Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN
1.1. Tổng quan về du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch
Thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi. Trong từ điển Oxford xuất bản năm 1811 ở Anh, du lịch (tourism) có nghĩa là đi xa và du lãm [15, tr.362].
Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” [24, tr.5].
Theo Pirogiơnic (1985), thuật ngữ du lịch được hiểu là một dạng chuyển cư đặc biệt bên ngoài nơi cư trú trong thời gian rỗi nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa… [40, tr.7].
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…” [40, tr.6]
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization): “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền” [24, tr.4].
Các học giả biên soạn Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách 2 nội dung cơ bản của du lịch thành 2 phần riêng biệt:
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - 1
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - 2
- Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Cấp Huyện
- Tổ Chức Bộ Máy Và Nhân Sự Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Của Một Số Địa Phương
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
- Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con
người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch [23, tr.312].
- Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế [23, tr.312].
Theo Luật Du lịch năm 2017: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [34].
Như vậy, du lịch có thể hiểu là quá trình hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình với mục đích cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với nơi cư trú thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định, không nhằm mục đích sinh lợi.
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: “Du lịch là tổng hợp các hoạt động tổ chức, kỹ thuật và kinh tế phục vụ cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn, tìm kiếm việc làm, thực hiện thăm viếng thường xuyên, thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần, nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người”.
Như vậy, du lịch là một hoạt động đặc thù, gồm nhiều đối tượng tham gia vào đó là du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương nơi đón du khách và dân cư sở tại. Du lịch có mối quan hệ kết hợp và tương tác giữa các đối tượng trên. Đối với du khách là cuộc hành trình và lưu trú ở một nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần. Đối với nhà cung ứng dịch vụ du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện sản xuất dịch vụ phục vụ du khách để đạt lợi nhuận. Đối với chính quyền địa phương đó là quản lý, tổ chức các
điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ du khách; tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ việc lưu trú, hành trình du lịch của du khách; tổ chức tiêu thụ sản phẩm địa phương, nâng cao mức sống dân cư; bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội. Đối với dân cư là tham gia hoạt động du lịch địa phương nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế, đồng thời tham gia giám sát, bảo đảm tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực và rủi ro của du lịch đối với môi trường, truyền thống văn hóa và điều kiện sống của dân cư địa phương.
Du lịch gồm nhiều hoạt động tham gia vào để phục vụ nhu cầu của du khách trong một chuyến du lịch, nhu cầu từ mục đích chính của chuyến đi như tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, học tập và các nhu cầu khác như ăn, ngủ, đi lại, mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, đổi tiền, gọi điện, gửi thư, vui chơi. Do đó, tham gia vào hoạt động du lịch gồm tổng hợp các hoạt động như sản xuất, kinh doanh, giao thông, bưu chính viễn thông.
Du lịch tồn tại dưới các loại hoạt động phổ biến sau: lữ hành, lưu trú, vận chuyển du khách và các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch khác. Hoạt động lữ hành là thực hiện một chuyến đi theo kế hoạch, lộ trình và chương trình định trước; hoạt động lưu trú là hoạt động cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách; hoạt động vận chuyển du khách là hoạt động nhằm giúp cho du khách dịch chuyển được từ nơi lưu trú của mình đến điểm du lịch cũng như dịch chuyển tại điểm du lịch; hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch khác như ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe, tuyên truyền, quảng cáo du lịch, tư vấn đầu tư du lịch.
1.1.2. Phân loại các loại hình du lịch
Dựa trên các tiêu chí và mục đích phân loại để phân loại du lịch thành các loại hình khác nhau. Việc phân loại du lịch cùng với các loại hình du lịch khác nhau là nhằm làm rõ bản chất, đặc điểm của từng loại hình du lịch, đặc điểm hoạt động của chúng để có biện pháp QLNN phù hợp với từng loại hình du lịch. Theo cách phân loại phổ biến hiện nay, du lịch có thể được phân theo các tiêu chí với các loại hình tương ứng như sau:
Thứ nhất, theo phạm vi lãnh thổ của chuyến đi: du lịch quốc tế và du lịch nội
địa. Du lịch quốc tế là loại hình du lịch có đối tượng du khách là những người lưu trú tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong khoảng thời gian từ 24 giờ trở lên. Loại hình du lịch này gắn với yếu tố nước ngoài, điểm đi và đến ở các quốc gia khác nhau; các yếu tố khác như nhu cầu về ăn, ở, đi lại của du khách có nhiều khác biệt với điểm đến; các yêu cầu về nhập cảnh, visa… cũng rất khác nhau. Điều này, đòi hỏi QLNN về du lịch phải thích ứng với các loại hình du lịch này.
Thứ hai, theo nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch: du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi giải trí, du lịch thể thao, du lịch văn hóa, du lịch công vụ, du lịch sinh thái, du lịch thương gia, du lịch tôn giáo, du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương, du lịch quá cảnh. Trong QLNN đối với du lịch cần phải chú ý tới các nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch ngày càng đa dạng chẳng hạn du lịch chữa bệnh là loại hình du lịch phục vụ du khách do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần, có thể là chữa bệnh bằng khí hậu, nước khoáng, bằng bùn. Đây là loại hình du lịch mà du khách tìm kiếm cách điều trị đặc biệt, cách xa nhà, ở nơi khác… Du lịch nghỉ ngơi, giải trí là loại hình du lịch phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần của du khách. Loại hình này có tác dụng giải trí, làm cuộc sống đa dạng, giải thoát con người khỏi áp lực công việc. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Thứ ba, theo thời gian đi du lịch: du lịch dài ngày, du lịch ngắn ngày. Du lịch dài ngày là loại hình du lịch mà hành trình đi và ở của du khách có thời gian dài ngày và do đó thời gian lưu trú dài hơn và chi tiêu cao hơn.
Thứ tư, theo phương tiện lưu trú: du lịch ở trong khách sạn, du lịch ở trong motel, du lịch ở Làng du lịch, du lịch ở lều, trại (camping).
Thứ năm, theo đối tượng khách du lịch: du lịch thanh thiếu niên, du lịch dành cho những người cao tuổi, du lịch phụ nữ, gia đình.
Dựa trên tiềm năng du lịch và các loại hình du lịch hiện có của thành phố ta có thể phân thành các loại hình du lịch sau: du lịch đô thị; du lịch thương mại,
công vụ; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch tham quan; du lịch văn hóa, lễ hội; du lịch sinh thái; du lịch tham quan nghiên cứu; du lịch thể thao, vui chơi giải trí; du lịch học tập,chữa bệnh; du lịch ẩm thực, du lịch cuối tuần, du lịch vui chơi giải trí ngoài trời; du lịch mạo hiểm.
1.1.3. Đặc điểm của du lịch
Xuất phát từ các khái niệm về du lịch có thể rút ra một số đặc điểm chủ yếu của du lịch như sau:
a) Du lịch mang tính chất của một ngành kinh tế dịch vụ.
Ngày nay, nền sản xuất xã hội cùng với khoa học - kỹ thuật và công nghệ phát triển với tốc độ cao đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động xã hội, làm gia tăng nhu cầu phục vụ sản xuất cũng như cuộc sống văn minh của con người. Từ đó, du lịch trở thành một ngành kinh tế độc lập. Ở các nước phát triển và đang phát triển, tỷ trọng du lịch trong thu nhập quốc dân ngày càng tăng lên. Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, bởi vậy sản phẩm của nó vừa mang những đặc điểm chung của dịch vụ vừa mang những đặc điểm riêng mà các ngành dịch vụ khác không có.
b) Du lịch là loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho khách du lịch trong thời gian đi du lịch.
Dịch vụ du lịch khác với các ngành dịch vụ khác ở chỗ: dịch vụ du lịch chỉ thỏa mãn nhu cầu cho khách du lịch chứ không thỏa mãn nhu cầu cho tất cả mọi người dân. Dịch vụ du lịch là nhằm thỏa mãn những nhu cầu hàng hóa đặc thù của du khách trong thời gian lưu trú bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ về ăn, ở, nghỉ ngơi, đi lại, tham quan, vui chơi giải trí, thông tin về văn hóa, lịch sử, tập quán và các nhu cầu khác. Như vậy, dịch vụ du lịch là loại hình dịch vụ đời sống nhằm thỏa mãn nhu cầu con người, làm cho con người sống ngày càng văn minh, hiện đại. Thực tế hiện nay cho thấy, ở nhiều nước trên thế giới, khi thu nhập của người dân tăng lên thì du lịch trở thành một phần không thể thiếu, bởi vì ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm và lý trí, du lịch còn là một hình thức nghỉ dưỡng tích cực, nhằm tái tạo lại sức lao động của con người.
c) Việc tiêu dùng và cung ứng dịch vụ du lịch xảy ra trong cùng một thời
gian và không gian.
Việc tiêu dùng các dịch vụ và một số hàng hóa (thức ăn, đồ uống chế biến tại chỗ...) xảy ra cùng một thời gian và cùng một địa điểm với việc sản xuất ra chúng. Trong du lịch, người cung ứng không phải vận chuyển dịch vụ và hàng hóa đến cho khách hàng, mà ngược lại, tự khách du lịch phải đi đến nơi có dịch vụ, hàng hóa. Chính vì vậy, vai trò của việc thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch là hết sức quan trọng, đồng thời việc quản lý thị trường du lịch cũng cần có những đặc thù riêng.
d) Du lịch mang lại lợi ích thiết thực về chính trị, kinh tế, xã hội địa phương làm du lịch và người làm du lịch.
Du lịch không những đem lại lợi ích thiết thực về kinh tế mà còn mang lại cả lợi ích về chính trị, văn hóa, xã hội... Tuy nhiên, sự chi phối mạnh nhất đối với ngành du lịch vẫn là lợi ích kinh tế. Vì vậy, ở nhiều nước đã đưa ngành du lịch phát triển với tốc độ cao và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, mang lại nguồn thu nhập lớn trong tổng sản phẩm xã hội. Do đó, dịch vụ du lịch ngoài việc thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch còn phải đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho quốc gia làm du lịch và cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động du lịch.
e) Du lịch chỉ phát triển trong môi trường hòa bình và ổn định.
Du lịch là lĩnh vực rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị và xã hội. Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Ngược lại, chiến tranh ngăn cản các hoạt động du lịch, tạo nên tình trạng mất an ninh, đi lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, làm tổn hại đến cả môi trường tự nhiên. Hòa bình là đòn bẩy đẩy mạnh hoạt động du lịch. Ngược lại, du lịch có tác dụng trở lại đến việc cùng tồn tại hòa bình. Thông qua du lịch quốc tế con người thể hiện nguyện vọng của mình là được sống, lao động trong hòa bình và hữu nghị. Và hơn thế, chỉ cần có những biến động chính trị, xã hội ở một khu vực, một vùng, một quốc gia, một địa phương với mức độ nhất định cũng làm cho du lịch bị giảm sút một cách đột ngột và muốn khôi phục phải có thời gian. Ví dụ, các vụ khủng bố ớ Pháp, Đức và một số nước Châu âu, sự kiện
quân sự ở một số nước Trung Đông... đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch của các nước này. Mặt khác, tình trạng dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... cũng là những nhân tố rất quan trọng tác động đến khách du lịch [12, tr.78].
1.1.4. Vai trò của du lịch
a) Đối với chính trị.
Du lịch mang trong mình chức năng chính trị, thể hiện ở vai trò to lớn trong việc củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dan tộc. Qua giao lưu và hoà nhập tìm hiểu các nền văn hoá xã hội khác nhau làm cho con người thêm hiểu nhau và biết xích lại gần nhau. Mỗi năm, hoạt động du lịch với các chủ đề khác nhau, như, “Du lịch là giấy thông hành hoà bình” (năm 1967); “Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiêm của mỗi người” (năm 1983)... kêu gọi hàng triệu người quý trọng lịch sử, văn hoá và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc [17, tr.44].
b) Đối với kinh tế.
Trong phạm vi toàn thế giới, du lịch góp phần tích cực vào việc xây dựng lại một trật tự kinh tế mới, xóa bỏ sự chênh lệch đáng kể giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Du lịch quốc tế không chỉ là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn là nguồn thu lớn đóng góp vào sự gia tăng GDP.
Du lịch được mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng”, bởi vì nó đóng vai trò lớn đối với sự phát triển kinh tế, góp phần tạo ra thu nhập quốc dân, làm tăng thu nhập quốc dân, là động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành giao thông vận tải, bưu điện, ngân hàng, xây dựng, văn hóa, y tế… thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của nhiều ngành kinh tế khác như: công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, tiểu thủ công nghiệp…
Thông qua tiêu dùng, du lịch có tác động mạnh mẽ lên lĩnh vực lưu thông và do vậy gây ảnh hưởng lớn lên những lĩnh vực khác của quá trình sản xuất xã hội. Kinh tế du lịch gây biến đổi cán cân thu chi của đất nước, của một vùng du lịch. Phát triển du lịch quốc tế đồng nghĩa với việc đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kế cho đất nước thông qua chi tiêu của du khách quốc tế cho hoạt động du lịch. Ngoại
tệ thu được từ hoạt động du lịch quốc tế góp phần cải thiện cán cân thanh toán thương mại quốc gia.
Du lịch quốc tế là phương tiện tuyên truyền và quảng cáo cho đất nước chủ nhà đồng thời còn có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế theo các hướng: ký kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước, các tổ chức, các hãng lữ hành và du lịch… Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân, người lao động sau thời gian nghỉ dưỡng, du lịch; do đó góp phần tăng năng suất lao động xã hội. Du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch quốc tế được hợp lý hơn (khi vắng khách quốc tế có thể sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho khách du lịch quốc tế vào phục vụ khách du lịch nội địa).
Ngoài ra, du lịch phát triển còn kích thích đầu tư. Sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển sẽ kích thích sự đầu tư rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, của doanh nghiệp và của cả nhà đầu tư nước ngoài.
c) Đối với xã hội.
Hiệu quả chiều sâu về nhiều mặt của du lịch ngày càng rõ nét: ở đâu du lịch phát triển, ở đó có diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hoạt động du lịch đã thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ; mỗi năm, hàng chục lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ chức dần đi vào nền nếp và lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ bán cho khách, nhân dân có thêm việc làm và thu nhập; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và nhiều hộ dân ở không ít địa phương đã giàu lên nhờ làm du lịch.
Du lịch phát triển tạo thêm nguồn thu để tôn tạo và trùng tu các di tích, nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di sản văn hóa. Tuyên truyền, quảng bá du lịch ở nước ngoài và tại chỗ trong nước đã truyền tải được giá trị văn hóa và bản