7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý tài chính trong các trường ĐHCL.
Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại trường ĐHKH, ĐHH
Chương 3: Định hướng và giải pháp quản lý tài chính tại trường ĐHKH, ĐHH.
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ÐẠI HỌC CÔNG LẬP
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý tài chính tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế - 1
- Quản lý tài chính tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế - 2
- Nguyên Tắc Quản Lý Thu Chi Tài Chính Của Trường Đhcl
- Quản Lý Chi Thường Xuyên Trong Các Trường Đại Học Công Lập
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Tài Chính Tại Trường Đhcl
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
1.1. Tổng quan về trường Đại học công lập (ĐHCL)
1.1.1. Khái niệm trường Đại học công lập
Theo luật Giáo dục Đại học của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2012 thì: “Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau tổ chức theo chuyên môn hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học” [44, Điều 4]; “Cơ sở giáo dục công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất” [44, Điều 7].
Theo Ngô Thế Chi: “Nhà trường trong hệ thống giáo dục đại học quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục. Các loại hình này đều chịu sự quản lý của Nhà nước, của các cơ quan quản lý giáo dục theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ”[16, trang 14].
Theo Phạm Văn Trường thì Trường Đại học Công lập được định nghĩa như sau: “Đại học công lập là trường đại học do Nhà nước đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi”[46].
Như vậy, các trường đại học công lập là đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự bảo đảm một phần kinh phí hay toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng giáo dục đại học, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hướng về phục vụ lợi ích cộng đồng và xã hội. Các đơn vị này có nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng đội ngũ tri thức, đội ngũ
cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.
Các trường đại học công lập do Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng và quản lý về mặt hoạt động. Như các đơn vị sự nghiệp công lập khác, các trường ĐHCL thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, kinh phí họat động thường xuyên của trường ĐHCL chủ yếu do NSNN cấp, bên cạnh đó, trường còn có thêm kinh phí từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp được giữ lại để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của trường.
Theo Luật giáo dục đại học có hiệu lực từ 01/01/2013 thì cơ cấu tổ chức trường đại học gồm [44]:
- Hội đồng đại học;
- Giám đốc, phó giám đốc;
- Văn phòng, ban chức năng;
- Trường đại học thành viên; viện nghiên cứu khoa học thành viên.
- Khoa, trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ.
- Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, cơ sở sản xuất và kinh doanh, dịch vụ.
- Phân hiệu (nếu có);
- Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn.
1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường ĐHCL
Theo Luật giáo dục đại học năm 2012 của Quốc hội khóa XIII, các trường đại học công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn sau [44, Điều 28]:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục đại học.
- Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.
- Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu đã xác định, đảm bảo sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo.
- Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức người lao động.
- Quản lý người học, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đảm bảo môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục.
- Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục.
- Được nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật.
- Huy động quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị.
- Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và đào tạo, các bộ ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo theo quy định.
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.2. Quản lý tài chính trong các trường ĐHCL
1.2.1. Khái niệm, chức năng và tiêu chí đánh giá quản lý tài chính
1.2.1.1. Khái niệm quản lý tài chính
Quản lý tài chính là quản lý các hoạt Động huy Động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính bằng những phương pháp tổng hợp gồm nhiều biện pháp khác nhau được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan về kinh tế-tài chính một cách phù hợp với điều kiện đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nước.
Quản lý tài chính là việc sử dụng các công cụ quản lý tài chính nhằm phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một đơn vị, thông qua đó lập kế hoạch quản lý và sử dụng các nguồn tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Quản lý tài chính trong các trường đại học hướng vào quản lý thu, chi của các quỹ tài chính trong đơn vị, quản lý thu chi của các chương trình, dự án đào tạo, quản lý thực hiện dự toán ngân sách của trường.
Quản lý tài chính đòi hỏi các chủ thể quản lý phải lựa chọn, đưa ra các quyết định tài chính và tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động quản lý tài chính của đơn vị. Mục tiêu tài chính có thể thay đổi theo từng thời kỳ và chính sách chiến lược của từng đơn vị. Tuy nhiên, khác với quản lý doanh nghiệp chủ yếu nhằm mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận, mục tiêu của quản lý tài chính trong các trường ĐHCL không vì mục đích lợi nhuận, phục vụ cho cộng đồng xã hội là chủ yếu cho nên quản lý tài chính tại các trường ĐHCL là quản lý sử dụng có hiệu quả, đúng định hướng các nguồn kinh phí NSNN cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
1.2.1.2. Chức năng quản lý tài chính
- Tìm kiếm nguồn tài trợ
- Đầu tư kinh phí
- Quản lý chi tiêu
- Phân phối kinh phí
1.2.1.3. Tiêu chí đánh giá quản lý tài chính
- Quản lý theo kế hoạch, theo dự toán
- Quản lý theo quy trình khoa học
- Nguồn thu được quản lý chặt chẽ, tập trung, tránh thất thu
- Quản lý chi tiêu đúng mục đích, thứ tự ưu tiên, đúng định mức tiêu chuẩn văn bản pháp lý quy định, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao
- Phân phối kinh phí đúng quy chế đảm bảo nguyên tắc hợp lý công bằng.
1.2.2. Tổng quan về quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL
1.2.2.1. Khái niệm thu chi và quản lý thu chi tài chính trong các ĐHCL
Khái niệm thu chi tài chính trong các trường ĐHCL
Tài chính trong trường đại học phản ánh các khoản thu, chi bằng tiền của các quỹ tiền tệ trong trường đại học. Xét về hình thức nó phản ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính (thu) trong quá trình sử dụng (chi) các quỹ bằng tiền. Xét về bản chất nó là những mối quan hệ tài chính biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình Nhà nước tiến hành cấp kinh phí cho các trường ĐHCL và nhà trường thực hiện thu học phí, lệ phí và các ĐHCL thực hiện chi tiêu trên cơ sở pháp luật do Nhà nước quy định nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo.
Theo Ngô Thế Chi thì trong quá trình hoạt động: “Các trường ĐHCL được Nhà nước, cấp trên cấp kinh phí theo quy định của chế độ tài chính, ngân sách. Ngoài ra, các trường tùy theo quy mô và khả năng, được cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức các hoạt động sự nghiệp có thu, tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thu các khoản học phí, lệ phí tuyển sinh...theo quy định để tạo thêm nguồn kinh phí trang trải cho hoạt động giáo dục, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất phát triển nhà trường” [16, trang 14].
Như vậy, thu trong các trường ĐHCL là nguồn tài chính nhận được từ kinh phí do ngân sách cấp, nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu khác.
Chi trong trong các trường ĐHCL là các khoản chi tiêu từ ngân sách nhà nước cấp, chi từ các nguồn thu sự nghiệp như học phí, lệ phí và chi tiêu từ nguồn thu khác nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của các trường ĐHCL. Chi tiêu trong các trường ĐHCL bao gồm chi thường xuyên và chi
không thường xuyên. Chi thường xuyên là các khoản chi có thời hạn tác động ngắn, thường dưới một năm. Khoản chi này thường mang tính chất lặp đi lặp lại phục vụ cho các nhu cầu hoạt động thường xuyên của các trường ĐHCL.
Khái niệm quản lý thu chi tài chính trong trường ĐHCL
Quản lý thu chi tài chính trong các Trường ĐHCL thực chất là quản lý tài chính công bởi “Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành, nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội” [45, trang 8]. Do đó, để hiểu được bản chất của quản lý thu chi tài chính trong các ĐHCL trước hết chúng ta tìm hiểu khái niệm quản lý tài chính công. Theo Vũ Thị Nhài quản lý tài chính công được định nghĩa như sau: “Quản lý tài chính công là sự tác động của hệ thống các cơ quan nhà nước đến những mặt hoạt động của tài chính công nhằm đạt được những mục tiêu nhất định” [40, trang 15].
Như vậy, quản lý thu chi tài chính trong các ĐHCL là quản lý các hoạt động huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính bằng những phương pháp tổng hợp gồm nhiều biện pháp khác nhau được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan về kinh tế - tài chính một cách phù hợp với điều kiện đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nước.
Quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL là quản lý các nguồn thu và quản lý chi tiêu một cách có kế hoạch, tuân thủ các chế độ tài chính đã quy định và tạo ra hiệu quả chất lượng giáo dục.
Nói cách khác quản lý thu chi tài chính trong trường ĐHCL là quản lý hệ thống các nguyên tắc, các quy định, chế độ của Nhà nước mà hình thức biểu hiện là những văn bản pháp luật, pháp lệnh, Nghị định…; ngoài ra nó còn thể hiện qua các quy chế, quy định của trường đại học đối với các hoạt
động thu chi tài chính, các quy định này phải tuân theo các văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến hoạt động thu chi tài chính của trường đại học.
Quản lý thu chi tài chính đòi hỏi các chủ thể quản lý phải lựa chọn, đưa ra các quyết định thu chi và tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của các trường Đại học Công lập.
1.2.2.2. Đặc điểm quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL
Các trường ĐHCL ở nước ta là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, có nhiệm vụ cung cấp những dịch vụ công cho xã hội. Nhìn chung, trường ĐHCL hoạt động vì mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng và xã hội. Vì vậy, cơ chế quản lý thu chi tài chính của các trường đại học công lập cũng có những đặc thù riêng, cụ thể như sau [40, trang 28]:
- Quản lý thu chi trong trường ĐHCL là loại hình quản lý hành chính Nhà nước.
- Quản lý thu chi trong trường ĐHCL được thực hiện bởi thủ trưởng đơn vị (hiệu trưởng/giám đốc) và tuân thủ những quy phạm pháp luật của Nhà nước.
- Quản lý thu chi trong trường ĐHCL là phương thức quan trọng trong việc điều tiết các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện chức năng giáo dục đại học của Nhà nước.
1.2.2.3. Yêu cầu quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL
Quản lý thu chi tài chính trong trường ĐHCL phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đối với nguồn kinh phí do Nhà nước cấp cho chi thường xuyên (nếu có), các trường đại học công lập cần phải tôn trọng dự toán năm được duyệt. Trong trường hợp cần điều chỉnh dự toán thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép điều chỉnh để đảm bảo cho đơn vị hoàn thành tốt những chức năng và nhiệm vụ của mình.