Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 2


hạn chế như: tình trạng xâm hại CTTL diễn ra phổ biến ở khắp các địa phương nhưng việc chế tài, xử phạt gần như bỏ ngỏ. Nhiều hành vi xâm hại đến công trình như đục khoét kênh bê tông, xây dựng nhà cửa và một số công trình trái phép; khai thác cát, sỏi trái phép … Tuy nhiên, đa số các hành vi này chưa được các cơ quan QLNN xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ CTTL, … dẫn tới nhiều công trình xuống cấp, hư hỏng nhanh chóng, gây ra thiệt hại lớn tài sản của NN và ảnh hưởng trực tiếp tới nông dân vùng hưởng lợi. Công tác quản lý nguồn nước, sử dụng tổng hợp nguồn nước từ các CTTL chưa được quản lý, khai thác triệt để, đặc biệt là các hồ chứa như chưa tích nước đầy đủ về mùa mưa, mặt nước để nuôi trồng thủy sản chưa khai thác hợp lý; một số công trình không đảm bảo an toàn nhưng chưa có nguồn lực để sửa chữa nâng cấp. Do đó để khai thác và bảo vệ các CTTL thuộc hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk một cách có hiệu quả cần phải tăng cường quản lý hơn nữa bởi các cơ quan NN có thẩm quyền.

Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn tôi nhận thấy “QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là vấn đề rất quan trọng và cần được quan tâm nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn


Liên quan đến khai thác và bảo vệ các CTTL là vấn đề được rất nhiều cấp lãnh đạo, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả dưới nhiều gốc độ khác nhau như:

Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế: “Quản lý và khai thác CTTL huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” của Trần Xuân Hòa – Đại học Quốc gia Hà Nội (2015).[12] Luận văn tập trung đánh giá thực trạng quản lý và khai thác các CTTL ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh để đề xuất các giải pháp hoàn thiện


công tác quản lý và khai thác các CTTL một cách có hiệu quả. Luận văn tập trung vào công tác quản lý và khai thác hướng đến sự hiệu quả kinh tế.

Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế: “Giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” của Nguyễn Thị Vòng – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2012). [16]. Luận văn chủ yếu phân tích thực trạng hoạt động và kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn góp phần phát triển nông nghiệp của Huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Luận văn nghiên cứu dưới gốc độ nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn một huyện.

Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Nghiên cứu hiệu quả của việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL” của Nguyễn Công Thịnh – Đại học Thủy Lợi (2015). [14] Luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả của hoạt động phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ các CTTL dưới góc độ hiệu quả kinh tế mang lại đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cáo hơn nữa hoạt động phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL.

Một số bài viết được đăng trên tạp chí chuyên ngành như:


Nguyễn Vinh Hà, Trần Ngọc Hoa, Nguyễn Tiến Sửu: “Đổi mới phương thức quản lý nhà nước hoạt động thủy lợi” – Tạp chí Bảo vệ môi trường, đăng trên https://baovemoitruong.org.vn/ ngày 15/12/2018.[13] Bài viết đã đánh giá thực trạng quản lý thủy lợi trong thời gian qua và sự cần thiết phải đổi mới phương thức quản lý nhà nước về hoạt động thủy lợi, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về thủy lợi.

Trần Chí Trung: “đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển tổ chức dùng nước quản lý công trình thủy lợi” đăng trên https://pim.vn/


ngày 5/12/2019 [21]. Bài viết đánh giá về thực trạng của các tổ chức dung nước, cơ hội, thách thức phát triển tổ chức dung nước và đề xuất các giải pháp phát triển tổ chức dùng nước quản lý hiệu quả, bền vững công trình thủy lợi.

Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL tuy nhiên qua tìm hiểu thì chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về “QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Do đó tôi đã chọn đề tài này làm luận văn cao học chuyên ngành quản lý công.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn


- Mục đích nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL và đánh giá thực trạng về công tác QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó tìm ra những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý cũng như những khó khăn tồn tại trong quá trình QLNN về lĩnh vực.

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn


- Đối tượng nghiên cứu: Công tác QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu dưới gốc độ QLNN về thực trạng công tác QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn từ 2018 đến nay.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn


5.1. Phương pháp luận: luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng với việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất với ý thức. Trong đó:

- Vật chất là cái thứ nhất, ý thức là cái thứ hai; vật chất quy định ý thức. Ý thức không chỉ phản ánh thế giới vật chất, mà còn sáng tạo ra thế giới vật chất; ý thức có tác động ngược lại, trở thành lực lượng vật chất khi thâm nhập vào quần chúng.

- Thực tiễn, là mắt khâu trung gian trong mối quan hệ giữa ý thức với vật chất. Thông qua hoạt động thực tiễn, ý thức được vật chất hoá; tư tưởng trở thành hiện thực

Chủ nghĩa duy vật lịch sử lý giải sự tiến hóa của xã hội loài người bằng sự phát triển của trình độ sản xuất. Trình độ sản xuất thay đổi khiến quan hệ sản xuất cũng thay đổi dẫn đến những mối quan hệ xã hội thích ứng với những quan hệ sản xuất đó cùng với những tư tưởng nảy sinh ra từ những quan hệ xã hội đó cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi hệ thống pháp lý và chính trị. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx trở thành phương pháp luận của nhiều nhà nghiên cứu trong các bộ môn như sử học, xã hội học.

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả vận dụng và đề ra phương pháp nghiên cứu cụ thể tại phần sau:

5.2. Phương pháp nghiên cứu


Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp; kết hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn.


Phương pháp thu thập số liệu: Các tài liệu, số liệu cần phải thu thập là: số liệu thống kê, báo cáo tổng kết, sách, báo, tạp chí, internet…có liên quan đến hoạt động QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL. Nguồn thu thập tài liệu là từ thư viện của Học viện, báo cáo của các Sở, ban ngành có liên quan đến công tác QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL.

Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin: Các tài liệu thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa, sắp xếp phù hợp với nội dung của luận văn.

Phương pháp phân tích thông tin, so sánh. Trên cơ sở phân tích số liệu theo các tiêu chí, nội dung phù hợp với luận văn tác giả sẽ tiến hành so sánh qua các năm qua các nội dung để tìm ra những nét khác biệt trong công tác QLNN về khai thác và bảo vệ CTTL.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn


- Về lý luận: Luận văn khái quát hoá những nội dung lý luận liên quan đến công tác QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL.

- Về thực tiễn: Luận văn phản ánh được thực trạng về công tác QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chỉ ra các kết quả, hạn chế trong công tác QLNN về khai thác và bảo vệ các CTTL lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và nguyên nhân của hạn chế đó.

Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho chính quyền địa phương tham khảo, hoạch định kế hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ các CTTL phục vụ cho sự nghiệp phát triển vững mạnh của địa phương.

7. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài gồm có ba chương:


Chương 1: Cơ sở khoa học Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các Công trình thủy lợi

Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các Công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các Công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.


Chương 1


CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

1.1. Lý luận về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

1.1.1. Công trình thủy lợi

1.1.1.1 Khái niệm Thủy lợi

Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ SX nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, SX muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần PCTT, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước [18]

1.1.1.2 Khái niệm Công trình thủy lợi

CTTL là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi [18].

1.1.1.3 Khái niệm về Công trình thủy lợi lớn và vừa

Với phạm vi nghiên cứu của Đề tài, đối tượng nghiên cứu nằm trong phạm vi tỉnh Đắk Lắk, do đó tác giả xin trích các khái niệm liên quan gồm các tên gọi các CTTL hiện đã và đang được quản lý khai thác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (bao gồm Đập, Hồ chứa nước, Trạm bơm), cụ thể theo định nghĩa tại Điều 4, NĐ 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết một số Điều của Luật Thủy lợi, tác giả xin tổng hợp như sau:


Bảng 1.1. Tiêu chí phân loại Công trình thủy lợi lớn và vừa


T T

Loại công trình


Thông số kỹ thuật


1


Đập, hồ chứa nước lớn

Đập có chiều cao từ 15 m đến dưới 100 m

Đập của hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 3 triệu m3 đến dưới 1 tỷ m3, trừ hồ chứa nước có dung tích từ 500 triệu m3 đến dưới 1 tỷ m3mà vùng hạ du đập bị ảnh hưởng là thành phố, thị

xã hoặc có công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và chiều dài đập từ 500 m trở lên.

Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và có lưu lượng tràn xả lũ thiết kế trên 2.000 m3/s.

Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 3 triệu m3 đến dưới 1 tỷ m3, trừ hồ chứa nước có dung tích từ 500 triệu m3 đến dưới 1 tỷ m3 mà vùng hạ du đập bị ảnh hưởng là thành phố, thị xã hoặc có

công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.


2

Trạm bơm lớn


Trạm bơm có tổng lưu lượng từ 72.000 m3/h trở lên


3


Đập, hồ chứa nước vừa

Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m

Đập của hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 500 ngàn m3 đến dưới 3 triệu m3, trừ đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và

chiều dài đập từ 500 m trở lên

Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và có lưu lượng tràn xả lũ thiết kế trên 2.000 m3/s

Hồ chứa nước vừa có dung tích toàn bộ từ 500 ngàn m3 đến dưới 3 triệu m3


4


Trạm bơm vừa

Trạm bơm có tổng lưu lượng từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h hoặc

Trạm bơm nhỏ nhưng có công suất động cơ mỗi tổ máy từ 150 KW trở lên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 2

(Nguồn: Sở NN & PTNT)

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí