- Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi, kiểm tra, thanh tra tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tài chính, bảo đảm chấp hành đúng pháp luật, chính sách, chế độ, định mức và nguyên tác quản lý tài chính.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao quản lý tài chính tại Bệnh viện Quân y 354 – Tổng Cục Hậu Cần
3.2.1. Đổi mới phương pháp lập dự toán ngân sách
Công tác lập dự toán ngân sách hàng năm có vai trò rất quan trọng trong quản lý NS tài chính, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng điều hành và quản lý kinh phí của mỗi đơn vị. Ngân sách hàng năm của đơn vị có bảo đảm thực hiện tốt được vai trò nhiệm vụ trên giao hay không phụ thuộc chủ yếu vào dự toán ngân sách lập hàng năm. Việc lập dự toán không sát (vượt quá hoặc thiếu so với nhu cầu) sẽ ảnh hưởng lớn đến thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
Thực trạng công tác lập DTNS tại Bệnh viện Quân y 354 thời gian qua cũng còn có những hạn chế như: còn một số nội dung chưa sát với thực tế; phương pháp lập DTNS còn có chỗ chưa hợp lý. Vì vậy, để nâng cao chất lượng DTNS, cần đổi mới phương pháp lập DTNS bảo đảm tính khoa học, bám sát nhiệm vụ của đơn vị
Khi thực hiện lập dự toán ngân sách đòi hỏi cơ quan tài chính phải căn cứ trên cơ sở nhu cầu năm trước, đặc biệt, cần bám sát yêu cầu nhiệm vụ trong năm, dự toán ngân sách mà các cơ quan, ngành nghiệp vụ tại Bệnh viện. Nhu cầu chi tiêu thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị phản ánh về cơ bản tổng nhu cầu của Bệnh viện trong năm ngân sách vì nó dựa trên kế hoạch, nhiệm vụ được giao từ đầu năm.
Khi tiến hành sơ kết, điều chỉnh ngân sách hàng năm theo quy định, cơ quan tài chính cũng cần đánh giá tiến độ thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị trên cơ
sở phối kết hợp với các cơ quan nghiệp vụ, tiến hành điều chỉnh dự toán thu, chi cho phù hợp với tình hình thực tế về nhu cầu chi tiêu, sử dụng nguồn kinh phí tự trang trải; hết năm ngân sách, các khoản kinh phí chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau sử dụng.
Đồng thời, Dự toán kinh phí được lập dựa trên các yếu tố như tổ chức biên chế, chế độ tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật, vật tư, giá cả…
Phương pháp lập dự toán ngân sách:
- Đối với lập dự toán chi kinh phí thường xuyên
Do thời điểm lập DTNS ở đơn vị cơ sở thường vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm trước, cho nên có nhiều yếu tố trong đó có yếu tố rất quan trọng là quân số rất khó dự kiến sát đúng ; làm cho việc xây dựng các chỉ tiêu dự toán về tiền lương, phụ cấp, tiền ăn bị ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy, để có thể có được quân số dự toán chính xác, cần thiết phải đổi mới cơ chế phối hợp giữa cơ quan TC và cơ quan cán bộ, quân lực. Trước hết, mỗi cơ quan phải đề cao trách nhiệm, phát huy tính chủ động, tích cực trong phối hợp hiệp đồng công tác. Các trường hợp dự kiến quân ra, quân vào ; tăng, giảm nội bộ ; nghỉ hưu, xuất ngũ, các cơ quan phối hợp làm tốt chức năng tham mưu giúp Đảng ủy, chỉ huy Bệnh viện xác định sớm để tạo thuận lợi cho cơ quan TC xây dựng kế hoạch quân số.
- Về lập dự toán ngân sách sử dụng, ngân sách bảo đảm
Đảng ủy, chỉ huy Bệnh viện cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan TC phối hợp với các ngành nghiệp vụ xây dựng DTNS sát, đúng, phù hợp với khả năng bảo đảm của Tổng Cục Hậu Cần và đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ cũng như đời sống, chính sách trong đơn vị.
Chất lượng DTNS năm được biểu hiện ở việc tính toán, xác lập các chỉ tiêu chi NS; đặc biệt đối với NSSD bao gồm kinh phí thường xuyên (lương, phụ cấp, tiền ăn) và kinh phí nghiệp vụ, kinh phí bảo đảm thì các chỉ tiêu chi
phải phản ánh đầy đủ và chính xác các nhu cầu cần quản lý, trên cơ sở quán triệt và tuân thủ đúng các quy định về nội dung chi, trình tự, phương pháp, căn cứ tính toán, thống nhất mẫu biểu và thời gian lập, gửi DTNS.
Muốn vậy, cơ quan TC, các ngành nghiệp vụ phải quán triệt sâu sắc Nghị quyết lãnh đạo, chủ trương, phương hướng nhiệm vụ chính trị của năm kế hoạch; nắm vững số dự kiến giao và phân bổ NS của cấp trên và các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức và giá cả. Đồng thời phải dựa vào mức huy động vật tư hàng hóa năm trước chuyển sang để cân đối NS. Ngoài ra, cần thiết phải phân tích, đánh giá tình hình thực hiện DTNS những năm trước liền kề, rút ra những kinh nghiệm để tính toán các chỉ tiêu NS năm kế hoạch sát thực hơn.
Để có được quân số kế hoạch dự kiến sát đúng, cụ thể, có thể áp dụng phương pháp tổng hợp quân số sau đây :
= | Quân số hiện có đến 31/12 năm báo cáo | + | Tổng quân số dự kiến tăng năm KH | - | Tổng quân số dự kiến giảm năm KH |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Tình Hình Thực Hiện Quân Số Giai Đoạn 2017-2019 Tại Bệnh Viện Quân Y 354
- Nguồn Thu Các Hoạt Động Có Thu Ở Bệnh Viện Quân Y Giai Đoạn 2017-2019
- Phương Hướng Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Tài Chính Của Bệnh Viện Quân Y 354 - Tổng Cục Hậu Cần Giai Đoạn 2020 - 2025
- Từng Bước Hoàn Thiện Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Đối Với Hoạt Động Có Thu, Tiến Tới Thực Hiện Mô Hình Tự Chủ Tài Chính Một Phần Tại Bệnh Viện
- Quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 - Tổng Cục Hậu Cần - 14
- Quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 - Tổng Cục Hậu Cần - 15
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
(Chi tiết từng đối tượng: SQ, QNCN, CNVCQP, HSQBS) Trong đó:
= | Quân số hiện có đến 31/6 năm báo cáo | + | Dự kiến quân số tăng từ 1/7 đến 31/12 năm báo cáo | - | Dự kiến quân số giảm từ 1/7 đến 31/12 năm báo cáo |
Tổng quân số dự kiến bình quân tăng (giảm) năm KH | quân số tăng (giảm) x số tháng phải bảo |
12 tháng |
đảm (hoặc không phải bảo đảm)
=
- Trên cơ sở quân số KH đã xác định, cần áp dụng và hoàn thiện thêm
phương pháp xây dựng chỉ tiêu DTNS về tiền lương, phụ cấp, tiền ăn theo phương pháp chung sau đây:
= | Định mức chi bình quân từng khoản kinh phí | x | Quân số bình quân các loại năm KH | x | 360 ngày |
Trong đó:
+ Nhu cầu chi cả năm về kinh phí thường xuyên phải chi tiết tới lương chính, các khoản phụ cấp của các đối tượng SQ, QNCN, CNVCQP, HSQBS và tiền ăn các loại theo đúng nội dung mẫu biểu DTNS.
+ Định mức bình quân: Việc xây dựng định mức bình quân về tiền lương, phụ cấp phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: Quân số KH (quân số dự toán), mức tiền lương tối thiểu hiện hành, tình hình thực hiện NS về tiền lương, phụ cấp của năm trước liền kề.
Do phức tạp về việc xác định quân số năm kế hoạch với yêu cầu sát đúng, cho nên việc xác định mức bình quân tiền lương, phụ cấp của năm thường dựa vào số liệu quyết toán của năm trước liền kề. Qua nghiên cứu, xin đề xuất như sau: Nếu năm trước và năm KH không có sự thay đổi mức tiền lương tối thiểu thì nên áp dụng cách tính:
Tiền lương, phụ cấp thực hiện năm trước (của từng đối tượng) | |
= | Quân số quyết toán các loại (SQ, QNCN, CNVQP, HSQBS) |
Nếu năm KH dự báo có sự thay đổi mức lương tối thiểu và một số yếu tố khác có liên quan, nên theo kinh nghiệm cho phép xác định theo hệ số tăng năm KH so với số liệu thực hiện NS về tiền lương, phụ cấp năm trước. Hệ số tăng thường vào khoảng 1,3% - 1,5%. Để có mức bình quân tiền lương, phụ
cấp năm KH tương đối chính xác thì cần kết hợp cả 2 cách nêu trên.
- Đối với các khoản kinh phí nghiệp vụ, khi lập DTNS có thể áp dụng một trong những phương pháp sau đây:
+ Lập DT đối với một số khoản chi nghiệp vụ như: chi phí quân trang thường xuyên, chi phí mua thuốc điều trị quân y, chi công tác phí, hội nghị…
= | Định mức | x | Số lượng | x | Thời gian (hoặc số lần) phải bảo đảm |
+ Tính nhu cầu chi mua sắm hiện vật (trang thiết bị, vật tư, hàng hóa, phụ tùng…); chi phí bảo quản, sửa chữa, chi phí thường xuyên cho các chương trình dự án, đề tài nghiên cứu, hoặc để tính nhu cầu chi cho những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm đã được xác định (diễn tập, tuyển quân…).
= | Tổng nhu cầu chi cho các công việc, nhiệm vụ |
Việc tính nhu cầu chi phí để thực hiện một công việc, một nhiệm vụ cụ thể cũng phải căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức.
+ Tính nhu cầu chi một số khoản kinh phí nghiệp vụ quản lý, chi phí bảo quản, sửa chữa nhỏ, huấn luyện thường xuyên, công tác phí, phép…
= | Số thực hiện (ước thực hiện năm trước | + | Chi phí tăng do thay đổi các yếu tố | - | Chi phí giảm do thay đổi các yếu tố |
Trong quá trình lập DTNS năm, ngoài việc vận dụng các phương pháp trên đây để xác định nhu cầu chi, còn phải kết hợp các phương pháp, biện pháp khác như: so sánh, đối chiếu với số dự kiến giao DTNS của cấp trên thông báo; cân đối số chi cho các lĩnh vực và giữa các nguồn, xem xét khả năng chi. Đồng thời nên áp dụng nhiều phương pháp lập để lựa chọn ra một
phương án tối ưu cho dự toán.
Đối với các nội dung chi mua sắm hiện vật, sau khi đã xác định được tổng nhu cầu chi trong năm phải trừ đi giá trị hiện vật tồn kho có thể huy động để xác định nhu cầu chi bằng tiền trong năm kế hoạch.
3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện ngân sách, chấp hành chi tiêu ngân sách, thẩm định công tác quản lý tài chính
Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, quản lý chặt chẽ các nguồn thu đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng ủy Tổng cục Hậu cần. Đây là những chủ trương lớn có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý tài chính.
Để quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả chi tiêu, thực hiện tiết kiệm, chống tham ô lãng phí cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện ngân sách, thẩm định công tác quản lý tài chính. Thông qua kiểm tra, kiểm soát sẽ phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những vi phạm, sai sót trong quá trình quản lý tài chính ở đơn vị.
Để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả các nguồn kinh phí đòi hỏi phải thực hiện đúng quy trình lập dự toán, cấp phát, thanh toán, quyết toán của cơ quan và các Hộ chi tiêu. Trên cơ sở hướng dẫn cụ thể các hộ chi tiêu đúng nội dung dự toán được phê duyệt quản lý chặt chẽ từ khâu cấp phát đến khâu thanh quyết toán.
Xây dựng kế hoạch chi tiêu cụ thể ngay từ đầu năm, căn cứ vào tình hình cụ thể nhiệm vụ được giao, đảm bảo chi tiêu ngay từ những tháng đầu năm, đầu quý sẽ không chịu ảnh hưởng lớn từ lạm phát. Tránh được hiện tượng chi dồn, chi ép vào cuối năm gây mất cân đối trong thanh quyết toán và rối bận trong thời điểm tổng quyết toán.
Có kế hoạch chi tiêu cụ thể, hợp lý sẽ kiểm tra, giám sát chặt chẽ giá cả, vật tư hàng hóa đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại.
Phải xây dựng định mức kỹ thuật cụ thể cho đơn vị khi sử dụng kinh phí thuộc những nội dung liên quan đến sản xuất, sữa chữa như nội dung chi cho công trình phổ thông phải thực hiện theo quy định của đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện việc khoán kinh phí đối với một số nội dung chi tiêu như công tác phí, điện quốc doanh, nước quốc doanh, … Trên cơ sở đó sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng kinh phí tại đơn vị.
Xây dựng quy chế cụ thể tới Hộ chi tiêu về định mức tiêu hao điện năng của từng khoa, phòng, ban trong đơn vị, dựa trên quân số và trang thiết bị, xây dựng quy chế quản lý và sử dụng công tác phí đối với cán bộ, nhân viên trong đơn vị.
Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra tài chính, kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra, kiểm tra tài chính, tăng cường giám sát đối với các Hộ chi tiêu. Xử lý đúng, kịp thời đối với những cá nhân, tập thể vi phạm, thực hiện chế độ trách nhiệm trong quản lý sử dụng kinh phí đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và chịu trách nhiệm trước pháp luật, Quân đội về những khoản chi sai chế độ, gây lãng phí thất thoát cho đơn vị.
Tăng cường kiểm soát chi kinh phí, chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính.
Đảm bảo chi tiêu sử dụng kinh phí theo luật NSNN, cụ thể là:
Một là: Thực hiện quản lý và kiểm soát chi kinh phí một cách liên tục từ khâu lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách đến khâu quyết toán ngân sách.
- Khâu lập dự toán kinh phí
Việc lập dự toán kinh phí được thực hiện trước khi chi tiêu và phải căn cứ vào dự kiến giao cho các Hộ chi tiêu đảm bảo đúng nguyên tắc, chế độ quy định cần phải thực hiện tốt các nội dung sau:
+ Lập dự toán ngân sách có vai trò quan trọng cho thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy không được đơn giản, tùy tiện, qua loa đại khái, khi lập dự toán ngân sách. Dự toán ngân sách phải thể hiện được toàn bộ nhu cầu chi cho các mặt hoạt động của đơn vị, có trọng tâm, trọng điểm, chi tiết theo mục lục NSNN áp dụng trong Quân đội.
+ Thực hiện đúng quy trình xây dựng dự toán ngân sách, chấp hành nghiêm đúng mẫu biểu, các định mức, tiêu chuẩn rõ ràng, quân số biên chế, chi tiêu dự kiến giao ngân sách được thông báo sớm và phù hợp với nhiệm vụ được giao.
- Khâu chấp hành dự toán
Thực hiện quản lý ngân sách và điều hành phải theo dự toán ngân sách được phê duyệt. Dự toán kinh phí được duyệt là một chỉ tiêu pháp lệnh buộc các đơn vị có trách nhiệm tuyệt đối tuân thủ. Tăng cường công tác quản lý chi tiêu, sử dụng kinh phí được kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định, chi tiêu kinh phí đạt hiệu quả, giúp đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ cần làm tốt những vấn đề sau:
+ Nâng cao chất lượng dự toán chi quý, kế hoạch mua sắm hàng hóa, vật tư bảo đảm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, tránh chi dồn vào cuối năm, gây mất cân đối trong bảo đảm, cấp phát, thanh toán, quyết toán ảnh hưởng tới chất lượng công tác, hiệu quả sử dụng kinh phí.
+ Cấp phát, thanh toán các khoản chi kinh phí kịp thời, đúng nguyên tắc. Khi thanh toán coi trọng tính pháp lý của chứng từ chi tiêu, để không còn tình trạng chi tiêu không đúng nội dung, chứng từ chi tiêu không đầy đủ yếu tố pháp lý.
+ Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kiểm tra, giám sát trong đơn vị nhằm phát hiện, ngăn chặn những vi phạm có thể xảy ra và xử lý nghiêm các vi phạm trong chi tiêu, sử dụng kinh phí.