Kết Quả Hồi Quy Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Trị Rủi Ro

Nhân tố 1: Con người

Con người có phần trăm biến động thấp nhất với 13,23%, hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,77. Nhóm này gồm có 5 biến quan sát và hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 chứng tỏ thang đo đạt hội tụ và phân biệt trong nhóm nhân tố này. Các biến quan sát bao gồm: “Cán bộ nhân viên Agribank ở các bộ phận khác nhau có ý thực hợp tác cao”, “Agribank có chính sách đãi ngộ tốt nhằm thúc đẩy nhân viên phát huy khả năng, hạn chế gian lận nội bộ”, “Agribank có các chính sách kỷ luật thích đáng đối với các cán bộ nhân viên không tuân thủ quy trình nghiệp vụ, gây tổn thất về tài sản và uy tín của ngân hàng”, “Agribank thuờng xuyên có các chuơng trình đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, kĩ năng mềm và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên”, “Ít xảy ra các truờng hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp ở Agribank”.

Nhân tố 2: Quy chế, quy trình nghiệp vụ

Quy chế, quy trình nghiệp vụ có phần trăm biến động cao hơn sau nhân tố con người với 14,21%, hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,80. Nhóm này gồm có 5 biến quan sát và hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 chứng tỏ thang đo đạt hội tụ và phân biệt trong nhóm nhân tố này. Các biến quan sát bao gồm: “Tất cả các sản phẩm dịch vụ của Agribank đều có văn bản hướng dẫn đầy đủ”, “Văn bản quy định nội bộ được ban hành kịp thời, đồng bộ”, “Văn bản, quy chế quy trình nghiệp vụ phù hợp với quy định của pháp luật”, “Các văn bản hướng dẫn rò ràng, hợp lý, ít có hiện tượng hiểu lầm, chồng chéo trong quá trình thực hiện nghiệp vụ”, “Văn bản quy định nội bộ thiết kế đầy đủ các chốt kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ”

Nhân tố 3: Hệ thống

Hệ thống có phần trăm biến động cao hơn tiếp theo nhân tố quy chế, quy trình nghiệp vụ với 15,18%. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố này bằng 0,83. Nhóm này gồm có 5 biến quan sát và hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 chứng tỏ thang đo đạt hội tụ và phân biệt trong nhóm nhân tố này. Các biến quan sát bao gồm: “Hệ thống cơ sở hạ tầng kiên cố, an toàn, kịp thời khắc phục khi có hỏng hóc”, “Hệ thống phần cứng từ hội sở đến phòng giao dịch hiện đại, đồng bộ, đáp

ứng đuợc yêu cầu công việc”, “Agribank chú trọng đến công tác bảo trì bảo duỡng, khắc phục lỗi hệ thống phần cứng nhanh chóng”, “Hệ thống bảo mật thông tin an toàn, ít xảy ra lỗi”, “Hệ thống ATM hiện đại, ít sai sót”.

Nhân tố 4: Tác động bên ngoài

Hệ thống có phần trăm biến động lớn nhất trong 4 nhân tố với 16,96%. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố này bằng 0,87. Nhóm này gồm có 5 biến quan sát và hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 chứng tỏ thang đo đạt hội tụ và phân biệt trong nhóm nhân tố này. Các biến quan sát bao gồm: “Agribank thường xuyên cẩn trọng, cảnh giác với các hành động phá hoại an ninh hệ thống”, “Agribank thường nhanh chóng khống chế, giải quyết dứt điểm các tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng”, “Agribank lựa chọn kĩ càng các đối tác cung cấp sản phẩm, dịch vụ,... để giảm thiểu sai sót”, “Agribank chú trọng an ninh nhằm hạn chế các trường hợp trộm cắp, phá hoại tài sản, phòng chóng cháy nổ, thiên tai”, “Agribank thường dự báo, có biện pháp phòng tránh các thay đổi trong chính sách của CP và NHNN có ảnh hưởng đến hoạt động của Agribank.”

2.3.3.4. Phân tích hồi quy

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích tương quan, cần tiến hành phân tích hồi quy để đo lường xem mức độ tác động của các giá trị trung bình các nhân tố trên đến công tác quả trị rủi ro hoạt động thông qua biến “ĐGC”.

Khi phân tích hồi quy, sử dụng các biến đại diện-giá trị trung bình của các

biến trong một nhân tố để chạy mô hình hồi quy. Mô hình hồi quy có dạng như sau:

ĐGC=Const+β1.CN+β2.QT+β3.HT+β4.BN

Trong đó: ĐGC là biến phụ thuộc được giải thích bởi 4 biến độc lập CN, QT, HT. Cụ thể:

-ĐGC: Đánh giá chung về công tác quản trị rủi ro tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị

- CN: Con người, QT: Quy trình; HT:Hệ thống; BN: Bên ngoài.

- β1, β2, β3, β4: hệ số hồi quy

- Const: Hằng số

Kết quả phân tích bảng 2.12 cho thấy: Hệ số R2 bằng 0,51 tức là biến độc lập giải thích được 51% sự biến thiên của công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị, giá trị này tương đối cao (lớn hơn 50%) nên có thể khẳng định mô hình phù hợp với tập dữ liệu mẫu. Kết quả kiểm định Dubin- Watson cho trị số 1,97 gần bằng 2, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

Bảng 2.12: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro

hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị



Nhân tố


Hệ số chưa

chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩ

n hóa


T


Sig.


Tương quan


Thống kê đa

cộng tuyến

B

Std. Error

Beta

Partial

Part

Toler ance

VIF

Constant

0,21

0,39


0,53

0,60





CN

0,10

0,06

0,10

1,70

0,09

0,14

0,10

0,97

1,04

QT

0,14

0,05

0,39

6,74

0,00

0,49

0,39

1,00

1,00

HT

0,49

0,05

0,22

3,65

0,00

0,29

0,21

0,96

1,04

BN

0,29

0,04

0,51

8,58

0,00

0,58

0,50

0,95

1,06

R

0,71

R2 hiệu chỉnh

0,51

Durbin-Watson

1,97

Sig. ANOVA

0,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị - 10

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu)

Kiểm định F sử dụng trong phân tích nhân tố ANOVA là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Kết quả trong bảng trên cho thấy giá trị Sig. bằng 0,00 (nhỏ hơn 0,05) chứng tỏ rằng mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho tổng thể.

Giá trị Sig. của ba biến độc lập “QT”, “HT”, “BN” đều nhỏ hơn 0,05 (với độ tin cậy 95% thì Sig. nhỏ hơn 5% là có ý nghĩa), riêng sig của biến “CN” bằng 0,09 nên có ý nghĩa với độ tin cậy 90%. Vì vậy các tham số hồi quy trong mô hình đều

có ý nghĩa. Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy. Với kết quả như trên, mô hình hồi quy được viết lại dựa trên hệ số Beta đã được chuẩn hóa:

ĐGC= 0,10.CN+0,39.QT+0,22.HT+0,51.BN

Trong đó: ĐGC là biến phụ thuộc được giải thích bởi 4 biến độc lập CN, QT, HT. Cụ thể:

-ĐGC: Đánh giá chung về công tác quản trị rủi ro tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị

- CN: Con người, QT: Quy trình; HT:Hệ thống; BN: Bên ngoài.

Kiểm định giả thuyết

Giả thuyết H1: Nhân tố “Con người” có mối quan hệ đồng biến công tác quản trị rủi

ro hoạt động tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị

Từ mô hình hồi quy ta có: Khi nhân tố “Con người” tăng 1 đơn vị thì chất lượng dịch vụ tăng lên 0,10 đơn vị. Trong kiểm định, giá trị Sig. bằng 0,09 (nhỏ hơn 0,1) nên ta chấp nhận giả thuyết H1. Như vậy với mức ý nghĩa 10% ta khẳng định rằng khi quản trị tốt nhân tố con người thì hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị càng cao.

Giả thuyết H1: Nhân tố “Quy chế, quy trình nghiệp vụ” có mối quan hệ đồng biến công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị

Từ mô hình hồi quy ta có: Khi nhân tố “Quy chế, quy trình nghiệp vụ” tăng 1 đơn vị thì chất lượng dịch vụ tăng lên 0,39 đơn vị. Trong kiểm định, giá trị Sig. bằng 0,00 (nhỏ hơn 0,05) nên ta chấp nhận giả thuyết H1. Như vậy với mức ý nghĩa 5% ta khẳng định rằng khi quản trị tốt nhân tố “Quy chế, quy trình nghiệp vụ” thì hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị càng cao.

Giả thuyết H1: Nhân tố “Hệ thống” có mối quan hệ đồng biến công tác quản trị rủi

ro hoạt động tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị

Từ mô hình hồi quy ta có: Khi nhân tố “Hệ thống” tăng 1 đơn vị thì chất lượng dịch vụ tăng lên 0,22 đơn vị. Trong kiểm định, giá trị Sig. bằng 0,00 (nhỏ

hơn 0,05) nên ta chấp nhận giả thuyết H1. Như vậy với mức ý nghĩa 5% ta khẳng định rằng khi quản trị tốt nhân tố “Hệ thống” thì hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị càng cao.

Giả thuyết H1: Nhân tố “Tác động bên ngoài” có mối quan hệ đồng biến công tác

quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị

Từ mô hình hồi quy ta có: Khi nhân tố “Tác động bên ngoài” tăng 1 đơn vị thì chất lượng dịch vụ tăng lên 0,51 đơn vị. Trong kiểm định, giá trị Sig. bằng 0,00 (nhỏ hơn 0,05) nên ta chấp nhận giả thuyết H1. Như vậy với mức ý nghĩa 5% ta khẳng định rằng khi quản trị tốt nhân tố “Tác động bên ngoài” thì hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị càng cao.

2.4 Kết luận về công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị

2.4.1. Những kết quả đạt được

* Thực hiện tốt quy trình kiểm soát rủi ro trước, trong và sau khi giao dịch.

Việc kiểm soát chứng từ cũng như các giao dịch phát sinh được thực hiện theo quy trình khá chặt chẽ, từ khâu tiếp nhận hồ sơ chứng từ đến khi kết thúc giao dịch và cuối cùng là kiểm toán nội bộ; từ việc bố trí các vị trí làm việc, thực hiện quy trình luân chuyển chứng từ, bố trí cán bộ kiểm soát phù hợp với trình độ và năng lực của cán bộ đến việc phân quyền giao dịch trên hệ thống; thực hiện quy định các hạn mức giao dịch cho các giao dịch viên, hạn mức tồn quỹ cho các chi nhánh trực thuộc và các phòng giao dịch, đảm bảo 100% chứng từ đều được kiểm soát, 100% chi nhánh được kiểm toán ... Chính nhờ thực hiện tốt quy trình kiểm soát rủi ro, đã ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra trong đơn vị, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh.

* Giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động.

- Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình tác nghiệp, Agribank CN tỉnh Quảng Trị đã rất chú trọng đến việc hạn chế các sai sót xảy ra trong quá trình tác nghiệp.

- Việc giới hạn các hạn mức, phân quyền trên hệ thống cho các giao dịch viên đã hạn chế việc cấp các menu nghiệp vụ không đúng chức năng của các phòng

nghiệp vụ và của cán bộ, tránh việc xâm nhập vào các menu nghiệp vụ không thuộc

chức năng của mình và tránh được tình trạng giao dịch không giới hạn để lợi dụng.

- Duy trì tốt chế độ giao ban hàng tháng để xây dựng và triển khai các công việc liên quan đến kế hoạch kinh doanh, thông qua đó nắm bắt thông tin, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện từ đó giúp Ban lãnh đạo đưa ra các quyết sách phù hợp, sẵn sàng đối phó với các tình huống bất khả kháng có thể xảy ra. Ban hành các văn bản chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện tốt quy chế quản lý điều hành,

- Thông qua đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, đặc biệt là các khóa đào tạo phòng tránh những rủi ro thông thường như nhận biết tiền giả, nhận biết giấy tờ giả, chữ ký và con dấu giả… đã góp phần hạn chế tình trạng gian lận kể cả từ bên trong lẫn bên ngoài nội bộ.

- Bước đầu đã xây dựng cho cán bộ trong đơn vị ý thức về quản lý rủi ro, gắn rủi ro với trách nhiệm của từng cán bộ trong quá trình tác nghiệp, nâng cao tính chủ động và sáng tạo trong công việc của cán bộ. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua, mặc dù trong hệ thống đã xảy ra nhiều vụ rủi ro hoạt động điển hình, tuy nhiên CN vẫn giữ vững được hiệu quả kinh doanh, đảm bảo an toàn hoạt động, thông qua kiểm tra kiểm soát mà phát hiện và ngăn chặn kịp thời các dấu hiệu rủi ro xảy ra tại đơn vị mình.

* Hệ thống công nghệ thông tin và bảo mật thông tin được đảm bảo.

- Với hai kỹ sư tin học và một cán bộ chuyên quản lý đường truyền, lưu trữ thông tin, xử lý khi có sự cố xảy ra, Phòng điện toán tại chi nhánh đã thực hiện quản lý khá tốt hệ thống an ninh mạng tại chi nhánh, đảm bảo đường truyền vận hành cơ bản thông suốt. Ngoài ra, để hệ thống luôn được vận hành thông suốt cũng như khắc phục kịp thời các sự cố về công nghệ thông tin, đã lắp đặt thêm đường mạng dự phòng, bố trí tại các chi nhánh trực thuộc mỗi chi nhánh một kỹ sư tin học.Chính vì vậy, các rủi ro về công nghệ tại chi nhánh hầu như ít xảy ra, trừ các trường hợp đặc biệt do tắc đường truyền trong toàn hệ thống.

* Chất lượng công tác hậu kiểm và kiểm tra, kiểm soát nội bộ từng bước được

nâng cao.

- Về công tác hậu kiểm: Bộ phận hậu kiểm tại chi nhánh trực thuộc Phòng Kế toán ngân quỹ với các hậu kiểm viên là các cán bộ tại các phòng nghiệp vụ thực hiện kiểm tra chéo cho nhau. Thời gian đầu mới thành lập bộ phận hậu kiểm, chi nhánh chưa có cán bộ hậu kiểm chuyên trách, qua quá trình thực tiễn, nhận thức rò vai trò kiểm soát rủi ro của công tác hậu kiểm, đặc biệt là kiểm soát rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kế toán khách hàng, chi nhánh đã bố trí hai cán bộ hậu kiểm chuyên trách tại Phòng Kế toán. Có thể nói, trong những năm qua, bộ phận hậu kiểm đã góp phần tích cực trong việc phát hiện các sai sót xảy ra trong quá trình tác nghiệp và đề xuất biện pháp giải quyết sai sót một cách thỏa đáng, góp phần giúp cho các giao dịch viên thói quen làm việc theo nguyên tắc, thực hiện quy trình kiểm soát trước, trong và sau khi giao dịch.

- Công tác kiểm tra kiểm soát: Ngoài sáu cán bộ chuyên trách thường trực tại Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ, hàng năm chi nhánh đã trưng tập thêm các thành viên tại các phòng nghiệp vụ cũng như tại các chi nhánh trực thuộc loại II thực hiện kiểm tra định kỳ 100% chi nhánh trong toàn tỉnh. Đề cương, nội dung của các cuộc kiểm tra đều được xây dựng khá chặt chẽ gắn với từng mảng chuyên môn, kết thúc các đợt kiểm tra có báo cáo kết luận rò ràng. Phương pháp kiểm tra gắn với việc kiểm tra tính tuân thủ trong quá trình tác nghiệp, kiểm tra các giao dịch có dấu hiệu nghi ngờ, đối với hoạt động tín dụng thực hiện kiểm tra hồ sơ và đối chiếu trực tiếp với khách hàng.

Tổ chức công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại dứt điểm, đồng thời duy trì tốt hoạt động của tiểu ban phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí thông qua thực hiện công tác tự kiểm tra tại các chi nhánh.

Ngoài ra, cán bộ kiểm tra, kiểm soát cũng đã được bố trí tham gia các lớp bồi dưỡng về quy trình kiểm tra, kiến thức pháp luật.Chính vì vậy, mà chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát ngày càng được nâng lên.

2.4.2. Những hạn chế

Công tác quản lý rủi ro của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị bên cạnh những

kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế đó là:

- Về cơ cấu quản trị rủi ro

Hiện nay tại chi nhánh vẫn chưa có một bộ phận quản lý rủi ro riêng biệt, đặc biệt chưa có bộ phận chuyên quản lý về rủi ro hoạt động.Công tác quản lý rủi ro tập trung chủ yếu cho rủi ro tín dụng.Hệ thống cảnh báo tại các chốt kiểm soát quan trọng trong mỗi quy trình kiểm soát chứng từ chưa có, đồng thời cũng chưa xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng trong từng quy trình nghiệp vụ.Đây không chỉ là hạn chế của chi nhánh mà cũng chính là hạn chế của hệ thống Agribank.

- Về thu thập dữ liệu rủi ro hoạt động

Việc thu thập dữ liệu về tổn thất nội bộ thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau, song về cơ bản vẫn dựa trên các ghi chép và báo cáo thủ công từ các phòng nghiệp vụ, của bộ phận hậu kiểm và từ các báo cáo kiểm tra của Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Các lỗi, sai sót xảy ra trong quá trình thao tác nghiệp vụ hiện nay vẫn chưa được thống kê một cách đầy đủ, hệ thống chỉ mới đáp ứng việc liệt kê các bút toán hủy, các bút toán sai do cán bộ hậu kiểm trong quá trình kiểm soát lại chứng từ phát hiện (thể hiện trên các báo cáo hậu kiểm) tuy nhiên vẫn chưa phân định rò ràng nguyên nhân sai sót từ phía khách hàng hay sai sót từ phía cán bộ ngân hàng; bút toán điều chỉnh vẫn chưa thể thống kê một cách tách biệt.

Các sai sót xảy ra trong quá trình thu, chi tiền mặt như thừa thiếu tiền chỉ được thống kê một cách thủ công và chưa đầy đủ (hiện nay mới chỉ thực hiện báo cáo chi trả tiền thừa theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước); tần suất các sai sót xảy ra cũng như cách thức xử lý chưa được thống kê mà chỉ mang tính ước lượng đặc biệt là các sai sót liên quan đến đăng ký và khai báo thông tin.

- Về đo lường rủi ro hoạt động: mang tính định tính là chủ yếu, hiện nay trong toàn hệ thống vẫn chưa xây dựng được một hệ thống đo lường rủi ro theo phương pháp định lượng.

- Về tính tuân thủ trong quá trình tác nghiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022