tra chặt chẽ tài sản bảo đảm là hàng tồn kho dẫn đến khách hàng tẩu tán tài sản bảo đảm, không có khả năng thu hồi nợ. Tổn thất danh nghĩa là 3.500 triệu đồng. Tuy nhiên do khách hàng có tài sản thế chấp là bất động sản nên ngân hàng đã thu hồi được 1.200 triệu đồng. Các năm từ 2015-2016 các tổn thất xảy ra chủ yếu từ hoạt động giao dịch, ngân quỹ có giá trị nhỏ. Tuy nhiên từ các giá trị này cho thấy Agribank CN tỉnh Quảng Trị vẫn còn xảy ra nhiều thiệt hại do rủi ro hoạt động và yêu cầu về việc tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý chặt chẽ các hoạt động, nghiệp vụ rất cần thiết để tiếp tục giảm thiểu các tổn thất xảy ra.
2.2.2.Mô hình quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank
Mô hình quản trị rủi ro này được tổ chức theo nguyên lý “ba tuyến phòng ngự”. Tuyến phòng ngự thứ nhất đó là các bộ phận chức năng, tuyến phòng ngự thứ hai là các bộ phận chuyên trách, quản trị và pháp chế và tuyến phòng ngự cuối cùng đó là kiểm toán nội bộ. Chức năng và nhiệm vụ của các tuyến phòng ngự này như sau:
- Các bộ phận chức năng (toàn thể nhân viên) có trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn và chính sách; xác định và đề xuất các giải pháp khắc phục và quản lý rủi ro. Công việc chính của bộ phận này đó là hàng ngày sử dụng các công cụ tự đánh giá rủi ro.
- Các bộ phận chuyên trách, quản trị và pháp chế có trách nhiệm thiết lập các tiêu chí, tiêu chuẩn và chính sách. Đảm bảo việc thực thi chính sách cũng như chất lượng của các tiêu chuẩn đề ra.Công việc chính của bộ phận này là phải đảm bảo việc thực hiện yêu cầu về tính tuân thủ, kiểm tra chất lượng việc thực hiện kiểm soát.
- Bộ phận kiểm toán nội bộ (hoàn toàn độc lập với các bộ phận nghiệp vụ) có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra hoạt động của toàn bộ hệ thống. Công việc của bộ phận này đó là thanh tra, kiểm tra toàn bộ quá trình quản lý rủi ro.
Hệ thống quản trị rủi ro của Agribank được thực hiện thông qua hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ bao gồm tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của Agribank được thiết lập trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro và đạt được mục tiêu mà Agribank đã đề ra. Giúp việc cho Hội đồng thành viên gồm
MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO 3 CẤP ĐỘ
Có thể bạn quan tâm!
- Trích Lập, Phân Bổ Và Sử Dụng Quỹ Dự Phòng Rủi Ro Hoạt Động
- Kinh Nghiệm Quản Trị Rủi Ro Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Agribank Cn Tỉnh Quảng Trị.
- Kiểm Soát Rủi Ro Hoạt Động Và Báo Cáo Rủi Ro Hoạt Động
- Đánh Giá Của Đối Tượng Điều Tra Về Công Tác Quản Trị Rủi Ro Hoạt Động Tại Agribank Cn Tỉnh Quảng Trị
- Kết Quả Hồi Quy Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Trị Rủi Ro
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Trách nhiệm Công việc
CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG
Kiểm soát và tự đánh giá
Tất cả nhân viên
Xác định, đưa ra giải pháp khắc phục và quản lý rủi ro.
Tuân thủ với các tiêu chuẩn và chính sách
Kiểm tra hàng ngày sử dụng các công cụ tự đánh giá.
Thiết lập các tiêu chí, tiêu chuẩn và chính sách.
Đảm bảo việc thực thi chính sách cũng như chất lượng của các tiêu chuẩn đề ra.
Đảm bảo việc thực hiện yêu cầu về tuân thủ.
Kiểm tra chất lượng thực hiện việc kiểm soát.
QUẢN LÝ THEO CHỨC NĂNG VÀ GIÁM SÁT
TUÂN THỦ
Xây dựng và kiểm soát các tiêu chuẩn
Các bộ phận chuyên trách, Quản trị tuân thủ và Pháp chế
BỘ PHẬN KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Kiểm tra/ Thanh tra
Các cán bộ kiểm toán nội bộ
Thanh tra/kiểm tra mang tính độc lập.
Thanh tra/ kiểm tra toàn bộ quá trình quản lý rủi ro.
Sơ đồ 2.2. Mô hình quản trị rủi ro tại Agribank
Có Ban kiểm soát và Ủy ban quản lý rủi ro. Ủy ban quản lý rủi ro là cơ quan giúp việc cho Hội đồng thành viên, có vai trò tham mưu, tư vấn cho Hội đồng thành viên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên trong việc ban hành các chính sách, giám sát rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Agribank. Ban kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, đưa ra báo cáo, kết luận kiến nghị trên cơ sở xem
xét đánh giá trung thực khách quan thông qua hệ thống thông tin báo cáo, các hồ sơ được cung cấp và kiểm tra tại chỗ.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro mà đặc biệt là rủi ro hoạt động, trong thời gian gần đây, Agribank đã ban hành các quy trình cụ thể cho từng hoạt động nghiệp vụ.Việc cảnh báo rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ đã được chú trọng nhiều hơn thông qua các thông báo, các văn bản nội bộ. Hệ thống giám sát thông tin (MIS) được cải thiện đáng kể, các báo cáo tự động nhặt dữ liệu từ hệ thống được tăng dần về số lượng và chất lượng, giảm thiểu phần nào được các báo cáo thủ công. Từ năm 2008, Agribank đã triển khai sử dụng phần mềm lòi Corebanking, đây là công cụ hỗ trợ kiểm soát và quản trị rủi ro tự động hiệu quả khi quy mô ngân hàng ngày càng phát triển,hệ thống công nghệ được đầu tư đã góp phần cải thiện tình trạng gián đoạn giao dịch, lỗi hệ thống. Bên cạnh đó, công tác đào tạo và phát triển rất được chú trọng, những năm gần đây Agribank liên tục mở các lớp đào tạo và tập huấn cho cán bộ, đặc biệt là các khóa đào tạo về quản trị ngân hàng hiện đại, các lớp kỹ năng giao tiếp… Bên cạnh những mặt đã làm được, công tác quản trị rủi ro tại Agribank vẫn còn nhiều hạn chế đó là khả năng quản trị rủi ro còn yếu, quy trình quản trị rủi ro còn thiếu, chưa xây dựng được hệ thống nhận diện và đo lường rủi ro hoạt động, công tác quản lý rủi ro chủ yếu thiên về rủi ro tín dụng mà ít chú ý đến các rủi ro khác trong đó có rủi ro hoạt động; chưa có bộ phận theo dòi, quản lý và giám sát rủi ro hoạt động…
Thực hiện mô hình quản lý rủi ro 3 cấp của Agribank, hiện nay tại Agribank
CN tỉnh Quảng Trị có 3 bộ phận thực hiện chức năng quản lý rủi ro đó là:
- Toàn thể nhân viên tại các phòng nghiệp vụ: Đây là tuyến phòng ngự đầu tiên hay còn gọi là bộ phận tiền sảnh của CN. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ do mình thực hiện. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu dữ liệu của khách hàng cung cấp với dữ liệu trên hệ thống, báo cáo với trưởng/phó phòng các dấu hiệu nghi ngờ trong quá trình thực hiện giao dịch và xử lý sai sót phát sinh trên cơ sở phê duyệt của cấp có thầm quyền. Thực hiện các báo cáo động và báo cáo theo định kỳ.
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ: Vừa trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định vừa có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại các chi nhánh loại II trực thuộc và các phòng giao dịch. Thực hiện quản lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
Riêng tại Phòng Kế toán - Ngân quỹ, thực hiện Quyết định số 2406/QĐ/NHNo - TCKT ngày 29/12/2009 của Tổng giám đốc đã thành lập bộ phận hậu kiểm do 01 phó phòng làm tổ trưởng, và thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng hậu kiểm viên, hàng quý thực hiện tổng kết, đánh giá nhằm rút kinh nghiệm, báo cáo những vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ: Đây là phòng đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của Agribank, các cơ quan thanh tra, kiểm toán. Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại CNQuảng Trị hiện nay gồm 6 cán bộ, bao gồm: 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 3 cán bộ. Tất cả cán bộ của Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ tập trung tại Hội Sở tỉnh và được phân công phụ trách từng chi nhánh loại II trực thuộc (mỗi người từ 02 đến 03 chi nhánh) nhằm kết hợp việc giám sát từ xa thông qua hệ thống IPCAS, cảnh báo nợ các chi nhánh và tham gia các đoàn kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra được duyệt.
2.2.3. Cơ sở pháp lý cho công tác quản trị rủi ro tại Agribank CNtỉnh Quảng Trị
2.2.3.1. Các văn bản pháp lý của Chính phủ và của NHNN liên quan đến quản trị
rủi ro hoạt động
Quản trị rủi ro hoạt động cho đến nay vẫn là công việc khá khó khăn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, cho đến thời điểm này vẫn chưa có một văn bản pháp lý chính thức nào từ phía Ngân hàng Nhà nước quy định về quản trị rủi ro hoạt động cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Do tính cấp thiết của công tác này, từ năm 2005, đã có một số văn bản quy định liên quan đến quản trị rủi ro hoạt động, cụ thể:
- Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành “Quy chế về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Quy định này khống chế các tỷ lệ an toàn về vốn, sử dụng vốn để các tổ
chức tín dụng hoạt động an toàn và hạn chế rủi ro. Quyết định này đã được thay thế, sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010, Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010, Thông tư số 22/2011/TT-NHNN ngày
30/8/2011, Thông tưsố 33/2011/TT-NHNN ngày /10/2011, Thông tư số 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành “Quy định về phân loại nơ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng”. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Hai quyết định nàyđã được Thống đốc NHNNhợp nhất bằng Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014.
- Luật Phòng chống rửa tiền ngày 18/6/2012.
- Nghị quyết số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc NHNN về việc “Quy định các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử”.
- Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc NHNN Việt nam về việc “Ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ Tổ chức tín dụng”.
- Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc “Ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của Tổ chức tín dụng”.
- Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành “Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dung, chi nhánh ngân hàng nước ngoài’’. Thông tư này thay thế cho Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 và Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN.
2.2.3.2. Cơ chế chính sách về quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank
Trong những năm qua, Agribank đã phát triển nhanh và mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng. Để nâng cao chất lượng phục vụ, Agribank đã rất chú trọng đến thị trường và sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, Agribank đã thực hiện đa dạng hóa các loại hình sản phẩm hướng đến sự hài lòng cho khách hàng khi đến giao dịch. Cùng với đó thì công tác quản trị rủi ro cũng
từng bước hoàn thiện được hệ thống hóa thông qua hệ thống các quy định, quy
trình, văn bản hướng dẫn trong từng nghiệp vụ cụ thể:
- Quyết định số 207/QĐ-HĐQT-BKS ngày 25/2/2009 của Chủ tịch Hội đồng quản trị nay là Hội đồng thành viên Agribank về việc “Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”. Quyết định này đã được thay thế bằng quyết định 969/QĐ- HĐTV-BKS ngày 22/12/2014 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank.
- Quyết định số 362/QĐ-HĐQT-BKS ngày 31/3/2009 của Chủ tịch Hội đồng quản trị nay là Hội đồng thành viên Agribank về việc “Ban hành quy trình kiểm toán nội bộ trong hệ thống Agribank”. Quyết định này đã được thay thế bằng Quyết định số 102/QĐ-HĐTV-KTNB ngày 12/2/2014 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank.
- Quyết định số 2406/QĐ/NHNo-TCKT ngày 29/12/2009 của Tổng Giám đốc Agribank về việc “Ban hành quy định nghiệp vụ hậu kiểm chứng từ, giao dịch trong hệ thống Agribank”. Quyết định này đã được thay thế bằng Quyết định số 150/QĐ- HĐTV-TCKT ngày 28/2/2014 của Chủ tịch Hội đồng thành viên.
- Quyết định số 2039/QĐ-HĐQT-UBQLRR ngày 31/12/2010 của Hội đồng quản trị nay là Hội đồng thành viên Agribank về việc “Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban quản lý rủi ro Agribank”.
- Quyết định số 3130/QĐ-HĐTV-CNTT ngày 25/12/2012 của Chủ tịch Hội đồng thành viên về việc ban hành “Quy định về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động của Agribank”. Quy định này yêu cầu từng đơn vị phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin của đơn vị mình; kịp thời nhận biết, phân loại, đánh giá và xử lý có hiệu quả các rủi ro công nghệ thông tin có thể xảy ra trong đơn vị; bố trí đủ nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp với quy mô nhằm bảo đảm an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin.
- Quyết định số 33/QĐ-HĐTV-TTT ngày 15/1/2014 của Chủ tịch Hội đồng thành viênAgribank về việc “Ban hành quy định tạm thời về xử lý rủi ro, tổn thất trong nghiệp vụ thẻ từ Quỹ dự phòng tài chính củaAgribank”.
- Quyết định số 102/QĐ-HĐTV-KTNB ngày 12/2/2014 của Chủ tịch Hội đồng thành viên về “Ban hành quy chế kiểm soát nội bộ của Agribank”. Yêu cầu đặt ra trong quy chế này đó là các rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của Agribank phải được đo lường, đánh giá thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ không tách rời các hoạt động hàng ngày của Agribank.Kiểm soát nội bộ được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ tại tất cả các đơn vị, bộ phận của Agribank.
- Quyết định số 491/QĐ-NHNN ngày 17/3/2014 của Thống đốc NHNN về việc “Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát Agribank”.
2.2.4. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị
2.2.4.1. Nhận diện rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro, xác định rò quản lý rủi ro hoạt động không phải nhiệm vụ của riêng một cá nhân hay một phòng nghiệp vụ nào mà đó chính là nhiệm vụ chungcủa tất cả các bộ phận nghiệp vụ, tất cả cán bộ trong toàn chi nhánh. Chính vì vậy,CN đã thựchiện phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận và cá nhân; quy định trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhânvới từng nhiệm vụ cụ thể, từng vị trí cụ thể nhằm phát hiện và ngăn ngừa sớm nhất các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp. Thông qua hệ thống văn bản nội bộ, qua đào tạo, tập huấn nghiệp vụ để cảnh báo đến tất cả cán bộ trong đơn vị các dấu hiệu rủi ro hoạt động đã xuất hiện tại CN, nâng cao ý thức quản lý rủi ro của cán bộ trong quá trình tác nghiệp. Cụ thể:
- Đối với nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận từ bên trong lẫn bên ngoài nội bộ: Đây là nhóm rủi ro có hậu quả để lại cao nhất, đặc biệt là những rủi ro từ công tác tín dụng và kế toán. Chính vì vậy mà công tác kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ luôn được chú trọng từ khâu tiếp nhận đến khi hoàn thành và lưu trữ hồ sơ, chứng từ; từ nhân viên cho đến cán bộ quản lý gắn với trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân trong quá trình tác nghiệp.
+ Tại các bộ phận tham gia hạch toán kế toán: Chỉ thực hiện giao dịch sau khi hồ sơ, chứng từ đã được kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp; việc nhận biết tiền thật, tiền giả trong quá trình kiểm đếm, những hiện tượng lừa đảo như giả mạo chữ ký, mẫu dấu, giả mạo hồ sơluôn được cảnh báo và phổ biến đến toàn thể cán bộ; những khách hàng có dấu hiệu rửa tiền thông qua các giao dịch chuyển và nhận tiền với khối lượng giao dịch lớn là những đối tượng khách hàng mà CN đưa vào diện cảnh giác cao trong quá trình tác nghiệp. Quán triệt và nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc kiểm soát các giao dịch, không thực hiện kiểm soát giao dịch khống, tránh trường hợp để lộ User cũng như mật khẩu cho người khác…
+ Tại bộ phận tín dụng: Các khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng, trả nợ không đúng thời gian quy định, cung cấp báo cáo tài chính không đúng, sử dụng vốn sai mục đích, đặc biệt là các khách hàng vay vốn trong lĩnh vực thương mại dịch vụ với thời hạn vay ngắn và luân chuyển vốn nhanh khó kiểm soát… là những đối tượng khách hàng thuộc diện hạn chế cho vay, được theo dòi thường xuyên và tăng cường các biện pháp thu hồi vốn ngay khi có thể nhằm hạn chế rủi ro. Thông qua kiểm tra, đối chiếu trực tiếp với khách hàng để phát hiện và ngăn chặn tình trạng cho vay đảo nợ, vay ké của khách hàng,cán bộ tín dụng cấu kết với khách hàng nâng giá trị hàng hóa, tài sản đảm bảo lên nhằm mục đích chiếm đoạt vốn, thu tiền của khách hàng nhưng không nộp vào quỹ…
+ Tại bộ phận phát hành và quản lý thẻ: Lắp đặt camera giám sát tại các máy ATM, tăng cường công tác bảo vệ tại các điểm đặt máy ATM; chủ động kiểm tra, rà soát các giao dịch phát sinh tại các đơn vị chấp nhận thẻ như số lượng phát sinh nhiều, liên tục trong khoảng thời gian ngắn bằng nhiều thẻ khác nhau, doanh số của đơn vị chấp nhận thẻ tăng đột biến…
- Dấu hiệu rủi ro liên quan đến quá trình tác nghiệp: Đây là nhóm dấu hiệu rủi ro có tần suất xảy ra lớn nhất. Những sai sót này xảy ra trong quá trình xử lý công việc liên quan đến tất cả các bộ phận nghiệp vụ và rất khó có thể đo lường. Hiện tượng đăng ký sai thông tin khách hàng, chữ ký và mẫu dấu của khách hàng đã đăng ký thay đổi nhưng chưa cập nhật trên hệ thống; chứng từ và bảng kê phân loại tiền