Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Lượng khách du lịch đến quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2015-2021 57 Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch quốc tế đến quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2015-2021 58

Bảng 2.3. Bảng so sánh doanh thu du lịch của thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2015-2021 60

Bảng 2.4. Hiện trạng cơ sở lưu trú của Quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2015 - 2021 61

Bảng 2.5. Số lượng đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch quận Hoàn Kiếm 75

Bảng 2.6. Bảng tổng hợp số liệu tập huấn lao động trong các cơ sở kinh

doanh du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm 2015-2021 77

Bảng 2.7. Kết quả thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch giai đoạn 2015 -2021

......................................................................................................................... 86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.


MỞ ĐẦU

Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 2


1. Lý do lựa chọn đề tài

Phát triển du lịch là một chiến lược phát triển kinh tế tích cực đối với các địa phương có tiềm năng. Với vị thế “trái tim” của cả nước, mang trong mình những lợi thế, tiềm năng và cả trọng trách lớn hơn so với các địa phương khác, trong những năm qua, Thành phố Hà Nội luôn được du khách trong và ngoài nước ghi nhận với hình ảnh một điểm đến An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn. Hình ảnh này được thể hiện qua việc Hà Nội liên tục được đánh giá, bình chọn nằm trong nhóm các điểm đến hấp dẫn của khu vực và thế giới, đồng thời nhận nhiều giải thưởng và đề cử danh giá. Đánh giá cao về vị thế của du lịch Hà Nội cùng với những danh hiệu mà Hà Nội được công nhận, Hà Nội là Thành phố nghìn năm văn hiến, sở hữu hệ thống di tích lịch sử cùng tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú. Đấy chính là nền tảng để Hà Nội trở thành một điểm đến hấp dẫn chứa đựng trong đó nhiều điểm đến thú vị”.

Quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch chất lượng cao của Thành phố Hà Nội. Gắn liền với lịch sử, truyền thống văn hoá Thăng Long - Hà Nội, quận Hoàn Kiếm có 190 di tích lịch sử văn hoá, di tích Cách mạng kháng chiến trong đó nhiều di tích có giá trị, tiêu biểu của Thành phố và đất nước như: Khu phố cổ Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm với đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, Tháp Bút... ; có các công trình kiến trúc, văn hóa, tôn giáo lớn: Bảo tàng lịch sử Việt Nam, chùa Quán Sứ, Nhà hát lớn, Nhà thờ lớn…; có chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối, trung tâm bán buôn của Thành phố và toàn miền Bắc; có các không gian đi bộ: phố Hàng Đào - Hàng Giấy; khu bảo tồn cấp I khu Phố cổ; không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; tập trung nhiều ngân hàng lớn, khách sạn... có hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, tuyến phố chuyên doanh phát triển góp phần đa dạng hóa các loại hình bán lẻ, đáp ứng nhu cầu của du khách


và nhân dân. Với các điều kiện trên, có thể nói quận Hoàn Kiếm có tiềm năng rất lớn về phát triển dịch vụ du lịch và các ngành dịch vụ chất lượng cao.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm còn nhiều hạn chế như một số đề án, dự án nhằm tạo thêm động lực cho phát triển kinh tế của quận chưa được triển khai, chậm tiến độ, chưa đáp ứng được yêu cầu, như: đề án “Phát triển bãi giữa, bãi ven sông Hồng, quận Hoàn Kiếm thành Không gian văn hóa, du lịch”; xây dựng phương án tổng thể đầu tư, kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn quận; dự án đầu tư xây dựng không gian ngầm và trung tâm thương mại, dịch vụ chất lượng cao...Vì thế, yêu cầu bức thiết đặt ra cho kinh tế du lịch của quận Hoàn Kiếm là tăng cường hiệu quả QLNN về du lịch; hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội phải chú trọng vào quy hoạch du lịch tổng thể; đưa ra các chính sách thu hút đầu tư, khai thác đúng đắn thế mạnh kinh tế của các điểm và các khu du lịch; phát huy hết khả năng du lịch của Thành phố nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng.

Thực tế đó đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước của quận Hoàn Kiếm cần khẳng định hơn nữa vai trò của mình đối với hoạt động phát triển du lịch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác QLNN về du lịch nhằm đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển ngày càng cao của các hoạt động du lịch. Chính vì lý do trên, em đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn

Quản lý nhà nước về du lịch là vấn đề được rất nhiều các nhà hoạch định chính sách cũng như các cá nhân, tổ chức quan tâm, bàn bạc. Vấn đề QLNN đối với hoạt động du lịch ở phạm vi cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các nhà lãnh đạo và quản lý kinh tế. Một số công trình khoa học tiêu biểu như sau:


- “QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”, luận án tiến s luật học của NCS Trịnh Đăng Thanh đã hoàn thành tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận về sự cần thiết phải QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch trước yêu cầu mới. Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu toàn diện vấn đề QLNN đối với hoạt động du lịch nói chung, mà chưa nghiên cứu sâu những vấn đề QLNN đối với du lịch ở từng địa phương cụ thể.

- “Tổ chức khai thác không gian Kiến trúc cảnh quan các khu di tích lịch sử văn hóa thuộc thành phố Hà nội và phụ cận nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch Thành phố” (2006) đề tài Khoa học cấp Bộ của TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội khoa học phát triển du lịch bền vững. Đề tài củ tác giả đề cập đến công tác quản lý nhà nước ở khía cạnh khai thác không gian kiến trúc cảnh quan các công trình di tích lịch sử văn hóa của Hà Nội và các vùng phụ cận nhằm góp phần định hình chiến lược phát triển du lịch lâu dài và bền vững của Thành phố Hà Nội.

- “Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội” (2008), luận văn của Đỗ Thị Nhài, chuyên ngành Du lịch học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch và doanh nghiệp du lịch; tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay dưới các góc độ: tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, tổ chức các doanh nghiệp du lịch, thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá về thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức và các giải pháp về chính sách vĩ mô, cũng như các kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền từ Trung ương đến chính quyền và các ban ngành của Thành phố Hà Nội.


- “Phát triển thị trường du lịch Hà Nội” (2012). Luận văn ngành Kinh tế chính trị của Nguyễn Thị Cẩm Thúy thuộc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. Tác giả đã khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch Hà Nội; đưa ra một số kinh nghiệm về thị trường du lịch ở một số tỉnh, thành trong cả nước trước khi đi sâu phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những nội lực, ngoại lực để phát triển thị trường du lịch Hà Nội. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ thực trạng du lịch Hà Nội trong những năm gần đây, mạnh dạn chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thị trường du lịch Hà Nội. Từ đó tác giả kiến nghị các giải pháp và các định hướng cơ bản nhằm phát triển thị trường du lịch Hà Nội đến năm 2020.

Về vấn đề QLNN về du lịch của Thành phố Hà Nội được rất nhiều tác giả quan tâm, đã có rất nhiều bài viết, tài liệu, công trình khoa học nghiên cứu thiết thực được công bố, nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức để thảo luận đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về du lịch. Chẳng hạn:

- “Phát triển nhân lực ngành Du lịch Thành phố và các địa phương phụ cận”. Báo cáo tham luận Hội thảo quốc gia lần II "Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội" tháng 11/2011 của ThS. Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội. Tác giả vừa là người nghiên cứu đồng thời vừa là nhà quản lý với cương vị Phó Giám đốc Sở Văn hóa – thể thao và du lịch thành phố Hà Nội. Trong Báo cáo tham luận của mình, ông đã đi sâu vào lĩnh vực quản lý nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn Thành phố gắn kết với các địa bàn xung quanh Hà Nội như một mạng lưới liên kết vùng mà tâm điểm là Hà Nội. Theo đó, tác giả đã đưa ra những nhận định, đánh giá dựa trên sự kết hợp giữa nhãn quan khoa học và những kinh nghiệm thực tiễn mà ông tích lũy được trong quá trình công tác về nhu cầu, thực trạng, xu hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành kinh tế du lịch của Thành phố và các vùng phụ cận, từ đó đưa ra những giải pháp chủ


yếu nhằm góp phần từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực này trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

- “Báo cáo du lịch Hà Nội: Hướng tới phát triển bền vững”(2010), bài viết của PGS.TS Hà Văn Hội và Vũ Quang Kết đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả khẳng định: Phát triển bền vững là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia, mọi dân tộc trong bối cảnh hiện nay. Báo cáo đi sâu vào thực tế hoạt động du lịch tại Thành phố Hà Nội, nêu ra những mặt tích cực, hạn chế còn tồn tại. Từ đó, đề xuất nhũng biện pháp thiết thực để phát triển du lịch Hà Nội bền vững.

Đến nay, các bài viết, các cuộc hội thảo tổ chức liên quan đến hoạt động QLNN đối với du lịch Thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm nói riêng còn nhiều hạn chế, chỉ dừng lại ở việc xác định nội dung trên từng khía cạnh cụ thể về QLNN đối với du lịch; các chuyên đề QLNN đối với du lịch đã đưa ra được những cơ sở lý luận về QLNN đối với du lịch nhưng chỉ dừng lại ở từng địa phương, chưa thấy có một bài viết, công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách độc lập và phân tích một cách hệ thống đầy đủ và khách quan về vấn đề QLNN đối với du lịch quận Hoàn Kiếm. Vì thế, có thể nói : “QLNN đối với hoạt động du lịch quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” là một công trình khoa học nghiên cứu không trùng lặp. Đây là những tài liệu tham khảo phong phú và hữu ích trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn của mình, để xây dựng được một công trình nghiên cứu mang tính hệ thống đầy đủ và sâu sắc về vấn đề quản lý du lịch ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu:

Luận văn hướng tới việc góp phần hoàn thiện công tác QLNN đối với hoạt động du lịch ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, chỉ rõ nguyên nhân, thực trạng công tác để từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung và quận Hoàn


Kiếm nói riêng, nhằm thúc đẩy ngành du lịch của thành phố phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Xây dựng khung lý luận về du lịch và QLNN đối với du lịch. Tìm hiểu, đánh giá công tác QLNN đối với hoạt động du lịch của một số địa phương và rút ra các bài học kinh nghiệm cho hoạt động QLNN đối với quận Hoàn Kiếm.

- Khảo sát, phân tích tiềm năng du lịch của quận Hoàn Kiếm, đánh giá thực trạng QLNN đối với du lịch ở quận Hoàn Kiếm từ 2015 đến 2021, rút ra những hạn chế và phân tích nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Xây dựng phương hướng, quan điểm, mục tiêu và những giải pháp tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trong thời kỳ đổi mới.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLNN đối với du lịch trên địa bàn một quận. Trong đó, chủ thể quản lý là các cơ quan quản lý nhà nước; đối tượng quản lý là họat động du lịch với các công cụ quản lý, đó là: các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; hệ thống pháp luật và các chính sách có liên quan đến phát triển du lịch; thanh tra, kiểm tra, giám sát và hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với du lịch.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung:

Quản lý nhà nước đối với du lịch là một phạm trù rộng lớn, bao gồm nhiều nội dung. Tuy nhiên, với tính chất là một luận văn thạc sĩ, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

Về đối tượng quản lý: đối tượng quản lý mà luận văn nghiên cứu là các hoạt động liên quan đến du lịch, bao gồm cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, tài


nguyên du lịch, hoạt động xúc tiến, thương mại của các đơn vị lữ hành kinh doanh du lịch.

+ Về chủ thể quản lý là hệ thống các cơ quan QLNN thực hiện QLNN về du lịch, bao gồm: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với du lịch; chức năng nhiệm vụ của các cơ quan QLNN đối với du lịch và đội ngũ cán bộ công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với du lịch. Các cơ quan quản lý nhà nước tác động đến hoạt động du lịch thông qua một hệ thống chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách nhằm mục tiêu thúc đẩy ngành du lịch ngày càng phát triển bền vững.

- Về không gian và thời gian:

Luận văn được xác định giới hạn nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2021.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về du lịch.

Đồng thời, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, thống kê; Phương pháp so sánh.

Ngoài ra, luận văn còn được sử dụng một số kết quả nghiên cứu trong các sách báo, tạp chí và các hội thảo khoa học và một số công trình khoa học đã được công bố.

6. Đóng góp mới của luận văn

- Về lý luận: Luận văn nghiên cứu nhằm góp phần làm rõ cơ sở lý luận QLNN về du lịch ở quận Hoàn Kiếm. Mặt khác, luận văn cũng đưa ra những đánh giá về thực trạng QLNN đối với du lịch tại quận Hoàn Kiếm giai đoạn từ 2015 đến 2019. Dựa trên cơ sở khoa học của các vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất các quan điểm, mục tiêu, định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về du lịch.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí