Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng - 9


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ TIN HỌC PHƯƠNG TÙNG‌

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1. Phân tích cơ hội và thách thức đối với công ty

3.1.1.1. Cơ hội

Khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, đó là một cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu Việt Nam chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết: đội ngũ nhân lực chất lượng cao, môi trường doanh nghiệp tốt để giữ chân nhân tài,... khi có điều kiện tiếp cận, khai thác các điểm mạnh của họ, kết hợp với sức mạnh của sự hiểu rõ về văn hóa, thói quen, phong tục tập quán tiêu dùng của Việt Nam để cạnh tranh.

Hiên nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của mình, do đó mà các thiết bị tin học cũng như các phần mềm quản lý sử dụng nhiều, tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nhiệp kinh doanh các thiết bị công nghệ tin học, điện tử- viễn thông. Và Phương Tùng cũng nhờ đó mà có những điều kiện thuận lợi để phát triển.

Người dân với thu nhập cao và ổn định, có xu hướng sử dụng các sản phẩm công nghệ cao nhiều hơn. Đó cũng là lý do mà các sản về máy tính bảng, smartphone, laptop được tiêu thụ ngày càng nhiều.

Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế Giới WTO tạo điều kiện để công ty hội nhập vào kỹ thuật tân tiến về công nghệ thông tin của Thế Giới.

Sự phát triển của Internet cũng là một thuận lợi để phát triển ngành kinh doanh các thiết bị tin học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

3.1.1.2. Thách thức

Thị trường kinh doanh các thiết bị tin học, điện tử đang ngày càng cạnh tranh gay gắt. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu khách hàng nhiều hơn nữa.

Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng - 9

Đời sống xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu của khách hàng càng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nâng cao chất lượng phục vụ, đưa ra nhiều các chính sách thu hút, đáp ứng và phục vụ khách hàng ở mức tốt nhất.

Các sản phẩm công nghệ thường có chu kỳ sống ngắn doanh nghiệp cần phải có những chiến lược trong việc nhập sản phẩm về hợp lý để tránh trường hợp sản phẩm bị tồn kho vì lỗi thời


3.1.2. Định hướng phát triển của công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng

Cùng với quá trình phát triển, công ty Phương Tùng đã bổ sung, hoàn thiện và củng cố định hướng hoạt động của mình. Công ty hướng đến việc phát triển bền vững để tạo ra giá trị lâu dài cho các nhà đầu tư và các chủ thể quan trọng khác dựa trên các giá trị và triết lý kinh doanh chủ chốt sau đây:

Chiến lược về khách hàng: Xác định một cách chính xác các đối tượng khách hàng cần phục vụ trên từng khu vực thị trường nhất định. Đối với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau thì phải tìm mọi cách để thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu của họ (trong phạm vi khả năng của doanh nghiệp). Điều đó sẽ giúp cho Phương Tùng có thể giữ chân được các khách hàng truyền thống và lôi kéo thêm các khách hàng tiềm năng. Chiến lược về sản phẩm: Công ty liên tục cập nhật những sản phẩm mới nhất,

phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, bên cạnh đó công ty cũng phải nâng cao các dịch vụ kèm theo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng như dịch vụ bảo hành, lắp ráp và kiểm tra định kỳ, dịch vụ hậu mãi, tư vấn, … Các dịch vụ của Phương Tùng giúp doanh nghiệp và tổ chức tạo lợi thế cạnh tranh, tối ưu hóa hiệu suất hoạt động, giảm chi phí và ứng dụng thành tựu công nghệ tiên tiến phục vụ công việc của mình.

Chiến lược về con người: Con người là nhân tố quan trọng hàng đầu trong các hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy, việc xác định một cách chính xác nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng lao động cần có, khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi giúp đội ngũ lao động phát huy được hết khả năng của mình.

Cùng nhau phát triển: Phương Tùng hiểu rằng không ai có thể thành công một mình được, thành công của công ty ngày hôm nay là nhờ vào sự tin tưởng, chia sẻ và hợp tác cùng có lợi của, nhà đầu tư, đối tác, khách hàng, nhân viên, cộng đồng địa phương, cơ quan quản lý, truyền thông… Cho nên triết lý kinh doanh “cùng nhau phát triển” của công ty đã được vận dụng một cách thành công. Công ty có được một đội ngũ quản lý trung thành và nhiệt tình, và nhân viên của công ty luôn tự hào được làm trong một môi trường năng động và cạnh tranh.

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng

Trên cơ sở thực trạng về NLCT của công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng, rút ra được những ưu điểm và những hạn chế về NLCT của công ty. Tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:


3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực lúc nào cũng được coi là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Công tác tuyển dụng, đào tạo và quản lý nguồn nhân lực luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.

Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của Phương Tùng bao gồm:

Một là, nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên về chất lượng.

Công ty cần có những biện pháp tuyên truyền tích cực giúp công nhân viên trong công ty nhận thức được vai trò quan trọng của chất lượng. Nó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty trên thương trường. Qua đó cũng quyết định tới đời sống của bản thân cán bộ công nhân viên trong công ty.

Công ty có thể áp dụng một số biện pháp:

- Tổ chức các lớp học cho cán bộ công nhân viên về qui trình chất lượng phục vụ khách hàng.

- Cử các cán bộ chủ chốt quan trọng, các cán bộ chuyên môn tham gia các khóa học về chất lượng

- Thuê các chuyên gia về tập huấn nâng cao trình độ cho nhân viên.

- Gửi email tài liệu về qui trình chất lượng, hướng dẫn nhân viên nhằm có những kiến thức tốt về chuyên môn.

Hai là, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng lao động

Đây là một vấn đề đã, đang và sẽ tiếp tục được hoàn thiện trong Công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng. Để làm được điều đó, công ty cần tiết kiệm chi phí lao động, thực hiện tuyển đúng người, đúng việc (sắp xếp lao động vào các vị trí phù hợp nhất với năng lực và sở trường của họ). Việc tổ chức thi tuyển phải thực sự khách quan, nghiêm túc.

Đặc biệt, để tránh hiện tượng “chảy máu chất xám” Phương Tùng cần có những chính sách nhằm giữ chân được đội ngũ lao động có năng lực. Ngoài vấn đề về lương thưởng, doanh nghiệp cần tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo giúp người lao động có điều kiện nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, tạo cho họ cơ hội để thăng tiến tới các vị trí cao hơn trong công ty.

Trong bố trí việc, công ty cần nâng cao tính độc lập trong công việc, phát huy tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên.


Ba là, duy trì tốt công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ công nhân viên

Đây là hoạt động quan trọng giúp công ty nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình. Với những đối tượng cán bộ công nhân viên khác nhau, công ty cần có những chương trình đào tạo thích hợp:

- Đối với đội ngũ quản lý:

Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, những người quản lý không những cần giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần có sự am hiểu sâu sắc về kinh tế, tài chính, về quản trị doanh nghiệp… Dựa trên kiến thức nền tảng, họ cần thường xuyên cập nhật cho mình các thông tin mới về mọi lĩnh vực đời sống.

Hình thức đào tạo đối với đội ngũ quản lý nên là các khóa đào tạo ở trường lớp hoặc tập huấn ngắn hạn, dài hạn theo các chuyên đề thích hợp với công tác điều hành.

- Đối với đội ngũ lao động kỹ thuật: cần được liên tục tiếp cận với các loại công nghệ mới, từ đó am hiểu và làm chủ được những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Muốn vậy, doanh nghiệp nên tổ chức nhiều hơn các khóa đào tạo thực tế, các đợt tập huấn ngắn hạn, dài hạn tại các trường lớp bồi dưỡng về kỹ thuật.

- Đối với đội ngũ nhân viên bán hàng: đây là bộ phận lao động trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, là đại diện cho hình ảnh của doanh nghiệp đối với khách hàng. Sự thành công hay thất bại của hoạt động phát triển khách hàng phụ thuộc phần lớn vào họ. Do vậy, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, và tính xã hội hóa cho nhân viên bán hàng là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Những khóa đào tạo về kỹ năng cho nhân viên bán hàng như: giao tiếp, xử lý tình huống, thuyết phục khách hàng… cũng nên được công ty quan tâm đến.

Để nâng cao kiến thức cho nhân viên bán hàng doanh nghiệp cần tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn về chuyên ngành. Điều này đặc biệt quan trọng đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ - những hạt nhân tương lai của công ty.

Để nâng cao kinh nghiệm cho nhân viên bán hàng, doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp “cân đối kinh nghiệm”. Theo đó, một nhân viên mới sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của một nhân viên có kinh nghiệm trong công ty. Điều này không những tạo cho doanh nghiệp bầu không khí làm việc thân thiện, tương trợ lẫn nhau mà còn có


thể đạt được hiệu quả mong muốn khi có sự kết hợp hài hòa giữa sự nhiệt tình, năng nổ của nhân viên mới với sự chín chắn của những cán bộ đã trải qua thực tế công việc trong nhiều năm.

Bốn là, phát huy khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên

Công ty cần tạo điều kiện cho các thành viên trong toàn công ty phát huy được hết sự sáng tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc nhằm đạt đến sự hoàn thiện trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Doanh nghiệp nên tiến hành đánh giá và khen thưởng cho các sáng kiến. Ngay cả trong trường hợp sáng kiến chưa dùng được cũng cần có những phần thưởng nhất định nhằm kích thích, động viên cán bộ công nhân viên phát huy tính sáng tạo hơn nữa. Đối với những người có nhiều sáng kiến ngoài việc dành cho họ những phần thưởng đặc biệt công ty nên xem xét việc tăng lương hoặc tạo cơ hội thăng chức cho họ. Như vậy sẽ kích thích nhân viên làm việc tích cực hơn nữa góp phần làm tăng năng suất lao động.

3.2.2. Nâng cao khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường

Thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ được là một trong những mục tiêu to lớn của doanh nghiệp. Thị trường rộng lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có thêm lượng lớn khách hàng và nâng cao sự nhận biết thương hiệu. Phương Tùng hiện chỉ đang hoạt động chủ yếu tại thị trường Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. Hiện nay, Phương Tùng có trụ sở chính tại số Thành phố Đà Nẵng, một chi nhánh tại Tam Kỳ Quảng Nam và hơn 10 cửa hàng đại lý nhỏ lẻ tại các khu vực lân cận. Với mạng lưới phân phối thưa thớt này, công ty đã phải bỏ qua rất nhiều những cơ hội kinh doanh. Để nâng cao năng lực tiếp cận và mở rộng thị trường, công ty cần phải đầu tư về vốn và nguồn nhân lực. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của Phương Tùng cũng như tất cả các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế đang có những biến động mạnh.

Một số đề xuất để công ty nâng cao được khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường:

- Mở rộng hệ thống phân phối

+ Hiện tại website của công ty chủ yếu hỗ trợ cho công tác bán hàng, giúp khách hàng tham khảo sản phẩm, giá bán…chứ chưa thật sự trở thành công cụ bán hàng chính, bán hàng online chỉ mới chiếm khoảng gần 5% doanh thu. Công ty cần phát triển website bán hàng trở thành công cụ bán hàng chính của công ty, đóng góp


khoảng 10% doanh thu cả năm. Mua hàng trên mạng ngày càng được người tiêu dùng quan tâm vì tiết kiệm được khá nhiều thời gian và chi phí đi lại… Do đó việc nâng cấp trang web bán hàng là một điều cần thiết.

+ Tăng cường hợp tác, phát triển với các cửa hàng đại lý nhỏ lẻ khác, hoặc công ty cũng có thể xây dựng thêm các đại lý chính thức, điểm bán lẻ tại một số tỉnh thành trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên như: TP. Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Quy Nhơn, Buôn Mê Thuột, Huế, TP Đông Hà… Đây là những khu vực có dân cư đông đúc, có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh sẽ rất phù hợp Phương Tùng mở rộng thị trường. Việc mở rộng hệ thống kênh phân phối giúp công ty bao quát được thị trường, gia tăng thị phần. Đồng thời xây dựng một số chính sách tăng cường hệ thống kênh.

Dưới đây là những chính sách được đề xuất:

Tăng cường phối hợp tốt giữa các thành viên kênh về các mặt như: kịp thời triển khai, cung cấp dịch vụ, huấn luyện nhân viên về các nghiệp vụ kinh doanh. Điều chỉnh quan hệ hợp tác kinh doanh, phân phối sản phẩm giữa các thành viên với nhau để giải quyết những mâu thuẫn giữa các kênh.

Hỗ trợ tốt cho các đại lý, cửa hàng như cung cấp các sản phẩm quà tặng, hướng dẫn các tính năng của sản phẩm, cung cấp các thông tin tư vấn cho khách hàng… Thực hiện chế độ hoa hồng phù hợp cho các cửa hàng và đại lý nhằm tạo động lực trong kinh doanh.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát các đại lý, cửa hàng tránh tình trạng gian lận trong giá bán hoặc có thái độ phục vụ không tốt.

- Đa dạng hóa các hình thức quảng cáo có mức độ bao phủ rộng như quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên báo, tạp chí, hay quảng cáo ngoài trời…

- Chú trọng việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng và cải thiện chất lượng phục vụ đáp ứng khách hàng.

3.2.3. Nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng khách hàng

Chất lượng phục vụ tốt và đáp ứng được nhu cầu khách hàng sẽ giúp công ty tạo nên sự khác biệt với các ĐTCT. Chính sự khác biệt này sẽ nâng cao được NLCT cho công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng.

Công ty Phương Tùng chuyên kinh doanh các thiết bị tin học, điện tử viễn thông, những sản phẩm này so với các ĐTCT là tương tự. Rất khó để công ty tác động vào sự


thay đổi hay cải tiến về những sản phẩm do nhà sản xuất phân phối. Vì vậy mà công ty cần phải đưa ra những dịch vụ tốt để cạnh tranh với các đối thủ của mình.

- Chính sách bảo hành: Thời gian bảo hành là một trong những điều mà khách hàng quan tâm, với những lỗi thông thường thì khách hàng có thể chờ đợi để lấy máy ngay nhưng với những lỗi quan trọng thì khách hàng phải chờ từ 3 – 5 ngày thậm chí là hơn 1 tuần mới có thể nhận máy. Do đó rút ngắn thời gian bảo hành là một điều mà tất cả các khách hàng đều mong muốn. Công ty có thể bổ sung thêm nguồn nhân lực cho phòng bảo hành, hoặc đào tạo thêm về chuyên môn và các lỗi gặp phải trong bảo hành để nhân viên xử lý nhanh hơn từ đó có thể rút ngắn được thời gian bảo hành. Bên cạnh đó, nhân viên bảo hành cũng cần phải có thái độ hòa nhã nhẹ nhàng với khách hàng. Tận tình giúp đỡ khách hàng khi gặp sự cố. Điều này thật sự có tác dụng trong việc giữ chân khách hàng và gia tăng sự trung thành của khách hàng với công ty.

- Chính sách đổi trả sản phẩm: Hiện tại Phương Tùng đang thực hiện chính sách đổi trả sản phẩm cho khách hàng, tuy nhiên chính sách này chỉ áp dụng cho khách hàng mua hàng thông qua website của công ty. Để cạnh tranh và đáp ứng hơn nhu cầu của khách hàng công ty phải nới rộng một số chính sách. Việc đổi trả sản phẩm sẽ được áp dụng cho khách hàng mua trực tiếp tại cửa hàng của Phương Tùng và phải có lý do chính đáng. Điều này cũng góp phần gia tăng được sự hài lòng của khách hàng đặc biệt là đối với những khách hàng khó tính.

- Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng: Để thực hiên tốt công tác chăm sóc khách hàng, Phương Tùng cần tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, trong đó đặc biệt chú trọng nghiên cứu nhu cầu khách hàng và ĐTCT là một công cụ góp phần đảm bảo khả năng kinh doanh có hiệu quả, chiếm lĩnh thị trường. Coi nhu cầu thị trường là định hướng phát triển đầu tư, triển khai dịch vụ mới như: dịch vụ dùng thử sản phẩm mới trong vòng 7 ngày, xây dựng quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại thắc mắc của khách hàng. Quy trình khiếu nại:

Bước 1: Tiếp nhận những khiếu nại của khách hàng qua đường dây nóng, qua website hoặc trực tiếp tại bộ phận chăm sóc khách hàng.

Bước 2: Xem xét những khiếu nại này có phải do lỗi của công ty.

+ Nếu không phải lỗi của công ty thì nhân viên sẽ trao đổi với khách hàng và trình bày những lý do mà công ty không xử lý khiếu nại này.

+ Ngược lại, nhân viên trong bộ phận giải quyết khiếu nại sẽ liên lạc với


khách hàng qua những thông tin mà khách hàng để lại (số điện thoại) trong thời gian sớm nhất.

Bước 3: Giải quyết khiếu nại.

Bước 4: Gửi đến khách hàng lời xin lỗi và cảm ơn khách hàng đã tin tưởng, giao dịch với công ty.

Xây dựng chuẩn mực phục vụ khách hàng, chương trình đào tạo phong cách phục vụ cho đội ngũ nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cần hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng theo hướng phân vùng, phân loại khách hàng. Với những đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có những chính sách khác nhau. Việc phân chia khách hàng thành khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức sẽ thuận lợi hơn trong công tác chăm sóc khách hàng.

3.2.4. Tăng cường các hoạt động truyền thông cổ động

Bản chất của các hoạt động truyền thông là nhằm truyền thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng. Thông qua các hoạt động truyền thông mở rộng thị phần tiêu thụ các sản phẩm của Phương Tùng. Nâng cao khả năng nhận biết thương hiệu của công ty trước sự lớn mạnh của các đối thủ canh tranh. Xây dựng lòng tin của khách hàng và hướng khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự của công ty. Đồng thời củng cố lòng tin đối với khách hàng hiện tại. Từ đó thuyết phục họ thực hiện hành vi mua sắm đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Một số công cụ xúc tiến nên tiếp tục phát huy trong thời gian tới là: quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng.

Thứ nhất, quảng cáo

Đây là một kiểu truyền thông có tính đại chúng và tính xã hội cao. Quảng cáo có khả năng thuyết phục, tạo cho người nhận tin cơ hội để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau.

Nội dung của quảng cáo phải nói tới những điều độc đáo, khác biệt trong sản phẩm dịch vụ của công ty đối với các ĐTCT.

Thứ hai, khuyến mại

Khuyến mại là hình thức xúc tiến bổ sung cho quảng cáo. Công ty sử dụng để kích thích khách hàng tiến tới hành vi mua sắm. Ngoài những công cụ đã sử dụng tôi xin đề xuất thêm các công cụ trong hoạt động khuyến mại: sản phẩm dùng thử, phiếu thưởng.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí