Tổng Hợp Tình Hình Thực Hiện Quân Số Giai Đoạn 2017-2019 Tại Bệnh Viện Quân Y 354


tiêu. Sau khi phê duyệt số liệu quyết toán, Ban tài chính ra thông tri chuẩn quyết toán và gửi cho các đơn vị.

- Báo cáo quyết toán quý:

Ban Tài chính quy định thời gian kiểm tra và xét duyệt quyết toán đối với các ngành trực thuộc Bệnh viện. Về thời gian, bắt đầu từ ngày 3 tháng đầu quý chi tiêu sau, các đơn vị gửi toàn bộ chứng từ chi tiêu có liên quan đến kinh phí nghiệp vụ về Ban Tài chính để thẩm định, xét duyệt quyết toán. Việc thẩm định và xét duyệt được thực hiện đến từng chứng từ và hồ sơ chi tiêu. Phương pháp tiến hành như kiểm soát chi sau khi chi tiêu. Sau khi Ban Tài chính phê duyệt báo cáo quyết toán chi kinh phí nghiệp vụ cho các đơn vị, ra thông tri chuẩn quyết toán và gửi kèm báo cáo quyết toán đó phê duyệt cho các đơn vị. Trên cơ sở số liệu và hồ sơ đó phê duyệt cho các đơn vị, cơ quan tài chính tổng hợp báo cáo quyết toán chi kinh phí nghiệp vụ, báo cáo quyết toán chi ngân sách bảo đảm, chi ngân sách nhà nước theo quý của Bệnh viện gửi về phòng Tài chính - Tổng cục Hậu cần trước ngày 15 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.

* Báo cáo quyết toán ngân sách năm:

Do tầm quan trọng của Báo cáo quyết toán năm và để bảo đảm công tác tổng quyết toán có chất lượng, ban tài chính quán triệt hướng dẫn của Cục Tài chính - BQP, Phòng Tài chính - Tổng cục Hậu cần về nội dung, mẫu biểu, trình tự và thời gian thực hiện quyết toán ngân sách năm.

Trong thực tế, do hàng tháng, từ tháng 1 đến tháng 11 (đối với báo cáo quyết toán kinh phí tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn) và hàng quý, từ quý I đến quý III (đối với báo cáo quyết toán nghiệp vụ phần tự chi) đã được thẩm định phê duyệt quyết toán theo đúng nguyên tắc, nội dung và trình tự thủ tục nên tại thời điểm này công tác quyết toán ngân sách năm chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:


- Quyết toán tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn tháng 12 và quyết toán kinh phí nghiệp vụ phần tự chi quý IV cho các đơn vị.

- Làm các công việc liên quan đến kết thúc năm ngân sách, chỉnh lý quyết toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách năm.

Công tác thẩm xét và phê duyệt báo cáo quyết toán tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và tiền ăn tháng 12 và báo cáo quyết toán kinh phí nghiệp vụ quý IV (phần tự chi), ngân sách bảo đảm, ngân sách nhà nước được thực hiện như các tháng, quý trong năm. Để bảo đảm thời gian và chất lượng công tác quyết toán ngân sách năm, Ban Tài chính đã có nhiều biện pháp tích cực trong đôn đốc chi tiêu, thanh quyết toán.

Việc quản lý kinh phí lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn và kinh phí nghiệp vụ chịu sự ảnh hưởng rất lớn của quân số và chế độ tiêu chuẩn. Nghiên cứu sự biến động quân số trong các năm 2017-2019 cho thấy đây là các yếu tố tác động rất nhiều đến công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Quân y 354.

Bảng 2.4: Tổng hợp tình hình thực hiện quân số giai đoạn 2017-2019 tại Bệnh viện Quân y 354

Đơn vị tính: Người



S T T


Nội dung

2017

2018

2019

Quân số dự toán

Quân số

thực tế

So sánh (%)

Quân số dự toán

Quân số

thực tế

So sánh (%)

Quân số dự toán

Quân số

thực tế

So sánh (%)

1

SQ

131

126

96

126

119

94

120

118

98

2

QNCN

481

448

93

477

439

92

463

450

97

3

CNVQP

95

77

81

112

84

75

76

70

92

4

HSQBS

36

26

72

55

38

69

61

48

78


Cộng

743

677

91

770

680

88

720

686

95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý tài chính của Bệnh viện Quân y 354 - Tổng Cục Hậu Cần - 9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết ngân sách 2017 - 2019 Bệnh viện Quân y 354)


Qua bảng 2.4 cho ta thấy tình hình biến động quân số giữa quân số dự toán và quân số thực tế tại Bệnh viện Quân y 354 trong các năm 2017 - 2019 ở tất cả các đối tương là tương đối lớn.

Sự chênh lệch về quân số giữa thực tế với dự toán, giữa thực tế với biên chế đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lương công tác xây dựng kế hoạch ngân sách của ban tài chính bệnh viện. Khi quân số dự kiến không được một cách chính xác sẽ kéo theo các khoản chi khác như Lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn… cũng khó xác định chính xác. Một số nội dung chi tiêu của kinh phí nghiệp vụ cũng thay đổi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch thừa, thiếu ngân sách tại Bệnh viện trong những năm gần đây.

Sau khi quyết toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và nhận được số phê duyệt quyết toán tiền lương, phụ cấp, trợ cấp tháng 12 và quyết toán kinh phí nghiệp vụ quý IV, Ban Tài chính tiến hành xử lý về mặt nghiệp vụ

trong thời gian chỉnh lý quyết toán, tổng hợp lập báo cáo quyết toán và tổng kết ngân sách năm. Báo cáo quyết toán và tổng kết ngân sách đánh giá toàn diện các mặt hoạt động của công tác tài chính trong năm ngân sách.

Qua bảng 2.2 cho thấy: Có sự chênh lệch giữa DTNS đơn vị lập và số được cấp quyết toán. Cả kinh phí lương phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn và kinh phí nghiệp vụ dự toán do đơn vị lập đều cao hơn so với chỉ tiêu ngân sách được giao và số phê duyệt quyết toán, chỉ có Kinh phí nghiệp vụ và Xây dựng cơ bản của năm 2017 số quyết toán bằng 99,9 % so với chỉ tiêu ngân sách được cấp.

Trong giai đoạn 2017- 2019, nội dung chi tiêu ngân sách của Bệnh viện thường có nội dung bảo đảm tốt nhu cầu chi tiêu của đơn vị, cũng có nội dung thiếu so với số thực chi xin quyết toán. Tình trạng thừa, thiếu chỉ tiêu ngân sách cho thấy tính phức tạp và những khó khăn trong khâu lập dự toán ngân sách và kiểm soát chi tiêu ở Bệnh viện. Nghiên cứu các nội dung chi tiêu năm 2018 sẽ cho thấy rõ điều đó.


Bảng 2.5: Tình hình thực hiện các khoản chi kinh phí năm 2018

Đơn vị: triệu đồng



Chỉ tiêu

Dự toán được duyệt

Số thực chi xin QT

So sánh

Thừa

Thiếu

A. Ngân sách quốc phòng

92.333

92.680


347

1. Ngân sách sử dụng

92.333

92.680


347

- Lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn…

64.138

64.482


344

- Nghiệp vụ hành chính + XDCB

28.195

28.198


3

B. Ngân sách Nhà nước giao

126

121

4


(Nguồn: Báo cáo tổng kết ngân sách 2018 Bệnh viện Quân y 354)

Từ số liệu về kết quả thực hiện kinh phí năm 2018 có thể đánh giá tình hình thực hiện các khoản chi kinh phí năm 2018 của Bệnh viện như sau:

- Về cơ bản, các khoản chi kinh phí đủ ngân sách, nhiều nội dung ngân sách đảm bảo chi đủ 100%.

- Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung chi thừa thiếu ngân sách. Cụ thể, chi ngân sách năm 2018 thiếu 343 triệu đồng là do nguyên nhân có một số nội dung chi thiếu ngân sách, trong đó cụ thể là nội dung về thay đổi chế độ tiền lương, chi an dưỡng, chi tiền tàu xe nghỉ phép, truy lĩnh bồi dưỡng phẫu thuật, thủ thuật...

2.2.1.4. Kiểm tra, thanh tra ngân sách

Hoạt động kiểm tra, thanh tra luôn là vấn đề được Ban Tài chính rất quan tâm trong công tác quản lý tài chính. Thực hiện Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Hướng dẫn số 2036/TC4 ngày 01 tháng 12 năm 2004 của Cục Tài chính - BQP về việc tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các đơn vị dự toán trong toàn quân, trong thời gian qua, Ban Tài chính Bệnh viện đã tham mưu cho Đảng ủy, Chỉ huy về công tác thanh tra, kiểm tra tài chính tại đơn vị. Điều này đảm bảo cho việc thực hiện ngân sách đúng về pháp luật cả về chính sách và tài


chính đồng thời sử dụng nguồn lực theo đúng mục tiêu đề ra, giúp nâng cao chất lượng quản lý tài chính.

Cuối năm, Ban Tài chính tiến hành tổng kết công tác tự thanh tra, kiểm tra, theo quy định và lập báo cáo gửi lên Phòng Tài chính - Tổng cục Hậu cần.

Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính của Ban Tài chính đã cho thấy một số tồn tại trong công tác quản lý tài chính như sau: Hồ sơ, chứng từ chi tiêu của một số ngành nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc còn chưa đảm bảo tính pháp lý, một số hoạt động chi tiêu còn sai nội dung mục lục ngân sách…

Tuy nhiên, công tác tự thanh tra, kiểm tra tài chính còn chưa thật sự được chú trọng, hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa đi vào thực chất nhằm khắc phục những sai sót trong quá trình quản lý tài chính của đơn vị.

2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hoàn thiện quản lý tài chính của đơn vị quân đội.

Hoạt động của các đơn vị dự toán quân đội cũng có sự tương đồng như các hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp khác. Đơn vị cần sử dụng những “đầu vào” để tạo ra những “đầu ra” nhằm đạt được các mục tiêu xác định. Các yếu tố đó cần được trang trải bằng các khoản chi. Các kết quả “đầu ra” đó có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống kinh tế chính trị, kinh tế-xã hội, trong đó nổi bật là thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm là xây dựng quân đội – bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy, công tác quản lý tài chính tại các đơn vị dự toán quân đội, có thể dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:

Một là, tính hợp lý của hệ thống tổ chức quản lý tài chính.

Đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc của các chủ thể quản lý tài chính. Có thể đánh giá thông qua mức độ hợp lý của các nhân tố cơ bản cấu thành hệ thống quản lý tài chính, gồm:


- Cơ cấu tổ chức: sự đầy đủ, hợp lý của các tổ chức biên chế và chức danh quản lý tài chính.

- Chức năng nhiệm vụ của hệ thống: sự xác định đầy đủ, cụ thể, tính phù hợp trong các chủ thể tham gia quá trình quản lý tài chính.

- Biên chế nhân lực và trang bị kỹ thuật quản lý: sự đầy đủ, phù hợp về số lượng, chất lượng cán bộ chỉ huy, quản lý tài chính với chức trách, nhiệm vụ được giao; sự đầy đủ, tính đồng bộ và hiện đại của trang bị kỹ thuật phục vụ cho nghiệp vụ, chuyên môn.

- Cơ chế hoạt động: sự đầy đủ, phù hợp, tính hiệu lực của hệ thống chủ trương chính sách, tiêu chuẩn, chế độ quy định rõ ràng và tính hiệu lực, hiệu quả trong mối quan hệ phối hợp công tác và phương pháp quản lý tài chính.

Hai là, tính đúng đắn, hiệu quả trong việc sử dụng các phương pháp, công cụ quản lý tài chính.

Sử dụng đúng các phương pháp, công cụ quản lý tài chính có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng quản lý tài chính; đồng thời nó cũng thể hiện rõ trình độ năng lực của các chủ thể quản lý. Thông qua việc đánh giá mức độ đúng đắn, hiệu quả của việc sử dụng phương pháp, công cụ quản lý cho biết tình hình chất lượng quản lý tài chính tốt hay không tốt. Do các phương pháp và công cụ quản lý tài chính được sử dụng tác động tới các khâu của chu trình quản lý NS, nên tiêu chí này có thể đo lường được bằng các đại lượng sau:

- Các mệnh lệnh, quyết định của lãnh đạo, chỉ thị hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên, các kế hoạch triển khai của cơ quan tài chính được thực thi nghiêm chỉnh như thế nào. Biểu hiện ở các chỉ tiêu dự toán NS như: xây dựng chỉ tiêu chi sát đúng; kết quả thực hiện dự toán NS, quyết toán NS… Có thể đo lường bằng một số đại lượng sau:

Các chỉ tiêu định lượng được thể hiện qua các công thức sau:

+ Tỷ lệ (%) DTNS đơn vị lập so với chỉ tiêu trên thông báo:



Tỷ lệ (%) DTNS đơn

vị lập so với chỉ tiêu trên thông báo

Số DTNS đơn vị lập



=

× 100

(CT1.1)

Số chỉ tiêu thông báo


Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng lập DTNS của đơn vị. Nếu kết quả so sánh lớn hơn hoặc nhỏ hơn khá lớn, chứng tỏ đều không sát giới hạn trần NS hoặc không sát khả năng và nhu cầu chi của đơn vị.

+ Tỷ lệ (%) số thực hiện so với DTNS đơn vị lập:


Tỷ lệ (%) số thực hiện

so với DTNS đơn vị lập


Số thực hiện



=

Số DTNS đơn vị lập

× 100

(CT1.2)

Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu ở CT 1.1 có ý nghĩa đánh giá cuối cùng khả năng DTNS đơn vị lập. Nó cung cấp những thông tin cần thiết để có thể điều chỉnh chỉ tiêu ở năm sau phù hợp hơn.

+ Tỷ lệ (%) số thực hiện so với chỉ tiêu trên thông báo:


Tỷ lệ (%) số thực hiện so với chỉ tiêu trên

thông báo

Số thực hiện


=

× 100

(CT1.3)

Số chỉ tiêu thông báo


Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, cho phép đánh giá xác đáng 2 vấn đề:

Thứ nhất, kết quả lớn hơn 100% (thiếu NS) hoặc nhỏ hơn 100% (thừa NS). Như vậy phải xem xét hai yếu tố: số thực hiện nếu đúng thực tế, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức thì phải tính toán số chỉ tiêu trên phân bổ. Ngược lại, phải tăng cường làm tốt công tác thẩm định trước quyết toán.

Thứ hai, NS là có hạn; việc bổ sung NS về nguyên tắc là rất ít (trừ trường hợp có nhiệm vụ đột xuất quan trọng được nhà nước và Bộ quốc phòng quyết định). Vì vậy, qua chỉ tiêu này, Cục TC- BQP với tư cách là cơ quan chủ trì tham mưu giúp QUTW và thủ trưởng BQP về công tác TCQĐ sẽ đánh giá NS tiết kiệm được ở phạm vi toàn quân trong mỗi năm, theo công thức sau:


Số kinh phí

tiết kiệm

=


Số chỉ tiêu NS thông báo- Số thực hiện

(CT1.4)


Trong đó n Tổng số các đơn vị trong toàn quân Việc duy trì thực hiện các 1

Trong đó:

n: Tổng số các đơn vị trong toàn quân.

- Việc duy trì thực hiện các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức, nguyên tắc, kỷ luật tài chính có thường xuyên đúng, đủ hay không. Biểu hiện ở mức độ các vụ việc vi phạm, tính chất vi phạm và hậu quả của nó; tác động cụ thể của việc thực hiện các chế độ kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm soát chi, dân chủ kinh tế tài chính…

Ba là, mức độ thỏa mãn yêu cầu về quản lý tài chính cho việc bảo đảm đời sống, chính sách.

Có thể nói mức độ thỏa mãn nhu cầu về quản lý tài chính cao nhất là quản lý kinh phí đúng, đủ, chặt chẽ. Tiêu chí này có thể có một số đại lượng được lượng hóa như:

- Quản lý tài chính đúng: đúng mục đích, đúng nội dung chỉ tiêu dự toán NS được phê duyệt, đúng chính sách chế độ theo tiêu chuẩn định mức… của các văn bản nhà nước.

- Quản lý tài chính đủ: số lượng kinh phí phải được đảm bảo đầy đủ, tránh tình trạng nợ lương, phụ cấp…Trên thực tế, có những trường hợp lượng hóa được tiêu chí đủ như cấp lương, phụ cấp… Song cũng có nhiều trường hợp khó lượng hóa.

Quản lý tài chính chặt chẽ: biểu hiện ở việc cấp phát, sử dụng, thanh toán, quyết toán tài chính có đầy đủ chứng từ, cơ sở pháp lý, đúng thủ tục quy định, đúng điều kiện chi NS.

Quản lý tài chính đúng, đủ, chặt chẽ hay không thường được kết hợp với việc đánh giá mức độ, hiệu quả chi tài chính. Phân bổ tài chính hợp lý, có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023