Là điểm du lịch thu hút khách lớn nhất trong cả nước, hàng năm, lượng khách du lịch đến với Vịnh Hạ Long ngày một đông. Vì vậy, đứng trước yêu cầu quản lý và phát huy giá trị của Di sản Thiên nhiên thế giới, được sự đồng ý của Chính phủ, ngày 09/12/1995, UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Ban Quản lý Vịnh Hạ Long. Đây là cơ quan chuyên trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm giúp UBND tỉnh quản lý ở cấp độ nhà nước trong việc bảo tổn và phát huy giá trị vịnh Hạ Long mà trọng tâm là khu vực Di sản Thế giới. Về chuyên môn nghiệp vụ và quan hệ quốc tế, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long chịu sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thông tin và Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long hoạt động rất có hiệu quả và tạo nên những thay đổi rõ rệt trong việc quản lý, điều hành du lịch ở Hạ Long. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long còn đảm trách những nhiệm vụ quan trọng và lâu dài. Trước hết, đơn vị này có trách nhiệm tham mưu, đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, phát triển, các dự án đàu tư, tu bổ và tôn tạo. Đồng thời, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long phải phối hợp với các cơ quan chức năng để xây dựng các quy định nhằm giám sát, kiểm tra, bảo vệ cảnh quan, môi trường. Những hoạt động có tính chất chiến lược và lâu dài của Ban là thực hiện công tác khảo sát, nghiên cứu khoa học, cùng với việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền , tiến hành các hoạt động đối ngoại và tranh thủ sự tài trợ quốc tế.
Việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở Quảng Ninh đã dần đi vào nề nếp và có những dấu hiệu khả quan. UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch của tỉnh, tiến hành sắp xếp tổ chức, quy hoạch cán bộ, xây dựng phương án phối hợp liên ngành để triển khai các hoạt động du lịch. Ngoài ra, UBND tỉnh đã đề ra những nhiệm vụ và biện pháp nhằm dẩy mạnh phát triển du lịch ở các trung tâm du lịch của tỉnh thông qua Chương trình hành động du lịch. Đồng thời kiến nghị với lãnh đạo tỉnh và
Trung ương ban hành các quy định phù hợp với tình hỉnh quản lý và phát
triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
2.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh là một tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú để phát triển các loại hình du lịch. Thế nhưng, thực tế cho thấy thời gian qua, Quảng Ninh vẫn chưa khai thác hiệu quả những tiềm năng đó. Nguyên nhân có nhiều, song phải kể đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn hạn chế. Đây cũng là thách thức không nhỏ đối với sự phát triển du lịch của tỉnh.
Hiện nay, Quảng Ninh có khoảng 25.000 nhân viên du lịch, bao gồm tất cả các nhân viên làm việc trong các khách sạn, hãng tàu du lịch, các công ty du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xét về tổng thể, lực lượng lao động nói chung là đủ. Tuy nhiên, lượng lao động du lịch được đào tạo yếu kém trầm trọng. Có tới một phần ba số lao động du lịch không tiếp tục học lên đại học và hầu như không được đào tạo chính quy về nghiệp vụ du lịch. Đây là tình trạng chung trong các khách sạn, không phân biệt hạng, loại khách sạn. Ở các khách sạn đã được xếp hạng sao, phần lớn các nhân viên vẫn chưa có bằng đại học hoặc cao đẳng, chỉ khoảng 40% người lao động được đào tạo chính quy về du lịch sau khi học xong trung học phổ thông. Trình độ học vấn của nhân viên khách sạn được thể hiển trong Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Trình độ học vấn của nhân viên khách sạn tại Hạ Long
Hệ Đại học (4 năm) | Hệ Cao đẳng (2 -3 năm) | Hệ dạy nghề/ kỹ thuật | Hệ PTTH hoặc thấp hơn | |
4 | 34% | 9% | 27% | 30% |
3 | 30% | 3% | 54% | 13% |
<3 | 31% | 6% | 33% | 30% |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa
- Số Lượng Khách Du Lịch Và Tổng Doanh Thu Du Lịch Ở Quảng
- Phân Tích Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
- Hợp Tác Quốc Tế Và Khu Vực Trong Lĩnh Vực Du Lịch
- Những Hạn Chế Trong Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 12
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh)
Với mục tiêu, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, trong đó xác định yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng, thời gian gần đây, việc đào tạo nhân lực cho ngành du lịch đã được quan tâm, chú trọng hơn trước. Số lượng người theo học các ngành nghề du lịch cũng tăng lên đáng kể. Hàng năm, ngành du lịch đã phối hợp với các tổ chức, hiệp hội, các trường đào tạo nghề du lịch... mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho đội ngũ làm công tác du lịch, từ cán bộ quản lý đến nhân viên phục vụ ở các đơn vị kinh doanh du lịch. Chỉ tính trong năm 2012, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh đã phối hợp với Hiệp hội du lịch, các trường đào tạo nghề du lịch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ lao động phục vụ trong các khách sạn, nhà hàng, tàu du lịch như: Chương trình đào tạo quản lý, nghiệp vụ lễ tân, buồng, bar, giao tiếp tiếng Anh, kỹ năng chăm sóc khách hàng... Đặc biệt, tháng 12/ 2012, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh, Hiệp hội du lịch tỉnh đã phối hợp với Dự án EU (Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ) tổ chức khoá đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch Quảng Ninh. Năm 2013, Hiệp hội Du lịch sẽ phối hợp với các trường đào tạo nghề mở thêm các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ về du lịch, đào tạo tin học, quản lý phần mềm kế toán trong hoạt động kinh doanh du lịch… Hiện nay, Hiệp hội Du lịch cũng đã ký kết với Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2012-2020. Theo đó, có sự phối hợp của các doanh nghiệp du lịch trong việc xây dựng chương trình, giáo trình, hỗ trợ các nhà quản lý, chuyên gia du lịch tham gia các hội thảo khoa học, tham gia giảng dạy một số chuyên đề du lịch phù hợp tại trường. Đồng thời tạo điều kiện cho các giảng viên tham quan, tìm hiểu các kiến thức mới, kỹ năng mới, cũng như
sự quan tâm hướng dẫn, rèn luyện các kỹ năng thực hành trong các đợt đi thực tế, thực tập của học sinh - sinh viên, đảm bảo sự gắn kết giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành. Sự phối hợp này nhằm thực hiện chủ trương “Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng của xã hội”, hướng tới việc hợp tác lâu dài trong vấn đề đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Quảng Ninh.
Được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh và sự hỗ trợ từ Dự án EU (Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ), riêng năm 2014, Quảng Ninh đã tổ chức 33 khoá tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội cho 3.791 cán bộ, nhân viên các doanh nghiệp du lịch, giáo viên giảng dạy du lịch của Trường Đại học Hạ Long, cộng đồng tham gia hoạt động du lịch của 12/14 địa phương trong tỉnh (trừ huyện Ba Chẽ và Đầm Hà). Cũng trong năm 2014, tỉnh tổ chức 4 khoá đào tạo kỹ năng giám sát và đào tạo viên VTOS (Tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp du lịch Việt Nam) cho 102 cán bộ các cơ sở lưu trú du lịch và nhân lực phục vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long; 1 khoá thuyết minh viên VTOS cho 30 cán bộ các khu, điểm du lịch và giảng viên Trường Đại học Hạ Long. Đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 60 đào tạo viên VTOS lĩnh vực khách sạn và tàu thuỷ du lịch; 91 thuyết minh viên VTOS, tập trung chủ yếu ở TP Hạ Long, TP Uông Bí. Cùng với đó, năm 2014, tỉnh cũng tổ chức 4 khoá tập huấn (38 học viên) về các lĩnh vực: Vận hành trung tâm du lịch, quản lý khủng hoảng và công tác truyền thông, quản lý chất lượng dịch vụ du lịch; tổ chức 1 khoá đào tạo kỹ năng giao tiếp và nghiệp vụ bán hàng cho 30 học viên cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; 1 khoá tập huấn homestay cho 30 hộ dân kinh doanh lưu trú du lịch tại huyện Cô Tô… Ngoài các khoá tập huấn do Dự án EU hỗ trợ, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch còn phối hợp với Trường Đại học Quảng Tây (Trung
Quốc) tổ chức lớp “Đào tạo nhân tài du lịch ASEAN khoá XIII cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cao cấp Việt Nam” cho 39 cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, lãnh đạo doanh nghiệp du lịch và giảng viên Trường Đại học Hạ Long.
Đáng chú ý hơn, trong các chương trình đào tạo, ngành Du lịch chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hoá trong du lịch. Cuối tháng 1-2015, trên 20 cán bộ phụ trách, theo dõi, tham mưu ở các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực quy hoạch, quản lý nhà nước về du lịch, đại diện các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh đã có chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm về quản lý du lịch tại New Zealand. Tham quan tại New Zealand, cán bộ của tỉnh có thể học hỏi được rất nhiều điều trong quản lý, phát triển du lịch. Nổi bật là: Bảo vệ môi trường; quảng bá điểm đến bằng công nghệ thông tin; coi trọng văn hoá bản địa… Rõ ràng, việc tỉnh Quảng Ninh lựa chọn New Zealand là điểm đến cho khoá học này rất hợp lý, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” của tỉnh.
Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây đã dần được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch.
2.2.5. Quản lý hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch trên địa bàn tỉnh
Trong những năm gần đây, du lịch Quảng Ninh đã có những bước tăng trưởng mạnh, với mức tăng trưởng bình quân đạt gần 12%; trong đó khách quốc tế tăng 13,5%, tổng doanh thu du lịch tăng bình quân 24,5%.Để có được những kết quả trên, một trong những tác động quan trọng là do ngành Du lịch Quảng Ninh đã tăng cường nhiều hơn công tác xúc tiến du lịch với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả. Các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được đổi mới theo hướng chuyên nghiệp hoá, thông tin về du lịch Quảng
Ninh đến với du khách bằng nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn. Việc quảng bá được thực hiện qua các ấn phẩm, hướng dẫn du lịch theo chuyên đề phù hợp với từng thị trường và từng đối tượng khách; thông qua các lễ hội, hội chợ, liên hoan ẩm thực để chuyển tải những nét độc đáo, bản sắc văn hoá truyền thống của địa phương đến với du khách. Các chương trình quảng bá, xúc tiến được thực hiện theo nguyên tắc nhà nước quảng bá điểm đến, doanh nghiệp quảng bá các sản phẩm du lịch. Quảng Ninh cũng đã tăng cường hợp tác với các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức quốc tế, hãng hàng không Vietnam Airlines, để chuyển tải hình ảnh du lịch Quảng Ninh đến thị trường các nước và tổ chức các sự kiện quảng bá, xúc tiến. Theo đó, Vietnam Airlines tham gia một số hoạt động quảng bá, xúc tiến cho du lịch Quảng Ninh, đặc biệt thông qua việc phân phối các ấn phẩm giới thiệu du lịch Quảng Ninh tại các Văn phòng Chi nhánh của Vietnam Airlines tại nước ngoài, trên một số ấn phẩm thông tin của Vietnam Airlines; mời các đoàn Famtrip, Presstrip từ các thị trường trọng điểm vào Quảng Ninh tham quan, khảo sát và tuyên truyền cho du lịch Quảng Ninh v.v..
Đặc biệt, để thu hút các nhà đầu tư đến với Quảng Ninh, nhất là thị trường khách du lịch châu Âu, vào tháng 9/2014, Quảng Ninh đã tổ chức đoàn công tác tham gia chương trình “Khám phá Việt Nam” tại Vương quốc Anh do Đại Sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh tổ chức. Tại chương trình này, không gian Vịnh Hạ Long của Quảng Ninh được tạo dựng như một điểm nhấn trong không gian Việt Nam của Lễ hội. Bên cạnh đó, các hình ảnh của Vịnh Hạ Long được giới thiệu sinh động và hấp dẫn thông qua hệ thống clip, poster, standee, bộ áo dài có in hình Vịnh Hạ Long... Ngoài ra, trong chương trình “Khám phá Việt Nam”, Quảng Ninh đã tham gia giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Ninh và một số sản phẩm ẩm thực đặc sắc của Quảng Ninh đến bạn bè quốc tế.
Quảng Ninh đang phấn đấu đến năm 2016, tổng số khách du lịch đạt 10,5
triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 3,5 triệu lượt; tổng doanh thu đạt
8.000 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu đó, trong thời gian tới, Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, hướng vào những thị trường trọng điểm, tập trung thu hút thị trường khách du lịch có mức chi trả cao bằng các công cụ và các hình thức xúc tiến, quảng bá hữu hiệu hơn. Mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động phát triển thị trường, liên kết các tour, tuyến và sản phẩm du lịch... góp phần đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh [22].
2.2.6. Quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch
- Về quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách du
lịch
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế và điểm dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh; hoạt động và môi trường kinh doanh du lịch tàu biển; đôn đốc triển khai mở tuyến du lịch biên giới.Các dịch vụ vận chuyển như hệ thống tàu thuyền, các phương tiện chuyên dụng dành cho loại hình du lịch đặc biệt còn thiếu và yếu về chất. Trong thời gian qua, Sở Du lịch đã tiến hành định kỳ kiểm tra, phân loại tàu du lịch, kiên quyết loại bỏ những tàu không đảm bảo tiêu chuẩn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển nâng cao chất lượng đội tàu, góp phần đưa công tác quản lý hoạt động tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long từng bước đi vào nề nếp và đáp ứng được nhu cầu của du khách. Vì vậy, lượng khách đến tham quan Vịnh Hạ Long ngày một tăng.UBND tỉnh còn
yêu cầu cơ quan chức năng tăng cường hơn nữa công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển, tổ chức kiểm tra đột xuất, phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm trong việc đón và tổ chức tour du lịch cho khách du lịch tàu biển tại Hạ Long.
Để công tác quản lý hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt là quản lý du lịch lữ hành qua cửa khẩu, UBND tỉnh yêu cầu Thành phố Móng Cái cần nghiên cứu, xây dựng ngay đề án tổ chức, sắp xếp lại công tác đón khách du lịch qua cửa khẩu đường bộ. Hiện tại, trung bình mỗi ngày, cửa khẩu quốc tế Móng Cái đón khoảng 300 khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh vào tham quan. Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động này đã xuất hiện một số những tồn tại, bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách du lịch, không phát huy được hiệu quả kinh tế. Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã ban hành quy chế tạm thời về quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành đón khách du lịch Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ, đồng thời có những văn bản chỉ đạo cụ thể nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động trên, đảm bảo an ninh, an toàn, quyền lợi cho du khách.
- Về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, lưu trú và các dịch vụ
khác
Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút khách giữa các trung tâm du lịch lớn trong cả nước ngày càng gia tăng như hiện nay, du lịch Quảng Ninh cần phải được tăng cường quản lý, chú trọng kiểm soát tình hình an ninh trật tự, an toàn du khách, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả, chất lượng dịch vụ… đảm bảo cho du khách đến Quảng Ninh tham quan, nghỉ dưỡng trong các dịp lễ được an toàn, thoải mái, có ấn tượng đối với các điểm đến du lịch của tỉnh.
Điều đáng quan tâm là các cơ sở kinh doanh du lịch sẽ là nơi trực tiếp phục vụ du khách, vì vậy các sở, ngành, địa phương cần phải có phương án