Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 10

quyền khiếu nại tố cáo làm hại người khác”. Có thể thấy, việc Hiến pháp ghi nhận quyền khiếu nại của công dân cho thấy được vị trí, vai trò quan trọng của quyền năng pháp lý này. Chính việc thông qua sử dụng quyền khiếu nại mà các quyền con người, trong đó có quyền bảo vệ sự về sự riêng tư được bảo đảm và thực hiện.

-Cơ chế tố tụng của Tòa án: Trong cơ chế bảo vệ quyền con người, tòa án là cơ quan giữ vai trò đặc biệt quan trọng, mọi hoạt động của tòa án suy cho cùng là nhằm bảo đảm các quyền con người được thực hiện đầy đủ, chính xác; mọi hành vi xâm phạm đến các quyền con người, quyền công dân đều bị xử lý theo pháp luật. Bởi vậy, để tăng cường hơn nữa cơ chế bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền về riêng tư thì việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp là vô cùng cần thiết.

Cuối cùng, cần nghiên cứu toàn diện và tiến tới thành lập một thiết chế nhằm bảo đảm thực thi quyền con người nói chung, trong đó bao gồm quyền về sự riêng tư , đó là cơ quan (có thể gọi là uỷ ban) nhân quyền quốc gia. Về chức năng, cơ quan này có chức năng theo dõi, giám sát, tư vấn việc thực thi nhân quyền chứ không có chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo về những vấn đề này. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng giúp nâng cao nhận thức thông qua hoạt động giáo dục, nghiên cứu; giảm sát việc bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền riêng tư. Cơ quan này sẽ có tính độc lập tương đối nhưng không đối lập với Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan tư pháp.

3.2.4. Nhóm giải pháp tham gia ký kết các Điều ước quốc tế về quyền riêng tư:

Mặc dù Việt Nam đã tham gia một số công ước về quyền con người nhưng vẫn cần phải mở rộng sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người nói chung và quyền về sự riêng tư nói riêng. Một trong những biểu

hiện của việc mở rộng sự hợp tác quốc tế là tham gia kí kết các điều quốc quốc tế song phương hoặc đa phương về quyền con người, trong đó có quyền về sự riêng tư. Bên cạnh đó cần chú ý chọn lọc hội nhập để phù hợp với phong tục tập quán cũng như pháp luật Việt Nam.


KẾT LUẬN


Quyền về sự riêng tư là một quyền cơ bản của con người. Pháp luật quốc tế ở tất cả các cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia đều đã ghi nhận và bảo vệ quyền này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền về sự riêng tư nên ngay từ những văn bản luật đầu tiên, Nhà nước Việt Nam đã đưa các khía cạnh của quyền này vào Hiến pháp, Bộ luật dân sự cũng như các đạo luật chuyên ngành khác. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật – công nghệ thì các quy định quyền về sự riêng tư trong các văn bản pháp luật quốc tế và Việt Nam ngày càng được chi tiết, cụ thể hóa.

Pháp luật Việt Nam quy định về quyền riêng tư khá phù hợp, tương thích theo hệ thống pháp luật quốc tế. Tuy vậy, trong thực tế, các hành vi xâm phạm quyền về sự riêng tư vẫn xảy ra khá phổ biến ở nước ta do nhiều nguyên nhân. Vì vậy, để tăng cường bảo đảm quyền này, cần áp dụng đồng thời nhiều giải pháp, trong đó bao gồm việc hoàn thiện khung khổ pháp luật, giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức và xây dưng cơ chế phát hiện, xử lý nghiêm minh và kịp thời những vi phạm. Có như vậy mới có thể bảo vệ quyền về sự riêng tư một cách bền vững, hiệu quả.

Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu Tiếng Việt


1. Gudmundur Alfredsson & Asbjørn Eide (1999), Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 – Mục tiêu chung của nhân loại, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Lao động – Xã hội, 2011.

2. Hà Nguyên, Quyền riêng tư và được bảo mật thông tin của bệnh nhân, http://www.ykhoanet.com/binhluan/hanguyen/36.htm.

3. Hoàng Lê Minh (2016), Quyền bí mật đời tư trong Hiến pháp năm 2013 và thực tiễn tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;

4. Lê Đình Nghị (2007), Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn tiến sĩ luật học, trường Đại học luật Hà Nội.

5. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên) 2009, Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền Con người. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Pháp luật về quyền con người, Khoa luật – ĐHQGHN, Hà Nội;

7. PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS Vũ Công Giao (2018), Sách tham khảo “Phạm vi và giới hạn của tự do Internet, NXB Chính trị sự thật quốc gia.

8. PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS Vũ Công Giao, TS. Ngô Minh Hương, TS Lã Khánh Tùng (2018), Sách tham khảo Quyền về sự riêng

, NXB Chính trị quốc gia sự thật.


9. Phùng Trung Tập, Bí mật đời tư bất khả xâm phạm, Bài đăng Tạp chí Luật học số 6/1996, trang 41.

10. Thạc sỹ Đỗ Hải Hà, Quyền riêng tư của người lao động, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 3 năm 2009.

11. Tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung – giảng viên Đại học luật TP Hồ Chí Minh, Quyền riêng tư trong thời đại công nghệ thông tin.

https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/07/02/quyen-ring-tu-trong- thoi-dai-cng-nghe-thng-tin/ (Truy cập ngày 02/04/2019)

12. Trung tâm Nghiên cứu Quyền Con người và Quyền Công dân (2011), Hỏi đáp về Quyền Con người, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Hồng Đức.

13. Trung tâm Nghiên cứu Quyền Con người và Quyền Công dân (2011), Luật Nhân quyền quốc tế - Những vấn đề cơ bản, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Lao động – Xã hội.

14. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước về quyền dân sự và chính trị, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Tứ, Đinh Quang Ngọc, Võ Nguyên Anh(2013), “Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học, TP.Hồ Chí Minh

16. Vũ Công Giao, Phạm Thị Hậu (2017), Pháp luật bảo vệ quyền bí mật dữ liệu cá nhân trên thế giới và Việt Nam, Bài đăng Tạp chí khoa học Nhà nước và Pháp luật số 2/2017, trang 67.

Tài liệu Tiếng Anh


17. Anthony Bem: “ Le droit au respect de la vie privee: definion, conditions et sanctions”.

https://www.legavox.fr/blog/maitre-anthony-bem/droit-respect-privee- definition-conditions-16644.htm

18. Bryan A.Garner(2010), Black’s law dictionary 9th Ed, Thomson West, tr.1315.

19. David Banisar, Simon Davies, Privacy and human righgts An International Survey of Privacy Laws and Practice, Privacy International

http://gilc.org/privacy/survey/intro.html


20. Ruth Gavison, (1980), “Privacy and Limit of law”, The Yale Law Juornal, Vol 89, No 3, tr.424.

21. Samuel Warren and Louis Brandeis, (1890), “ Right to privacy”, Havard law review, Vol IV, No 5.

22. Wolfgang Benedek ( 2003), Understanding Human Rights – Manual Human right education, European training anh research center for Human right anh Democracy (ECT).

Tài liệu Web


23. https://en.wikipedia.org/wiki/Privacy/ (Truy cập ngày 02/04/2019)


24. https://plato.stanford.edu/entries/privacy/ (Truy cập ngày 02/04/2019)


25. https://tranquithanh.com/quyen-rieng-tu-cua-chung-ta-dang-bi-xam- pham/ (Truy cập ngày 10/04/2019)

26. http://www.dangcongsan.vn/the-gioi/nhung-van-de-toan-cau/singapore-ro-ri-thong-tin-ca-nhan-14-200-nguoi-nhiem-hiv-512340.html (Truy cập ngày 10/04/2019)

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí