi quyền về sự riêng tư. Một bộ phận người có kiến thức chuyên môn cao về công nghệ thích khám phá nên vô tình hoặc cố tình xâm nhập trái phép qua mạng để khai thác, sử dụng thông tin riêng cá nhân cho mục đích vụ lợi, kể cả một số nhà báo, phóng viên biến chất sử dụng thông tin riêng cá nhân để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, tống tiền... gây bất bình trong dư luận. Bên cạnh đó, cũng phải nói đến tình trạng một số người thích khoe bản thân, tự phơi bày sự riêng tư của mình mà không biết hoặc không có biện pháp tự bảo vệ để những kẻ cơ hội lợi dụng.
Thứ sáu, sự hạn chế trong kiểm soát đạo đức nghề nghiệp của ngành báo chí và truyền thông khiến cho việc bảo vệ quyền về sự riêng tư ngày càng khó khăn.
Cuối cùng là do sự buông lỏng trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của một số cơ quan nhà nước là nguyên nhân làm hạn chế việc bảo vệ quyền về sự riêng tư. Các cơ quan nhà nước thiếu quyết liệt khi xử lý các hành vi xâm phạm quyền về sự riêng tư khiến chủ thể thực hiện hành vi đó có cơ hội tiếp tục vi phạm.
(Bảng 3.1 và 3.2 dưới đây sẽ cũng cấp kết quả điều tra về nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm phạm quyền về sự riêng tư tại TP Hồ Chí Minh theo Báo cáo điều tra Xã hội học).
Bảng 3.1. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến hành vi xâm phạm BMĐT người khác ở người trưởng thành trẻ tuổi
Nội Dung | Số người trả lời | Tỉ lê % | Thứ hạng | Độ lệch chuẩn | |
1 | Do nhận thức của tôi còn hạn chế | 22 | 12,9 | 3 | 1,946 |
2 | Do tôi chưa hiểu rõ thế nào là BMĐT | 11 | 6,4 | 5 | |
3 | Do tôi chưa hiểu rõ thế nào là hành vi xâm phạm sự riêng tư | 7 | 4,1 | 7 | |
4 | Do tôi không lường hết được các hậu quả của việc xâm phạm sự riêng tư | 20 | 11,7 | 4 | |
5 | Do tôi nghĩ rằng có xâm phạm cũng không bị xử phạt | 10 | 5,8 | 6 | |
6 | Cho rằng mình không xâm phạm | 4 | 2,3 | 8 | |
7 | Do tôi thích thú và tò mò muốn biết | 59 | 34,5 | 1 | |
8 | Do tôi có nhu cầu tìm hiểu | 38 | 22,2 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Chi Tiết Về Nội Dung Quyền Về Sự Riêng Tư
- Khi Khám Xét Nơi Làm Việc Của Một Người Thì Phải Có Mặt Người Đó, Trừ Trường Hợp Không Thể Trì Hoãn Nhưng Phải Ghi Rõ Lý Do Vào Biên Bản.
- Cá Nhân Có Quyền Yêu Cầu Tổ Chức, Cá Nhân Lưu Trữ Thông Tin Cá Nhân Của Mình Trên Môi Trường Mạng Thực Hiện Việc Kiểm Tra, Đính Chính Hoặc Hủy Bỏ
- Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
Nguồn: Tạp chí Khoa học ĐH Sư phạm Tp Hồ Chí Minh [15, tr.9]
Bảng 3.2. Nguyên nhân khách quan dẫn đến hành vi xâm phạm BMĐTngười khác ở người trưởng thành trẻ tuổi
Nội dung | Số người | Tỉ lệ | Thứ | Độ | |
lệch | |||||
trả lời | % | hạng | chuẩn | ||
1 | Vì có người ép buộc tôi | 13 | 7,6 | 5 | 1,956 |
2 | Vì có người thuê tôi | 3 | 1,8 | 7 | |
3 | Vì người đó đã tiết lộ bí mật của tôi | 16 | 9,4 | 4 | |
4 | Vì bạn bè hoặc người thân nhờ vả | 17 | 9,9 | 3 | |
5 | Vì pháp luật hướng dẫn xử phạt hành vi này chưa cụ thể | 16 | 9,4 | 4 | |
6 | Vì những lí do khác | 23 | 13,5 | 2 | |
7 | Không vì lí do khách quan nào | 79 | 46,2 | 1 |
Nguồn: Tạp chí Khoa học ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh [15,tr.1
3.2. Các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền về sự riêng tư ở Việt Nam
3.2.1. Nhóm giải pháp về mặt pháp lý
Hệ thống văn bản pháp luật không phải phương thức duy nhất giúp bảo vệ quyền về sự riêng tư nhưng nó là điều kiện tiên quyết cơ bản, điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền về sự riêng tư.
Đầu tiên, cần hoàn chỉnh và cụ thể hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quyền con người, quyền công dân trong đó có quyền riêng tư. Để phát huy quyền con người, quyền công dân được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 thì vấn đề cụ thể hóa liên quan đến rất nhiều luật, trong đó nghiên cứu, cân nhắc đề xuất ban hành một văn bản luật chung để điều chỉnh quyền riêng tư của công dân; sửa đổi Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Báo chí...trong đó bao gồm:
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các vấn đề cần thiết trong việc bảo vệ quyền về sự riêng tư trong Hiến pháp, Bộ luật dân sự,..
- Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành bảo vệ quyền về sự riêng tư trong các lĩnh vực y tế, giáo dục,…
- Sớm ban hành một văn bản luật chung để điều chỉnh vấn đề quyền về sự riêng tư của công dân: Luật về quyền riêng tư.
Đã có nhiều quốc gia trên thế giới ban hành luật về quyền riêng tư, từ đó cá nhân, tổ chức sẽ có những ứng xử chuẩn mực trong vấn đề quyền về sự riêng tư. Việc ban hành luật này là nội dung cơ bản để dễ dàng xác định quyền về sự riêng tư cũng là cơ sở để khai thác và giới hạn phạm vi khai thác thông tin đời tư. Nếu ban hành Luật về quyền riêng tư có thể tham khảo pháp luật một số nước như Hoa Kỳ, Nga,… đồng thời cũng phải tính đến những yếu tố đặc thù của pháp luật Việt Nam để có những quy định phù hợp.
Hoàn thiện, sửa đổi các quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan đến vấn đề riêng tư, ví dụ như: Bộ luật lao động không quy định về trách nhiệm của bên sử dụng lao động trong việc bảo mật thông tin liên quan đến người lao động, cũng tương tự trong các quy định về tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức vào làm việc trong các cơ quan nhà nước. Thông thường người thi tuyển và người lao động phải cung cấp sơ yếu lý lịch hoặc tờ khai thông tin... Chúng có thể là những thông tin bí mật mà họ không muốn tiết lộ. Do đó pháp luật cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm của người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước trong việc bảo mật thông tin của người lao động, người thi tuyển.
3.2.2. Nhóm giải pháp về mặt xã hội:
Ngoài những công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp lý, cũng cần những giải pháp mang tính xã hội, trong đó bao gồm:
Một là, nâng cao nhận thức của người dân về quyền riêng tư của bản thân cũng như tôn trọng quyền riêng tư của người khác thông qua nhiều phương thức khác nhau. Không thể xem nhẹ việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quyền về sự riêng tư vì chính nó giúp cho pháp luật đi vào thực tiễn. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, giáo dục, phổ biến kiến thức về quyền của con người được coi là giải pháp đầu tiên, có tính chất bền vững lâu dài nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Việc tuyên truyền này phải được thực hiện với quy mô rộng lớn trên phạm vi cả nước. Đối tượng hướng đến là tất cả các cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong xã hội, từ đó thúc đẩy sự quan tâm sẻ chia, có sự thay đổi trong nhận thức và hành động để bảo đảm quyền riêng tư. Đặc biệt là phải tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của các kênh thông tin, thường xuyên nghiên cứu đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người; tăng cường tuyên truyền cho nhân dân nắm được quyền của mình để giám sát Nhà nước thực hiện, giúp người dân biết cách tự bảo vệ quyền riêng tư của mình, ví dụ như:
- Thông qua các hoạt động, chương trình tuyên truyền nói chuyện về pháp luật , các cuộc thi tìm hiểu pháp luật quyền về sự riêng tư.
- Thông qua phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo đài,..nhằm truyền tải thông điệp về quyền riêng tư đến người dân.
- Xuất bản các ấn phẩm định kì trong đó có các chuyên mục về vấn đề riêng tư và bảo vệ quyền về sự riêng tư.
- Thông qua môi trường giáo dục.
Hai là, nâng cao nhận thức của những người thực thi pháp luật trong việc bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Mặc dù hiện tại Việt Nam chưa có sự vụ nào đặc biệt, đáng chú ý xâm phạm quyền riêng tư trong quá trình thực thi pháp luật nhưng vẫn cần phải lưu tâm nâng cao, nhận thức, năng lực của cán bộ công chức khi thực thi nhiệm vụ.
Ba là, kiên quyết xử lý các hành vi xâm phạm quyền về sự riêng tư.
3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường các thiết chế đảm bảo quyền về sự riêng tư:
Cần tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát, khiếu nại nhằm bảo vệ quyền về sự riêng tư. Việc tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát từ các thiết chế nhà nước và xã hội sẽ góp phần tăng cường cơ chế bảo đảm thực thi quyền riêng tư của mọi người trong xã hội.
- Cơ chế giám sát từ Quốc hội và Hội đồng nhân dân: Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định “ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp,
quyết định các vấn đề quan trọng các vấn đề của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Khoản 2 Điều 113 Hiến pháp năm 2013 quy định “ Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. Như vậy, chức năng giám sát việc bảo đảm thực thi quyền con người nói chung và quyền riêng tư nói riêng từ phía các cơ quan dân cử là Quốc hội và Hội đồng nhân dân là chức năng hiến định. Thông qua hoạt động giám sát, các cơ quan dân cử bên cạnh việc kiểm định tính hợp lý, chất lượng của các quyết định của mình, đồng thời phát hiện vấn đề làm tiền đề cho việc xem xét thông qua các chính sách pháp luật mới.
- Để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, cần nâng cao chất lượng thảo luận tại các phiên họp đoàn thể, tăng cường chất lượng hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát từ phía các cơ quan dân cử thì việc nâng cao chất lượng, nhận thức của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân về quyền con người nói chung và quyền riêng tư nói riêng là yếu tố hàng đầu.
- Cơ chế giám sát từ hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước:
Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp cận giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi theo danh dự của pháp luật. 3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại tố cáo hoặc lợi dụng