- Lê Văn Sua, Thế nào là vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh riêng tư?, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 6/2015.
- Trần Văn Biên, Pháp luật và vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường Internet, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 9/2009.
- Hoàng Thư, Lỗ hổng pháp luật trong bảo vệ bí mật đời tư, Báo Pháp luật Việt Nam...
Những công trình nêu trên đã cung cấp một lượng tri thức, thông tin lớn về đề tài, là nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho tác giả trong việc thực hiện luận văn là “Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong pháp luật Việt Nam”. Mặc dù vậy, hầu hết các công trình nêu trên được thực hiện trước khi Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành, vì thế chưa cập nhật những quy định mới về vấn đề này ở nước ta. Ngoài ra, chưa có công trình nào nhấn mạnh tính chất “bất khả xâm phạm”, cũng như đề xuất được những giải pháp toàn diện để giải quyết những bất cập trong việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở nước ta. Chính vì vậy, luận văn này vẫn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở nước ta cho phù hợp với luật pháp quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, làm rò những vấn đề lý luận về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam;
Có thể bạn quan tâm!
- Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong pháp luật Việt Nam - 1
- Ý Nghĩa Của Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Đời Sống Riêng Tư
- Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Của Một Số Quốc Gia Về Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Đời Sống Riêng Tư
- Sơ Lược Lịch Sử Hình Thành, Phát Triển Của Pháp Luật Về Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Đời Sống Riêng Tư Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
- Nghiên cứu làm rò khung pháp luật, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về bảo vệ đời sống riêng tư tại Việt Nam, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất những phương hướng, giải pháp củng cố pháp luật về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và khung pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, nội dung, tiêu chí, yếu tố ảnh hưởng đến việc củng cố pháp luật về bảo vệ bí mật đời sống riêng tư, pháp luật về bảo vệ thông tin đời sống riêng tư một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Những quan điểm khoa học ở trong nước và nước ngoài về bảo vệ đời sống riêng tư và pháp luật về bảo vệ thông tin đời sống riêng tư; các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ thông tin đời sống riêng tư ở nước ta sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành.
Xét từ góc độ cơ bản, cơ chế pháp lý là tổng hòa các yếu tố bao gồm: các thể chế, các thiết chế và các thủ tục, trình tự bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, học viên chỉ tập trung nghiên cứu về các cơ chế pháp lý bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình thông qua hệ thống pháp luật phổ biến tại Việt Nam
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền con người, quyền công dân.
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu dưới đây để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra:
- Phương pháp bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử…được sử dụng để nghiên cứu tổng quan một số vấn đề lý luận về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư;
- Phương pháp so sánh luật học, phương pháp trao đổi, tham kiến chuyên gia vv… được sử dụng để tìm hiểu pháp luật và thực trạng về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Các phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng để xem xét, tìm hiểu vấn đề về các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Việt Nam để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là một trong những công trình nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở nước ta từ trước tới nay. Những phân tích, kiến giải và đề xuất trong luận văn góp phần củng cố cơ sở lý luận để củng cố pháp luật về bảo vệ quyền này trong thực tế ở nước ta.
Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo của nước ta.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề về lý luận về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp củng cố khung pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam.
Chương 1
NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ
QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nội dung và giới hạn của quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư
1.1.1. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư
Để tìm hiểu về quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư, trước hết cần đề cập đến quyền nhân thân, vì quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư nằm trong nội hàm của quyền nhân thân.
Quyền nhân thân là một khía cạnh biểu đạt của quyền dân sự, do vậy, về nguyên tắc thì quyền nhân thân chỉ bao hàm những gì thuộc về một cá nhân nhất định (không phải của bất kỳ người nào khác). Những yếu tố của quyền nhân thân, nhằm phân biệt người này với người khác, ví dụ như qua họ tên, giới tính, tuổi tác, thành phần, dân tộc... Đây cũng chính là thông tin để loại trừ những thuộc tính không phải là của một thể nhân (ví dụ, của một tổ chức, người nhân bản ...).
Hiện nay, khái niệm quyền nhân thân vẫn chưa được định nghĩa một cách rò ràng trong pháp luật quốc gia và quốc tế (về mặt ngôn ngữ học, gốc của từ “nhân thân” trong tiếng Việt vốn là một từ ghép nghĩa Hán - Việt). Tuy nhiên, Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam đã xác định một số thuộc tính của quyền nhân thân, cụ thể như sau:
1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật Dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
2. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Trong cuốn Từ điển Luật học năm 1999 của trường Đại học Luật Hà Nội bổ sung thêm một số dấu hiệu của quyền nhân thân, trong đó xem quyền nhân thân là “… giá trị nhân thân của cá nhân, tổ chức được pháp luật ghi nhận và bảo vệ”. Ấn phẩm này cũng nêu rò: “Chỉ những giá trị nhân thân được pháp luật ghi nhận mới được coi là quyền nhân thân; Quyền nhân thân luôn gắn với chủ thể và không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định”.
Những yếu tố nêu trên của quyền nhân thân cũng chính là các đặc điểm của quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.
Khái niệm quyền về đời sống riêng tư là sự tổng hợp nội hàm của các thuật ngữ “quyền”, “đời sống” và sự “riêng tư”. Về mặt lý thuyết, quyền là những gì mà theo lẽ công bằng và chính đáng một người có thể được hưởng, được làm, và do đó được yêu cầu, đòi hỏi các chủ thể khác tôn trọng cách xử sự của mình. Còn về mặt pháp lý, quyền luôn được hiểu là những quy tắc xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện, dựa trên nhu cầu của bản thân, trong đó bao gồm cả những gì mà pháp luật quy định cụ thể và những gì mà không bị pháp luật cấm. “Đời sống” được định nghĩa là “sự sinh
sống, hoạt động diễn ra trong cơ thể một sinh vật” hoặc “hoạt động của con người về một lĩnh vực nào đó nói chung” hoặc “ lối sống, điều kiện sống, sinh hoạt của con người, xã hội” [31, tr.560]. Còn “riêng tư” được định nghĩa là “riêng của từng người, từng cá nhân” [31, tr.1333].
Cũng về mặt pháp lý, khái niệm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư chủ yếu hàm ý quyền về đời sống riêng tư (hay quyền bí mật đời tư – the right to privacy). Cụm tính từ “bất khả xâm phạm” chỉ mang tính tương đối, được dùng với tính chất để nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền này (theo Từ điển tiếng Việt “bất khả xâm phạm” là không ai có quyền xâm phạm đến, đụng đến [29, tr.66]). Bởi vậy, những phân tích trong luận văn này chủ yếu nói đến cốt lòi của nó là quyền về đời sống riêng tư.
Quyền về đời sống riêng tư đã được đề cập trong nhiều các văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực. Tiêu biểu nhất trong đó là Công ước về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR). Công ước này dành hẳn một điều riêng đề cập đến quyền về đời sống riêng tư, trong đó khẳng định:
Không ai bị can thiệp một cách tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy [6, Điều 17].
Tại mỗi quốc gia trên thế giới tùy vào điều kiện cụ thể mà mức độ đề cập đến quyền này ít nhiều khác nhau, tuy nhiên quyền về đời sống riêng tư đều được coi như là một quyền con người cơ bản, được hiến định, đồng thời được ghi nhận trong các văn bản pháp luật khác, đặc biệt là luật dân sự. Ví dụ, ở Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định:
Một người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của
mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn [20, Điều 21].
Cụ thể hoá quy định này của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rò:
Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng có công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác; thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp hợp quy định; Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác [23, Điều 38].
Tóm lại, từ những phân tích ở trên, có thể định nghĩa: Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư là quyền dân sự cơ bản của cá nhân, được pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia ghi nhận và bảo vệ. Trong tất cả các quan hệ xã hội, cá nhân có quyền bảo vệ đời sống riêng tư của mình và không một chủ thể nào, kể cả các nhà nước, có quyền tuỳ tiện xâm phạm. Cá nhân được áp dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật, được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khi quyền về đời sống riêng tư của mình bị xâm phạm.
1.1.2. Đặc điểm của quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư
Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư thuộc về nhóm quyền
dân sự được pháp luật quốc gia và quốc tế quy định và bảo vệ. Nó cũng mang đầy đủ đặc điểm của các quyền dân sự, mà cụ thể là các quyền nhân thân, bên cạnh đó còn có những đặc trưng riêng như sau:
Thứ nhất: Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư luôn thuộc về cá nhân (thể nhân), không thuộc về nhóm hay tổ chức (pháp nhân). Mặc dù trong thực tế có thể có những bí mật chung về đời sống riêng tư thuộc về một nhóm người hay một tổ chức nhất định, song những bí mật đó không thuộc về quyền này, mà có thể gọi là bí mật của nhóm hay của pháp nhân. Sự phân biệt này là để bảo đảm không một nhóm hay pháp nhân nào có quyền định đoạt, sao chép thông tin cá nhân của một người trái với mong muốn của người đó.
Thứ hai: Chủ thể được bảo hộ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư là mọi cá nhân. Các cá nhân bình đẳng trước pháp luật trong việc thực hiện quyền này, và được pháp luật bảo vệ quyền này một cách bình đẳng. Là một trong số nhiều nội dung của năng lực bảo vệ pháp luật, quyền bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và quyền nhân thân phải là bình đẳng. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt về việc bảo vệ các thông tin cá nhân trong một vài trường hợp, chẳng hạn như những người nổi tiếng hoặc các chính khách. Đối với những người này, bí mật về đời sống riêng tư luôn là tâm điểm được công chúng quan tâm, vì thế khi những thông tin bí mật đời tư của bản thân họ được công khai đến một mức độ nhất định thì dường như đó là câu trả lời thẳng thắn cho công chúng biết và sự soi xét dường như cũng giảm xuống. Ngoài ra, với tính chất là “người của công chúng”, trong nhiều trường hợp thông tin về đời sống cá nhân của họ có ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng, vì vậy cần phải được công khai. Tất cả những yếu tố này khiến cho việc sử dụng hình ảnh, thông tin về hoạt động, và một số dạng thông tin khác về đời sống riêng tư của những đối tượng đã nêu không bị coi là xâm phạm đến bí mật đời tư của họ, trừ khi việc sử dụng đó có tính chất lạm dụng hay nhằm mục đích trái pháp luật.