Phó giám đốc phụ trách khách hàng là tổ chức kinh tế
Phó giám đốc phụ trách khách hàng là cá nhân
marketing lên ngang hàng với các phòng khác, vì nhiệm vụ của họ rất nặng nề như: Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh để tìm ra được những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất để đưa vào đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hay quan hệ với quần chúng khách hàng, thiết kết, quảng cáo để nâng cao hình ảnh của ngân hàng...
Phó tổng giám đốc
Giám đốc marketing
Bộ | Bộ | Bộ | Bộ phận | Bộ | Bộ | Bộ | Bộ phận | |||||||
phận | phận | phận | nghiên | phận | phận | phận | nghiên | |||||||
PR | quảng | thiết | cứu thị | PR | quảng | thiết | cứu thị | |||||||
cáo | kế | trường | cáo | kế | trường |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị marketing của các ngân hàng thương mại quốc doanh tại nước CHDCND Lào - 20
- Sơ Đồ Phân Phối Sản Phẩm Tới Khách Hàng
- Chính Sách Khách Hàng Một Cách Tích Cực Và Bền Vững
- Quản trị marketing của các ngân hàng thương mại quốc doanh tại nước CHDCND Lào - 24
- Quản trị marketing của các ngân hàng thương mại quốc doanh tại nước CHDCND Lào - 25
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Sơ đồ 3.3: Tổ chức thực hiện marketing theo quan điểm marketing
Tuy nhiên, hiện nay phòng marketing không thể có được những thông tin cần thiết cũng như không thể hướng các hoạt động của các phòng ban khác theo hướng chương trình marketing, điều đó thể hiện rằng sự phối kết hợp giữa phòng marketing và các phòng khác còn ở mức hạn chế, chưa hiệu quả, ví dụ: Phòng marketing cần có sự phản hồi ngay từ khách hàng sau khi khách hàng phản ảnh với các phòng khác (phòng kinh doanh, huy động vốn, thẻ...) để từ đó có sự điều chỉnh. Tuy nhiên, các phòng khác coi đây là công việc của
phòng marking, nên phòng cần phải đi hỏi hay tự tìm hiểu. Do đó, trong thời gian tới, các NHTMQD Lào cần phải xây dựng những quy định rõ ràng về trách nhiệm của mỗi phòng khi phối hợp với các phòng khác. Nếu các phòng nào không hợp tác, phối hợp sẽ bị xử lý kỉ luật nghiêm. Vì vậy, giám đốc marketing cần phải được chịu sự quản lý trực tiếp của phó tổng giám đốc và báo cáo với phó tổng giám đốc.
Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát định kỳ, cán bộ thanh tra, kiểm tra và giám sát cần phải thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình, tránh hiện tượng tham ô, hối lộ, bao che và bào chữa cho nhau trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Mặt khác, phải xây dựng một tiêu chuẩn để từ đó tạo ra chuẩn mực cho thanh tra, kiểm tra. Cần xử lý nghiêm các hành vi gian lận, gây hậu quả xấu cho hoạt động marketing của ngân hàng, để từ đó làm gương và răn đe các đối tượng khác.
3.5. Kiến nghị
3.5.1. Kiến nghị với Nhà nước CHDCND Lào và các bộ ngành liên quan
3.5.1.1. Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế - chính trị và xã hội
Trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng thì môi trường chính trị - pháp luật có ảnh hưởng rất lớn. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng tích cực cho nhóm ngân hàng này và có ảnh hưởng tiêu cực cho nhóm ngân hàng kia, hay khi môi trường kinh tế - chính trị không ổn định sẽ làm ảnh hưởng tới việc trả nợ của các doanh nghiệp cho ngân hàng. Mặt khác, khi kinh tế - chính trị ổn định sẽ là những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Một môi trường pháp lý đồng bộ, lành mạnh vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh vừa điều chỉnh các hoạt động kinh doanh theo hướng không phải chú ý đến kết quả và hiệu quả riêng của mình mà phải đảm bảo lợi ích kinh tế của mọi thành viên trong xã hội. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài
kinh tế của kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của các ngân hàng. Môi trường này có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Trong thời gian qua, môi trường kinh tế vĩ mô của nước CHDCND Lào chưa thực sự ổn định, nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ thấp , khung thể chế đảo bảo cho hoạt động của các thành phần kinh tế chưa đồng bộ. Các chủ thể kinh tế còn manh mún, mức độ can thiệp hành chính vào hoạt động ngân hàng còn lớn, quyền lợi và quyền tự chủ kinh doanh của các NHTMQD Lào còn chưa được đảo bảo bằng pháp luật, đặc biệt khi xảy ra tranh chấp. Nhiều quy định, chính sách chưa phù hợp với các nguyên tắc của kinh tế thị trường và các thông lệ chuẩn mực của quốc tế, nhiều nghiệp vụ có tác động giảm thiểu và phân tán rủi ro chưa được đưa vào áp dụng rộng rãi. Vậy, để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các NHTMQD Lào hiệu quả và an toàn, thì hệ thống pháp luật phải không ngừng được cải thiện, tạo môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, tiến dần tới phù hợp với những thông lệ quốc tế. Vì vậy, Chính phủ Lào cần xem xét chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Lào ban hành những những văn bản triển khai thực hiện, cải cách hệ thống NHTMQD Lào, theo đó những quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, và các hoạt động của marketing.
3.5.1.2. Mở rộng quyền tự chủ cho các NHTMQD Lào
Các NHTMQD Lào trong quá trình hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng, nên chịu sự điều chỉnh của các luật tín dụng, luật doanh nghiệp Nhà nước… Hiện nay các quy định của Luật và văn bản dưới luật hiện hành chưa phát huy được quyền tự chủ về kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý nhân sự và tiền lương… Chính phủ Lào cần cho phép làm thí điểm mở rộng các quyên tự chủ nói trên cho các NHTMQD Lào để góp
phần thúc đẩy quá trình cơ cấu các NHTMQD Lào trong thời gian tới.
3.5.1.3. Hoàn thiện hơn môi trường pháp lý
Để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các NHTMQD Lào nói riêng và các ngân hàng tại nước Lào nói chung, thì Nhà nước Lào cần xem xét ban hành hoặc chỉnh sửa những nội dung của một số văn bản có liên quan đến những vấn đề sau:
- Cơ chế chính sách còn nặng tính bao cấp của Nhà nước đối với các hoạt động ngân hàng ( như: tín dụng ngân sách Nhà nước, tín dụng với các ngân hàng nhà nước, hay chính sách tín dụng nông thôn…). Hiện nay, chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động tín dụng thương mại cả về nghiệp vụ lẫn mô hình tổ chức.
- Các quy định liên quan đến mô hình tổ chức và quản lý các NHTMQD Lào như trách nhiệm và quyền hạn thực tế của Hội đồng quản trị và Ban điều hành, quyền tự chủ ra các quyết định kinh doanh, tự chủ về tổ chức, nhân sự, tài chính, đầu tư, phân phối thu nhập, khen thưởng và xử phạt vật chất. Đây là những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế hiệu quả hoạt động của các NHTMQD Lào nói riêng và hệ thống các ngân hàng Lào nói chung.
Ngoài ra, trong quá trình tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Nhà nước cần ban hành và hoàn thiện nhanh chóng các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp lý có hiệu lực cao hơn như Luật Giao dịch điện tử, Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt… ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động ngân hàng ngày càng sát hơn với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời phù hợp với tập quán kinh doanh của nước Lào.
3.5.1.4. Nâng cấp hệ thống thông tin báo cáo và kế toán
Nhà nước Lào cần cải thiện hệ thống thông tin báo cáo và công tác kế toán theo hướng tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế là cần thiết và nhằm đánh giá tổng quan, sự hợp lý về hiệu quả các hoạt động của các NHTMQD Lào trong hiện tại và tương lai. Hệ thống kế toán cần phải đảm bảo yêu cầu
như: Thông tin về số liệu hoạt động của các NHTMQD Lào cần phải chính xác, minh bạch, toàn diện, và được cung cấp kịp thời, thường xuyên cho lãnh đạo điều hành, nhằm tạo điều kiện cho các nhà quản lý ra quyết định kinh doanh kịp thời. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện và phát triển các tiêu chí đánh giá tính an toàn và hiệu quả hoạt động của các NHTMQD Lào mà các bên có quyền lợi, có liên quan có thể sử dụng được dễ dàng như: Các nhà quản lý, điều hành, thanh tra, kiểm tra và giám sát, các nhà đầu tư, chủ nợ… ngoài ra, điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nó góp phần tạo tiền đề cho các cổ đông, các nhà đầu tư có cơ sở đánh giá, suy xét và cân nhắc trong việc tham gia góp vốn cổ phần khi tiến hành cổ phần hoá các NHTMQD Lào.
3.5.1.5. Nhà nước cần ban hành Luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng Lào
Điều đó không chỉ nhằm bảo hộ cho các ngân hàng thương mại cạnh tranh lành mạnh mà còn bảo vệ lợi ích cho khách hàng. Các điều khoản của Luật chống cạnh tranh không lành mạnh cần quy định theo hướng: Quy định rõ sự cạnh tranh không lành mạnh, các ngân hàng thương mại trong giao dịch với khách hàng không được dùng các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh như: Chào mời lôi kéo khách hàng, đưa ra hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ biếu không cho khách hàng, tự khoe khoang vượt quá tầm khả năng thực sự của bản thân, giảm lãi suất cho vay và tăng lãi suất huy động quá mức, hạ phí dịch vụ quá thấp, giảm thấp điều kiện để cấp tín dụng…
3.5.1.6. Đề nghị Chính phủ, Bộ tài chính, ngân hàng Nhà nước Lào cần hỗ trợ cho các NHTMQD Lào trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các đề án quan trọng
Hiện nay, trong các NHTMQD Lào có rất nhiều đề án nhằm tưng cường nguồn vốn kinh doanh, tăng khả năng hoạt động và sức cạnh tranh trên thị trường tiền tệ, các đề án mà được các NHTMQD Lào quan tâm trong thời gian tới là: Đề án tăng vốn chủ sở hữu, đề án tăng cường hoạt động marketing
của các NHTMQD Lào. Như vậy, Chính phủ, Bộ tài chính, ngân hàng Nhà nước Lào cần phải có chính sách hỗ trợ cho các NHTMQD Lào nhằm thực hiện thành công các đề án trên, nhằm tăng cường sức cạnh tranh của các NHTMQD Lào.
3.5.1.7. Nhà nước cần xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng
Trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm tới cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, tạo điều kiện cho các ngân hàng nói chung và các NHTMQD Lào nói riêng có điều kiện phát triển các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao như: Dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng tự động, hệ thống ATM, hệ thống thanh toán trong và ngoài nước, các dịch vụ bảo lãnh…
3.5.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và các cơ quan liên quan của nước Lào
- Đối với chính sách tiền tệ: Ngân hàng Nhà nước cần có giải pháp chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ theo các nguyên tắc thị trường, hạn chế sự phụ thuộc bởi chính sách tiền tệ của một quốc gia khác, hạn chế tác động hoặc vô hiệu hóa tác động của luồng vốn vào đến diễn biến tiền tệ trong nước. Theo đó:
+ Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế, nâng cao năng lực phân tích dự báo để có những giải pháp phản ứng kịp thời trước những biến động của thị trường thế giới.
+ Chính sách tiền tệ cần theo đuổi một mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả, không nên thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu như hiện nay, nhất là vừa kiểm soát lãi suất, vừa kiểm soát tỷ giá và cung tiền.
+ Việc điều hành chính sách tiền tệ cần phải áp dụng đồng thời ba biện pháp là: Nâng cao tính minh bạch; phát triển hệ thống thanh toán; thúc đẩy việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và các qui định về an toàn.
- Thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá thị trường theo hướng, gắn với một
“rổ” đồng ngoại tệ mạnh để hạn chế sự phụ thuộc về chính sách tiền tệ của nước Lào vào nước mà Lào neo tỷ giá. Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái cần được điều hành linh hoạt, theo nguyên tắc thị trường. Biên độ tỷ giá cần được xem xét nới rộng, ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt hơn trong việc can thiệp thị trường ngoại hối và đối phó với sự gia tăng luồng vốn vào trong thời gian dài.
- Nâng cao năng lực quản lý và can thiệp thị trường ngoại tệ thông qua các nghiệp vụ thị trường của ngân hàng Nhà nước Lào nhằm kiểm soát tỷ giá, cung, cầu trên thị trường ngoại tệ.
- Điều hành lãi suất theo các nguyên tắc thị trường, tăng cường vai trò điều tiết, định hướng của các lãi suất do ngân hàng Nhà nước công bố đối với lãi suất thị trường. Chính sách lãi suất và tỷ giá cần được phối hợp đồng bộ, đảm bảo cân bằng mức độ hấp dẫn của đồng nội tệ và ngoại tệ, tránh được sự dịch chuyển từ việc nắm giữ đồng nội tệ sang ngoại tệ.
- Xây dựng cơ chế quản lý dự trữ ngoại hối hiệu quả, thực hiện các nguyên tắc quản lý dự trữ đảm bảo tính thanh khoản, an toàn, sinh lời.
- Xây dựng và điều hành hạn mức vay nợ nước ngoài trên nguyên tắc phù hợp với các chỉ tiêu an toàn nợ được quốc tế thừa nhận và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô lành mạnh quốc gia; tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát luồng vốn, nhất là luồng vốn nước ngoài ngắn hạn và sự đổi chiều đột ngột của các luồng vốn.
- Cần thiết lập cơ chế giám sát và quản lý thận trọng hoạt động ngân hàng, đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính; hệ thống các định chế tài chính cần hoạt động hiệu quả để giảm thiểu tác động bất lợi và rủi ro do biến động về lưu chuyển vốn, rủi ro về tỷ giá.
- Để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng, ngân hàng Nhà nước cần có chính sách riêng để quản lý cạnh tranh. Đó có thể là tăng cường vai trò của ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát, điều tiết lãi suất thị trường thông qua lãi suất định hướng của ngân hàng.
- Cần tuyên truyền, động viên và tạo điều kiện thuận lợi (cả về mặt pháp lý và tài chính) cho các NHTMQD Lào tổ chức hoạt động marketing của các NHTMQD Lào. Mặt khác, liên hệ với các ngân hàng nước ngoài nhằm đào tạo nguồn lực cho các NHTMQD Lào.
- Các cơ quan liên quan cần ủng hộ và giúp đỡ hết sức cho các hoạt động marketing của các NHTMQD Lào. Góp phần vào làm tăng hiệu quả hoạt động marketing của các NHTMQD Lào.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3 của luận án đã trình bày những cơ hội và nguy cơ của các NHTMQD Lào nhìn từ góc độ vĩ mô, vi mô; những điểm mạnh, điểm yếu nhìn từ góc độ môi trường marketing vi mô bên trong của các NHTMQD Lào và các định hướng chiến lược marketing cũng như đề xuất các chiến lược marketing cho các NHTMQD Lào. Luận án cũng đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị các biến số marketing - Mix theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh cho các NHTMQD Lào có tính đến đặc trưng của dịch vụ ngân hàng, cụ thể các giải pháp như: Giải pháp về sản phẩm; Giải pháp về phân phối; Giải pháp về yếu tố con người; Giải pháp về hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ; Giải pháp về văn hoá ngân hàng; Hiện đại hoá cơ sở vật chất; Giải pháp về tổ chức thực hiện và kiểm tra Marketing. Đề tài cũng đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước của Lào và đối với Ngân hàng nhà nước Lào. Vì vậy, để hoạt động quản trị marketing của các NHTMQD Lào ngày càng có hiệu quả thì các NHTMQD Lào cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, thêm vào đó cần phải có sự giúp đỡ của các cơ quan, hữu quan Nhà nước Lào và của Ngân hàng nhà nước Lào.