bảo đảm an toàn cho du khách; tích cực giới thiệu rộng rãi các điểm tham quan du lịch trên địa bàn đến du khách; thực hiện quy định về niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, bình ổn giá phòng, giá dịch vụ trong các ngày cao điểm; thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường công tác vệ sinh môi trường ở trong và xung quanh khu vực; phổ biến hướng dẫn khách du lịch thực hiện các quy định khi tắm biển, tắm hồ bơi, khi chơi các môn thể thao trên biển, tham gia các loại hình du lịch mạo hiểm và bảo đảm trật tự an toàn giao thông; cảnh báo khách khi sử dụng các dịch vụ bên ngoài cơ sở lưu trú không đảm bảo chất lượng, không niêm yết giá.
Tình trạng “chặt chém” du khách tuy không phải phổ biến nhưng là một vấn nạn của ngành du lịch, cần quan tâm chỉ đạo, kiểm tra xử lý nghiêm. Chính vì thế, thời gian qua, TP đã tích cực giao nhiệm vụ cho lực lượng chức năng tăng cường liên tục công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về niêm yết giá, trong đó trực tiếp giao cho đội Quản lý thị trường số 5 kiểm tra, giải quyết khiếu nại theo đường dây nóng. Tại Quảng Ninh, mới đây đã xảy ra vụ việc tàu du lịch Minh Hương 58 có hành vi gian lận khi tính toán chi phí dịch vụ ăn uống trên tàu và một chuyến tham quan vịnh Hạ Long với hóa đơn gần 10 triệu đồng. Ngay sau khi nắm được thông tin sai phạm, UBND TP Hạ Long đã có ngay văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh ngừng cấp phép rời cảng, bến và đình chỉ hoạt động trên vịnh Hạ Long với tàu vi phạm. Đồng thời, xử lý các lỗi vi phạm hành chính: Phạt
1.000.000 đồng với lỗi không trả lại tiền cho khách khi có nhầm lẫn; phạt
500.000 đồng vì đã không niêm yết giá cả và yêu cầu hoàn trả lại phần tiền đã tính sai cho khách. Cách xử lý đó của cơ quan chức năng TP Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh đã được du khách, dư luận đánh giá cao về sự vào cuộc quyết liệt, nhanh chóng và có những hình thức xử lý thích đáng với kiểu làm du lịch “chộp giật”. Chỉ tính trong 4 tháng đầu năm, chuẩn bị cho mùa du lịch năm
2016, lực lượng này đã xử lý 155 cơ sở kinh doanh vi phạm về niêm yết giá. TP đã đình chỉ 68 tàu du lịch vi phạm các quy định hoạt động. Từ khi Ban quản lý vịnh Hạ Long chuyển về trực thuộc TP Hạ Long, Ban đã cùng các sở, ban, ngành cương quyết xử lý các vi phạm tàu du lịch trên vịnh, có những tàu đình chỉ hơn 2 tháng không cho hoạt động để nâng cao tính răn đe với những vi phạm. Sở Du lịch tỉnh cũng thể hiện rõ sự kiên quyết trong xử lý những vi phạm về giá. Ngành du lịch tỉnh đã tập trung cho việc quản lý giá suốt thời gian qua. Từ khi được thành lập vào tháng 9/2012 đến tháng 9/2015, lực lượng thanh tra du lịch đã tiến hành kiểm tra trên 600 cuộc tại các cơ sở lưu trú, kinh doanh du lịch và xử phạt hơn 80 trường hợp vi phạm; kiểm tra hơn 400 lượt hướng dẫn viên, nhắc nhở những vi phạm; tập trung ngăn chặn tình trạng vi phạm bán hàng rong; đồng thời kiểm tra trên 400 tàu du lịch để chấn chỉnh những vi phạm. Bên cạnh tăng cường kiểm tra, có một kênh thông tin là đường dây nóng. Thông qua đường dây nóng về du lịch, từ năm 2013 đến nay, đã tiếp nhận 231 trường hợp kiến nghị của du khách, phần nhiều liên quan tới giá cả dịch vụ ăn uống, mua bán hải sản trên tàu và giá cả trông giữ xe trong các đợt cao điểm du lịch [19].
Trên Vịnh Hạ Long hiện có nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch như tham quan, lưu trú, vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống, mua bán hải sản, bán hàng lưu niệm, chèo đò, chèo thuyền kayak... nhưng hầu hết các dịch vụ này đều tự phát, việc quản lý nhà nước chưa theo kịp thực tế phát sinh. Từ giữa năm 2014, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn tất việc di dời hơn 300 hộ dân ở các làng chài trên Vịnh Hạ Long lên bờ sinh sống. Tuy nhiên, một số hộ dân vẫn bám biển để mưu sinh nhờ việc nuôi trồng và kinh doanh hải sản. Theo thống kê của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, tính đến nay có khoảng 30 nhà bè ở khu vực Ba Hang và Hoa Cương, tổ chức nuôi trồng và kinh doanh hải sản, không thuộc diện được cấp nhà tái định cư.
2.2.7. Hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực du lịch
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Khách Du Lịch Và Tổng Doanh Thu Du Lịch Ở Quảng
- Phân Tích Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
- Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh
- Những Hạn Chế Trong Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 12
- Phương Hướng Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Du Lịch Trên Địa
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Để thúc đẩy du lịch phát triển, những năm qua, cùng với sự phát huy nộilực sẵn có, tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệđối ngoại với các nước trên thế giới để phát triển các thị trường khách du lịchquốc tế. Theo đó, ngành Du lịch Quảng Ninh đã thiết lập và mở rộng quan hệhợp tác với nhiều trung tâm du lịch của các quốc gia như: Trung Quốc, HànQuốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, tham gia CLB những Vịnh đẹp nhất thế giớivà là thành viên của Diễn đàn Liên khu vực Đông Á (EATOF). Quảng Ninhđã thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Trung Quốc để mở thêm cáctuyến du lịch đến với Hạ Long, trong đó chú trọng đến các địa phương là cáctrung tâm du lịch như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh... Vàtăng cường hợp tác với các tỉnh, thành thuộc các quốc gia trong tổ chứcEATOF, các địa phương có kỳ quan thiên nhiên Thế giới và Câu lạc bộ Vịnhđẹp nhất Thế giới. Mới trong năm nay, Quảng Ninh và tỉnh LuangPrabang(Lào) cũng đã ký kết thoả thuận hợp tác xây dựng các sản phẩm du lịch, tuyêntruyền quảng bá du lịch, phát động điểm đến, tổ chức Hội chợ du lịch,Roadshow... nhằm trao đổi nguồn khách du lịch giữa Lào và Quảng Ninh.Mặt khác, hai bên sẽ tích cực trao đổi các đoàn biểu diễn văn hoá, nghệ thuậttham gia các sự kiện văn hoá, du lịch lớn được tổ chức tại mỗi bên; hợp táctrong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch, trao đổi kinh nghiệm và khoahọc công nghệ trong hoạt động quản lý du lịch... Đặc biệt, ngành Du lịch cũngđang tích cực triển khai mở văn phòng đại diện tại các thị trường Nhật Bản vàHàn Quốc nhằm khai thác tối đa các nguồn khách du lịch tại các thị trườngnhiều tiềm năng này.
Với tiềm năng du lịch này, từ năm 2006 dự án “Tam giác di sản” đã được khởi động hình thành nên mối quan hệ hợp tác du lịch giữa Quảng Ninh (Việt Nam) - Luang Prabang (Lào) và Udonthani (Thái Lan). Để cùng thúc đẩy du
lịch, quảng bá điểm đến trên toàn khu vực và quốc tế, cùng hướng về mục tiêu chung, đó là “ba di sản-một điểm đến”, trong khuôn khổ hội nghị 3 tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam), Luang Prabang (Lào) và Udon Thani (Thái Lan) đã cùng ký kết kế hoạch hành động hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2016- 2017 vào ngày 22/6 vừa qua. Tháng 9/2015 Biên bản ghi nhớ hợp tác du lịch giữa tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn lữ hành Anh quốc đã được ký kết trong khuôn khổ Lễ hội khám phá Việt Nam tại Luân Đôn (Anh quốc). Theo đó, tập đoàn này sẽ nghiên cứu mở các tour du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch nhằm kéo dài thời gian lưu trú, trải nghiệm của du khách tại Quảng Ninh. Trước đó, đầu năm 2015 những tài liệu ấn phẩm du lịch giới thiệu du lịch Quảng Ninh, phong cảnh Vịnh Hạ Long đã góp mặt tại Ngày hội văn hoá “Sắc màu Việt Nam” do Hội Sinh viên Việt Nam tại trường Đại học Luân Đôn, Vương Quốc Anh và Bắc Ai-len tổ chức. Sự kiện được tổ chức với quy mô lớn, nhằm tôn vinh các giá trị văn hoá truyền thống của đất nước Việt Nam thông qua hàng loạt hoạt động: Hội chợ ẩm thực, gian hàng thủ công mỹ nghệ, trò chơi dân gian, triển lãm tranh ảnh, tư liệu về con người danh lam thắng cảnh Việt Nam, chương trình nghệ thuật truyền thống Việt Nam...Tiếp sau đó, Quảng Ninh còn tham gia tạo dựng “Không gian Vịnh Hạ Long” và tham gia hội nghị xúc tiến du lịch, đầu tư của tỉnh Quảng Ninh tại Vương quốc Anh và Bắc Ai-len trong khuôn khổ lễ hội Lễ hội Việt Nam 2015. Với hàng loạt nỗ lực đưa những đặc sản văn hóa, di sản đến với bạn bè quốc tế, du lịch Quảng Ninh được dự báo sẽ thu hút mạnh khách du lịch đến từ các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc, đặc biệt trong dịp cuối năm nay.Nhờ những hoạt động quảng bá liên tục và “dài hơi” hiện Quảng Ninh đang là điểm đến yêu thích của nhiều du khách châu Á. Điều này thể hiện qua lượng khách quốc tế đến Quảng Ninh năm 2015 có tỷ lệ tăng cao tập trung ở các nước châu Á như: Trung Quốc tăng 35%; Hàn Quốc tăng 15% và Đài Loan tăng 16%.
Không chỉ đẩy mạnh hợp tác quốc tế, ngành Du lịch cũng tăng cường phát triển du lịch liên vùng giữa Quảng Ninh với một số tỉnh, thành trong cả nước, như: Hải Phòng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Lạng Sơn... tạo điều kiện cho việc kết nối các điểm du lịch trong các tour du lịch liên vùng, hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến điểm đến của các địa phương. Và gần đây nhất, vào đầu tháng 8/2015, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh cùng với một số doanh nghiệp du lịch đã tham gia triển khai một số nội dung, hoạt động ký kết hợp tác du lịch với các doanh nghiệp du lịch TP Hồ Chí Minh. Đây cũng là một trong những nội dung trong Biên bản thoả thuận hợp tác du lịch đã được ký kết tại Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh, thành phía Bắc với TP Hồ Chí Minh vừa diễn ra tại TP Hạ Long. Hội nghị Hợp tác phát triển du lịch giữa Quảng Ninh và một số tỉnh, thành phố phía Bắc với TP.HCM là một thông điệp cụ thể về việc triển khai Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ về phát triển du lịch. Ở đây, tính liên kết về không gian du lịch thể hiện rất rõ. Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, lãnh đạo các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn và TP.Hồ Chí Minh cùng các học giả, các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp du lịch. Hội nghị được tổ chức với mục đích tăng cường hợp tác phát triển du lịch vùng và liên vùng, kết nối du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng, sinh thái; kết nối các tuyến, điểm du lịch văn hóa, tâm linh; du lịch biên giới, thương mại cửa khẩu và du lịch tổng hợp. Hội nghị cũng là nơi để các địa phương chia sẻ, học tập kinh nghiệm về công tác phát triển sản phẩm du lịch, công tác quản lý điểm đến, thu hút đầu tư, quảng bá xúc tiến du lịch, đào tạo nhân lực du lịch.
Với ưu thế về tài nguyên, sự phát triển vững chắc của ngành du lịch trongthời qua sẽ là điều kiện thuận lợi và mở ra triển vọng mới đối với sự phát triển
của du lịch Quảng Ninh. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để xây dựng QuảngNinh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàngđầu quốc gia về du lịch, góp phần đưa dulịch thực sự trở thành ngành kinh tếmũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh.
2.2.8. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh
Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong lĩnh vực du lịch là nhiệm vụ thường xuyên mà các cơ quan QLNN phải thực hiện trong quá trình quản lý, điều hành của mình. Các nội dung mà UBND tỉnh quan tâm tập trung thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực hoạt động du lịch đó là: công tác cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) về du lịch, thực hiện các chính sách về đất đai, quản lý các danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng hạ tầng, thực hiện các quy định về thuế, giá cả,…
Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra giám sát về hoạt động kinh doanh du lịch ở tỉnh Quảng Ninh được tăng cường. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo và đổi mới trong hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm cải thiện môi trường du lịch, thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến Quảng Ninh. Sở Du lịch đã phối hợp với các ban ngành của tỉnh tiến hành điều tra, thẩm định và tái thẩm định các cơ sở lưu trú trong toàn tỉnh. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trong tỉnh được duy trì thường xuyên, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, không để tồn đọng kéo dài vượt cấp nhằm thực hiện tốt những quy định của pháp luật về đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn tính mạng và tài sản cho du khách.
Tỉnh Quảng Ninh còn đẩy mạnh việc xây dựng các quy chế quản lý, tăng cường thanh tra nhằm xây dựng môi trường du lịch lành mạnh. Thực hiện Quyết định 1653/QĐ-UBND, ngày 03/07/2012 của UBND tỉnh, Thanh tra liên ngành của tình được thành lập và tiến hành kiêm tra các địa phương, các
đơn vị kinh doanh du lịch. Theo đó, lực lượng thanh tra liên ngành đặc biệt chú trọng thanh kiểm tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ; việc niêm yết giá tại khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch…
Chỉ tính từ đầu năm đến nay, Sở Du lịch tỉnh đã phối hợp với Tổng cục Du lịch kiểm tra hoạt động kinh doanh khách sạn từ 3 đến 5 sao trên địa bàn tỉnh. Căn cứ kết quả kiểm tra, Tổng cục Du lịch đã ban hành Quyết định thu hồi công nhận hạng đối với 3 khách sạn bốn sao là Hạ Long Pearl, Asean Hạ Long, Starcity Hạ Long Bay. Qua kiểm tra việc đảm bảo duy trì các tiêu chuẩn về quy mô, chất lượng dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch đối với 17 khách sạn trên địa bàn TP Hạ Long, Sở đã quyết định xử phạt hành chính 05 khách sạn với số tiền 20 triệu đồng; tước công nhận hạng khách sạn trong thời gian 6 tháng đối với 01 khách sạn hai sao do không đảm bảo tiêu chuẩn trang thiết bị, tiện nghi theo quy định. Bên cạnh đó, Sở cũng tiến hành kiểm tra 103 lượt hướng dẫn viên; xử phạt vi phạm hành chính 13 trường hợp hướng dẫn viên có hành vi vi phạm, thu phạt và nộp ngân sách Nhà nước gần 47 triệu đồng.
Trong vấn đề giải quyết khiếu nại tố cáo, Thanh tra Sở Du lịch đã phối hợp với Phòng Cảnh sát hành chính trật tự Công an tỉnh Quảng Ninh giải quyết triệt để những khiếu nại của du khách về an ninh, trật tự liên quan đến du lịch, giúp người dân nâng cao ý thức chấp hành các quy định về an ninh, trật tự của địa phương.
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du
lịch tỉnh Quảng Ninh
Trong những năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn song vấn đề quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Quảng Ninh có những chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. QLNN trong lĩnh vực du lịch được
tăng cường, nhiều đề án, quy hoạch được triển khai thực hiện, việc bảo tồn những giá trị văn hóa được quan tâm, cơ chế chính sách thu hút đầu tư được cải thiện. Sau đây là những kết quả nổi bật:
Thứ nhất, việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh có sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường và phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương. Với quy hoạch, định hướng chiến lược bài bản, khoa học do các tư vấn hàng đầu thế giới giúp đỡ, Quảng Ninh đã thu hút một số tập đoàn lớn đầu tư vào những sản phẩm du lịch, chất lượng cao, như dự án Sun World Ha Long Park. Đây là dự án độc đáo, đẳng cấp thế giới là một trong những sản phẩm du lịch chất lượng, hấp dẫn mới của tỉnh, là động lực để thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách trong và ngoài nước khi đến với Quảng Ninh. Vì vậy, tỉnh đã luôn quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ tối đa các điều kiện để dự án được triển khai nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đến nay dự án này đã cho vận hành hệ thống cáp treo – vòng quay mặt trời (tháng 6/2016). Việc nhiều nhà đầu tư chiến lược hàng đầu tới Hạ Long nói riêng hay các địa bàn khác tại Quảng Ninh sẽ tạo sức mạnh lan tỏa, dẫn dắt, tạo cơ hội rộng mở hơn cho các nhà đầu tư khác, đẩy mạnh khai thác các tiềm năng thành lợi thế khác biệt để ngành dịch vụ du lịch Quảng Ninh có bước phát triển đột phá.
Thứ hai, việc chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, các cơ chế, chính sách phát triển du lịch ngày càng tiến bộ. Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp