KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang giai đoạn tiếp theo, các thành tựu đạt được, những khó khăn - thuận lợi, những hạn chế còn tồn tại của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cụ thể: giải pháp về: Hoàn thiện chế độ chính sách; Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN; Nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ quản lý vốn và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN. Các giải pháp đưa ra có căn cứ khoa học và thực tiễn do vậy có tính khả thi cao. Đồng thời đề xuất một số kiến nghị với Chính Phủ, cơ quan Trung Ương, cũng như chính quyền các cấp của tỉnh Bắc Giang nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
KẾT LUẬN
Đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề cơ bản để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quản lý vốn đầu tư XDCB là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, rất phức tạp và luôn biến động trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý đầu tư còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như hiện nay.
Vấn đề tăng cường quản lý vốn đầu tư là một tất yếu khách quan trong điều kiện nền kinh tế đang hội nhập và phát triển ở nước ta, việc tăng tích lũy vốn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho đầu tư XDCB còn gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn còn hạn chế. Các chủ thể tham gia hoạt động quản lý vốn đầu tư luôn tìm mọi cách lợi dụng kẽ hở của pháp luật, của cơ chế chính sách để trục lợi cá nhân. Vấn đề đặt ra là phải biết quản lý tốt mọi nguồn vốn dành cho đầu tư XDCB từ NSNN, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đầu tư XDCB cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế và ngăn chặn nạn tham nhũng, lãng phí, thất thoát vốn Nhà nước, góp phần thúc đầy tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Bên cạnh đó, Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Bắc Giang được đặt ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân đang thi đua sôi nổi chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIX và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Trong công cuộc phát triển kinh tế, đầu tư XDCB là việc đầu tiên để tăng trưởng kinh tế trong đó nguồn NSNN chiếm tỷ trọng lớn, hơn thế lại là động lực đầu tầu lôi kéo sự phát triển của toàn xã hội, do đó có vai trò rất quan trọng. Từ lâu đã có rất nhiều chủ trương, nhiều chính sách lo toan đến việc quản lý đầu tư XDCB song những thiếu sót, những sơ hở, mất mát, thâm hụt từ đầu tư XDCB không nhỏ thậm chí là tiêu điểm mà xã hội quan tâm. Vậy thì nguyên nhân là gì, do đâu? trên cương vị công tác thực tế, với lý luận, kiến thức được Trường Đại học Thương mại trang bị, thông qua nghiên cứu, em lựa chọn đề tài “Quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang”. Với việc hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư XDCB, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN (chương 1), làm rõ thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2019, những ưu điểm, hạn chế trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở Bắc Giang (chương 2), từ đó đề xuất một số giải pháp trong bố trí, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, chống khép kín trong XDCB, trong đấu thầu, chọn thầu và một số vấn đề về cơ chế, chính sách và tổ chức bộ máy liên quan để từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN (chương 3). Trong những giải pháp có những vấn đề đã được nêu từ lâu, đã có chủ trương hướng dẫn nhưng thiếu các điều kiện, thiếu những chi tiết cần thiết đặc biệt là những phát hiện đề xuất mà theo tôi mới là cấp bách. Tuy nhiên vì những hạn chế về trình độ và kinh nghiệm bản thân không tránh khỏi khiếm khuyết cần được đóng góp. Em mong muốn nhận được sự chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo, sự tham gia góp ý của các đồng nghiệp và cơ quan liên quan để hoàn chỉnh Luận văn này./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; 2. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
3. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014; (Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 có hiệu lực từ 01/01/2020);
4. Quốc hội, Luật số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 về Ngân sách nhà nước
5. Quốc hội, Luật số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 về Đấu thầu
6. Quốc hội, Luật số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 về Đầu tư công
7. Quốc hội, Luật số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 về Xây dựng
8. Quốc hội, Luật số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về Đầu tư
9. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dưng;
10. Chính phủ (2015), Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 Về quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
11. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2015), Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy định chi tiết thiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp;
12. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn ngân sách nhà nước
13. Bộ Tài chính (2018); Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước (Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước có hiệu lực từ ngày 10/4/2020);
14. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Quyết định số 01/2019/QĐ-UBND ngày 04/01/2019 về việc ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
15. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2015), Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2015 về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
16. Sở Tài chính Bắc Giang (2015; 2016; 2017; 2018; 2019), Báo cáo kết quả tình hình thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước tại Bắc Giang.
17. Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang (2014), Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 11 tháng 07 năm 2014 về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
18. GS,TS Nguyễn Công Nghiệp (2009), "Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước", đề tài nhánh IX, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính.
19. GS,TS. Đỗ Hoàng Toàn, PGS,TS. Mai Văn Bưu (2008), giáo trình "Quản lý nhà nước về kinh tế", Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
20. PGS.TS Từ Quang Phương và PGS.TS Phạm Mạnh Hùng (2013), Giáo trình Kinh tế đầu tư Đại học Kinh tế Quốc Dân;
21. ThS. Nguyễn Ngọc Hải - Khoa Tài chính Ngân hàng Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, Tạp chí Tài chính Tháng 7/2019;
22. Bùi Mạnh Tuyên (2015), Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội
23. Vũ Thị Phương Chi (2016), “Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
24. Nguyễn Ngọc Diệp (2016), “Quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại.
25. Nguyễn Hải Sơn (2014), “Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Thái Nguyên
PHIẾU KHẢO SÁT
QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tôi xin gửi lời chào tới các anh/chị. Hiện tôi đang nghiên cứu đề tài luận văn Thạc sĩ “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Giang”. Để thu thập được những thông tin thực tiễn cũng như các ý kiến tham gia đóng góp của các anh/chị cho đề tài tôi nghiên cứu. Tôi kính mời anh/chị cùng tham gia vào cuộc điều tra khảo sát bằng cách đánh dấu vào những phương án phù hợp với ý kiến của anh/chị, hoặc nêu rõ quan điểm của anh/chị vào những dòng còn trống. Sự hợp tác của anh/chị sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công cho đề tài tôi nghiên cứu.
Tôi xin cam đoan phiếu khảo sát này chỉ sử dụng cho mục đích duy nhất là hoàn thiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ với đề tài “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Giang ”
1. Đánh giá của anh/chị về thực trạng việc lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tương ứng 1 điểm là rất kém, 2 điểm là trung bình, 3 điểm là khá, 4 điểm là tốt và 5 điểm là rất tốt.
Nội dung | Mức độ đánh giá theo số điểm (1-rất kém, 2-trung bình, 3-khá, 4- tốt, 5-rất tốt) | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
1 | Quy trình lập dự toán ngân sách logic và chặt chẽ | |||||
2 | Việc lập dự toán được quy định rõ về thời gian và quy trình lập dự toán tuân quy định của pháp luật | |||||
3 | Dự toán được lập dựa trên việc xem xét tình hình hiện tại và nguồn |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Vốn Đầu Tư Xdcb Phải Đúng Mục Đích, Đúng Đối Tượng Theo Từng Dự Án
- Giải Pháp Hoàn Thiện Công Cụ Quản Lý Vốn Đầu Tư Xdcb Từ Nsnn
- Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang - 16
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
ngân sách thực tế | ||||||
4 | Có dự báo nguồn vốn cho cả đời dự án và cân đối cho từng năm thực hiện | |||||
5 | Mức độ cắt giảm tùy tiện trong chi đầu tư XDCB | |||||
6 | Các đơn vị lập dự toán ngân sách đúng tiến độ | |||||
7 | Có đủ thời gian để thảo luận các khoản chi NSNN cho đầu tư XDCB |
2. Đánh giá của Anh/chị về thực trạng quyết toán vốn dự án đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tương ứng 1 điểm là rất kém, 2 điểm là trung bình, 3 điểm là khá, 4 điểm là tốt và 5 điểm là rất tốt
Nội dung | Mức độ đánh giá theo số điểm (1-rất kém, 2-trung bình, 3-khá, 4- tốt, 5-rất tốt) | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
1 | Mức độ đầy đủ trong nội dung báo cáo quyết toán ngân sách của Chủ đầu tư lập | |||||
2 | Mức độ cân đối và khớp đúng số liệu trên báo cáo của đơn vị và số liệu chi ngân sách |
Công tác thẩm định báo cáo quyết toán của hội đồng thẩm tra đảm bảo chính xác, kịp thời | ||||||
4 | Mức độ thực hiện của các chủ đầu tư đối với các kiến nghị giải quyết các tồn tại về nguồn vốn đầu tư, tài sản và công nợ sau khi quyết toán dự án. |