Biểu đồ PLII.11 - Lý do không sử dụng dịch vụ xe buýt
Khi được hỏi về mức giá vé tối đa chấp nhận được, 40,6% số người được hỏi cho rằng giá vé tối đa cho xe buýt chỉ nên ở mức 15.000 VNĐ, trong khi đó chỉ 8,5% cho rằng giá vé có thể đạt mức 20.000 VNĐ hoặc cao hơn. Sự lựa chọn xe buýt liên quan đến mức giá vé cho thấy, cả người sử dụng xe buýt và người sử dụng phương tiện khác có thể trả tới 20.000 VNĐ mỗi chuyến đi. Điều quan trọng là có thể thu hút người sử dụng phương tiện khác chuyển sang đi xe buýt. Hầu hết đối tượng đi xe buýt vì là phương tiện bắt buộc (không có phương tiện thay thế) nên họ có thể sẵn sàng chi trả cao cho việc đi lại bằng xe buýt.
Biểu đồ PLII.12 - Quan điểm của người sử dụng về giá vé chấp nhận được
Bên cạnh yếu tố về mức giá vé tối đa thì thời gian chờ xe buýt cũng là yếu tố đáng quan tâm. Đối với người sử dụng xe buýt, 10-15 phút chờ xe là thời gian chấp nhận được (chiếm tỷ lệ 32% số người được hỏi), chính vì vậy cần bố trí mạng lưới tuyến cũng như phương tiện hoạt động với tần suất chạy xe ổn định, hợp lý trên các tuyến buýt. 22,8% số người sử dụng PTCN cũng có thể chấp nhận thời gian chờ xe như trên khi chuyển sang sử dụng xe buýt. Tuy nhiên, thời gian chờ xe buýt phù hợp với đa số người sử dụng PTCN là 5-10 phút khi họ đi xe buýt. Tâm lý chung của người sử dụng dịch vụ là không muốn chờ đợi lâu và việc đảm bảo tần suất chạy xe ổn định là rất quan trọng.
Người sử dụng xe buýt Người sử dụng phương tiện cá nhân
(chủ yếu là xe máy)
Biểu đồ PLII.13 - Thời gian chờ xe buýt chấp nhận được
Khi được hỏi về các yếu tố quan trọng để nâng cao CLDV xe buýt, đa số người dân đều rất quan tâm, chú trọng đến các vấn đề về giá vé tối đa có thể chấp nhận và các yếu tố CLDV xe buýt.
Đối với người đi xe buýt thì các yếu tố quan trọng nhất đối với họ lần lượt là xe chạy đúng giờ và tần suất ổn định (23,7%), giá vé hợp lý (16,1%), thái độ phục vụ (13,4%) và sự thuận tiện khi tiếp cận dịch vụ (12,1%). Đối với người sử dụng PTCN thì các yếu tố quan trọng nhất đối với họ khi đi xe buýt lần lượt là xe chạy đúng giờ và tần suất ổn định (18,7%), sự thuận tiện khi tiếp
cận dịch vụ (17,2%), xe chạy êm thuận (14,4%) và an toàn, đảm bảo an ninh (12,8%).
Quan điểm của người đi xe buýt và người sử dụng PTCN khá tương đồng với 2 yếu tố là sự thuận tiện khi tiếp cận dịch vụ và xe chạy đúng giờ và tần suất ổn định là những yếu tố quan trọng nhất phải được cải thiện. Trong khi người sử dụng xe buýt muốn được đi xe buýt với giá vé hợp lý và thái độ phục vụ tốt thì người sử dụng xe máy muốn các tài xế xe buýt lái xe êm thuận, an toàn và giữ gìn an ninh trật tự trên xe. Ngoài ra, người sử dụng PTCN rất quan tâm đến vấn đề an ninh, an toàn khi đi xe buýt vì trên xe hay có hiện tượng chen lấn xô đẩy, nhầm, mất đồ đạc, tệ nạn móc túi...Ngoài ra, các tiêu chí còn lại cũng không kém phần quan trọng để thu hút người dân sử dụng xe buýt.
Người sử dụng xe buýt Người sử dụng phương tiện cá nhân (chủ
yếu là xe máy)
Biểu đồ PLII.14 - Các yếu tố quan trọng để nâng cao CLDV xe buýt
Theo kết quả khảo sát, khi được hỏi về sẵn sàng chi trả cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ xe buýt, có 37,7% người đi xe buýt và 30,3% người sử dụng
40.00%
35.00%
30.00%
25.00%
20.00%
Người đi xe buýt
15.00%
10.00%
Người sử dụng phương tiện cá nhân
5.00%
.00%
Trả lời %
phương tiện cá nhân sẵn sàng chấp nhận mức giá vé là 18.000 đồng nếu CLDV xe buýt được cải thiện và nâng cao. Như vậy, mức giá vé 18.000 đồng có thể coi là mức giá vé tối đa được hầu hết người sử dụng chấp nhận. Điều này thể hiện sự khá tương đồng trong quan điểm của cả 2 đối tượng nêu trên do tâm lý và xu hướng chung mong muốn sử dụng các dịch vụ chất lượng cao mà giá cả phải chăng của khách hàng. Đối với mức giá vé từ 20.000 đồng trở lên, trong khi có 26,6% người đi xe buýt chấp nhận thì chỉ có 17,1% sử dụng PTCN chấp nhân. Điều này cho thấy, người đi xe cá nhân luôn muốn giảm chi phí đi lại. Người sử dụng xe máy sẵn sàng chuyển sang dùng dịch vụ xe buýt nhưng miễn cưỡng trả tiền với mức giá vé cao do thực tế họ nhận thức được chi phí sử dụng xe máy khá thấp.
Biểu đồ PLII.15 - Mức giá vé người sử dụng sẵn sàng chi trả cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ xe buýt
PHỤ LỤC III
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHÍ, CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN VTHKCC BẰNG XE BUÝT THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG
1. Mục đích, yêu cầu
Tác giả lựa chọn các chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng nhất đến phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững từ Bảng hệ thống các chỉ tiêu phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững đã xây dựng. Từ đó, vận dụng phương pháp cho điểm có trọng số để đánh giá mức độ phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững tại TP Hải Phòng. Kết quả đánh giá sẽ làm căn cứ xác định được các nhiệm vụ và giải pháp phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững trong trung hạn và dài hạn.
2. Cách thức thực hiện
Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu phỏng vấn trực tiếp và gửi email để lấy ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực GTVT, cụ thể như sau:
- Để xác định số lượng người cần phỏng vấn, đảm bảo tính khách quan, tác giả tiếp tục sử dụng công thức điều tra thống kê của Yamane (1967-1986): Với tổng số người thuộc nhóm đối tượng điều tra mong muốn N khoảng 400 người, mức độ chính xác mà nghiên cứu muốn đạt tới là 95%, mức độ sai số cho phép là e = 5%. Ta có số lượng mẫu tối thiểu theo công thức (1) là: n = 400/(1+ 400x0,052) = 200. Để trừ hao một số lượng người sẽ không trả lời phỏng vấn, trả lời sai hoặc không đúng trọng tâm, phải bổ sung một số lượng phiếu phỏng vấn thử bằng 10% số lượng phiếu trên. Như vậy, tổng số phiếu cần phải thiết kế là: 200+10% x 200 = 220.
- Đối tượng phỏng vấn: là những chuyên gia, người có kinh nghiệm công tác trong ngành, trực tiếp tham gia vào hoạt động thực tiễn hoặc nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực GTVT tại Trung ương và địa phương, các Doanh nghiệp
VTHKCC xe buýt tại một số thành phố lớn trong cả nước, cụ thể trong Bảng dưới đây:
Đối tượng phỏng vấn | Số lượng phiếu | |
1 | Một số chuyên gia tại các cơ quan, đơn vị thuộc ngành GTVT | 10 |
2 | Một số đơn vị thuộc Sở GTVT các thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh | 60 |
3 | Một số Sở ban ngành tại TP. Hải Phòng: Sở GTVT, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính... | 20 |
4 | Một số chuyên gia tại các Trường đại học: Đại học GTVT, Đại học công nghệ GTVT, Đại học Xây dựng... | 20 |
5 | Một số chuyên gia tại các Viện nghiên cứu trong lĩnh vực GTVT | 20 |
6 | Các Công ty tư vấn GTVT | 20 |
7 | Chuyên gia Tư vấn độc lập | 10 |
8 | Các Doanh nghiệp VTHKCC bằng xe buýt tại một số tỉnh, thành phố | 40 |
9 | Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khác có liên quan | 20 |
Tổng số phiếu | 220 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Hải Phòng theo hướng bền vững - 26
- Ước Lượng Khoảng Cách Giữa Điểm Đi Và Điểm Đến ? .km
- Nếu Chuyển Sang Sử Dụng Xe Buýt Để Đi Lại Thì Bạn Chấp Nhận Mức Giá Vé Là Bao Nhiêu ?
- Kết Quả Khảo Sát Ý Kiến Chuyên Gia Về Bộ Chỉ Tiêu Phát Triển Vthkcc Bằng Xe Buýt Theo Hướng Bền Vững
- Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Hải Phòng theo hướng bền vững - 31
- Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Hải Phòng theo hướng bền vững - 32
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
- Phiếu phỏng vấn bao gồm 6 câu hỏi với các phương án để làm cơ sở lựa chọn ra bộ chỉ tiêu phù hợp từ 70 chỉ tiêu đã xây dựng ở phần cơ sở lý luận. Các chuyên gia được hỏi về mức độ quan tâm của họ về các yếu tố ảnh hưởng và những vấn đề có liên quan đến sự phát triển VTHKCC bằng xe buýt. Đồng thời, các chuyên gia cũng được hỏi quan điểm của họ về các tiêu chí, chỉ tiêu phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững với quan điểm có Đồng ý/Không đồng ý với bộ chỉ tiêu cụ thể được tác giả xây dựng hay không.
3. Thời gian phỏng vấn
Tác giả đã tiến hành điều tra trong vòng 01 tháng (từ 01/11/2018 đến 30/11/2018) với sự trợ giúp của các nhân viên hỗ trợ điều tra.
4. Mẫu phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia về bộ chỉ tiêu phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững
Mẫu phiếu:
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ BỘ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN VTHKCC BẰNG XE BUÝT THEO HƯỚNG BÊN VỮNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Để phục vụ cho công trình nghiên cứu: “Phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại thành phố Hải Phòng theo hướng bền vững”, kính đề nghị Ông (Bà) nêu một số ý kiến và đánh giá về mức độ phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại các đô thị Việt Nam hiện nay làm cơ sở để tác giả thực hiện công trình nghiên cứu.
II. THÔNG TIN KHẢO SÁT
1. Người khảo sát:.........................................................................................................
2. Thời gian:..................................................................................................................
3. Địa điểm:...................................................................................................................
4. Thông tin cá nhân của chuyên gia được phỏng vấn:
- Họ và tên:……………………………………………………………………………
- Đơn vị:……………………………………………………………………………….
- Chức vụ:……………………………………………………………………………..
- Thâm niên công tác:…………………………………………………………………
III. NỘI DUNG
Đề nghị Ông (Bà) trả lời một số câu hỏi liên quan đến vấn đề phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững dưới đây:
1. Đề nghị Ông (Bà) đánh giá về tầm quan trọng của VTHKCC nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đô thị ?
Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng
2. Theo Ông (Bà), các yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển VTHKCC bằng xe buýt trong đô thị ? (Lựa chon 1 hoặc nhiều yếu tố liệt kê dưới đây):
a. Quy hoạch phát triển
b. Vốn đầu tư phát triển
c. Cơ sở hạ tầng phục vụ
d. Đoàn phương tiện
e. Hệ thống quản lý điều hành
f. Chất lượng dịch vụ
g. Thị trường vận tải
h. Trợ giá hoạt động
i. Yếu tố khác có liên quan
3. Theo Ông (Bà), mục tiêu phát triển theo hướng bền vững trong lĩnh vực VTHKCC nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng hiện nay có cần thiết không ?
Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết
4. Để đánh giá sự phát triển của VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững, theo Ông (Bà) cần đánh giá dựa trên những tiêu chí như thế nào ? (Lựa chọn một hoặc nhiều tiêu chí dưới đây) ?
Kinh tế (Đảm bảo hiệu quả kinh tế) Xã hội (Đảm bảo công bằng xã hội)
Môi trường (Góp phần bảo vệ môi trường)
Thể chế (Có những chế định, cơ chế, chính sách phát triển phù hợp) Tài chính (Đảm bảo nguồn tài chính ổn định để phát triển)
5. Đề nghị Ông (Bà) đánh giá chung về mức độ phát triển của VTHKCC bằng xe buýt tại một số đô thị Việt Nam hiện nay theo các mức dưới đây:
Cao Khá Trung bình Thấp
6. Đề nghị Ông (Bà) cho ý kiến về bộ chỉ tiêu để đánh giá mức độ phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững được xây dựng dưới đây ? (Đánh dấu x vào cột Đồng ý/Không đồng ý tương ứng trong Bảng dưới đây)