Quản Trị Sản Xuất Và Cung Ứng Nguyên Vật Liệu

sẽ giảm đi khi các nhà quản lý hiểu biết nhiều hơn về văn hóa tại thị trường mục tiêu.

- Môi trường chính trị và pháp luật

Những bất ổn về chính trị ở thị trường mục tiêu làm tăng mức rủi ro của các khoản đầu tư. Như vây, những khác biệt chính trị đáng kể và mức độ bất ổn cao khiến cho các công ty né tránh đầu tư và chọn những phương thức thâm nhập an toàn để bảo vệ tài sản của họ.

Hệ thống luật pháp ở các thị trường mục tiêu cũng có ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương thức thâm nhập thị trường. Những quy định về xuất nhập khẩu, những luật thuế, những yêu cầu về hạn ngạch có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các công ty. Thuế thấp và hạn ngạch cao sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư nhưng lại khuyến khích các công ty xuất khẩu bán hàng. Thậm chí luật pháp một số nước còn cấm đầu tư vào một số lĩnh vực và cấm hoàn toàn một số hình thức đầu tư.

Ví dụ sau khi Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đã có rất nhiều các công ty lớn của quốc gia Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc … lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam bằng phương pháp đầu tư thay cho xuất khẩu vì sự tương đồng về văn hóa cũng như môi trường chính trị và pháp luật có rất nhiều ưu đãi cho đầu tư từ nước ngoài.

3.4.2. Quy mô thị trường

Quy mô thị trường tiềm năng cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn được phương thức thâm nhập thị trường. Thu nhập tăng lên khuyến khích các hình thức thâm nhập bằng đầu tư bởi vì đầu tư cho phép công ty chuẩn bị trước cho một thị trường đang mở rộng với nhu cầu tăng và cho phép họ hiểu nhiều hơn về thị trường tiềm năng. Nếu những nhà đầu tư tin rằng thị trường sẽ vẫn giữ ở mức nhỏ bé tương đối thì khả năng lựa chọn hình thức thâm nhập qua xuất khẩu hay thông qua hợp đồng chắc chắn hơn.

Ví dụ ở Việt Nam cuối những năm 80, đầu những năm 90 các công ty quốc tế chủ yếu thâm nhập vào thị trường Việt Nam rất ít chủ yếu qua xuất khẩu, đại lý ủy quyền, nhưng trong thời gian gần đây do việc phát triển của thị trường và sức mua trong nước nên các hãng công ty đã chuyển sang rất nhiều hình thức đầu tư trực tiếp, nhượng quyền thương mại…

3.4.3. Chi phí sản xuất và vận chuyển

Bằng cách kiểm soát tổng chi phí, việc sản xuất và vận chuyển với giá rẻ có thể tạo cho công ty ưu thế trong cạnh tranh. Do vậy, tiến hành sản xuất ở ngày trên thị trường tiêu thụ sẽ thuận lợi hơn khi tổng chi phí sản xuất ở đó thấp hơn so với nước chủ nhà. Sản xuất tại địa phương có chi phí thấp mà bất ổn về chính trị cao có thể chỉ khuyến khích hình thức thâm nhập thông qua hợp đồng và đặc quyền. Nếu chi phí sản xuất đủ thấp thì lựa chọn sản xuất ở thị trường nước ngoài, và bắt đầu cung cấp hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

hóa cho các thị trường khác, trong đó có cả thị trường nước sở tại. Một lợi ích tiềm tàng của việc sản xuất nội địa là các nhà quản lý có thể quan sát hành vi của người mua và thay đổi hàng hóa để phù hợp với nhu cầu của thị trường nội địa. Chi phí sản xuất thấp hơn ở nước sờ tại sẽ khiến cho việc xuất khẩu sang các thị trường quốc tế trở nên hấp dẫn hơn.

Thông thường các công ty sản xuất ra các sản phẩm có chi phí vận chuyển cao dễ ngã sang hướng sản xuất nội địa. Các hình thức thâm nhập thông qua hợp đồng và đầu tư là những lựa chọn trong trường hợp này. Ngược lại, xuất khẩu có khả thi hơn nếu các sản phẩm có chi phí vận chuyển tương đối thấp. Cuối cùng, các sản phẩm khó thay thế hoặc là các sản phẩm đặc biệt sẽ ít chịu ảnh hưởng trong cạnh tranh giá cả, vì vậy dễ dang chịu đựng được giá sản xuất và vận chuyển cao hơn. Trong trường hợp này hình thức thâm nhập qua xuất khẩu có thể được lựa chọn.

Quản trị kinh doanh quốc tế - 15

3.4.4. Kinh nghiệm quốc tế

Hầu hết các công ty tham gia vào thị trường quốc tế thông qua xuất khẩu, khi công ty có nhiều kinh nghiệm quốc tế hơn, họ có xu hướng lựa chọn các hình thức thâm nhập sâu hơn. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là phải chấp nhận rủi ro cao hơn để đổi lấy khả năng kiểm soát tốt hơn đối với các hoạt động kinh doanh. Họ có thể khai thác các thế mạnh của bản quyền, đặc quyền, hopự đồng quản lý, dự án chìa khóa trao tay. Một khi họ đã cảm thấy quen thuộc với một thị trường xác định thì liên doanh, liên minh chiến lược, sở hữu toàn bộ sẽ trở thanh các lựa chọn phù hợp.

Tuy nhiên, sự phát triển này cùng với sự chấp nhận rủi ro cao hơn và kiểm soát bằng kinh nghiệm không phải luôn đúng với mọi công ty. Đặc biệt, những tiến bộ trong công nghệ và giao thông vận tải đang cho phép ngày càng nhiều những công ty nhỏ tham gia quốc tế hơn.

Ví dụ về chiến lược bước vào thị trường Việt Nam của McDonald: Tiền đề cho sự thâm nhập của McDonald’s vào thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam

- Thuận lợi

+ Lợi thế từ thị trường Việt Nam

Mức sống của người dân ngày càng tăng: Với mức GDP bình quân đầu người năm 2013 vào khoảng 1960 USD/năm, còn thấp so với khu vực nhưng nếu xem xét mức GDP bình quân đầu người tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hai địa điểm chắc chắn sẽ được triển khai đầu tiên, có thể thấy mức GDP/đầu người ở hai thành phố này cao hơn mức bình quân cả nước khá nhiều. (Năm 2012, Hà Nội vào khoảng 2.200 USD/người còn TP. Hồ Chí Minh là 3.600 USD/người).Mức thu nhập này đủ để người tiêu dùng sẵn sàng bỏ từ từ 4 – 6 USD cho một bữa ăn tại McDonalds mà không phải suy nghĩ quá nhiều.

Thói quen tiêu dùng, lối sống của người dân Việt Nam mà nhất là các bạn trẻ thay đổi cùng với quá trình đô thị hóa. Cuộc sống công nghiệp, ăn nhanh, uống nhanh là những yếu tố giúp Fast Food phát triển nhanh chóng. Nếu như ở Mỹ, đồ ăn nhanh được coi là đồ ăn bình dân, ăn nhanh để tiết kiệm thời gian, thì ở Việt Nam khái niệm “ăn nhanh” đã có phần thay đổi. Thậm chí, nhiều người vẫn quan niệm đi ăn KFC, Lotteria... là ăn sang và rất sành điệu. Đồ ăn nhanh đáp ứng một phần nhu cầu tiếp cận dịch vụ phong cách Tây của hàng triệu cư dân trẻ tại các thành phố lớn.Các cửa hàng thức ăn nhanh luôn được bài trí đẹp, sạch sẽ là địa điểm thích hợp cho các cuộc tụ tập, giao lưu của hầu hết các bạn trẻ. Bên cạnh đó, có rất nhiều người nước ngoài sinh sống ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung mang đến những nhu cầu lớn về Fast Food.

Sự phát triển đồng bộ của cơ sở hạ tầng cùng các ngành giải trí liên quan: kéo theo sự phát tiển các cửa hàng thức ăn nhanh. Cụ thể, dù đã kinh doanh ở nước ta hơn chục năm nhưng Lotteria, KFC chỉ mới thực sự phát triển ở vài năm trở lại đây, khi mà các trung tâm thương mại, khu vui chơi, rạp chiếu phim… được xây dựng và đưa vào khai thác.

Sự phát triển của thị trường đồ ăn nhanh: Theo thống kê của Bộ Công thương Việt Nam, tổng doanh số của ngành thức ăn nhanh ở Việt Nam năm 2011 ước tính đạt 870 tỉ đồng, tăng 30% so với năm 2010. Với mức tăng trưởng khoảng 30% mỗi năm, thị trường thức ăn nhanh đang trở thành ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong các ngành hàng tiêu dùng thực phẩm hiện nay

+ Lợi thế từ bản thân thương hiệu

So với các hãng đồ ăn nhanh khác như Lotteria, KFC thì McDonald’s có lợi thế riêng, đó là lợi thế về thương hiệu, về vị trí số 1.

Trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu năm 2012 của BrandFinance, McDonald’s giữ vị trí thứ 4 với giá trị thương hiệu lên tới 95 tỷ USD. Các thương hiệu cạnh tranh như Lotteria, KFC không lọt được vào bảng xếp hạng này.

Thương hiệu có sức ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của người tiêu dùng - “hiện tượng” Starbucks là một minh chứng rò ràng nhất.

Starbucks cũng mang vị trí số 1 về kinh doanh cà phê trên thế giới. Trước Starbucks, nhiều thương hiệu nổi tiếng như Gloria Jeans hay The Coffee Bean đã có mặt tại Việt Nam. Nhưng đến khi Starbucks tiến vào, một làn sóng truyền thông lớn do ảnh hưởng mạnh mẽ của thương hiệu đã giúp họ nhanh chóng đánh bại các đối thủ đi trước của công ty.

- Khó khăn

+ Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh từ các hãng thức ăn nhanh khác tại Việt Nam: Các thương hiệu đồ ăn nhanh hàng đầu thế giới như Lotteria, KFC và PizzaHut (cùng thuộc Yum!) đang liên tục mở rộng. Hiện tại dẫn đầu về số lượng cửa hàng đang là Lotteria với 146 cửa hàng, tiếp theo là KFC (134 cửa hàng) và Jollibee (30 cửa hàng). Các thương hiệu khác không kém phần nổi tiếng như Subways, Burger King, cũng đã từng bước tiến vào thị trường và tìm cho mình những vị trí đẹp.

Đối thủ cạnh tranh từ các loại “đồ ăn nhanh” khác tại Việt Nam: ở Việt Nam có nhiều loại món ăn đa dạng và rẻ tiền như bánh mì, bún, phở,… Đó là những món ăn cũng không kém phần tiện lợi và phù hợp với khẩu vị tinh tế của người Việt từ lâu.

+ Chưa có nhiều kinh nghiệm về thị trường Việt Nam

McDonald’s mới chỉ chính thức bước vào thị trường Việt Nam qua sự kiện khai trương cửa hàng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 08/02/2014. Vì vậy, so với các đối thủ khác, McDonald’s chỉ được coi là “kẻ đến sau” và mới đang trong giai đoạn tìm hiểu, tiếp cận thị trường.

+ Khó khăn trong cung ứng nguyên liệu

Để đảm bảo nguồn chất lượng của một sản phẩm không quá khác biệt so với Mỹ, nguồn tự cung tự cấp tại Việt Nam không thể đáp ứng được nhu cầu của McDonald's. Khi phải nhập thực phẩm từ nước ngoài về, chi phí nhập cảng và vận chuyển sẽ làm chi phí của sản phẩm đội lên nhiều.

Hiện nay, chỉ có duy nhất các loại rau là được cung ứng từ các doanh nghiệp trong nước. Các nguyên liệu còn lại đều phải nhập từ các chuổi cung ứng của McDonald’s tại nước ngoài, chẳng hạn như thịt bò được nhập từ Úc.

- Hình thức thâm nhập

+ Cơ sở pháp lý

McDonald thâm nhập thị trường Việt Nam bằng cách nhượng quyền giấy phép phát triển cho một công ty ở Việt Nam là Good Day Hospitality. Theo McDonald's, Việt Nam là một trong hơn 65 thị trường trên toàn thế giới được cấp phép nhượng quyền. Đây cũng là một phương thức mà McDonald's đã sử dụng hơn 30 năm qua trên toàn thế giới để phát triển thương hiệu.

Điểm khác biệt cơ bản giữa giấy phép phát triển với nhượng quyền thương mại đó là ngoài việc bên được cấp phép không những được cung ứng sản phẩm của bên cấp phép mà còn có thể phát triển thêm sản phẩm khác với thương hiệu mà bên cấp phép đã chuyển giao.

- Quá trình tiếp nhận phía bên công ty được nhượng quyền

+ Để có được nhượng quyền giấy phép phát triển của McDonald’s, phía bên công ty Việt Nam là Good Day Hospitality phải chi bước đầu 45000 USD. Đây là

khoản phí duy nhất phải trả cho McDonald’s, các chi phí còn lại được thành toán cho các nhà cung ứng.

+Tiếp đó, phía bên Good Day Hospitality sẽ tham gia một khóa huấn luyện nghiêm ngặt kéo dài 9 tháng, nơi đào tạo về các phương pháp làm việc theo đúng phong cách đặc trưng của McDonald’s như: tiêu chuẩn chất lượng, cung cách phục vụ, giá trị hình ảnh thương hiệu, công thức và cách chế biến từng món trong thực đơn, cách thức quản lý, các kỹ năng kiểm kê, giám sát.

+ Sau khi kết thúc khoá huấn luyện, Mc Donald’s sẽ giới thiệu một địa điểm kinh doanh đã được lựa chọn từ trước. Phía công ty Good Day Hospitalitysẽ nhận được sự hỗ trợ thường xuyên từ một nhân viên thuộc Bộ phận tư vấn của McDonald’s, người sẽ định kỳ ghé thăm cơ sở kinh doanh cũng như hướng dẫn và giải thích mọi việc một cách chi tiết. McDonald’s sẽ nhận khoản phí hàng tháng là 4% trích từ doanh thu bán hàng, và cộng thêm tiền thuê mặt bằng chiếm thêm 8,5%.

+ Về thực chất, công ty Good Day Hospitality không làm chủ hoạt động kinh doanh , mà chỉ sở hữu số tài sản đã đầu tư để tạo dựng cơ sở kinh doanh.

Dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến lựa chọn cách thức thâm nhập thị trường quốc tế của một công ty đa quốc gia, tiểu luận đã phần nào làm sáng tỏ chiến lược tiếp cận thị trường đồ ăn nhanh Việt Nam của McDonald’s – một trong những tập đoàn số một về lĩnh vực này trên toàn cầu. Căn cứ vào những thuận lợi, khó khăn khi thâm nhập thị trường Việt Nam cũng như các yếu tố về công nghệ, cơ sở pháp lý, McDonalds đã lựa chọn cách thức “nhượng quyền kinh doanh”. Vấn đề trước mắt đặt ra cho McDonald’s là việc khai thác thị trường tiềm năng này sao cho hiệu quả, sau khi đã tiến hành thâm nhập thành công.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Hình thức thâm nhập thị trường quốc tế thông qua xuất khẩu là gì? Trình bày ưu điểm và nhược điểm của hình thức thâm nhập thị trường quốc tế này.

Câu 2: Thế nào là xuất khẩu trực tiếp? Xuất khẩu trực tiếp có các hình thức cơ bản nào? Trình bày ưu điểm và nhược điểm của hình thức thâm nhập thị trường quốc tế thông qua xuất khẩu.

Câu 3: Thế nào là xuất khẩu gián tiếp? Xuất khẩu gián tiếp có các hình thức cơ bản nào? Trình bày ưu điểm và nhược điểm của hình thức thâm nhập thị trường quốc tế thông qua xuất khẩu.

Câu 4: Hình thức thâm nhập thị trường quốc tế thông qua buôn bán đối lưu là gì? Trình bày ưu điểm và nhược điểm của hình thức thâm nhập thị trường quốc tế này.

Câu 5: Thâm nhập thị trường quốc tế thông qua buôn bán đối lưu có các hình thức như thế nào?

Câu 6: Hình thức thâm nhập thị trường quốc tế thông qua hợp đồng sử dụng giấy phép là gì? Trình bày ưu điểm và nhược điểm của hình thức thâm nhập thị trường quốc tế thông qua hợp đồng giấy phép.

Câu 7: Hình thức thâm nhập thị trường quốc tế thông qua hợp đồng nhượng quyền là gì? Trình bày ưu điểm và nhược điểm của hình thức thâm nhập thị trường quốc tế này.

Câu 8: Hình thức thâm nhập thị trường quốc tế thông qua hợp đồng quản lý là gì? Trình bày ưu điểm và nhược điểm của hình thức thâm nhập thị trường quốc tế này.

Câu 9: Hình thức thâm nhập thị trường quốc tế thông qua dự án chìa khóa trao tay là gì? Trình bày ưu điểm và nhược điểm của hình thức thâm nhập thị trường quốc tế này.

Câu 10: Hình thức thâm nhập thị trường quốc tế thông qua chi nhánh sở hữu toàn bộ là gì? Trình bày ưu điểm và nhược điểm của hình thức thâm nhập thị trường quốc tế qua chi nhánh sở hữu toàn bộ.

Câu 11: Hình thức thâm nhập thị trường quốc tế thông qua liên doanh là gì?

Trình bày ưu điểm và nhược điểm của hình thức thâm nhập thị trường quốc tế này.

Câu 12: Hình thức thâm nhập thị trường quốc tế thông qua liên minh chiến lược là gì? Trình bày ưu điểm và nhược điểm của hình thức thâm nhập thị trường quốc tế này.

Câu 13: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phương thức thâm nhập thị trường quốc tế.

Câu 14: So sánh hình thức thâm nhập thị trường thông qua sử dụng giấy phép và thông qua hình thức nhượng quyền.

Câu 15: So sánh điểm giống nhau và khác nhau của xuất khẩu trực tiếp và gián

tiếp.

CHƯƠNG 4: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ

4.1. Quản trị sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu

4.1.1. Các lựa chọn về sản xuất

Việc vận hành sản xuất là cực kỳ quan trọng trong việc đạt được các chiến lược. Việc lập kế hoạch về tất cả các mặt của sản xuất một cách cẩn thận sẽ giúp công ty cắt giảm được chi phí để trở thành người dẫn đầu về chi phí thấp và thiết kế các sản phẩm mới hoặc tạo ra các đặc điểm cần thiết để phục vụ cho chiến lược khác biệt. Vấn đề đặt ra là các nhà quản trị quan tâm đến những vấn đề nào là chủ yếu khi cân nhắc các vấn đề về sản xuất của các công ty quốc tế? Họ thường quan tâm đến những vấn đề như dự kiến sản lượng, phân bố sản xuất, lựa chọn địa điểm sản xuất, cách thức tổ chức sản xuất, tổ chức mặt bằng sản xuất (nơi làm việc) và phương pháp sản xuất.

- Lập kế hoạch sản lượng

Việc xác định khả năng để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định của một công ty để đáp ứng nhu cầu của thị trường được gọi là kế hoạch sản lượng. Các công ty phải đánh giá được nhu cầu trên toàn thế giới về sản phẩm của mình chính xác đến mức có thể. Nếu sản lượng sản xuất ra lớn hơn nhu cầu dự kiến của thị trường thì phải thu hẹp quy mô sản xuất. Chẳng hạn, có thể cắt giảm số công nhân hay ca làm việc ở những khu vực nhất định. Tuy nhiên, các nước có các luật quy định quyền hạn của ông chủ trong việc cắt giảm lao động một cách khác nhau. Tuy từng nước mà công ty có thể đưa ra hoặc không đưa ra thông báo trước về sa thải hoặc đóng cửa nhà máy. Ngược lại, nếu nhu cầu thị trường đang tăng thì các nhà quản lý phải xác định cơ sở nào cần mở rộng sản xuất hoặc cơ sở truyền thống cần phải tăng thêm sản lượng. Để không bỏ lỡ các cơ hội bán hàng tiềm năng, công ty có thể ký hợp đồng với các nhà sản xuất khác để đảm bảo phần sản phẩm vượt quá so với khả năng hiện tại của công ty cho đến khi xây dựng xong và đưa vào vận hành các cơ sở mới.

Lập kế hoạch sản lượng cũng cực kỳ quan trọng đối với các công ty dịch vụ. Chẳng hạn, một tập đoàn khách sạn xâm nhập vào một thị trường mới phải có dự kiến được số lượng phòng mà họ nên có. Họ phải xác định xem địa điểm sẽ sử dụng cho hội nghị và cả những vấn đề tương tự cũng như số lượng phòng họp cần phải xây dựng. Cần phải xây dựng thêm các phòng hội thảo video nếu các công ty bản địa yêu cầu để giữ liên lạc với các hoạt động rải rác ở khắp nơi.

- Kế hoạch phân bố sản xuất

Việc dự kiến khu vực để đặt các cơ sở sản xuất được gọi là lập kế hoạch phân bố sản xuất. Các công ty thường có nhiều khu vực tiềm năng trên thế giới, để từ đó chọn một địa điểm cho sản xuất, cho nghiên cứu, và phát triển, hoặc một vài hoạt động khác. Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch phân bố sản xuất bao gồm: chi phí và sự sẵn có về lao động, quản lý, nguyên liệu, các bán thành phẩm và

năng lượng. Các yếu tố chủ yếu khác bao gồm: sự ổn đinh về chính trị, phạm vi điều chỉnh của luật pháp, bộ máy quan liêu, sự phát triển kinh tế và văn hóa địa phương.

Giảm chi phí sản xuất bằng việc tận dụng lợi thế tiền công thấp ở các nước khác luôn luôn là vấn đề cần thiết để giữ cho các sản phẩm của công ty có thể cạnh tranh được về giá. Đây là vấn đề quan trọng đặc biệt khi chi phí về lao động chiếm một phần lớn trong tổng chi phí sản xuất. Tuy nhiên, tiền công thấp của đội ngũ lao động ở một quốc gia cũng phải tương đồng với năng suất lao động của quốc gia đó. Năng suất lao động có xu hướng thấp hơn ở hầu hết các nước đang phát triển và ở một vài thị trường mới nổi so với các nước đang phát triển.

Mặc dù các công ty dịch vụ phải chọn địa điểm ở gần khách hàng của họ để đặt doanh nghiệp thì họ vẫn phải quan tâm đến nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng khi xác định vị trí đặt các cơ sở sản xuất. Vị trí này có thuận tiện, đồng thời có ở khu vực buôn bán sầm uất và quan trọng đối với khách hàng không. Vị trí này rò ràng là quan trọng đối với các công ty như nhà hàng, ngân hàng và rạp hát. Đối với các công ty kinh doanh dịch vụ khác như công ty tư vấn hoặc những ngành phục vụ công cộng thì vị trí thuận lợi lại ít quan trọng hơn. Vấn đề cung cấp cũng rất quan trọng. Đối với bất kỳ một phương thức vận tải nào, khoảng cách giữa cơ sở sản xuất và thị trường mục tiêu càng xa thì khách hàng càng lâu nhận được hàng hóa. Để đền bù cho sự chậm trễ đó, các nhà quản lý marketing phải duy trì hàng hóa lưu kho nhiều hơn ở thị trường mục tiêu làm tăng chi phí lưu kho và bảo hiểm. Chi phí sản xuất cũng tăng khi địa điểm sản xuất càng cách xa thị trường mục tiêu. Chi phí vận tải là một trong những động lực thúc đẩy việc toàn cầu hóa ngành thép. Chi phí vận chuyển thép có thể từ 40- 50 USD/ 1 tấn- một khoản đáng kể khi giá bán thép vào khoảng 400- 500 USD/ 1 tấn. Bằng việc xây dựng các nhà máy sản xuất thép tại các nước của khách hàng, các công ty sản xuất thép đã giảm đáng kể chi phí vận tải.

- Tính kinh tế của địa điểm

Việc lựa chọn đúng các vị trí thuận tiện để hoạt động kinh doanh cho phép một công ty đạt được tính kinh tế của địa điểm. Đó là lợi ích kinh tế được tạo ra từ việc đặt các hoạt động sản xuất tại những địa điểm (vùng, khu vực) tốt nhất. Tính kinh tế của địa điểm là kết quả của sự kết hợp đúng các yếu tố vừa mô tả. Để giành được lợi thế về địa điểm, hoặc là các công ty tự thực hiện những hoạt động kinh doanh ở một địa điểm cụ thể hoặc giành được các sản phẩm hay dịch vụ từ các công ty khác đặt ở địa điểm đó. Trong thực tiễn, tính kinh tế của địa điểm có thể lôi kéo bất kỳ hoạt động kinh doanh nào mà các công ty làm rất tốt ở một địa điểm khác, bao gồm thựv hiện nghiên cứu và phát triển hay cung cấp các dịch vụ tài chính hay quảng cáo.

Các thí dụ sau đây minh họa mức độ khai thác tính kinh tế của các địa điểm mà các công ty tiến hành. Máy bay được lắp ráp ở Seattle với vỏ đuôi được sản xuất ở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022