với tiêu chuẩn là một di sản thiên nhiên”. Vịnh Hạ Long với những giá trị nổi bật về thiên nhiên và văn hóa, với tính độc đáo và đa dạng của các loại hình du lịch, là đối tượng du lịch quan trọng nhất, đã tạo ra và làm tăng giá trị du lịch của tỉnh nếu có sự đầu tư thỏa đáng, biết xây dựng và tổ chức chương trình du lịch chất lượng cao. Vịnh Hạ Long được xem như tài sản vô giá và là niềm tự hào chính đáng của Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung. Thực tế những năm qua, Vịnh Hạ Long luôn luôn là tâm điểm, là động lực phát triển các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trung bình mỗi năm, Vịnh Hạ Long thu hút được hơn 3,1 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 1 triệu lượt khách quốc tế, đưa Hạ Long – Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch biển hàng đầu Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác – hữu nghị và tăng cường năng lực hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh có hệ thống tài nguyên du lịch biển đảo liên hoàn, trải dài 250 km nối liền các Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, huyện đảo Vân Đồn, vườn Quốc gia Bái Tử Long, huyện đảo Cô Tô, bãi biển Trà Cổ (Móng Cái) với rừng quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) và hệ thống tài nguyên biển cuả Thành phố Hải Phòng. Chuỗi tài nguyên biển đảo này giao thoa, cộng hưởng, hòa trộn với nhau, tạo ra một vùng biển đảo có quy mô đặc biệt lớn, không gian tưởng như vô tận làm cho giá trị cảnh quan của Vịnh Hạ Long tăng lên nhiều lần. Đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức các tour du lịch liên hoàn, nối trung tâm du lịch Hạ Long với các vùng phụ cận, thực hiện các chương trình du lịch dài ngày, liên kết nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Tài nguyên biển đảo Quảng Ninh có giá trị sinh học đa dạng, phong phú với hơn 400 loài hải sản kinh tế đặc trưng của Vịnh Bắc Bộ gồm nhiều loại hải sản quý như: hải sâm, bào ngư, ngọc trai, tôm, cua, cá, mực, hầu, hà,…Đây vừa là nguồn tài nguyên quý cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Quảng Ninh
vừa là nguồn thực phẩm đặc trưng hấp dẫn, thường xuyên phục vụ các đối tượng khách du lịch và nhân dân trong tỉnh. Vườn quốc gia Bái Tử Long, hệ sinh thái đa dạng ven biển các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Vân Đồn, thị xã Quảng Yên và các loại san hô, rong, tảo biển với nhiều động vật ẩn cư trên các rừng đồi Quảng Yên là những điều kiện thực tế mở đường cho việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, công viên đại dương,…
Ngoài Vịnh Hạ Long, những khu vực có nhiều tài nguyên du lịch quan trọng còn phải kể đến Vịnh Bái Tử Long, Cô Tô, Trà Cổ, Vân Đồn,…Vịnh Bái Tử Long có thế mạnh nổi bật là các giá trị về thẩm mỹ với các đảo nhỏ, không gian thoáng rộng, chưa bị nhiều áp lực đối với môi trường và tác động tiêu cực của con người. Vân Đồn với các bãi biển đẹp và đa dạng sinh học như: Quan Lạn, Minh Châu, Bãi Dài,…Bãi biển Trà Cổ với chiều dài 17 km nằm trên địa đầu vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam thoải, nông và rộng nhất cả nước. Đây là tiền đề phát triển các loại hình du lịch biển thu hút các dòng khách đến từ thị trường Trung Quốc và nội địa. Huyện đảo Cô Tô được thiên nhiên ưu đãi các bãi biển đẹp, rừng tự nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái san hô còn khá nguyên vẹn quanh các đảo, vị trí tiền tiêu xa bờ và các loại hải sản quý hiếm. Các đảo thuộc huyện Cô Tô hoàn toàn có điều kiện trở thành các điểm du lịch thu hút các dòng khách lãng mạn, ưu thích mạo hiểm, khám phá, chinh phục.
Quảng Ninh còn có rất nhiều giá trị tự nhiên khác vô cùng đa đạng và phong phú: nước suối khoáng, hồ, hang động, núi,...Một trong những giá trị tự nhiên được đánh giá cao, có tính khả thi để đầu tư phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh là nguồn nước khoáng nóng. Ở Quảng Ninh có nguồn nước khoáng nóng nổi tiếng là Quang Hanh (Cẩm Phả) và một số nguồn nước khoáng nóng khác ở Cẩm Thạch (Cẩm Phả), Bình Liêu, Tiên Yên. Quảng
Ninh có nhiều hồ đập gắn liền với cảnh quan núi rừng rất tốt cho phát triển du lịch sinh thái. Điển hình là Hồ Yên Trung (Uông Bí), hồ Yên Lập (Hạ Long), hồ Bến Châu (Đông Triều), hồ Tràng Vinh (Móng Cái),…Trên các vùng rừng núi Quảng Ninh có một số suối thác có cảnh quan đẹp, điển hình là Lựng Xanh (Uông Bí), thác Mơ (Quảng Yên), thác Khe Vằn (Bình Liêu). Núi và hang động ở Quảng Ninh rất phong phú và đa dạng muôn hình muôn vẻ và có sức hấp dẫn với du khách du lịch như: hang Sửng Sốt, hang Đầu Gỗ, động Thiên Cung, động Mê Cung,…Địa hình Quảng Ninh có một số núi cao, đẹp, có thảm thực vật và hệ sinh thái đa dạng, có khả năng đầu tư phát triển du lịch, nổi bật là Núi Yên Tử (Uông Bí), núi Bài Thơ (Hạ Long),…Quảng Ninh là một điểm đến vô cùng lý thú với khung cảnh vô cùng độc đáo, tự nhiên mà thiên nhiên đã ưu đãi. Từ những thuận lợi mà thiên nhiên mang lại, Quảng Ninh đang chuyển mình thành điểm du lịch hấp dẫn, có sức lôi cuốn mạnh mẽ số lượng khách du lịch trong và ngoài nước.
2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn
Bên cạnh tài nguyên du lịch gắn với tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh, cần phải đặc biệt kể đến tài nguyên du lịch nhân văn. Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hóa lâu đời. Nền văn hóa Hạ Long đã được ghi nhận trong lịch sử dựng nước của người Việt. Những đặc điểm nổi bật của nền văn hóa Hạ Long được thể hiện qua hình ảnh những công cụ đồ đá. Người dân Hạ Long đã rời bỏ những hang trú ngụ của mình và định cư lâu dài dọc theo bờ biển, bờ sông và có cuộc sống sinh hoạt gắn liền với sông biển. Các vết tích của nền văn hóa Hạ Long thường phân bố ở các nơi có bờ cát như Tuần Châu, Ngọc Vừng, Xích Thổ và Đồng Mang. Những vật dụng tìm thấy đều có đặc điểm tương tự nhau cả về vật liệu, kỹ thuật sản xuất và họa tiết.
Quảng Ninh được ví như Việt Nam thu nhỏ. Xét về tính đa dạng dân
tộc, tỉnh Quảng Ninh gồm có 22 dân tộc, nhưng chỉ có 06 dân tộc có dân số
trên 1.000 người, bao gồm các dân tộc Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay và người Hoa. Các nhóm dân tộc này sống trong cộng đồng riêng của họ, có phương ngữ riêng và các đặc tính dân tộc riêng. Tính đa dân tộc với các tài sản văn hóa bao gồm kiến trúc địa phương, hàng thủ công mỹ nghệ như thêu thùa, đồ gốm, âm nhạc và các lễ hội.
Toàn bộ giá trị lịch sử - văn hóa trên vùng đất Quảng Ninh được thể hiện khái quát thông qua hơn 600 di tích lịch sử - văn hóa các loại. Trong đó đặc biệt có giá trị khai thác phục vụ phát triển du lịch là 04 di tích – danh lam thắng cảnh được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt bao gồm: Danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long, Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử, Di tích lịch sử Bạch Đằng và khu di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại huyện Đông Triều. Thực tế cho thấy, sự hấp dẫn du lịch của các di tích lịch sử chủ yếu xuất phát từ đặc trưng văn hóa, nhu cầu tâm linh, vị trí địa điểm, cảnh quan, điều kiện giao thông, quy mô kiến trúc xây dựng và hiệu quả quảng bá của từng di tích cụ thể. Tiêu biểu như: đền Cửa Ông, chùa Cái Bầu, chùa Long Tiên, đền Cái Lân, chùa Ba Vàng,…Gắn liền với những di tích này là các lễ hội truyền thống được tổ chức chủ yếu vào mùa Xuân. Đây là một nét đặc trưng văn hóa truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mới chỉ có sức hấp dẫn đối với các du khách nội địa, trong đó chủ yếu là dòng khách tâm linh. Sức hút đối với du khách nước ngoài chưa đáng kể.
Quảng Ninh có nhiều lễ hội văn hóa, dân gian truyền thống mang đặc trưng văn hóa Việt Nam. Điển hình là Lễ hội Yên Tử - trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Ngoài ra còn rất nhiều lễ hội khác như: lễ hội chùa Quỳnh Lâm, lễ hội Bạch Đằng, lễ hội đình Trà Cổ,…Trong đó các lễ hội liên quan đến đền, chùa thường được tổ chức vào mùa xuân nhân dịp đầu năm mới. Những lễ hội này thường kéo
dài nhiều ngày để dân chúng có dịp vui chơi giải trí, thưởng ngoạn. Vì vậy, những lễ hội này là một nét đẹp văn hóa, có sức thu hút tâm linh sâu rộng trong cộng đồng người Việt Nam, đồng thời có sức hấp dẫn đối với nhiều khách du lịch quốc tế. Những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã kết hợp tổ chức lễ hội với việc quảng bá du lịch dưới các tên gọi “Lễ hội du lịch Quảng Ninh”, “Lễ hội Carnaval Hạ Long” thu hút được sự quan tâm của nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.
Cũng giống như các tỉnh, thành phố Việt Nam, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phổ biến một số loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian truyển thống như dân ca, múa rối nước, thi đấu vật, chọi gà,…Có nguồn gốc ở những làng quê thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nghệ thuật múa rối nước là một loại hình nghệ thuật độc đáo của miền Bắc Việt Nam. Hiện rối nước được biểu diễn ở làng quê Yên Đức và thành phố Hạ Long. Loại hình nghệ thuật này có sức hấp dẫn đối với nhiều thị trường du lịch. Tại một số địa phương có thêm một số loại hình du lịch riêng như cấy lúa của phụ nữ đảo Hà Nam – thị xã Quảng Yên; nghi lễ văn hóa của dân tộc Sán Dìu, hát “Then” của người Tày; hát “Sóong Cọ” của người Sán Chỉ; hát “Sán Cố” của người Dao; thi ném”Còn”, thi bắn “Nỏ” của người Dao ở các huyện miền núi, biên giới; hát Đối, hát Giao duyên, hát Chèo đường của dân cư vùng biển. Trong đó, một số loại hình tiêu biểu được Sở Du lịch và các địa phương phục dựng, tổ chức biểu diễn trong các lễ hội và lễ hội đường phố. Tuy nhiên, do quy mô nhỏ và chưa được chuyên nghiệp hóa nên giá trị phục vụ du lịch chưa nhiều.
Tóm lại, có thể thấy, với điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, với tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, Quảng Ninh thực sự có thế mạnh đòn bẩy để phát triển du lịch và thực tế khách quan đã chứng minh rất rõ. Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra là ngành du lịch là phải biết khai thác một cách bền vững, tận dụng một cách có hiệu quả nhất các điều kiện và tài nguyên đó.
Ngoài ra, cần phải có sự quản lý của cơ quan nhà nước trong vấn đề phát triển du lịch ngày một đi lên, để du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.
2.1.4. Thực trạng hoạt động du lịch của Quảng Ninh
Trong thời gian qua, hoạt động du lịch Quảng Ninh có những khởi sắc và chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực; bước đầu đã xây dựng được thương hiệu hình ảnh du lịch của tỉnh; tạo việc làm ổn định cho hàng vạn lao động, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Hoạt động du lịch Quảng Ninh ngày càng có sự chuyển biến cả về lượng và chất, từng bước khẳng định được thương hiệu, vị thế, Quảng Ninh dần trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước. Hiện nay, Quảng Ninh có 03 khu du lịch cấp quốc gia, 20 tuyến du lịch và 91 điểm du lịch trên địa bàn. Toàn tỉnh hiện đang có 46 công ty lữ hành quốc tế và khoảng 14 chi nhánh công ty lữ hành hoạt động ổn định.
Khoảng 05 năm trở lại đây, ngành Du lịch Quảng Ninh đã có những bước phát triển mạnh mẽ thể hiện rõ qua tổng số khách du lịch đến với tỉnh này và doanh thu du lịch tăng mạnh qua từng năm (xem Bảng 2.1). Quy mô du lịch của Quảng Ninh phát triển nhanh, luôn giữ mức tăng trưởng khá và ổn định. Từ năm 2011 đến nay, lượng khách du lịch đến tỉnh Quảng Ninh tăng dần, trung bình mỗi năm tăng khoảng 500.000 khách. Trong giai đoạn 2013- 2015, tổng số lượng khách du lịch đến quảng ninh đạt 22,7 triệu lượt khách, tăng 12,75% so với giai đoạn 2010 – 2012. Tổng doanh thu trực tiếp từ lĩnh vực du lịch đạt 17.048 tỷ đồng, tăng 65% so với giai đoạn 2010 – 2012, thu xã hội qua hoạt động du lịch ước bằng 60% thu trực tiếp từ du lịch. Các thị trường khách quốc tế trọng điểm lưu trú tại Quảng Ninh ổn định, trong đó có một số thị trường tăng mạnh như: Mỹ tăng 25%, Anh 37%, Hàn Quốc 1,5%,…Riêng năm 2015, thu ngân sách nhà nước từ du lịch đạt 1.200 tỷ
đồng, chiếm gần 6% tổng thu nội địa trên địa bàn tỉnh [19]. Năm 2016, tỉnh đặt mục tiêu đón khoảng 10,5 triệu lượt người tới tham quan.
Bảng 2.1. Số lượng khách du lịch và tổng doanh thu du lịch ở Quảng
Ninh
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Lượng khách du lịch (triệu người) | 5,2 | 6,2 | 6,4 | 7,5 | 7,5 | 7,7 |
Doanh thu (tỷ đồng) | 3.000 | 3.400 | 4.005 | 5.310 | 5.500 | 6.548 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Cần Thiết Của Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Các Yếu Tố Thuộc Về Đường Lối Phát Triển Du Lịch
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa
- Phân Tích Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
- Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh
- Hợp Tác Quốc Tế Và Khu Vực Trong Lĩnh Vực Du Lịch
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
(Nguồn: Thống kê của Sở Du lịch Quảng Ninh)
Quảng Ninh có rất nhiều điểm than quan du lịch, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí và huyện đảo Vân Đồn. Nhưng hầu như phần lớn khách du lịch đến tỉnh đều tới Hạ Long để tham quan Vịnh Hạ Long – Di sản Thiên nhiên thế giới. Tổng số khách đến tham quan Vịnh Hạ Long năm 2012 đạt 3,1 triệu khách và con số này liên tục tăng trong các năm tiếp theo. Trong những năm qua, tốc độ kinh tế nhìn chung có sự tăng trưởng mạnh, chính trị bình ổn, phương tiện đi lại thuận lợi, đời sống của nhân dân được nâng cao, điều đó nói lên được tại sao trong những năm gần đây lượng du khách nội địa đến Quảng Ninh đã tăng lên nhanh chóng. Khách du lịch nội địa Quảng Ninh phần lớn là khách tham quan, nghỉ mát tắm biển và thăm thú lễ hội,…Lượng du khách nội địa năm 2015 tăng gấp 2 lần năm 2010. Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa là 1,5 đến 2 ngày. Về chi tiêu của khách du lịch nội địa khoảng 400.000 đồng một ngày, trong đó có tới 75% dành cho việc lưu trú và ăn uống. Đây là nhu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải hướng việc chi tiêu của khách vào phần không có giới hạn, đó là việc mua sắm, trò chơi giải trí và sử dụng sản phẩm công cộng khác.
Với tiềm năng về du lịch như đã đề cập ở trên, Quảng Ninh là một trong
những địa đểm thu hút, hấp dẫn khách du lịch quốc tế nhiều nhất của cả nước.
Hầu hết khách du lịch quốc tế đến Hạ Long có xuất xứ từ các nước phương Tây và Châu Á khác. So với các thành phố du lịch khác, lượng du khách đến Hạ Long cao hơn (xem Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch đến các điểm du lịch nổi tiếng
Khách du lịch quốc tế thời gian qua nói chung tương đối ổn định và có mức tăng trưởng cao về số lượng và tỷ trọng. Số lượng khách quốc tế của Quảng Ninh trong những năm gần đây tăng khá nhanh. Chỉ tính riêng số khách quốc tế đến Quảng Ninh năm 2010 đã 2,4 triệu khách thì đến năm 2015 đã lên đến 2,7 triệu lượt khách. Thời gian lưu trú của khách quốc tế đến Quảng Ninh ngày càng tăng. Đó là do các sản phầm du lịch của Quảng Ninh và các vùng phụ cận ngày một phong phú, chương trình và các tuyến du lịch ngày càng có chất lượng, hấp dẫn hơn, nhưng phát triển còn chậm. Một nguyên nhân nữa là do điều kiện phát triển hạ tầng cơ sở của tỉnh Quảng Ninh ngày càng được cải thiện, điều kiện đi lại thuận lợi nên khách du lịch muốn được tham quan nhiều nơi. Chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế khoảng 100 – 120 USD/ngày/người. Trong đó, chi tiêu cho ăn uống khoảng 25% và chi tiêu cho lưu trú khoảng 50%.
Tóm lại, thị trường khách du lịch của Quảng Ninh ổn định và phát triển tương đối vững chắc. Thị trường khách du lịch quốc tế phát triển đều, hàng năm