Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Của Một Số Địa Phương

kinh tế với bạn hàng trong việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Từ đó tạo điều kiện tăng thu ngoại tệ cho các tổ chức du lịch và cho địa phương. Do đó, với điều kiện kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan QLNN về du lịch xây dựng chính sách phát triển du lịch.

Thứ tư, nguồn nhân lực.

Du lịch là ngành sử dụng nhiều nhân lực, vì vậy, nguồn nhân lực là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến QLNN về du lịch. Người lao động sẽ trực tiếp thực hiện các hoạt động du lịch, khai thác các nguồn lực phục vụ du lịch, cung cấp hàng hóa, sản phẩm phục vụ du khách. Địa phương xây dựng được nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao là yếu tố quan trọng để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch có chất lượng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng.

Thứ năm, nguồn vốn.

Nguồn vốn và quy mô, chất lượng hoạt động của các cơ sở cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch cũng ảnh hưởng lớn đến QLNN về du lịch của thành phố. Du lịch là một hoạt động kinh tế tổng hợp nên rất cần vốn để đầu tư phát triển như đầu tư trang bị cơ sở vật chất - hạ tầng, cơ sở lưu trú du lịch. Hoạt động du lịch địa phương có cạnh tranh thu hút được nhiều du khách hay không một phần lớn là nhờ vào mức độ hiện đại của cơ sở vật chất - hạ tầng và cơ sở lưu trú du lịch và điều này phụ thuộc vào quy mô, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư. Số lượng, quy mô và chất lượng hoạt động của các cơ sở cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển du lịch. Do đó, QLNN về du lịch cần đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia và hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp du lịch cung ứng ra thị trường những sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách; đồng thời, cùng tồn tại và phát triển sẽ tạo ra sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng phục vụ; đầu tư mở rộng quy mô để có điều kiện đầu tư chiều sâu, ứng dụng khoa học - công nghệ, mở rộng liên doanh liên kết, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đồng bộ các loại hình du lịch để hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

1.2.5.2. Nhóm nhân tố chủ quan

Thứ nhất, năng lực, cơ cấu tổ chức QLNN về du lịch.

Yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch. Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển thì sẽ thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và mạnh. Ngược lại, sẽ làm cho du lịch chậm phát triển, thậm chí không phát triển và sử dụng lãng phí tài nguyên du lịch. Nếu xây dựng được tổ chức có năng lực sẽ giúp cho QLNN về du lịch thuận lợi và hiệu quả.

Thứ hai, năng lực, trình độ của cán bộ QLNN về du lịch.

Đội ngũ CBCC thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN về du lịch, tham mưu xây dựng chính sách phát triển du lịch, ban hành các văn bản, quy định và tổ chức, điều hành, quản lý các hoạt động du lịch của địa phương. Do đó, họ sẽ là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng, tạo lập môi trường cho hoạt động du lịch như: Lập kế hoạch quản lý và xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển sản phẩm, công nghệ và phát triển các hệ thống; các ngành liên quan và mua sắm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Trong bối cảnh hiện nay, QLNN về du lịch đòi hỏi ngày càng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển. Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và hiệu lực của QLNN về du lịch. Nếu năng lực quản lý giỏi, trình độ chuyên môn cao và có phẩm chất đạo đức thì việc xây dựng chính sách, hoạch định, quy hoạch phát triển và việc tổ chức, điều hành hoạt động du lịch của địa phương sẽ sát thực tế, khả thi, nhanh chóng và hiệu quả… Ngược lại, sẽ làm cho việc QLNN về du lịch trì trệ, kém hiệu quả, làm cho hoạt động du lịch của địa phương chậm phát triển.

Thứ ba, cơ chế, chính sách QLNN về du lịch.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - 6

Cơ quan QLNN về du lịch thực hiện quản lý theo phân cấp, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trung ương, chịu sự giám sát của nhân dân và kiểm nghiệm của thị trường. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở cấp huyện thực hiện quản lý du lịch bằng hệ thống các công cụ quản lý kinh tế như chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển du lịch, các quy định của pháp luật trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp.

Chính quyền địa phương căn cứ vào thẩm quyền của mình sẽ tổ chức thực

hiện pháp luật và chủ trương, chính sách của Nhà nước Trung ương trên địa bàn huyện. Đồng thời, xây dựng và thực thi các chính sách phát triển nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động du lịch và doanh nghiệp du lịch. Do đó, chính quyền địa phương có các chính sách, cơ chế phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương và pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước Trung ương sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của QLNN về du lịch. Việc QLNN về du lịch của địa phương tốt sẽ tháo gỡ được nhiều khó khăn vướng mắc, giải phóng các rào cản để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch, đảm bảo sử dụng nguồn lực đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ được môi trường sinh thái; khai thác được nguồn lực du lịch phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các mục tiêu KT-XH, quốc phòng, an ninh.

Chính quyền địa phương thiếu quan tâm, buông lỏng QLNN về du lịch, thiếu kiểm tra, kiểm soát việc thực thi chủ trương, chính sách về hoạt động du lịch của các bên tham gia sẽ làm phát sinh các hiện tượng vi phạm, tác động tiêu cực đến phát triển hoạt động du lịch. Vì vậy, các cấp chính quyền phải có trách nhiệm thực hiện đúng chức năng QLNN đối với du lịch, tạo sự ảnh hưởng tích cực trong hoạt động QLNN của mình.

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số địa phương

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Vũng Tàu

Vũng Tàu là thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Vũng Tàu là một thành phố biển có 42 km bờ biển bao quanh, Diện tích 141,1 km² với dân số khoảng hơn 500.000 người (năm 2018).Vũng Tàu từng là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa và giáo dục của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Vũng Tàu là một thành phố ven biển, một địa điểm du lịch của miền Nam Việt Nam. Vũng Tàu thích hợp cho những chuyến nghỉ ngơi, thư giãn vào cuối tuần hay các dịp lễ. Đến đây, ngoài tắm biển, tham quan bạn sẽ bị thu hút bởi những món ăn ngon và một thành phố năng động, mến khách. Bãi Sau là bãi biển thường được khách du lịch Vũng Tàu lựa chọn để tắm biến nhất. Ngoài ra, Vũng Tàu cũng có những điểm tham quan đáng chú ý như Tượng Chúa Kitô Vua trên núi Nhỏ, Chùa Thích Ca

Phật Đài và tòa Bạch Dinh nằm sát biển. Lễ hội Nghinh Ông và lễ hội Dinh Cô là hai lễ hội văn hóa nổi bật nhất của Vũng Tàu.

Thời gian qua, TP.Vũng Tàu đã đẩy mạnh QLNN về du lịch, qua đó, môi trường văn hóa, kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố từng bước được cải thiện. Nhằm nâng cao kỹ năng và cung cách phục vụ khách hàng, hàng năm, TP.Vũng Tàu phối hợp với Sở Công thương tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng bán hàng và văn hóa kinh doanh cho cán bộ quản lý và nhân viên khách sạn, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố. Từ năm 2014 đến nay, đã có hơn 900 học viên được cấp chứng chỉ. Thành phố cũng thành lập đường dây nóng nhằm chấn chỉnh tình trạng gian lận thương mại, lắp đặt panô quảng bá địa chỉ tin cậy du lịch…Bên cạnh đó, từ năm 2014 đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành TP.Vũng Tàu đã tổ chức kiểm ra 298 lượt cơ sở lưu trú và dịch vụ, xử phạt hành chính với 61 cơ sở, trong đó, phạt cảnh cáo 15 cơ sở, phạt tiền 46 cơ sở, thu nộp kho bạc nhà nước 166 triệu đồng. Đến nay, địa chỉ đen về “chặt chém” du khách trên địa bàn thành phố đã được xử lý, lấy lại uy tín cho ngành du lịch Vũng Tàu.Bên cạnh đó, UBND TP.Vũng Tàu đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện niêm yết giá, bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá của cơ quan có thẩm quyền quy định, các dịch vụ phục vụ du lịch như: giá giữ xe, giá thuê phao dù, ghế bố, tắm nước ngọt, thuê phòng trọ, khách sạn, nhà hàng… nhằm bảo đảm việc kinh doanh lành mạnh, tạo sự yên tâm cho du khách khi đến Vũng Tàu.

Hiện tại, Vũng Tàu có 1.540 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó, có 497 khách sạn, nhà nghỉ với 7.098 phòng, có 112 khách sạn, khu resort đạt chuẩn từ 1-5 sao. Năm 2018, ngành du lịch Vũng Tàu đón và phục vụ hơn 10 triệu lượt khách. Trong đó, khách lưu trú đạt 2,1 triệu lượt; tăng 13,2% so với cùng kỳ, khách quốc tế lưu trú đạt 424.000 lượt; tăng 14,18 % so với cùng kỳ. Tổng thu từ du lịch đạt 14.248 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Đây là thành quả quan trọng góp phần vào thắng lợi chung của du lịch Việt Nam năm 2018. Bài học kinh nghiệm QLNN từ thành phố Vũng Tàu:

1) Quản lý môi trường du lịch an toàn, thân thiện để khách yên tâm; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và cung cách phục vụ.

2) Tổ chức và đa dạng các sản phẩm du lịch: duy trì tổ chức các lễ hội, giải thể thao, bóng chuyền bãi biển, festival diều quốc tế, lễ hội ẩm thực phố biển… một cách quy mô và lan tỏa trong cộng đồng để thu hút du khách.

3) Xây dựng các công trình, dự án du lịch của tỉnh đầu tư trên địa bàn, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng, vệ sinh môi trường; thành lập phòng du lịch và trung tâm hướng dẫn du lịch; thành lập đội cảnh sát du lịch TP.Vũng Tàu để cùng với các cơ quan QLNN làm tốt hơn nhiệm vụ phát triển và giữ gìn hình ảnh, môi trường du lịch của thành phố.

4) Phát huy vai trò quản lý về du lịch đối với tất cả các đối tượng, mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh dịch vụ và dịch vụ du lịch trên địa bàn toàn thành phố, tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành để tạo được sự chuyển biến đồng bộ trong hoạt động du lịch.

5) Có sự phối hợp giữa các ngành chức năng tăng cường phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách và bảo vệ môi trường trên địa bàn. Sắp xếp ổn định bộ máy theo hướng tinh gọn, đẩy mạnh tin học hóa trong hoạt động QLNN, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp du lịch, tạo sự gắn bó, hợp tác vì mục tiêu phát triển du lịch. Phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch tỉnh và Hiệp hội du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm của các di sản văn hóa thế giới của khu vực miền Trung (Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế), có cảng biển, sân bay quốc tế, hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch khá đồng bộ, có nguồn tài nguyên du lịch phong phú như danh thắng Ngũ Hành Sơn, bảo tàng điêu khắc Chăm, bán đảo Sơn Trà, khu nghỉ mát sinh thái Bà Nà Hills, các bãi tắm được ca ngợi đẹp nhất thế giới (Mỹ Khê, Non Nước, Bắc Mỹ An). Đà Nẵng đã và đang trở thành điểm đến an toàn và thân thiện đối với du khách. Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng ngày càng đông, tăng trưởng hàng năm. Tổng thu du lịch 6 tháng đầu năm 2018 của Đà Nẵng ước đạt hơn 13.925 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2018, thành phố đón hơn 1,6 triệu lượt khách quốc tế. Bài học chủ yều của Đà Nẵng trong QLNN về du lịch là:

1) Đã chú trọng đầu tư phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch được củng cố và nâng cao, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của du khách với các sản phẩm mới như: quần thể du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, Bán đảo Sơn Trà, các khu du lịch Hòa Phú Thành, Phước Nhơn; Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài.

2) Quan tâm đầu tư cho xúc tiến quảng bá du lịch, tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch; quảng bá đến các thị trường quốc tế với qui mô ngày càng tăng về số lượng và chất lượng; Thành phố tổ chức nhiều sự kiện lớn: Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, cuộc thi marathon quốc tế, Cuộc đua thuyền buồm quốc tế Clipper Race, Khai trương mùa du lịch biển.

3) Giải quyết các mối quan hệ giữa các đối tác có liên quan. Chính quyền có tầm nhìn trong quy hoạch và phát triển hạ tầng đảm bảo cho thành phố Đà Nẵng phát triển bền vững không gặp phải những thách thức về tình trạng quá tải trong mấy chục năm kế tiếp; có những chính sách đúng đắn, để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược.

4) Vận động cộng đồng dân cư thực hiện những chính sách của chính quyền thành phố và tạo ra sự hưởng lợi cho người dân địa phương gắn với du lịch. Người dân địa phương vừa là người thực hiện những chính sách của thành phố, vừa là người được hưởng lợi từ các chính sách đó. Người dân địa phương thấy được niềm tự hào về thành phố của mình. Đây là một giá trị tinh thần mang ý nghĩa động lực để tạo ra sự phát triển cho du lịch Đà Nẵng.

5) Hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, tạo điều kiện thuận lợi nhất thông qua các thủ tục hành chính, ban hành các cơ chế chính sách, tạo môi trường đầu tư tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển.

6) Kết nối các điểm đến trên địa bàn với các sản phẩm ở trung tâm thành phố kết hợp mua sắm và giải trí, sản phẩm nghỉ dưỡng biển, sản phẩm nghỉ dưỡng núi. Bên cạnh đó là sự kết nối liên tỉnh với Hội An, Mỹ Sơn ở phía Nam; và Huế, Quảng Bình ở phía Bắc. Như vậy, Đà Nẵng không chỉ phát triển du lịch của mình mà còn hỗ trợ và mang đến dòng khách quốc tế và nội địa cho các điểm đến khác trong vùng.

Bên cạnh đó, du lịch Đà Nẵng vẫn còn những vấn đề như tour giá rẻ hay tour “0 đồng”; tình trạng kinh doanh lữ hành trái phép, hướng dẫn viên xuyên tạc lịch sử; một số doanh nghiệp lữ hành ý thức pháp luật chưa đầy đủ, cạnh tranh không lành mạnh, tiếp tay cho người Trung Quốc, Hàn Quốc kinh doanh lữ hành và hoạt động hướng dẫn du lịch trái pháp luật; các tổ chức xã hội nghề nghiệp về du lịch chưa kết nối được các doanh nghiệp để nâng cao năng lực kinh doanh.

Tour giá rẻ hay tour “0 đồng”, chủ yếu xuất hiện ở thị trường khách Trung Quốc. Tour này phụ thuộc vào chi tiêu mua sắm từ du khách để thu lợi nhuận bù lại cho giá rẻ, nên có sự thỏa thuận ngầm giữa doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên và cơ sở mua sắm. Cơ sở mua sắm bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng với giá cao hơn so với giá trị thực tế, giao dịch bằng ngoại tệ trái phép; thanh toán qua máy chấp nhận thanh toán thẻ của ngân hàng nước ngoài (POS) hoặc ứng dụng thanh toán điện tử trên thiết bị di động (Wechatpay… ), không xuất hóa đơn tài chính, làm thất thuế của Đà Nẵng.

Tình trạng kinh doanh lữ hành trái phép, hướng dẫn viên xuyên tạc lịch sử. tour giá rẻ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch Đà Nẵng… Doanh nghiệp lữ hành có quy mô nhỏ, chưa khai thác được thị trường quốc tế, do đó chịu sự ép giá, chi phối nguồn khách từ đối tác nước ngoài. Một số doanh nghiệp lữ hành ý thức pháp luật chưa đầy đủ, cạnh tranh không lành mạnh, tiếp tay cho người Trung Quốc, Hàn Quốc kinh doanh lữ hành và hoạt động hướng dẫn du lịch trái pháp luật. Một số bộ phận hướng dẫn viên tiếng Trung, tiếng Hàn còn yếu về kỹ năng và ngoại ngữ, có biểu hiện xuống cấp về đạo đức, nặng về lợi ích kinh tế, chèn ép khách vào các điểm mua sắm; có tình trạng một số HDV sử dụng bằng cấp giả, thẻ giả để hoạt động gây ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ.

Có thể thấy việc QLNN về du lịch ở Đà Nẵng bên cạnh những thành công vẫn còn có những hạn chế nhất định: Đội ngũ những người làm công tác QLNN về du lịch gặp khó cả về số lượng lẫn chất lượng; Vấn đề phân cấp, phân quyền quản lý hoạt động du lịch ảnh hưởng tới chất lượng của công tác QLNN. Điều này thể hiện rõ nhất thông qua việc kiểm tra, kiểm soát những vi phạm của các doanh nghiệp du lịch. Chính điều này đã gây nên những khó khăn cho chính quyền thành

phố Đà Nẵng trong công tác chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành như thời gian vừa qua. Việc kiểm soát, thống kê số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế, đại lý lữ hành, cũng như việc nắm bắt hạng sao của các cơ sở lưu trú trên địa bàn còn nhiều bất cập, chủ yếu là do chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành của thành phố. Đó là nguyên nhân khiến du lịch Đà Nẵng chưa thể "cất cánh".

1.3.3. Bài học kinh nghiệm

Từ thành công và hạn chế trong công tác QLNN về du lịch của hai địa phương, có thể rút ra một số giá trị tham khảo như sau:

Một là, phải xây dựng được quy hoạch tổng thể để phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng, thúc đẩy du lịch phát triển vững chắc.

Để phát triển du lịch, chính quyền địa phương cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng quy hoạch dài hạn. Công tác này thực hiện tốt sẽ gia tăng những lợi ích từ du lịch cho cộng đồng, doanh nghiệp và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch có thể gây ra. Thực hiện công tác này tốt sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch, khắc phục những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Ngoài ra, việc lập chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng du lịch sẽ thiết lập được các mục tiêu và tìm ra giải pháp để thực hiện được mục tiêu đó; tạo sự thống nhất trong phát triển hoạt động du lịch tổng thể, thiết lập các mối liên kết giữa hoạt động du lịch với hoạt động của các ngành kinh tế khác; đưa ra những định hướng cơ bản về quy mô phát triển các điểm du lịch.

Hai là, ban hành các chính sách để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách.

Việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương sẽ thu hút nhiều du khách. Do đó, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch phát triển đa dạng, phong phú các sản phẩm du lịch, tạo ra sản phẩm mới mang tính đặc thù.

Ba là, hoàn thiện bộ máy QLNN về du lịch và quan tâm đến việc đào tạo,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023