Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Agribank Cn Tỉnh Quảng Trị.

Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh

Quảng Trị cũng gặp không ít những khó khăn đó là:

- Quy mô của nền kinh tế địa phương còn nhỏ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, đang còn nặng về phát triển nông nghiệp, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ và công nghiệp trong nền kinh tế còn thấp, đại bộ phận doanh nghiệp của địa phương các quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, khả năng đầu tư phát triển chưa mạnh; sức tiêu dùng của xã hội so với mặt bằng chung trong cả nước.

- Cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng gay gắt. Với quy mô thị trường còn hạn hẹp nhưng hiện nay trên địa bàn có sự hiện diện của nhiều ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, cùng thực hiện chức năng huy động vốn, cho vay như: BIDV, Viettinbank, Sacombank, Vietcombank, MBbank, VPbank, LienVietbank ... các ngân hàng đều có những thế mạnh riêng, nên việc cạnh tranh về huy động vốn, cho vay, thanh toán hết sức gay gắt.

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank CN tỉnh Quảng Trị.

Agribank CNtỉnh Quảng Trị là chi nhánh của Agribank, được thành lập theo Quyết định số 86/NH-QĐ ngày 19 tháng 06 năm 1989 của Tổng Giám đốc Agribank, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển tỉnh Quảng Trị. Đến năm 1996, đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam CN tỉnh Quảng Trị (Agribank CN tỉnh Quảng Trị), có Hội Sở đặt tại 01 Lê Quý Đôn, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Agribank CN tỉnh Quảng Trị là chi nhánh loại I, hạch toán phụ thuộc, có bảng cân đối tài sản riêng, đại diện theo uỷ quyền của Agribank, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp, chịu ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Agribank.

Agribank CN tỉnh Quảng Trị có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, các dịch vụ ngân hàng với mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Agribank trên địa bàn hành chính tỉnh Quảng Trị; thực hiện nghiệp vụ huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tài chính để cho vay ngắn, trung, dài hạn các thành phần kinh tế; tổ chức hạch toán, kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh theo quy định của Agribank.


KẾ HOẠCH

NGUỒN VỐN

PHÓ GIÁM ĐỐC

KH DOANH

NGHIỆP


KH HSX & CÁ NHÂN


KẾ TOÁN NGÂN QUỸ

PHÓ GIÁM ĐỐC

ĐIỆN TOÁN

TỔNG HỢP

GIÁM ĐỐC

DỊCH VỤ

MARKETING

PHÓ GIÁM ĐỐC

KINH DOANH

NGOẠI HỐI

TỔ CHỨC

CÁN BỘ


KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ

PHÒNG

GIAO DỊCH

CHI NHÁNH LOẠI

II

PHÒNG

GIAO DỊCH

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Agribank CN tỉnh Quảng Trị

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Agribank CN tỉnh Quảng Trị bao gồm Giám đốc, 03 Phó Giám đốc và 09 phòng nghiệp vụ, với 397 cán bộ nhân viên (được cơ cấu như sơ đồ 2.1).Giám đốc là người trực tiếp lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị, đồng thời phụ trách trực tiếp mãng Tổ chức cán bộ thuộc phòng Tổng Hợp, Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ và chỉ đạo điều hành các bộ phận khác thông qua ba Phó Giám đốc phụ trách trực tiếp các phòng còn lại. Với mô hình tổ chức hợp lý đã khai thác được tối đa các nguồn lực, phân định rò người rò việc, rò trách nhiệm trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị.

2.1.2. Kết quả một số mặt hoạt động kinh doanh của Agribank CN tỉnh Quảng Trị

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Với các hình thức huy động vốn đa dạng, Agribank CN tỉnh Quảng Trị đã thu hút một lượng không nhỏ nguồn tiền gửi của khách hàng, đặc biệt là tiền gửi có tính

ổn định cao trong dân cư. Gắn việc mở rộng đầu tư với việc huy động vốn, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn hợp lý; có giải pháp linh hoạt về cơ chế lãi suất, đáp ứng kịp thời, với sự thay đổi của thị trường từng địa bàn và đối tượng khách hàng trên cơ sở tuân thủ chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Agribank và phù hợp với điều kiện cạnh tranh trên địa bàn.Chính vì những lý do đó, nguồn vốn của CN luôn tăng trưởng ổn định qua các năm. Theo thống kê của NHNN CN tỉnh Quảng Trị, tính đến cuối năm 2017 thị phần huy động vốn trên địa bàn của Agribank CN tỉnh Quảng Trị chiếm 49,3%, BIDV có thị phần 14,6%, tiếp theo là Viettinbank với 11,3%, Sacombank là 9,4% và số còn lại là của VPbank, MBbank, VCB, LienVietbank.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Agribank CN tỉnh Quảng Trị



Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

2016/2014

Số tiền (tỷ đồng)


Tỷ trọng (%)

Số tiền (tỷ đồng)


Tỷ trọng (%)


Số tiền


Tỷ trọng (%)


+/-


%

Tổng nguồn VHĐ

4.296


4.732


5.301


1.005

23

1. Phân theo kỳ hạn

- TG không kỳ hạn

825

19

802

17

848

16

23

0,02

- TG có kỳ hạn

dưới 12 tháng

2.550

59

2.741

58

2.663

50

113

5

- TG có kỳ hạn từ

12 tháng trở lên

921

22

1.189

25

1.790

34

869

94

2. Phân theo đối tượng

- TG từ dân cư

3.278

76

4.178

88

4.704

88

1.426

44

- TG từ các TC

1.108

24

554

12

597

12

-511

-54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị - 6

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank CN tỉnh Quảng Trị)

2.1.2.2. Hoạt động cho vay.

Do tính đặc thù của Ngân hàng Nông nghiệp là cho vay trên lĩnh vực nông

nghiệp, nông thôn theo chỉ định của Chính phủ, cho nên mạng lưới hoạt động cho vay

của ngân hàng chủ yếu tập trung vào hộ sản xuất và cá nhân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định và phát triển kinh tế địa phương. Với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, thủ tục nhanh gọn, thẩm định đúng theo quy định, đáp ứng vốn kịp thời khi dự án có hiệu quả kinh tế xã hội, chi nhánh đã tập trung đầu tư vốn đúng hướng, đúng đối tượng, đúng thành phần kinh tế phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Nợ xấu năm 2015 gần 40 tỷ đồng chiếm 1.01%/tổng dư nợ, đến năm 2016 còn 26 tỷ đồng chiếm 0,53%/tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu mà Agribank cho phép là 3%. Tuy nhiên, trong công tác tín dụng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro với tổng số nợ được cơ cấu lại, nợ có khả năng chuyển nhóm và nợ xử lý rủi ro cao làm tăng thêm chi phí trích lập dự phòng rủi ro, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tài chính của chi nhánh.

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốntại Agribank CN tỉnh Quảng Trị



Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

2016/2014

Số tiền (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (tỷ

đồng)

Tỷ trọng (%)


+/-


%

Tổng dư nợ

3.668


3.942


4.831


1.163

24%

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay

- Ngắn hạn

2.086

57

2.177

55

2.691

55

605

22,5

- Trung, dài hạn

1.582

43

1.755

45

2.140

45

558

26

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế

- Doanh nghiệp

1.615

44

1.290

32,7

1.498

31

-117

-7,2

- Hộ SX&CN

2.053

56

2.652

67,3

3.333

69

1.280

38,4

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank CN tỉnh Quảng Trị)

2.1.2.3. Kết quả tài chính

Trong những năm qua, lãi suất liên tục sụt giảm,chênh lệch giữa lãi suất đầu vào đầu ra thấp, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, ảnh hưởng không nhỏ đến quỹ thu nhập của Agribank CN tỉnh Quảng Trị. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo thu nhập cho người lao động đã được đề ra ngay từ đầu mỗi

năm, chi nhánh đã thực thi khá đồng bộ một số giải pháp như tập trung thu lãi tồn đọng, thu nợ đã xử lý rủi ro, tăng thu dịch vụ, kết hợp với chi tiêu tiết kiệm hợp lý. Chính vì vậy, lợi nhuận của chi nhánhtăng trưởng ổn định qua các năm, đó cũng là điều kiện để chi nhánh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ kinh doanh, từng bước được hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

Bảng 2.3. Kết quả tài chính từ năm 2014-2016 của Agribank CN tỉnh Quảng Trị

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

I. Tổng thu nhập

689

603

640

1. Thu từ hoạt động tín dụng

612

537

571

2. Thu từ hoạt động dịch vụ

20

27

34

3. Thu nợ đã xử lý rủi ro

42

25

22

3. Thu khác

15

14

13

II. Tổng chi(Chưa lương)

576

478

503

1. Chi trả lãi

414

335

353

3. Chi dự phòng xử lý rủi ro

68

45

41

2. Chi khác

94

96

95

III. Qũy thu nhập

113

124

136

(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank CN tỉnh Quảng Trị )

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động của Agribank CN tỉnh Quảng Trị

2.2.1 Tình hình rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị

2.2.1.1. Số lỗi phát sinh rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị

Thực tế trong những năm vừa qua đã xảy ra một số sự cố rủi ro liên quan đến đạo đức của cán bộ trong các nghiệp vụ tín dụng, dịch vụ, kho quỹ. Đây là loại rủi ro có tần suất xuất hiện ngày càng nhiều mặc dù đã được tuyên truyền, phổ biến, thường xuyên nhắc nhở, cảnh báo định kỳ theo qui định.

Bảng 2.4. Số lỗi phát sinh của Agribank CN tỉnh Quảng Trị

theo nghiệp vụ qua các năm từ 2014 - 2016

(ĐVT : số lần)


TT

LOẠI NGHIỆP VỤ

NĂM 2014

NĂM 2015

NĂM 2016

1

Huy động vốn

107

83

46

2

Chuyển tiền

83

45

25

3

Ngân quỹ

34

29

17

4

Tín dụng

175

122

51

5

Thanh toán quốc tế

5

0

0

6

Kính doanh ngoại tệ

5

5

2

7

Nhân sự

45

17

10

8

Chứng từ

357

118

79

9

ATM

3

1

0

10

Tài chính

12

8

7

11

Thông tin khách hàng

111

89

67


Tổng cộng

937

517

304

(Nguồn: Báo cáo kiểm soát nội bộ Agribank CN tỉnh Quảng Trị)

Về các lỗi phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp hàng ngày có xu hướng giảm qua các năm do Agribank CN tỉnh Quảng Trị đã chủ động nhận diện, rà soát và khắc phục các lỗi, sai sót trong nghiệp vụ. Ngoài ra cũng phải tính đến việc CN đã chuẩn hóa các qui trình nghiệp vụ, mô hình tổ chức theo hướng chuyên môn hóa, tập trung hóa. Từ năm 2014, CN cũng đã triển khai đồng bộ các công cụ quản trị rủi ro nhằm giảm thiểu sai sót, tăng cường giám sát từ xa, mở rộng hệ thống báo cáo giao dịch bất thường, tăng tần suất báo cáo, tăng cường tự động hóa trong công tác thống kê lỗi,… Tổng số lỗi năm 2015 là 517 lỗi, giảm 55% so với năm 2014, năm 2016 là 304 lỗi, giảm 58% so với năm 2015. Bốn nghiệp vụ có số lỗi phát sinh lớn nhất qua các năm là: huy động vốn, tín dụng, chứng từ và thông tin khách hàng. Mặc dù bốn nghiệp vụ này với số lỗi phát sinh có xu hướng giảm qua các năm, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lỗi. Nghiệp vụ huy động vốn có số lỗi

năm 2016 là 46 lỗi giảm so với 2014 là 43% (107 lỗi). Các lỗi của nghiệp vụ này phát sinh chủ yếu do các giao dịch viên hạch toán sai dẫn đến chi sai lãi cho khách hàng, tính toán sai số ngày tính lãi, ngày đến hạn,…Nghiệp vụ tín dụng có số lỗi năm 2016 là 51 lỗi giảm 29% so với năm 2014 (175 lỗi). Các lỗi nghiệp vụ này phát sinh từ các bộ phận sau: bộ phận cho vay, bộ phận thẩm định. Từ bộ phân cho vay: do việc thu thập thông tin sai lệch, do đạo đức của cán bộ. Từ bộ phận thẩm định: trình độ cán bộ, sử dụng thông tin sai lệch để đưa ra quyết định, đạo đức,.. Tuy nhiên từ năm 2016, sau khi thực hiện triển khai mô hình tập trung hóa công tác thẩm định, phê duyệt và hỗ trợ từ chi nhánh về Hội Sở, công tác thẩm định, hỗ trợ dần dần đi vào qui trình kiểm soát chặt chẽ, hạn chế dần các rủi ro xảy ra.

Lỗi chứng từ là lỗi cao nhất trong nhóm lỗi được thống kê. Tuy nhiên, cũng đã có sự chuyển biến mạnh qua các năm, giảm từ 357 lỗi năm 2014 xuống còn 79 lỗi năm 2016. Điều nay là do Agribank đã dần áp dụng công nghệ hóa, tự động hóa, giảm dần các chứng từ làm thủ công bằng tay, áp dụng các qui trình chặt chẽ, xây dựng các module tích hợp mới trên các phần mềm quản trị nên các lỗi giảm dần do các nguyên nhân chủ quan. Lỗi về quản lý thông tin khách hàng là nhóm lỗi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lỗi. Mặc dù lỗi này không gây ra các tổn thất tức thời tuy nhiên nó sẽ gây ra các lỗi gián tiếp ảnh hưởng đến các hoạt động khác, nghiệp vụ khác và có thể dẫn đến ảnh hưởng về uy tín, thương hiệu của ngân hàng. Tuy nhiên, lỗi này cũng có xu hướng giảm qua các năm, năm 2016 giảm so với 2014 là 60%. Điều này có được là do CN đã tích cực triển khai công tác rà soát, kiểm soát định kỳ của bộ phận nghiệp vụ, kiểm soát chéo của các phòng ban cũng như trình độ công nghệ tăng cao dẫn đến việc quản trị hệ thống thông tin khách hàng ngày càng chặt chẽ, bảo mật. Một lỗi khác mặc dù có số lượng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số lỗi nhưng gây ra hậu quả lớn, thiệt hại lớn cho từng cá nhân, hệ thống khi phát sinh, đó là lỗi liên quan đến hoạt động ngân quỹ.Lỗi này phát sinh do chi sai, chi thừa, thiếu, gian lận nội bộ, rủi ro đạo đức. Tuy nhiên, với việc ban hành các qui trình quản lý quỹ chặt chẽ, hệ thống giám sát, nguyên tắc làm việc “ 4 mắt” và qui trình phát hiện, thống kê lỗi tự động, xu hướng lỗi này có sự suy giảm theo chiều hướng tích cực.

2.2.1.2. Đánh giá tần suất xảy ra rủi ro tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị

Agribank CN tỉnh Quảng Trị sử dụng ma trận rủi ro hoạt động, bảng mô tả tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng của các dấu hiệu rủi ro để đánh giá hiệu quả công tác quản lý rủi ro hoạt động tại CN.Báo cáo này được thực hiện tại tất cả các CN, định kỳ 6 tháng/lần. Năm 2014 có 4 nghiệp vụ ở trạng thái báo động đỏ, chiếm 36% tổng số các nghiệp vụ là nghiệp vụ huy động, tín dụng, chứng từ và thông tin tài khoản. Năm 2015 có 3 nghiệp vụ ở trạng thái báo động đỏ và đến năm 2016 chỉ còn 2 nghiệp vụ ở trạng thái đỏ. Đây là tín hiệu tốt cho thấy tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro giảm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác quản trị rủi ro hoạt động của CN có tác động tích cực mang lại kết quả đáng khích lệ. Các loại nghiệp vụ được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến tần suất xuất hiện rủi ro giảm dần. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại các báo động đỏ nên Agribank CN tỉnh Quảng Trị vẫn cần tiếp tục tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

2.2.1.3. Đánh giá giá trị tổn thất do các rủi ro xảy ra tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị

Giá trị tổn thất hàng năm là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá

kết quả công tác quản trị rủi ro hoạt động.

Bảng 2.5. Giá trị tổn thất của Agribank CN tỉnh Quảng Trị qua các năm từ 2014-2016

Đvt: triệu đồng



Năm


Giá trị tổn

thất

Giá trị giảm trừ


Giá trị tổn

thất thực tế

Cán bộ tự

bù đắp

Khách hàng

hoàn trả

Khác

2014

3,500

-

1,200


2,300

2015

45

40



5

2016

60

18

12

3

27

(Nguồn: Báo cáo kiểm soát nội bộ Agribank CN tỉnh Quảng Trị)

Giá trị tổn thất từ năm 2014- 2016 có những thay đổi đáng kế. Năm 2014 có sự cố lớn nhất và liên quan đến vấn đề đạo đức của cán bộ đó là rủi ro do cán bộ cho vay thực hiện quản lý khách hàng lỏng lẻo, cho vay sai mục đích, không kiểm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022