Kết Quả Tác Động Của Các Nhân Tố Lên Hiệu Quả Quản Lý Đầu Tư Công Tại Tiền Giang


7

2.620844

12.57853

4.574565

82.38918

0.457721

8

2.645486

12.77112

4.494541

82.28209

0.452247

9

2.654666

13.22639

4.590199

81.71731

0.466095

10

2.662275

13.18649

4.638352

81.70310

0.472051

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang 1669815612 - 20

Variance Decomposition of LNDTNN:

Perio

d S.E. D(LNGDRP,1) D(LNDTGT,1) D(LNDTCN,1) LNDTNN


1

0.341551

0.144501

0.512831

0.432182

98.91049

2

0.460428

1.134297

0.295755

1.677048

96.89290

3

0.552577

1.114062

0.668583

2.201979

96.01538

4

0.623380

1.317598

0.929367

1.849765

95.90327

5

0.680285

1.162338

0.980862

1.973294

95.88351

6

0.727224

1.233844

1.002516

2.045385

95.71826

7

0.766487

1.245602

1.037846

1.945574

95.77098

8

0.799829

1.201483

1.079087

1.977809

95.74162

9

0.828624

1.222388

1.081247

1.997016

95.69935

10

0.853265

1.220757

1.098790

1.960262

95.72019

Cholesky Ordering: D(LNGDRP,1) D(LNDTGT,1) D(LNDTCN,1) LNDTNN


Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eview 8.1 Bảng 4.35 cho thấy, vốn ĐTC trong CNTT&TT trong giai đoạn đầu tiên giải thích được 91,98% bởi các cú sốc của chính nó, và 6,93% bởi cú sốc tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên các cú sốc của vốn ĐTC trong Giao thông không có tác động đáng kể (chỉ khoảng 4%) và các cú sốc về thay đổi vốn ĐTC trong Nông nghiệp hầu như

không tác động.

Bảng 4.35 cũng cho thấy, vốn ĐTC trong Nông nghiệp trong giai đoạn đầu tiên giải thích được 98,91% bởi các cú sốc của chính nó, và hầu như sự đóng góp đến sự biến động của vốn ĐTC trong Nông nghiệp không có sự giải thích nhiều từ vốn ĐTC trong Giao thông (chỉ 1%) và vốn ĐTC trong CNTT&TT (gần 2%).

Bảng 4.35 cũng cho thấy, vốn ĐTC trong Giao thông được giải thích bởi chính nó là 99,5% trong quí đầu tiên và 90-92% trong hai quí tiếp theo. Có thể thấy hầu như các biến đổi trong vốn ĐTC Giao thông được giải thích bởi chính nó là chủ yếu, bình quân cả giai đoạn hơn 87%, và của vốn ĐTC trong CNTT&TT bình quân chỉ hơn 7% cho cả chu kỳ. Sự giải thích biến động này đến từ vốn ĐTC trong Nông nghiệp (bình quân gần 3%).

Nhận xét về mối quan hệ tương tác qua lại giữa vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT với tăng trưởng kinh tế Tiền Giang: Từ những phân tích của mô hình cho thấy vốn ĐTC trong Giao thông có tác động đến sự giải thích biến động


của tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang (gần 3,5%), và có sự đóng góp rất nhỏ trong giải thích sự biến động về tăng trưởng kinh tế của vốn ĐTC trong CNTT&TT (chỉ 0,5% cho cả chu kỳ). Tuy nhiên, mức giải thích này là chưa tương xứng với mục tiêu đề ra của tỉnh Tiền Giang về phân bổ vốn ĐTC đối với ba ngành trọng điểm là Giao thông, Nông nghiệp và CNTT&TT trong giai đoạn 1998-2020.

Ngoài ra, kết quả này cho thấy UBND tỉnh Tiền Giang đã phân bổ kế hoạch vốn ĐTC cho 3 ngành chủ lực tại Tiền Giang là Giao thông, Nông nghiệp và CNTT&TT theo hướng sử dụng ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư thông qua đầu tư công cộng của chính phủ là lực đẩy (ngành Giao thông, Nông nghiệp và CNTT&TT) nhằm phát triển kinh tế. Kết quả này phù hợp với kết luận của Paul Samuelson (1948) và lý thuyết tăng trưởng hiện đại.


TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu gồm kết quả thống kê mô tả và kết quả hồi quy tám nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang thông qua quy trình quản lý ĐTC. Kết quả cho thấy có năm nhân tố có tác động có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả quản lý ĐTC là: nhân tố Triển khai dự án (TK); Vận hành dự án (VH); Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL); Điều chỉnh dự án (DC); Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Trong đó có hai nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC là Điều chỉnh dự án (DC) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Với mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu này, luận án không tìm thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả quản lý ĐTC là nhân tố Định hướng đầu tư, xây dựng dự án và sàng lọc bước đầu (DH); Thẩm định dự án chính thức (TD); Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC). Nhân tố Triển khai dự án (TK) là nhân tố có tác động mạnh nhất đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang. Chương 4 cũng trình bày kết quả nghiên cứu mối quan hệ nhân quả Granger giữa tăng trưởng kinh tế Tiền Giang với vốn ĐTC trong nông nghiệp, giao thông, CNTT& TT. Chương 5 tiếp theo sẽ tóm lược kết quả nghiên cứu và trình bày các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang trên cơ sở định hướng phát triển và quản lý ĐTC tại Tiền Giang.


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


5.1 Các kết quả nghiên cứu chính

Từ phân tích nghiên cứu tại chương 4, nghiên cứu đã đạt được kết quả sau:

Thứ nhất, luận án đã trả lời được câu hỏi của mục tiêu nghiên cứu thứ nhất: “Những nhân tố nào trong quy trình quản lý ĐTC ảnh hưởng đến công tác quản lý ĐTC tại Tiền Giang? Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này ra sao?”

Một là, “Những nhân tố nào trong quy trình quản lý ĐTC ảnh hưởng đến công tác quản lý ĐTC tại Tiền Giang?”

Theo số liệu khảo sát từ 238 mẫu tiến hành với các nhà quản lý, các chuyên viên đã và đang công tác và quản lý các dự án ĐTC tại tỉnh Tiền Giang, có năm nhân tố tác động có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC gồm: nhân tố Triển khai dự án (TK); Vận hành dự án (VH); Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL); Điều chỉnh dự án (DC); Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Trong đó có hai nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC là Điều chỉnh dự án (DC) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả quản lý ĐTC là nhân tố Định hướng đầu tư, xây dựng dự án và sàng lọc bước đầu (DH); Thẩm định dự án chính thức (TD); Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC).

Hai là, “Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này ra sao?”.

Theo bảng thống kê phân tích hệ số hồi quy cho thấy tám nhân tố trong mô hình nghiên cứu được xem xét có khả năng giải thích 55% cho hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang. Trong năm nhân tố được xác định có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC thì có ba nhân tố có tác động tích cực với nhân tố Triển khai dự án (TK) có tác động mạnh nhất, nhân tố Vận hành dự án (VH) có tác động mạnh thứ hai, thứ ba là tác động của nhân tố Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL). Có hai nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang là nhân tố Điều chỉnh dự án (DC) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG).

Thông qua kết quả nghiên cứu trên thì tác giả đã tìm ra được năm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang. Kết quả cho thấy các nhân tố


được nghiên cứu và đề xuất kỳ vọng ảnh hưởng được thể hiện qua bảng 5.1. Bảng 5.1 cho thấy, so với kì vọng của tác giả dựa trên các nghiên cứu của Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012) thì kết quả đạt được chỉ có năm nhân tố trùng khớp với giả thuyết đặt ra.

Bảng 5.1 Kết quả tác động của các nhân tố lên hiệu quả quản lý đầu tư công tại Tiền Giang

Biến

Ký hiệu

Kỳ vọng

Kết quả

Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án

(DL)

+

+

Triển khai dự án

(TK)

+


Điều chỉnh dự án

(DC)

+

-

Vận hành dự án

(VH)

+

+

Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án

(DG)

+

-

Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu

(DH)

+

Không có ý nghĩa thống kê

Thẩm định dự án chính thức

(TD)

+

Lựa chọn và lập ngân sách dự án

(LC)

+

Nguồn: Từ kết quả nghiên cứu của tác giả Kết quả khảo sát định tính cũng cho thấy việc quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang phần lớn đảm bảo đúng quy trình; tuy nhiên, mặc dù quy trình quản lý có vẻ chặt chẽ về hình thức, nhưng trên thực tế, hoạt động quản lý các dự án ĐTC còn nhiều bất cập. Do đó, căn cứ vào định hướng phát triển và định hướng quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang, cũng như từ kết quả khảo sát và hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến ĐTC thu được tại chương 4, đây là cơ sở để tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao

hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang.

Thứ hai, luận án đã trả lời đươc câu hỏi nghiên cứu thứ hai: “Mối quan hệ nhân quả giữa vốn ĐTC trong ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang ra sao?”

Về mối quan hệ tương tác qua lại giữa vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Công nghiệp, CNTT&TT với tăng trưởng kinh tế Tiền Giang:

- Tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang có quan hệ nhân quả hai chiều với vốn ĐTC trong Nông nghiệp và vốn ĐTC ngành Giao thông và CNTT&TT. Tác động của vốn ĐTC trong Nông nghiệp cho thấy có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ngay ở năm thứ nhất, bắt đầu từ giữa quý 3 và quý 4. Tuy nhiên tác động này chỉ gia tăng bắt đầu ở cuối năm thứ nhất và phản ứng của tăng tưởng kinh tế với vốn ĐTC trong lĩnh vực Nông nghiệp có xu hướng giảm dần ở năm từ hai.


- Phản ứng của tăng trưởng kinh tế là tích cực đối với các cú sốc vốn ĐTC trong lĩnh vực CNTT&TT ngay quý 2, và tác động này được gia tăng và kéo dài đến đạt đỉnh tại năm thứ 3 với mức tăng khoảng 0,5%, và sau đó phản ứng này không tắt dần mà vẫn còn ảnh hưởng đến những năm sau. Tuy nhiên, tác động của vốn ĐTC trong ngành CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế Tiền Giang còn tồn tại. Kết quả nghiên cứu chưa cho thấy sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế trong mô hình không chịu sự tác động có ý nghĩa thống kê bởi vốn ĐTC trong lĩnh vực CNTT&TT.

- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự thay đổi của vốn ĐTC ngành Giao thông chịu sự tác động một chiều và có ý nghĩa thống kê bởi vốn ĐTC trong lĩnh vực CNTT&TT.

- Với bộ số liệu trong nghiên cứu này, kết quả nghiên cứu không cho thấy có tác động nhân quả hai chiều của vốn ĐTC trong lĩnh vực Nông nghiệp đến vốn ĐTC trong lĩnh vực Giao thông và CNTT&TT.

Như vậy có thể thấy, tại Tiền Giang, tuy có sự đóng góp của vốn ĐTC trong Nông nghiệp và Giao thông đến mức thay đổi sức tăng trưởng kinh tế, nhưng có thể nói mức đóng góp cho sự giải thích sự biến động này là không đáng kể.

Tuy rằng trong giai đoạn từ 1998-2018, Tiền Giang đã có sự thay đổi trong chiến lược phát triển cũng như phân bổ vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT. Tuy nhiên, kết hợp với phân tích chỉ số ICOR của ngành Giao thông, CNTT&TT và phân ra phương sai và các tác động quan lại giữa các biến này lại cho thấy việc này không đem lại hiệu quả cao. Dựa vào các kết quả này, kết hợp với kết quả nghiên cứu tại mô hình 1 về các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý ĐTC [có ba nhân tố có tác động tích cực với nhân tố Triển khai dự án (TK) có tác động nhiều nhất, nhân tố Vận hành dự án (VH) có tác động thứ hai, thứ ba là tác động của nhân tố Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL). Có hai nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang là nhân tố Điều chỉnh dự án (DC) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG)] làm cơ sở để tác giả đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang.


5.2 Định hướng, chính sách quản lý đầu tư công tại Tiền Giang giai đoạn 2020- 2030

5.2.1. Định hướng đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang

Định hướng ĐTC tại Tiền Giang được căn cứ vào phương hướng không gian phát triển của tỉnh. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang (2019) thì UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan phân luồng khai vốn cho các chủ đầu tư để triển khai thực hiện công trình, dự án ĐTC. Đồng thời, liên tục chỉ đạo, đôn đốc công tác thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ĐTC năm 2019 thông qua các đoàn kiểm tra thực tế, báo cáo tại các phiên họp thành viên UBND tỉnh hàng tháng. Cụ thể, tỷ lệ giải ngân vốn đến hết tháng 11/2019 đạt trên 90% kế hoạch. Năm 2020, nguồn vốn ĐTC ở Tỉnh dự kiến tăng 37,4% (hơn 5.715 đồng so với năm 2019), với con số này, đây là năm nguồn vốn ĐTC ở tỉnh cao nhất. Dự kiến, công trình khởi công mới năm 2020 là 158 công trình, gồm: 54 dự án đầu tư và 104 báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Định hướng ĐTC tại Tiền Giang được căn cứ vào phương hướng không gian phát triển của tỉnh tầm nhìn 2020-2030 cụ thể như sau.

Thứ nhất, Phân vùng kinh tế phát triển.

Phát triển vùng kinh tế đô thị trung tâm: bao gồm TP. Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo và huyện Châu Thành. Trong đó, TP. Mỹ Tho vừa là đô thị trung tâm vùng tỉnh Tiền Giang, vừa là đô thị vệ tinh, là cực phát triển phía Tây Nam của TP. Hồ Chí Minh, cực phát triển phía Bắc của vùng ĐBSCL. Tập trung phát triển đô thị, dân cư, giáo dục đào tạo, y tế tiểu vùng phía Tây Nam TP. Hồ Chí Minh, phía Bắc của ĐBSCL và vùng tỉnh, phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái cù lao trên sông Tiền, du lịch văn hóa, lịch sử cấp quốc gia; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trồng hoa cây cảnh, rau an toàn.

Phát triển vùng kinh tế đô thị phía Đông: gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây và huyện Tân Phú Đông, là vùng phát triển năng động thứ hai của tỉnh Tiền Giang trong đó thị xã Gò Công, là đô thị hạt nhân định hướng phát triển kinh tế biển, phát triển công nghiệp cơ khí dịch vụ, cảng logistics, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản du lịch sinh thái biển, bảo tồn rừng ngập mặn, tầm nhìn 2030 sẽ hình thành khu kinh tế biển.


Phát triển vùng kinh tế đô thị phía Tây: gồm thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè và huyện Tân Phước; trong đó thị xã Cai Lậy là đô thị hạt nhân. Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản như lúa gạo trái cây; nông nghiệp công nghệ cao; phát triển thương mại dịch vụ, đầu mối nông sản; du lịch sinh thái cảnh quan vườn cây ăn trái và vùng Đồng Tháp Mười.

Thứ hai, Định hướng phát triển đô thị.

Đô thị trung tâm vùng: tập trung thu hút đầu tư phát triển ba đô thị trung tâm ba vùng của tỉnh: TP. Mỹ Tho đô thị loại 1; thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy đô thị loại

3. Trung tâm huyện: cải tạo nâng cấp chỉnh trang thu hút đầu tư phát triển hai đô thị loại 4 (Cái Bè, Tân Hiệp); sáu đô thị loại 5 (Chợ Gạo, Mỹ Phước, Tân Hòa, Vĩnh Bình, thành lập mới thị trấn Tân Phú Đông, Bình Phú); nghiên cứu quy hoạch và đầu tư phát triển thị trấn Long Định trở thành trung tâm huyện lỵ mới của huyện Châu Thành. Thị trấn trung tâm khu vực: gồm một đô thị loại 4 (thị trấn Vàm Láng, phục vụ phát triển công nghiệp dịch vụ gắn với kinh tế biển và vùng công nghiệp Gò Công), thành lập năm đô thị loại 5 (đô thị Vĩnh Kim, Long Định, Bến Tranh, An Hữu, Thiên Hộ). Thị tứ: phát triển 30 đến 40 thị tứ với quy mô dân số khoảng 2.000 đến 4.000 dân/thị tứ gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba, Định hướng phát triển và phân bố dân cư nông thôn.

Việc ĐTC tại khu vực nông thôn được căn cứ vào định hướng phát triển và phân bố dân cư nông thôn. Phân bố dân cư nông thôn tỉnh Tiền Giang chủ yếu là hình thái cụm điểm dân cư tại thị tứ trung tâm huyện xã; hình thái tuyến dân cư phân bố dọc theo đường giao thông, các sông kênh rạch lớn; và dạng hình thái phân bố rải rác trong khu vực chuyên canh lúa, ở đan xen vườn cây ăn trái gắn kết các hình thức dân cư này với mô hình du lịch cộng đồng.

Mô hình phân bố dân cư nông thôn Tiền Giang là vùng đồng bằng trên cơ sở ấp, xã. Quy hoạch xây dựng xã theo mô hình nông thôn mới, để đảm bảo tiện nghi về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và hình thành các vùng chuyên canh lớn, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp để phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

Thứ tư, định hướng phát triển nhà ở.

Tiền Giang tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, đề án nhà ở trọng

điểm giai đoạn từ 2020-2030 đã được Chính phủ phê duyệt. Chương trình đầu tư xây


dựng nhà ở xã hội; Chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên các trường đại học, học cao đẳng; Chương trình phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp; chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; Chương trình hỗ trợ hộ nghèo Khu vực nông thôn cải tạo nhà ở; Chương trình cải tạo, nâng cấp các khu nhà ở cũ để chỉnh trang đô thị theo quy hoạch…

Thứ năm, phát triển kinh tế biển và ven biển.

Tiếp tục khẳng định vùng biển và vùng ven biển là một địa bàn chiến lược, có tiềm năng kinh tế to lớn, có vị trí quốc phòng vô cùng quan trọng đối với việc phát triển KTXH và đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh Tiền Giang, phát triển thủy sản và cảng biển là ngành kinh tế mũi nhọn tạo động lực mạnh mẽ cho sự chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế của tỉnh. Trên cơ sở tiềm năng và lợi thế của vùng biển và ven biển, sẽ xây dựng thành một vùng kinh tế phát triển năng động, thu hút các nguồn đầu tư trong tỉnh trong nước và nước ngoài, chuẩn bị tiền đề điều kiện cho việc hình thành khu kinh tế ven biển Gò Công. Phát triển các ngành kinh tế biển và ven biển phát triển du lịch, và phát triển thủy hải sản đảm bảo đạt yêu cầu hiệu quả cao và bền vững, gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng bảo vệ môi trường sinh thái và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

5.3 Khuyến nghị

5.3.1. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công tại Tiền Giang căn cứ vào quy trình quản lý đầu tư công

5.3.1.1. Về công tác quản lý Triển khai dự án đầu tư công

Về mặt hình thức, tưởng chừng như mạng lưới hàng trăm văn bản, từ chiến lược đến kế hoạch, quy hoạch, định hướng, chương trình từ cấp trung ương đến cấp huyện và các bộ, ngành bao quát hết mọi ngóc ngách của hoạt động ĐTC và đảm bảo ĐTC được dẫn dắt bởi những định hướng rõ ràng và nhất quán. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống văn bản này vấp phải một số nhược điểm cơ bản.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố này có tác động tích cực và cao nhất trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang, do đó, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC, tỉnh Tiền Giang cần tăng cường hiệu quả của việc triển khai dự án, cụ thể cần hạn chế tình trạng các dự án bị kéo dài, đội giá thành bằng cách:

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí