Tiểu kết chương 2
Trong chương 2 của luận văn, học viên đã trình bày khái quát về bênh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới: quá trình hình thành phát triển; chức năng nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức; đi sâu phân tích cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính – Kế toán. Trong chương này, luận văn cũng đã nêu thực trạng quản lý tài chính, thực trạng sử dụng công cụ quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba. Cuối cùng, trong chương này học viên đã đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện: các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
Chương 3:
GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA ĐỒNG HỚI
3.1. Định hướng quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới
- Đảm bảo cân đối thu- chi là mục tiêu tiên quyết tại Bệnh viện, trong đó đảm bảo thu đúng, thu đủ, không gây thất thoát lãng phí là yêu cầu đặt ra đối với Bệnh viện.
- Tăng cường quản lý và sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho bệnh viện đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.
- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tài chính, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhằm tái đầu tư phát triển toàn diện đơn vị và nâng cao đời sống cán bộ viên chức.
- Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính, hoàn thiện chế độ thông tin báo cáo, công tác tài chính kế toán và trách nhiệm giải trình kết quả hoạt động tài chính trong niên độ kế toán đối với Bộ Y tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nguồn Thu Tài Chính Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới Giai Đoạn 2015-2017
- Bảng Tổng Hợp Các Khoản Chi Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới Giai Đoạn 2015-2017
- Đánh Giá Chung Về Công Tác Tác Quản Lý Tài Chính Tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới
- Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 11
- Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 12
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
- Nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý lao động, biên chế và tài chính, thúc đẩy việc sắp xếp tổ chức bộ máy hợp lý, tinh giản biên chế, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
- Tạo động lực làm việc cho cán bộ viên chức, người lao động thông qua các chính sách như nâng cao thu nhập tăng thêm, cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng văn hóa bệnh viện.
- Triển khai tốt luật NSNN 2015 đã được xây dựng và Quốc Hội thông qua và Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Luật và Nghị định có những điểm mới tác động lớn đến quản lý tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước trong đó có Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới.
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức về công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính
Tự chủ tài chính trong công tác quản lý tài chính là một chủ trương lớn của Nhà nước nhằm thay đổi cơ chế bao cấp, tăng cường hiệu quả hoạt động của các Bệnh viện công lập. Để công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ thực sự phát huy hết tác dụng và thiết thực trong mỗi đơn vị thì đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động cần thiết phải nắm được lợi ích của cơ chế mới cũng như sự tác động của nó tới bản thân mỗi người lao động và toàn đơn vị. Từ đó tạo môi trường và động lực khuyến khích đơn vị và người lao động phát huy hết tài năng, trí tuệ của mình để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng có chất lượng. Do vậy, bệnh viện cần tiếp tục truyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và người lao của đơn vị hiểu rõ hơn về chủ trương tự chủ, trong đó có tự chủ trong công tác quản lý tài chính.
3.2.1.2. Nâng cao năng lực và vai trò của công tác tài chính kế toán
Có thể nói, một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính bệnh viện là đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính chuyên trách, có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ tài chính kế toán cần được xem như một khâu then chốt trong việc hoàn thiện quản lý tài chính. Để thực hiện giải pháp này cần từng bước thực hiện các bước sau:
Trước hết cần rà soát đánh giá lại toàn bộ bộ máy quản lý tài chính kế toán về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức. Qua đó tiến hành sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn lại toàn bộ bộ máy quản lý tài chính theo hướng tinh gọn, chuyên trách, hoạt động hiệu quả, đáp ứng được những đòi hỏi của cơ chế mới.
Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng nhiều hình thức: tham gia các lớp đào tạo trung, cao cấp, tham dự các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và cập nhật các văn bản chế độ, kiến thức mới trong quản lý.
Cán bộ làm công tác tài chính kế toán phải là những cán bộ trung thực,có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, thường xuyên cập nhật các chế độ, chính sách của Nhà nước. Do đó, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện cả về mặt lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tiễn.
Cán bộ làm công tác kế toán phải phát huy vai trò tham mưu cho chủ tài khonar về việc chi tiêu theo đúng chế độ quy định và tổ chức công tác tài chính của bệnh viện một cách chặt chẽ, tiết kiệm và có hiệu quả.
Bệnh viện nên thiết lập tổ kiểm soát nội bộ, tổ này độc lập với phòng Tài chính- Kế toán nhằm kịp thời phát hiện và xử lý hành vi tiêu cực nếu có xảy ra tại bệnh viện trong quá trình quản lý tài chính. Hạn chế lãng phí, tham nhũng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tự chủ tài chính.
3.2.2. Giải pháp về chuyên môn, nghiệp vụ
3.2.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán thu chi tài chính
Trong cơ chế hiện nay, các BV được quyền tự chủ tài chính ở mức cần thiết. Các nhà quản lý tài chính BV có khả năng tự quyết định những vấn đề cơ bản của BV. Việc lập dự toán được sử dụng để kiểm tra, điều hành hoạt động của BV; tìm kiếm khả năng khai thác thu để thoả mãn chi tiêu và có tích luỹ; được thực hiện bởi chính đơn vị. Hệ thống dự toán hoạt động tài chính tại BV công thể hiện như sau
Dự toán số
Dự toán
thu
Dự toán cung ứng vật tư
Dự
Dự toán nhân lực
toán
tiền
Dự toán CPSX chung
Dự toán giá vốn
hàng
Dự toán chi phí quản lý
- Dự toán Bảng cân đối kế toán - Dự toán Báo cáo kết quả hoạt
Sơ đồ 3.1: Hệ thống dự toán trong các BV công phục vụ quản trị nội bộ
- Lập dự toán số lượng BN khám và điều trị theo từng chuyên bệnh: Là khởi điểm đầu tiên của toàn bộ qui trình lập dự toán hoạt động tài chính của BV; cơ sở để lập dự toán thu KCB và các khoản chi phí cho hoạt động KCB. Lập dự toán số lượng BN khám và điều trị theo từng chuyên bệnh phải dựa trên chi phí khám và điều trị chuyên bệnh đó, các nhân tố tác động trực tiếp từng chuyên bệnh như: Đặc điểm của từng chuyên bệnh, mức thu nhập của dân cư, các điều kiện kinh tế - xã hội, các chính sách hiện hành của Nhà nước, phương thức tiếp nhận BN, phương thức thanh toán viện phí.
- Dự toán thu phí, lệ phí: Trên cơ sở dự toán số lượng BN khám và điều trị theo từng chuyên bệnh, các qui định thu phí, lệ phí theo Qui chế chi tiêu nội bộ xác định dự toán thu phí, lệ phí.
- Dự toán cung ứng vật tư y tế: Trên cơ sở số lượng BN khám và điều trị theo từng chuyên bệnh, BV cần lập dự toán cung ứng vật tư y tế cần cho quá trình KCB. Xác định số lượng, loại vật tư y tế với chất lượng bảo đảm yêu cầu sử dụng và tính kịp thời cho sử dụng, từ đó xác định nhu cầu tiền tệ. Mức tiêu hao vật tư y tế được xác định trên cơ sở các qui định của Nhà nước.
- Dự toán nhân lực: Nhu cầu lao động phụ thuộc vào số lượng BN khám và điều trị theo từng chuyên bệnh. Chi phí tiền lương, tiền công, các khoản trích theo lương của y, bác sỹ được xác định trên cơ sở Qui chế chi tiêu nội bộ.
- Dự toán chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý: Khi lập các dự toán này cần xem xét tính chất phụ thuộc của chi phí với số ngày điều trị qui chuẩn, Dự toán này được lập trên cơ sở việc phân tích các chi phí thành biến phí và định phí.
- Dự toán giá vốn hàng bán. Trên cơ sở định mức vật tư y tế tiêu hao theo qui định của Nhà nước, định mức nhân công theo Qui chế chi tiêu nội bộ, chi phí sản xuất chung phân bổ từ đó xác định chỉ tiêu giá vốn hàng bán.
Sau khi đã lập các dự toán trên, BV lập dự toán thu - chi ngân sách tổng hợp bằng tiền. Từ đó, xác định số tiền nhàn rỗi có thể đưa đi đầu tư ngắn hạn hay nếu có sự thiếu hụt tiền mặt để trang trải chi, ra quyết định vay hay trì hoãn một số nội dung thanh toán. Từ đó lập dự toán Bảng cân đối kế toán và dự toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Công tác lập dự toán thu phải đảm bảo sát với thực tế, đúng quy trình và phù hợp với các nhiệm vụ, chỉ tiêu chuyên môn được giao đồng thời phải cân đối với các khoản chi và có tích lũy. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ của các khoa phòng chuyên môn như vậy dự toán mới phản ánh hết các nguồn thu, nhiệm vụ chi và phù hợp với thực tế. Vì vậy, công tác lập dự toán trong thời gian tới cần hoàn thiện theo các nội dung sau:
Thứ nhất, mọi kế hoạch hoạt động tài chính hàng năm phải được thực hiện trong dự toán thu chi của đơn vị.
Thứ hai, lập dự toán đối với nguồn thu cần chi tiết và cụ thể cho từng lĩnh vực trên cơ sở tính toán một cách cụ thể các nguồn thu để có căn cứ theo dõi và quản lý.
Thứ ba, đối với các khoản chi thường xuyên, ngoài việc lập chi tiết cho từng khoản chi, (chi cho con người, chi chuyên môn nghiệp vụ, chi mua sắm tài sản, chi khác…) cần cụ thể cho từng nguồn kinh phí để dễ theo dõi, điều hành. Xây dựng kế hoạch tài chính đối với khoản chi thường xuyên phải cđược xác định cơ cấu chi tiêu trong đơn vị, có như vậy thì kế hoạch mới thực sự là công cụ quản lý tài chính.
Thứ tư, đối với nguồn kinh phí thực hiện các đề án, dự án cần lập kế hoạch chi tiết từng đề án, dự án, nguồn lực đảm bảo thực hiện (nguồn NSNN, nguồn thu, nguồn huy động khác…)
3.2.2.2. Nhóm giải pháp về các nguồn thu tài chính
Huy động nguồn thu là một trong những nội dung quan trọng nhất mà các bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nói chung và Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới nói riêng quan tâm. Nguồn thu sự nghiệp càng lớn, mức độ đảm bảo chi thường xuyên càng cao, mức độ tự chủ của đơn vị sẽ tăng lên. Như phần trước đã trình bày, nguồn tài chính của Bệnh viện chủ yếu được hình thành từ hai nguồn thu chính đó là thu do NSNN cấp và thu sự nghiệp y tế. Để tăng cường huy động nguồn thu một cách hợp lý đối với Bệnh viện trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Đối với nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước
Mặc dù kinh phí thường xuyên do NSNN cấp trong 3 năm vừa qua có xu hướng giảm dần và có tỷ trọng khá thấp trong tổng nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện, song đây là nguồn kinh phí tương đối ổn định. NSNN còn đầu tư với khối lượng lớn cho bệnh viện dưới hình thức các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hay kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia. Do đó bệnh viện cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan hữu quan tạo môi trường thuận lợi để khai thác nguồn ngân sách nhà nước trên cơ sở thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, song song đó là việc quản lý có hiệu quả các dự án đầu tư.
Xây dựng cơ chế sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn ngân sách cấp cho các hoạt động thực hiện mục tiêu công bằng trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; có cơ cấu chi đối với chi đầu tư và chi thường xuyên hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phát triển của từng thời kỳ.
Đối với nguồn thu sự nghiệp
Nguồn thu sự nghiệp là nguồn thu quan trọng nhất cùng với NSNN đầu tư phát triển cho bệnh viện. Bệnh viện đang tiến dần tới tự chủ tài chính hoàn toàn nên việc tăng nguồn thu sự nghiệp càng đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch hoạt động của bệnh viện thời gian tới. Tập trung tăng nguồn thu sự nghiệp tức là bệnh viện đã chủ
động trong việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, mở rộng đa dạng hóa dịch vụ cung cấp. Kết quả là chất lượng dịch vụ cung cấp được nâng cao, người sử dụng dịch vụ được phục vụ tốt hơn và thu hút được nguồn thu lớn hơn. Từ đó cần thực hiện giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đối với nguồn thu sự nghiệp, bằng cách tăng cường huy động sự đóng góp của người dân đến KCB.
Bệnh viện cần có biện pháp kiểm soát việc thanh toán viện phí, tổng hợp chính xác, thu đúng, thu đủ, tránh thất thoát trong quá trình tổng hợp chi phí để đảm bảo nguồn thu từ viện phí và BHYT. Đây là điều kiện thiết yếu và là yếu tố để tăng nguồn vốn quan trọng này nhưng vẫn đảm bảo được công bằng y tế.
Muốn đạt được mục tiêu trên, bệnh viện cần phải:
Thứ nhất, thực hiện thu tại chỗ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân. Bệnh nhân dù nằm ở bất cứ khoa phòng nào, sử dụng bất cứ dịch vụ nào đều có thể nộp tiền ở nơi mà mình thấy thuận tiện nhất. Chẳng hạn: tất cả các bệnh nhân đến KCB (trừ các trường hợp cấp cứu) được tiếp đón tại “Phòng tiếp đón”. Tại đây, các bác sĩ, y tá sẽ tiếp đón bệnh nhân, hỏi về yêu cầu KCB, tình trạng bệnh tật... và tư vấn, chỉ dẫn bệnh nhân đến các chuyên khoa chuyên sâu cần thiết. Có như vậy vừa tránh tình trạng ùn tắc bệnh nhân vừa góp phần làm giảm thất thu cho bệnh viện. Đối với bệnh nhân khám dịch vụ cần nhanh chóng, thuận tiện và tránh các KCB không cần thiết gây lãng phí cho cả người bệnh lẫn NSNN.
Thứ hai, có chính sách hỗ trợ người nghèo và các đối tượng khó khăn: Một trong các tác động cần tránh nhất của cơ chế tự chủ tài chính đó là giảm tiếp cận của người nghèo và các đối tượng có thu nhập thấp đến dịch vụ KCB, gây mất công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Trong bối cảnh đó Nhà nước cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ các đối tượng thông qua hình thức mua thẻ BHYT cho người nghèo, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, người có công với cách mạng, thương binh, con liệt sỹ…giảm bớt nhập viện không cần thiết, gia tăng các điều trị ngoại trú tại bệnh viện trong ngày.
Thứ ba, để tăng nguồn thu viện phí và BHYT trong điều kiện giá viện phí không được quá cao để đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, bệnh viện cần có chiến lược cho việc khai thác nguồn thu này. Cụ thể là thay cho việc thu viện phí