2.1.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Cùng với sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 1995, quyền bảo vệ bí mật đời tư đã có một bước phát triển đột phá trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam. Lần đầu tiên, “quyền đối với bí mật đời tư” được nâng lên thành một chế định. Cụ thể, theo Điều 34, BLDS 1995:
1- Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2- Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3- Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư tín, điện tín, nghe trộm điện thoại hoặc có hành vi khác nhằm ngăn chặn, cản trở đường liên lạc của người khác.
Chỉ trong những trường hợp được pháp luật quy định và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
Bên cạnh đó, theo Điều 34, BLDS 1995:
1- Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
2- Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Mặc dù BLDS 1995 chưa quy định rò hình ảnh của cá nhân có thuộc quyền bí mật đời tư hay không, nhưng hình ảnh của cá nhân gắn với nhân thân và thuộc quyền sở hữu của người đó. Do đó, có thể nhận thấy đối tượng của “bí mật đời tư” trong BLDS 1995 đã bắt được mở rộng so với các quy định trước đây, cụ thể là ghi nhận quyền gắn với mỗi cá nhân.
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Nghĩa Của Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Đời Sống Riêng Tư
- Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Của Một Số Quốc Gia Về Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Đời Sống Riêng Tư
- Sơ Lược Lịch Sử Hình Thành, Phát Triển Của Pháp Luật Về Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Đời Sống Riêng Tư Tại Việt Nam
- Khung Pháp Luật Hiện Hành Liên Quan Đến Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Đời Sống Riêng Tư Ở Việt Nam Hiện Nay
- Đánh Giá Tổng Quát Về Khung Pháp Luật Hiện Hành Của Việt Nam Về Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Đời Sống Riêng Tư
- Về Việc Xử Lý Thông Tin Cá Nhân (Ngoại Lệ Của Quyền Bảo Vệ Thông Tin Cá Nhân)
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Trong BLDS năm 2005, quyền bí mật đời tư được quy định tại Điều 38, cụ thể như sau:
1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, so với BLDS 1995, Điều BLDS 2005 có những sửa đổi bổ sung như: (1) Diễn giải cụ thể đối với “người chưa đủ mười lăm tuổi” thì phải được cha, mẹ hoặc người đại diện của người đó đồng ý; (2) Bổ sung “các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân” và (3) không liệt kê các hành vi “bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư tín, điện tín, nghe trộm điện thoại hoặc có hành vi khác nhằm ngăn chặn, cản trở đường liên lạc của người khác” mà quy định có tính khái quát hơn “được bảo đảm an toàn và bảo mật”.
Sự sửa đổi, bổ sung như trên đã làm tăng tính khái quát đối với đối tượng và hành vi cần được bảo vệ bí mật đời tư. Thay vì hình thức liệt kê các hành vi, pháp luật đã hướng tới sự “an toàn và bảo mật” của bí mật đời tư. Như vậy, tất cả các hành vi nhằm xâm phạm đến mục đích trên đều sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, quy định và sự bổ sung nêu trên có những bất cập nhất định với pháp luật quốc tế và lý luận về quyền con người. Cụ thể, quyền nhân thân nói chung, quyền bí mật đời tư nói riêng phát sinh từ khi con người được sinh ra. Do vậy, bất kể ai, kể cả cha mẹ, người đại diện hợp pháp không đương nhiên được pháp xâm phạm quyền về đời tư nếu không có lý do hợp pháp.
Kể từ đầu thập kỷ 2000, cùng với sự phát triển của xã hội, các hình thức thông tin liên lạc điện tử, thông qua mạng internet trở nên dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển các hình thức liên lạc này là dữ liệu cá nhân có nguy cơ bị truy cập và đánh cắp. Trước thực trạng trên, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã được ban hành nhằm bảo đảm bí mật đời tư trên không gian mạng. Điều 46 Luật này quy định:
Cơ quan, tổ chức không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Mặc dù pháp luật dân sự đã đưa “bí mật đời tư” thành chế định độc lập. Song Bộ luật Hình sự năm 1999 vẫn giữ nguyên quy định về tội phạm và hình phạt đối với các hành vi xâm phạm chỗ ở, điện tín, thư tín. Các Điều 124, Điều 125 Bộ luật này còn quy định các tình tiết tiết tăng nặng và hình phạt bổ sung những tội phạm này tùy vào mức độ vi phạm của hành vi.
Tóm lại, trong thời kỳ từ năm 1995 đến năm 2005, “bí mật đời tư” chính thức có một vị trí độc lập trong khoa học pháp lý và quy định pháp luật của Việt Nam. Điều này thể hiện sự phát triển của nền lập pháp nước ta trong việc thừa nhận và mở rộng quyền con người con người nói chung, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư nói riêng.
Đến Hiến pháp năm 2013, thuật ngữ “bí mật đời tư” đã được thay bằng
“đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình”. Cụ thể, Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.
Như vậy, mặc dù khái niệm “bí mật đời tư” hay “đời sống riêng tư”, “bí mật cá nhân” hay “bí mật gia đình” vẫn chưa có định nghĩa cụ thể, nhưng quy định trong Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện bước tiếp cận mới bằng việc diễn giải chi tiết hơn về các đối tượng liên quan đến bí mật đời tư.
Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình cũng được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó:
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 32, BLDS 2015 còn quy định cụ thể về quyền đối với hình ảnh cá nhân:
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội phạm và hình phạt liên quan đến xâm phạm bí mật đời tư tại các Điều 158 (Tội xâm phạm chỗ ở của người khác); Điều 159 (Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác). Như vậy, theo pháp luật hình sự, việc bảo đảm quyền bí mật riêng tư vẫn dựa trên các đối tượng cụ thể.
Bên cạnh đó, quyền về đời tư còn được quy định trong nhiều ngành luật khác, cụ thể: Mục 2, từ Điều 16 đến Điều 19 Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 quy định về bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng bao gồm: (1) Nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng – Điều 16; (2) Thu thập và sử dụng thông tin cá nhân – Điều 17; (3) Cập nhật, sửa đổi và hủy bỏ thông tin cá nhân – Điều 18; (4) Bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng – Điều 19.
Tóm lại, trong giai đoạn 2005-2015, thuật ngữ “bí mật đời tư” đã được Hiến pháp năm 2013 thay thế bằng “đời sống riêng tư, bí mật gia đình, bí mật cá nhân” và trở thành căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật sau này như Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015; Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, … Cùng với những quy định trên, phạm vi bảo đảm bí mật đời tư cũng được mở rộng và diễn giải chi tiết hơn với ba nội dung (1) Đời sống riêng tư; (2) Bí mật gia đình và (3) Bí mật cá nhân. Như vậy, không chỉ bí mật cá nhân, mà các vấn đề liên quan đến đời sống riêng tư, gia đình cũng trở thành đối tượng được pháp luật bảo vệ khỏi sự xâm phạm của chủ thể khác.
Kể từ năm 2016 đến nay, trên cơ sở quy định pháp luật về bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật gia đình, bí mật cá nhân trong Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em tiếp tục bổ sung quy định về bảo vệ đời tư của nhóm xã hội này. Cụ thể, theo Điều 21 Luật trẻ em 2016 thì:
1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật gia đình, bí mật cá nhân vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. 2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thong tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với các thông tin riêng tư.
Khoản 11 Điều 6 Luật này quy định một nhóm trong số các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến xâm phạm quyền của trẻ em “Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em”. Khoản 2 Điều 54 Luật này cũng quy định trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em trên môi trường mạng “Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sử
dụng thông tin, truyền thông và các tổ chức hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em theo quy định của pháp luật”.
Luật An ninh mạng năm 2018 (có hiệu lực ngày 1/ 1/ 2019) tiếp tục khẳng định vai trò của việc đảm bảo an ninh mạng, trong đó có quy định liên quan bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật gia đình, bí mật cá nhân. Cụ thể, Điều 5 Luật này nêu rò:
Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo Điều 17 Luật này thì:
1. Hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng bao gồm:
a) Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
b) Cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng;
c) Cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư;
d) Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật;
đ) Cố ý nghe, ghi âm, ghi hình trái phép các cuộc đàm thoại;
e) Hành vi khác cố ý xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư.
Khoản 5 Điều 9 Luật Báo chí năm 2016 quy định cấm: “Tiết lộ thông tin thuộc Danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư cá nhân và bí mật khác theo quy định”. Trước đó, khoản 3 Điều 5 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí có quy định những điều không được thông tin trên báo chí:
Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rò rang hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của Toà án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án.
Quy định trên tiếp tục được ghi nhận và chỉnh sửa, bổ sung trong các văn bản pháp luật sau này.
Quy định về bảo vệ quyền trẻ em tiếp tục được ghi nhận trong Luật An ninh mạng: “Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng” [27, Điều 29]. Các doanh nghiệp phải đảm bảo kiểm soát nội dung để không gây nguy hại cho trẻ em; đồng thời, xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em.
Như vậy, có thể thấy từ năm 2016 đến nay, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, song pháp luật Việt Nam đã có những bổ sung cụ thể và đáng kể