Tình Hình Thực Hiện Một Số Khoản Chi Theo Chế Độ Tiêu Chuẩn Giai Đoạn 2017-2019


đảm cho những nhiệm vụ chính trị quân sự trung tâm của Bệnh viện. Sau khi thông qua Thường vụ Đảng uỷ, Chỉ huy Bệnh viện. Khi được giám đốc Bệnh viện phê duyệt về số liệu, thời gian và địa điểm giao DTNS, Ban Tài chính làm công tác chuẩn bị để giao DTNS cho các cơ quan. DTNS được phân bổ và giao cho các đơn vị, cơ quan trước ngày 31/12 (dương lịch) hàng năm. Quá trình giao DTNS, các nội dung cần phải công khai theo qui định của Thông tư 3378/1999-BQP ngày 13/11/1999 của BQP, thông tư số 156/2005/TT-BQP ngày 11/10/2005 của BQP hướng dẫn thực hiện qui chế công khai tài chính ở các đơn vị dự toán quân đội đã được thực hiện nghiêm túc. Cụ thể một số nội dung DTNS có chỉ tiêu cao hoặc mang tính chất thường xuyên như Phép, công tác, điện nước... được công khai rõ ràng bằng văn bản.

* Phân bổ, giao DTNS

Hàng năm, sau khi nhận DTNS trên phân bổ, căn cứ vào DTNS trên giao, dự toán ngân sách của các đơn vị, các ngành nghiệp vụ, Ban Tài chính tiến hành tổng hợp, kiểm tra số liệu phân bổ ngân sách của các ngành để phân bổ. Toàn bộ DTNS tổng hợp phân cho các ngành và các đơn vị đều được báo cáo Thường vụ Đảng uỷ, Chỉ huy Bệnh viện trước ngày 20/12. Việc phân bổ đã đúng trọng tâm trọng điểm và được tiến hành đúng trình tự thủ tục.

Việc dựa trên các căn cứ khoa học và thực hiện đúng trình tự các bước của quá trình phân bổ ngân sách nên việc phân bổ ngân sách trong những năm vừa qua ở Bệnh viện đã đảm bảo được chất lượng, cụ thể là đã thực hiện đúng các quy định của cơ quan tài chính cấp trên, bảo đảm cho DTNS của đơn vị có tính khả thi cao.

Trong điều kiện các cơ quan đơn vị có chi tiêu NSNN phải thực hiện nghiêm luật NSNN, việc thực hiện tốt các bước phân bổ DTNS ở Bệnh viện Quân y 354 đảm bảo cho quá trình phân phối ngân sách được rõ ràng, công khai, minh bạch. Các ngành, các hộ chi tiêu cơ bản đã quán triệt và nắm được


những nội dung, chỉ tiêu chính trong phân bổ, giao DTNS. Thực tế phân bổ chỉ tiêu một số ngân sách chủ yếu:

- Về kinh phí lương, phụ cấp, tiền ăn.

Các khoản chi lương, phụ cấp, tiền ăn về cơ bản được phân bổ triệt để tới đơn vị. Bởi vì đây là khoản chi thanh toán cho cá nhân, việc thanh toán các khoản này do ban tài chính trực tiếp thực hiện dựa trên thang bậc lương và các quy định chế độ tiêu chuẩn được hưởng theo lương hoặc nghề nghiệp.

- Về kinh phí nghiệp vụ hành chính

So với kinh phí thường xuyên thì quản lý kinh phí nghiệp vụ tương đối phức tạp bởi các nội dung chi, các khoản chi liên quan tới tiêu chuẩn định mức và quá trình chi tiêu liên quan đến tiêu chuẩn định mức giá cả, chất lượng hàng hóa dịch vụ…Từ đặc điểm này đòi hỏi cơ quan tài chính và các đơn vị có chi tiêu sử dụng kinh phí nghiệp vụ cần thấy rõ tầm quan trọng của công tác quản lý, bảo đảm kinh phí nghiệp vụ, quán triệt nhiệm vụ của đơn vị làm mục tiêu cao nhất nhưng quán triệt gắn liền với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí.

Quán triệt quan điểm của BQP các khoản chi kinh phí nghiệp vụ hành chính thuộc các đơn vị đều được phân bổ cho các ngành, các hộ chi tiêu. Không để dự phòng và hạn chế phần để lại tự chi tại cơ quan tài chính.

Tuy nhiên, một số chỉ tiêu ngân sách được lập nhưng trên xét duyệt phân bổ chưa sát với đặc điểm tình hình dẫn đến việc chi vượt DTNS được duyệt:


Bảng 2.3: Tình hình thực hiện một số khoản chi theo chế độ tiêu chuẩn giai đoạn 2017-2019

Đơn vị tính: triệu đồng



Nội dung

Chỉ tiêu đánh giá

DTNS

đơn vị lập

DTNS

trên giao

Thực hiện

Vượt ngân sách

Tỷ lệ vượt ngân sách (%)


Năm 2017

Tàu xe nghỉ phép

25

26

29

30

11,5

An dưỡng

980

960

975

15

1,6


Năm 2018

Tàu xe nghỉ phép

43

40

43

3

7,5

An dưỡng

1.745

1.766

1.791

25

1,4


Năm 2019

Tàu xe nghỉ phép

31,5

31,5

31,1

- 0,4


An dưỡng

2.100

2.280

2.280



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 - Tổng Cục Hậu Cần - 8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết ngân sách 2017 - 2019 Bệnh viện Quân y 354)


Các khoản chi phúc lợi có tính chất chế độ và yêu cầu nhiệm vụ, việc vượt chỉ tiêu ngân sách chủ yếu do giá cả tàu xe tăng, công tác lập kế hoạch chưa bám sát theo quân số thực tế của đơn vị. Qua so sánh, trong 3 năm 2017- 2019, đơn vị đã khắc phục dần tình trạng vượt DTNS

* Lập nhu cầu chi quý

Sau khi giao DTNS cho các đơn vị, ngành, Ban Tài chính hướng dẫn các đơn vị, ngành nghiệp vụ lập nhu cầu chi quý theo qui định để có cơ sở cho quá trình cấp phát ngân sách.

Căn cứ để lập nhu cầu chi quý đối với các đơn vị là kế hoạch quân số, dự toán chi về tiền lương, phụ trợ cấp tiền ăn các loại, nhu cầu chi hoạt động nghiệp vụ của các ngành đối với các ngành nghiệp vụ, căn cứ lập nhu cầu chi quý dựa trên các kế hoạch công tác quý của ngành và các dự báo chi đột xuất


theo yêu cầu nhiệm vụ khác phục vụ công tác chuyên môn của ngành.

Ban Tài chính sau khi nhận DTNS năm, căn cứ vào khả năng tài chính, yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị, các ngành, tổng hợp của bản thân lập kế hoạch chi tiêu kinh phí năm ngân sách gửi về Phòng tài chính – Tổng cục Hậu cần theo đúng thời gian trên qui định.

Mặc dù công tác lập nhu cầu chi quý trong các năm qua đã được các ngành, các hộ chi tiêu thực hiện nghiêm túc song vẫn còn những mặt hạn chế như: Nhu cầu chi quý 1 năm DTNS chủ yếu dựa vào các yếu tố của năm trước nên tính chính xác chưa cao, nhu cầu chi quý có lúc chưa sát với thực chi, còn phân bổ đều cho các quý, chưa tính toán trên cơ sở khoa học, một số ngành còn mang nặng tính hình thức, đưa nhiệm vụ thực hiện ngân sách dồn vào cuối năm, làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ bảo đảm và chức năng kiểm soát chi của Ban Tài chính.

* Cấp phát, thanh toán kinh phí

+ Đối với các đơn vị trực thuộc: Ban Tài chính cấp phát thanh toán trực tiếp trên cơ sở nhu cầu chi quí của các đơn vị.

+ Ban Tài chính mở tài khoản tiền gửi khác để chi cho các nội dung: ngân sách Nhà nước giao, bảo hiểm xã hội... và các nội dung chi khác theo qui định của Cục Tài chính- BQP.

+ Đối với các ngành nghiệp vụ, cũng trên cơ sở nhu cầu chi quý của các ngành lập được chia ra hàng tháng, Ban Tài chính tiến hành cấp phát theo các kế hoạch đã được phê duyệt, có trong DTNS năm và khi đã bảo đảm đầy đủ các yếu tố về mặt pháp lý như báo giá, dự toán chi tiết, hợp đồng kinh tế...

Khi tiến hành mua sắm xong, các đơn vị, ngành nghiệp vụ thực hiện việc tổng hợp, hoàn tất hồ sơ, chứng từ hoá đơn chi tiêu để thanh toán với Ban Tài chính trực tiếp qua Trợ lý quản lý đơn vị theo dõi các ngành nghiệp vụ, trợ lý theo dõi các ngành nghiệp vụ chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ thanh


toán, đối chiếu với các yêu cầu về thủ tục qui định trong khâu thanh toán để tiến hành thanh toán cho các ngành. Thực hiện kiên quyết việc thanh toán dứt điểm các khoản tạm ứng cũ, mới cấp tạm ứng các khoản chi tiếp theo.

Ngoài các khoản chi thuộc chế độ tiêu chuẩn được bảo đảm bằng tiền mặt còn lại các khoản chi khác có tính chất mua sắm, sửa chữa lớn vật tư tài sản... đơn vị thực hiện công tác bảo đảm nghiêm túc theo quy định 717/TC3 ngày 16/5/2006 của Cục Tài chính- BQP về việc chi tiêu không dùng tiền mặt trong các đơn vị dự toán quân đội.

Quá trình chấp hành ngân sách ở Bệnh viện đã bảo đảm kinh phí kịp thời cho nhiệm vụ mua sắm, bảo quản, sửa chữa trang bị kỹ thuật, bảo đảm các chế độ chính sách, đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ nhân viên. Vừa tập trung bảo đảm tài chính cho nhiệm vụ thường xuyên, vừa bảo đảm kịp thời kinh phí cho các nhiệm vụ đột xuất. Tất cả các đơn vị trực thuộc được bảo đảm ngân sách bằng DTNS, được Ban tài chính cấp vào cuối quý trước hoặc đầu quý chi tiêu nên đã chủ động trong công tác bảo đảm của đơn vị mình.

Dự toán chi quý đã được các đơn vị, các ngành nghiệp vụ thực hiện nghiêm túc, trên cơ sở đó Bệnh viện bảo đảm cho các đơn vị. Chất lượng quản lý quân số ngày càng được nâng cao, công tác liên thẩm quân số ở các đơn vị được tiến hành hàng tháng, nên đã kịp thời làm cơ sở cho quá trình bảo đảm ngân sách cho các ngành, đơn vị.

Công tác quản lý, sử dụng các nguồn ngân sách và tài sản ở các cấp có chuyển biến tích cực, quản lý chi tiêu ngân sách chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, nội dung, bảo đảm tiết kiệm có hiệu quả nên đã từng bước khắc phục tình trạng chi sai, chi vượt ngân sách và các biểu hiện tiêu cực khác. Thực hiện đúng qui trình, nguyên tắc trong việc kiểm soát chi, thanh quyết toán ngân sách các loại thông qua cơ quan tài chính các cấp, công tác kiểm tra


thường xuyên của Ban Tài chính, Thanh tra Quốc phòng…

Quá trình cấp phát ngân sách tại Ban Tài chính cho các đơn vị, ngành nghiệp vụ luôn bảo đảm về mặt thời gian, số lượng. Đối với các khoản chi được bảo đảm bằng DTNS, cuối tháng của quí hiện tại Ban đã cấp cho quí sau nên đã làm tăng tính chủ động trong chi tiêu sử dụng ngân sách cho các khoa, ban, đơn vị góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đi đôi với cấp phát, công tác thanh toán cũng được tiến hành kịp thời, đầy đủ thủ tục, nguyên tắc qui định.

- Hạn chế

Nhu cầu chi quý của các đơn vị lập chưa bao quát được nhiệm vụ quân sự chính trị được giao, công tác lập nhu cầu chi quý chưa được các ngành, đơn vị chú tâm dẫn đến hiện tượng chi tiêu ngân sách chủ yếu dồn vào quý 4 năm ngân sách.

Việc chấp hành thời gian thanh quyết toán của các ngành chưa kịp thời. Ở các đơn vị cơ sở, cơ quan tài chính phải đôn đốc thường xuyên công tác thanh toán đối với các ngành mới kịp thời gian tổng hợp báo cáo quyết toán với trên, tính hợp đồng giữa các ngành nghiệp vụ với tài chính chưa được phát huy trong công tác chi tiêu, sử dụng và thanh quyết toán ngân sách.

Quá trình cấp phát, thanh toán vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: một số ngành chi sai nội dung ngân sách, chất lượng chi tiêu sử dụng ngân sách chưa cao, hoá đơn chứng từ có lúc chưa bảo đảm tính hợp lý. Một số hoá đơn, chứng từ quyết toán chưa đảm bảo tính pháp lý, nội dung chi một số khoản chưa đúng qui định, chưa thực hiện tốt việc khảo sát giá, các ngành chưa coi trọng hiệu quả chi tiêu…

* Kiểm soát chi ngân sách

Việc kiểm soát chi ngân sách được tiến hành đồng thời tại KBNN đối với các khoản chi có tính bảo mật không cao, Ban Tài chính Bệnh viện có trách nhiệm tự thực hiện chức năng kiểm soát chi đối với các khoản chi có tính bảo mật cao.


Quá trình thực hiện kiểm soát chi được Ban Tài chính tiến hành theo trình tự:

- Kiểm soát trước khi chi tiêu

Việc kiểm soát này dựa vào các điều kiện để chi tiêu ngân sách là: phải có trong DTNS năm, được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt, đáp ứng đầy đủ các thủ tục về hồ sơ, hợp đồng mua sắm, báo giá khảo sát.... theo qui định. Kiểm tra tính hợp lý của các dự trù kinh phí, tính chính xác của đơn giá, nếu thấy cần thiết tiến hành khảo sát giá lại.

- Kiểm soát trong khi chi tiêu

Với các ngành nghiệp vụ, Ban Tài chính thực hiện kiểm soát chi trong quá trình trực tiếp cấp phát kinh phí dựa trên dự trù chi kinh phí mà các ngành đã lập. Đối với các nội dung phát sinh vượt dự trù các ngành đã giải thích đầy đủ, qua đó Ban Tài chính mới đảm bảo tiếp sau khi thanh toán trên cơ sở có trong DTNS, được thủ trưởng cơ quan chi ngân sách duyệt. Ngoài ra Ban Tài chính còn tham gia quá trình khảo sát thị trường tìm nguồn hàng chất lượng, hợp lý tham gia soạn thảo và hướng dẫn các ngành soạn thảo hợp đồng kinh tế, tham gia ký kết các hợp đồng mua sắm trang thiết bị khi được giám đốc Bệnh viện uỷ quyền cùng các cơ quan, ngành nghiệp vụ liên quan.

- Kiểm soát sau khi chi tiêu

Việc kiểm soát sau khi chi tiêu được thực hiện ở khâu thanh toán cụ thể trong khi xét duyệt, thẩm định chứng từ hồ sơ chi tiêu của các ngành nghiệp vụ cơ quan. Đồng chí trợ lý theo dõi các ngành nghiệp vụ đã tiến hành việc thẩm định thông qua xét duyệt quyết toán kinh phí nghiệp vụ quý cho các ngành, trực tiếp kiểm tra chứng từ gốc như: hoá đơn, hợp đồng và thanh lý hợp đồng kinh tế, bảng kê chứng từ chi tiêu được Thủ trưởng các ngành phê duyệt, giá cả có đúng với giá đã thông báo và khảo sát hay không và đã được Hội đồng giá cả cơ quan đồng ý chưa, qua đó đối chiếu với giá cả của cùng mặt hàng ở thị trường khu vực, đồng thời kiểm tra chất lượng, số lượng hàng


hoá, có được đăng ký xuất nhập kho, thực hiện quyết toán hàng hoá đúng theo qui định của chế độ kế toán đơn vị dự toán.

Toàn bộ hoạt động chi tiêu tài chính được giám sát bởi việc kiểm soát chi của KBNN, của Ban Tài chính, đồng thời cũng chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng khác như Phòng Tài chính - Tổng cục Hậu cần và nhất là được đặt dưới sự kiểm tra, kiểm soát của Thường vụ Đảng uỷ, Chỉ huy Bệnh viện. Do đó, việc kiểm soát chi ngân sách ở Bệnh viện đã được thực hiện một cách toàn diện, thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời nên đã từng bước mang lại hiệu quả, chất lượng trong quá trình chi tiêu, sử dụng ngân sách quốc phòng phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong những năm qua.

2.2.1.3. Công tác Kế toán và quyết toán ngân sách

* Công tác kế toán

Bệnh viện Quân y 354 là đơn vị dự toán quân đội có sử dụng ngân sách nên phải thực hiện mở sổ phản ánh và ghi chép đúng chế độ kế toán đơn vị dự toán trong quân đội theo quy định của Nhà nước và BQP. Thực hiện công tác kế toán, quyết toán NSNN đúng quy định của pháp luật về công tác tài chính. Công tác kế toán thống kê của Bệnh viện đã đi vào nề nếp trong đó coi trọng việc tổng hợp số liệu phục vụ cho giao ban nghiệp vụ, chỉ đạo, điều hành, khóa sổ, kết sổ. Thông qua số liệu kế toán- thống kê, cơ quan tài chính đã tham mưu cho chỉ huy Bệnh viện có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng công tác bảo đảm và quản lý tài chính, cũng như chấp hành nghiêm các chế độ quy định.

* Báo cáo quyết toán tháng, quý:

- Báo cáo quyết toán tháng:

Ban Tài chính thẩm định và phê duyệt trực tiếp trên tổng hợp số liệu quyết toán tháng của các ngành, hộ chi tiêu. Khi thẩm định và phê duyệt quyết toán tập trung thẩm định sự chính xác của các yếu tố tính hợp lệ của chứng từ, chế độ tiêu chuẩn và số liệu xin quyết toán của từng nội dung chi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023