1.4.3. Kế thừa và khoảng trống nghiên cứu
Kế thừa từ các công trình nghiên cứu
Góp phần hệ thống hóa và cập nhật cơ sở lý luận, thực tiễn về RRTD và quản trị RRTD tại các NHTM.
Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại các NHTM trong những công trình nghiên cứu.
Khoảng trống nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu quản trị RRTD nói riêng trong hệ thống NHTM nói chung và VPBank nói riêng bằng cách sử dụng kết hợp phân tích thống kê mô tả, phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng;
Nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng kết hợp với phân tích định tính để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị RRTD tại VPBank, từ đó đưa ra các kết luận về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến quản trị RRTD tại Ngân hàng. Qua đó, các nhà quản trị có được cái nhìn cụ thể, rõ ràng hơn để đưa ra những chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm của VPBank. Bên cạnh đó, dựa trên những hạn chế thực tế của quản trị RRTD, tác giả đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị RRTD tại VPBank;
Các kết luận về quản trị RRTD tại VPBank có thể giúp nhà quản trị tại những NHTM Việt Nam cùng quy mô và điều kiện hoạt động tương tự VPBank hoàn thiện thêm nhận thức về quản trị RRTD trong giai đoạn hiện nay.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng - 2
- Mô Hình Nghiên Cứu Định Lượng Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Trị Rrtd Tại Vpbank (Đối Với Cán Bộ Nhân Viên Vpbank)
- Một Số Nghiên Cứu Liên Quan Đến Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Ngân Hàng Thương Mại
- Tổ Chức Bộ Máy Quản Trị Rrtd Tại Các Nhtm Theo Hiệp Ước Basel 2
- Tổ Chức Thực Hiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Ngân Hàng Thương Mại
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
Nội dung chương 1 đã tổng quan được những nội dung cơ bản về quản trị RRTD tại NHTM, bao gồm:
Làm rõ những nghiên cứu về RRTD, quản trị RRTD ở trong nước và ngoài nước từ nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau của các tác giả
Chỉ rõ những điểm luận án có thể kế thừa, từ đó đưa ra các nhận xét và tìm khoảng trống nghiên cứu để làm cơ sở quan trọng hoàn thiện hệ thống lý luận về quản trị RRTD ở chương 2 & 3 như: hoàn thiện hệ thống lý luận về quản trị RRTD tại NHTM; Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD trong các NHTM bằng cả hai phương pháp định tính và định lượng.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Lý luận chung về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Ngân hàng thương mại (NHTM)
Theo Phạm Ngọc Duy (2013), NHTM theo nghĩa rộng Theo nghĩa rộng, khái niệm này dùng để chỉ các định chế tài chính được phép nhận tiền gửi và cho vay dưới nhiều hình thức và điều kiện khác nhau. Theo nghĩa hẹp, khái niệm này dùng để chỉ các ngân hàng tổng hợp thực hiện các nghiệp vụ như nhận tiền gửi viết séc, tiền gửi tiết kiệm cầm cố, cho vay (thường là ngắn hạn), môi giới chứng khoán v,v….[10].
Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/Qh12.2010: NHTM là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản và hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận [27].
Như vậy có thể hiểu NHTM là 1 định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản như: tiền gửi, cho vay, cung ứng các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác để thỏa mãn tối đa các nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ xã hội.
Hoạt động tín dụng của NHTM
Tín dụng NHTM là giao dịch tài sản giữa ngân hàng (TCTD) với bên được cấp tín dụng (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho bên được cấp tín dụng sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận và bên được cấp tín dụng có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán.
Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.2010: Cấp tín dụng: là việc thỏa thuận để tổ chức, các nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp , tín dụng khác [27].
Rủi ro, rủi ro tín dụng
Theo Frank Kinght, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Nếu quản lý rủi ro tốt thì sẽ đón nhận được nhiều cơ hội, ngược lại sẽ chấp nhận những thiệt
thòi. Như vậy nếu hiểu theo cách này thì rủi ro là những thiệt hại có thể xác định được xác suất, tuy nhiên ở đây chúng ta cần phải hiểu rõ rằng bản chất rủi ro là sự không chắc chắn, nếu chắc chắn thì không phải là rủi ro. Trong giới hạn luận án này, tác giả sẽ tập trung vào quản trị rủi ro liên quan tới thiệt hại có thể xác định được xác suất xảy ra.
Rủi ro tín dụng (RRTD):
Khi nói đến RRTD trong ngân hàng, khái niệm cơ bản và đơn giản nhất có thể hiểu theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.2010: RRTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết [27].
Ngoài ra, theo Basel (2000) RRTD là khả năng bên vay nợ Ngân hàng hoặc bên đối tác không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán theo các điều khoản đã thỏa thuận [59]
Bên cạnh đó, Jiajia (2012), Florenti và các cộng sự (2016) RRTD được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc đó là sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay [84] [71].
Như vậy, theo tác giả, RRTD có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nó là sự không chắc chắn trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của người được cấp tín dụng cho ngân hàng theo đúng cam kết đã ký. RRTD là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có thể nói rằng việc ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tín dụng chính là hoạt động kinh doanh thu lợi dựa trên rủi ro phát sinh từ hoạt động đó.
Hiện nay, người ta sử dụng một số nhóm chỉ tiêu sau để đánh giá rủi ro tín dụng phát sinh tại một NHTM là:
Nhóm chỉ tiêu trực tiếp: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp RRTD. Cụ thể:
- Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn [30]. Nợ quá hạn được phản ánh thông qua 02 chỉ tiêu sau đây:
Tỷ lệ nợ quá hạn Số dư nợ quá hạn x100
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu nợ quá hạn cho thấy tình hình nợ quá hạn của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.
Tỷ lệ KH co nợ quá hạn=
Số KH co dư nợ quá hạn Tổng số KH
x100
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 khách hàng vay vốn thì có bao nhiêu khách hàng có dư nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng là rất thấp và ngược lại.
- Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng [30]
Tỷ lệ nợ xấu
Tổng dư nợ xấu Tổng dư nợ cho vay
x100
Chỉ tiêu này càng cao phản ánh chất lượng tín dụng càng thấp, điều này có nghĩa là rủi ro tín dụng càng cao. Theo ngân hàng thế giới tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được, tại Việt Nam theo quy định tỷ lệ này ở mức dưới 3%.
- Chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp RRTD:
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.
+ Tỷ lệ trich lập dự phòng RRTD= Dự phòngRRTDđượctrich lập x100
Dư nợ cho vay bình quân
Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bi mất Dự phòng RRTDđượctrích lập x100
Dư nợ có khả năng mất vốn
Các chỉ tiêu này phản ánh vấn đề về trích lập dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ vay, cụ thể: dự phòng RRTD được trích lập có khả năng bù đắp bao nhiêu cho khoản nợ có khả năng mất vốn.
Nhóm chỉ tiêu gián tiếp: tốc độ tăng trưởng tín dụng; hệ số rủi ro tín dụng; cơ cấu tín dụng [30]. Cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng:
Đây là chỉ tiêu phản ánh sự tăng quy mô tín dụng qua từng năm của mỗi ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này tăng trưởng một cách nhanh chóng, đột biến sẽ có thể dẫn tới việc ngân hàng mất kiểm soát chất lượng tín dụng.
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ =
(Dư nợ năm nay Dư nợ năm trước)x100 Dư nợ năm trước
Khi đánh giá RRTD phát sinh, đối với chỉ tiêu này cần lưu ý là không nhất thiết ngân hàng nào có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (dư nợ) cao đều có thể dẫn đến tình trạng ngân hàng mất kiểm soát tín dụng, để có cơ sở kết luận cần phải có sự so sánh sự tăng trưởng tín dụng trung bình của ngành để có kết luận.
Hệ số rủi ro tín dụng =
Tổng dư nợ tín dụng Tổng tài sản
Tỷ lệ này thể hiện mức độ tập trung rủi ro tín dụng. Thông thường trên thế giới, tỷ lệ này được duy trì ở mức 50%-60%, điều này có nghĩa là tài sản ngân hàng không chỉ tập trung phục vụ cho hoạt động tín dụng, rủi ro sẽ được phân tán.
- Cơ cấu tín dụng: Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung tín dụng vào một lĩnh vực, ngành nghề, đối tượng khách hàng trọng tâm...vì vậy, nếu cơ cấu tín dụng tập trung quá vào một bộ phận sẽ phản ánh rủi ro tiềm năng. Cơ cấu tín dụng được chia thành các nhóm sau:
+ Cơ cấu tín dụng theo ngành: tỷ lệ dư nợ tín dụng của một ngành, lĩnh vực so với tổng dư nợ trong từng thời kì sẽ cho thấy được mức độ tập trung tín dụng của ngân hàng vào một ngành, lĩnh vực hiện đang như thế nào. Nếu cơ cấu tín dụng tập trung quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực thì xác suất xảy ra RRTD rất cao khi ngành, lĩnh vực đó lâm vào tình trạng suy thoái.
+ Cơ cấu tín dụng theo loại khách hàng: đây là tỷ lệ tập trung tín dụng theo từng đối tượng là doanh nghiệp ( Nhà nước hoặc tư nhân), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân,...
+ Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cấp tín dụng: tỷ lệ này thể hiện sự tập trung cấp vốn tín dụng theo thời hạn. Tỷ lệ này phụ thuộc vào cơ cấu vốn và chính sách sản phẩm tín dụng của ngân hàng. Trong thời kỳ ngân hàng có cơ cấu vốn ổn định dài hạn và chính sách phát triển tín dụng theo hướng trung, dài hạn thì tỷ lệ này cao và ngược lại.
+ Cơ cấu tín dụng theo tài sản bảo đảm: Trường hợp tỷ lệ cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm cao thì các ngân hàng sẽ phải đối mặt với RRTD lớn hơn trường hợp có sự đảm bảo bằng tài sản và ngược lại.
+ Cơ cấu tín dụng theo tiền tệ: Hình thức phân chia các khoản cấp tín dụng theo từng loại tiền tệ cho phép ngân hàng xác định được tình trạng vốn tín dụng tập
trung theo từng loại tiền tệ nào. RRTD có thể xảy ra khi có sự biến động mạnh về tỷ giá, bản thân ngân hàng và khách hàng có thể không đáp ứng được nguồn vốn huy động theo từng loại tiền tệ đối với các khoản đã cấp/nhận cấp tín dụng.
2.1.2. Một số nguyên nhân dẫn đến phát sinh RRTD tại các NHTM
Nhóm nguyên nhân khách quan bao gồm: yếu tố về chính trị và pháp lý; yếu tố về hoạt động của nền kinh tế và yếu tố về khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Đây là nhóm nguyên nhân bên ngoài ngân hàng và là nguyên nhân dẫn đến phát sinh RRTD.
Đối với nhóm yếu tố về hoạt động chính trị và pháp lý, hoạt động của nền kinh tế:
Hoạt động chính trị và pháp lý: tình hình chính trị và pháp lý cũng có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chẳng hạn trong trường hợp nếu một môi trường chính trị xã hội không ổn định sẽ dẫn đến không chỉ bản thân khách hàng mà cả ngân hàng cũng sẽ gặp rủi ro trong kinh doanh, kết quả tất yếu sẽ gây ra những rủi ro trong hoạt động tín dụng như khách hàng không thể thực hiện nghĩa vụ tín dụng với ngân hàng hoặc nguồn vốn đầu tư của ngân hàng cũng gặp khó khăn do môi trường bất ổn. Bên cạnh đó môi trường pháp lý cũng ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại NHTM. Đảm bảo được môi trường pháp lý đồng bộ là tiền đề để hoạt động tín dụng trong hệ thống NHTM được đảm bảo giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, nếu các quy định pháp luật đưa ra phù hợp sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của các NHTM phát triển an toàn và ngược lại.
Hoạt động của nền kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thì hoạt động tín dụng sẽ có sự phát triển, phát sinh ít rủi ro và ngược lại. Khách hàng ngoài việc bị tác động bởi yếu tố môi trường chính trị và hoạt động của nền kinh tế làm phát sinh RRTD thì ngay từ chính nội tại các khách hàng cũng gây ra RRTD của ngân hàng. Trong trường hợp khách hàng có năng lực quản trị, điều hành kém, tình hình tài chính thiếu minh bạch, sử dụng vốn tín dụng sai mục đích…cũng sẽ là yếu tố trọng yếu gây RRTD trong các NHTM.
Khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng: nguyên nhân gây ra RRTD từ phía khách hàng là do một số những nguyên nhân sau: tình hình tài chính của khách hàng yếu kém, thiếu minh bạch; khả năng điều hành, quản lý của khách hàng; sử dụng nguồn vốn cấp tín dụng không đúng mục đích, không có thiện chí trả nợ. Năng lực tài chính của khách hàng là một trong những yếu tố then chốt đảm bảo
thực hiện mọi nghĩa vụ tín dụng với ngân hàng, do đó nếu tình hình kinh doanh của khách hàng không ổn định, không có khả năng chủ động chống đỡ rủi ro bằng nguồn vốn tự có của mình thì chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng. Tương tự như vậy đối với nguyên nhân về khả năng điều hành, quản lý hay việc sử dụng vốn không đúng mục đích cũng sẽ có ảnh hưởng cùng chiều với năng lực thực hiện nghĩa vụ tín dụng của khách hàng.
Nhóm nguyên nhân chủ quan gồm: chính sách tín dụng của ngân hàng; trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng ngân hàng; sự hợp tác của các ngân hàng thương mại, các đơn vị, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực tín dụng. Đây là nhóm nguyên nhân phát sinh chủ yếu từ phía ngân hàng. Việc xác định chính sách tín dụng không phù hợp như không đúng đối tượng khách hàng trọng tâm và ngưỡng chịu đựng RRTD của ngân hàng trong từng thời kỳ, quy định các điều kiện cấp tín dụng sẽ tạo ra khe hở để khách hàng hoặc bản thân cán bộ ngân hàng có thể lách luật cũng là những nguyên nhân gây ra RRTD. Thông tin tín dụng không được thu thập đầy đủ do sự phối hợp giữa các NHTM, các đơn vị và tổ chức có liên quan đến lĩnh vực tín dụng còn lỏng lẻo, vì vậy ngân hàng sẽ không có cái nhìn toàn diện về khách hàng, gây khó khăn trong quá trình thẩm định, đây là nguyên nhân làm RRTD có thể phát sinh.
2.1.3. Tác động của RRTD đến NHTM và nền kinh tế
Giảm lợi nhuận của NHTM
Hoạt động tín dụng luôn mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho NHTM, do đó khi phát sinh RRTD sẽ dẫn đến các khoản nợ quá hạn, NHTM không thể thu đủ nguồn vốn để tiếp tục tái cho vay các khoản mới, đồng thời, phát sinh chi phí liên quan đến nợ quá hạn như chi phí quản trị, chi phí thu hồi nợ,… điều này sẽ làm giảm lợi nhuận theo kế hoạch của NHTM.
Giảm khả năng thanh khoản của NHTM
Khi phát sinh RRTD, dòng tiền thu được từ hoạt động tín dụng của NHTM có sự suy giảm, trong khi đó để duy trì hoạt động kinh doanh, các ngân hàng vẫn phải chịu các chi phí như trả lãi, gốc tiền gửi, chi phí cho vay, chi phí đầu tư mới,…Vì vậy, tại một thời điểm nhất định, dòng tiền vào không có sự cân đối với dòng tiền ra của ngân hàng, nếu ngân hàng không thực hiện vay vốn hoặc bán tài sản của mình thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ bị suy yếu, dẫn đến rủi ro trong thanh khoản.
Giảm uy tín và có thể dẫn đến phá sản ngân hàng
Trường hợp NHTM mất khả năng chi trả sẽ ảnh hưởng đến uy tín của NHTM trên thị trường tài chính. Đồng thời, nếu nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng không hoàn tất được nghĩa vụ tín dụng với ngân hàng, sẽ gây ra khủng hoảng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. NHTM không chuẩn bị trước các phương án dự phòng, không đủ đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của khách hàng, sẽ nhanh chóng mất khả năng thanh toán và dẫn đến sự sụp đổ trong ngân hàng.
RRTD gây có thể gây ra đổ vỡ có tính chất dây chuyền trong hệ thống NHTM, làm thiệt hại nền kinh tế
Ngân hàng luôn là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, chính vì vậy sự phát triển của hệ thống NHTM luôn gắn liền với nền kinh tế. Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng tạo nên nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng, vì thế RRTD tác động đến sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của của ngân hàng, kéo theo tác động đến ổn định của nền kinh tế. Hệ thống NHTM có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó chỉ cần phát sinh một ngân hàng trong hệ thống gặp khó khăn, cũng sẽ dẫn đến cả một hệ thống NHTM chịu ảnh hưởng.
2.2. Cơ sở lý luận về quản trị RRTD tại NHTM
2.2.1. Khái niệm và vai trò của quản trị RRTD trong các NHTM
Khái niệm:
Theo tổ chức Moody’s Analytics, quản trị RRTD là một quá trình thực hiện các biện pháp giảm tổn thất bằng cách hiểu một cách đầy đủ về vốn và dự phòng RRTD trong một khoảng thời gian nhất định, như vậy với quan điểm này thì quản trị RRTD thực chất là việc nhà quản trị có những biện pháp để quản lý vốn và dự phòng cho RRTD Theo Basel (2001), Quản trị RRTD là việc thực hiện các biện pháp tối đa hóa
tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo RRTD bằng cách duy trì số dư tín dụng trong phạm vi các tham số cho phép[58].
Theo khung quản trị RRTD của ngân hàng Standard Charter (năm 2012), quản trị RRTD là quá trình quản lý RRTD thông qua thiết lập khung các chính sách và thủ tục nhằm kiểm soát việc đo lường và quản lý RRTD.
Theo MAS (2013), Bagchi (2003), Saeed Fathi và cộng sự (2012), Quản trị RRTD là quá trình nhận diện, đo lường, đánh giá, giám sát, kiểm soát và báo cáo RRTD thông qua thiết lập khung các chính sách và thủ tục nhằm kiểm soát việc đo lường và quản lý RRTD [92],[56],[107]