Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam - 10


ứng được một số điều kiện nhất định. Còn sử dụng nhà ở chung cư để làm khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch hay cơ sở kinh doanh khác thì không được pháp luật cho phép. Vì condotel là loại hình lai giữa nhà ở và khách sạn, trong lúc chưa có quy định của pháp luật, nên nếu cứ đòi hỏi phải thực hiện đúng pháp luật hiện hành thì buộc phải áp dụng quy chuẩn kép, tức là đồng thời cả tiêu chuẩn, điều kiện của nhà ở và khách sạn. Điều này là không cần thiết, không hợp lý và thậm chí là không thể thực hiện được.

Vì tính chất đặc biệt của condotel, officetel và những loại hình bất động sản lai tương tự nên cần phải có quy định riêng, cụ thể, rõ ràng của pháp luật để điều chỉnh cho phù hợp, vừa bảo đảm quyền lợi chính đáng của cá nhân, pháp nhân, vừa bào đảm sự quản lý của Nhà nước một cách hợp lý. Trong đó có việc cần sửa đổi quy định của Luật Đất đai và Luật Nhà ở theo hướng thừa nhận một loại đất đai và nhà kết hợp giữa nhà đất kinh doanh, thương mại, dịch vụ và nhà ở (đất ở không hình thành đơn vị ở).

Cần phải quy định về condotel theo hướng không phải đáp ứng kép toàn bộ các quy định đối với tất cả các loại hình bất động sản liên quan, mà chỉ cần đáp ứng một số quy chuẩn đối với nhà ở và một số quy chuẩn đối với khách sạn hay nhà khác, thì mới đúng với bản chất của sản phầm hoàn toàn mới, vì bản chất nó không chỉ là nhà ở hay khách sạn hoặc là nhà khác.

- Hoàn thiện pháp luật về xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo dịch vụ du lịch trên mạng internet. Như đã phân tích tại phần thực trạng, một trong những vướng mắc của thực tiễn quản lý hiện nay về dịch vụ du lịch là khả năng xác định hành vi và thẩm quyền xử lý hành vi tự nhận “hạng sao” của các cơ sở lưu trú trên các trang thương mại điện tử. Mở rộng vấn đề này, nhiều hành vi quảng cáo không đúng sự thật trên các trang thương mại điện tử về nội dung, phương thức hay thứ hạng của các dịch vụ du lịch khác cũng đang là một vấn đề phổ biến hiện nay. Chính vì thế, nhu cầu hoàn thiện pháp luật về quảng cáo cũng sẽ đảm bảo cho việc xử lý các hành vi này trong công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch là rất cấp thiết.


Mục tiêu hoàn thiện bao gồm hai nội dung trọng tâm: bổ sung thêm các điều khoản quy định riêng về các nguyên tắc quản lý quảng cáo nói chung và quảng cáo dịch vụ du lịch nói riêng trên mạng internet và trên các phương tiện thông tin đại chúng; xác định cơ sở xử phạt các hành vi kê khai, quảng bá sai sự thật về nội dung, hình thức và xếp hạng của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên mạng internet bằng cách yêu cầu những yếu tố pháp lý với tài khoản đăng thông tin. Ví dụ với tài khoản cá nhân, pháp nhân yêu cầu phải xác nhận các liên quan đến nhân thân của chủ tài khoản để xử lý đúng đối tượng. Với những sàn giao dịch cần có cơ chế xác minh hậu quả pháp lý thuộc về sàn giao dịch hay thuộc về cá nhân, pháp nhân đăng ký thông tin.

Thứ hai, tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch. Phân cấp quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch là giải pháp cấu trúc lại bộ máy quản lý theo hướng phân quyền nhiều hơn cho cấp cơ sở. Theo đó, chính quyền cấp tỉnh cần có những chính sách phân cấp từng lĩnh vực quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch cho chính quyền cấp huyện, đảm bảo chính quyền cấp huyện đảm nhận được các vai trò quản lý theo đúng thẩm quyền và năng lực của mình. Ví dụ trong vướng mắc về phân cấp quản lý cơ sở lưu trú như đã phân tích tại phần thực trạng, có thể được giải quyết bằng bài học kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng. Cụ thể, tại Đà Nẵng, sự phân cấp về quản lý cơ sở lưu trú được thực hiện thí điểm dự án: “Phân cấp, ủy quyền quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, ủy quyền cho các quận, huyện quản lý các khách sạn có quy mô dưới 20 phòng (bao gồm khách sạn đã xếp hạng một sao và khách sạn chưa xếp hạng có quy mô tương đương 1 sao), nhà nghỉ du lịch, nhà có phòng cho khách du lịch thuê (homestay), nhà trọ giường tầng (hostel). Việc triển khai thí điểm nội dung ủy quyền quản lý Nhà nước đối với cơ sở lưu trú dưới 20 phòng đã đạt được một số kết quả khả quan. Cụ thể, tại 3 địa phương triển khai thí điểm là UBND quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và Hải Châu đã triển khai được 4/6 nhiệm vụ trọng tâm như: thực hiện hướng dẫn, định kỳ kiểm tra điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch theo luật du lịch; chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ; chịu


trách nhiệm kiểm tra, phát hiện các cơ sở lưu trú du lịch tự công bố hoặc mạo nhận hạng sao khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận; chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan trong các công tác bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội… Hai nhiệm vụ còn lại chưa được triển khai là tiếp nhận và xử lý thông tin, phản ánh của khách du lịch và thống kê, nắm tình hình hoạt động, tình hình nguồn nhân lực tại các cơ sở lưu trú; chủ trì, tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng cho các cơ sở lưu trú theo ủy quyền.[13; tr 67]Như vậy, với cách làm này rõ ràng việc phân quyền cho cấp huyện quản lý lĩnh vực lưu trú bao gồm 06 đầu việc với những tiêu chuẩn được hạn định chi tiết cho từng đầu việc sẽ giúp đảm bảo quá trình quản lý nhà nước được thông suốt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, phân cấp quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch cũng cần chú trọng gia tăng thẩm quyền của cấp xã. Theo đó, cấp xã cần được phân quyền nhiều hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực như: lưu trú (tiêu chuẩn an toàn của cơ sở lưu trú; đăng ký khách lưu trú…) của các loại hình Homestay và Hostel có quy mô dưới 10 phòng hoặc dưới 20 chỗ, các nhà nghỉ bình dân và cơ sở lưu trú không được xếp hạng khác; dịch vụ vận tải (vận tải thuyền, ghe; cho thuê phương tiện…) có thời gian cho thuê hoặc vận chuyển ngắn hạn (dưới 03 giờ). Đặc biệt, quản lý hệ thống cho thuê xe đạp qua QR code cần sớm chuyển về đặt dưới sự quản lý của cấp xã thay vì cấp huyện như hiện nay theo nguyên tắc trạm thuê đặt ở địa bàn xã nào do xã đó phụ trách quản lý cơ sở vật chất; lĩnh vực ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực đường phố cũng nên có những giới hạn phân quyền rõ ràng hơn dành cho cấp xã. Theo tác giả, hai vấn đề cấp huyện nên nhanh chóng phân quyền cho cấp xã quản lý trong lĩnh vực này bao gồm: trật tự kinh doanh ẩm thực vỉa hè và vấn đề niêm yết giá.

Thư ba, nâng cao năng lực và thay đổi cách bố trí, sử dụng cán bộ, công chức quản lý, điều hành dịch vụ du lịch của chính quyền địa phương. Để khắc phục tình trạnghạn chế trong năng lực quản lý của các cán bộ, công chức như đã phân tích ở phần thực trạng, cần thiết phải tiến hành nâng cao năng lực và thay đổi cách bố trị, sử dụng nhân sự nhà nước theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam - 10


Phân công, bố trí công việc cần có sự chuyển dịch sang vị trí việc làm, trong đó cần phải có bảng mô tả công việc cụ thể dành riêng cho từng chức danh, vị trí công việc để lựa chọn người đảm nhiệm phù hợp. Tiêu chí quan trọng nhất để xác định người đảm nhận vị trí việc làm phải ưu tiên nhất tính chuyên môn. Các chuyên ngành phải hoàn toàn phù hợp với lĩnh vực quản lý và phải được đào tạo chính quy từ hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng tuyển chắp vá theo kiểu tuyển rồi mới học chuyển ngành. Bên cạnh đó, nghiệp vụ thực tế cũng cần phải được chú trọng vì song hành cùng lý thuyết phải xem trọng cả kỹ năng thực hành. Thực hành chính là sự thể hiện hiểu biết lý thuyết trên thực tiễn. Trong giai đoạn trước mắt, do việc chuyển dịch sang vị trí việc làm còn là giai đoạn quá độ, nên vấn đề này cần được thể hiện ở các đề án tuyển dụng một cách minh bạch và khách quan. Bên cạnh đó, đối với các cán bộ, công chức hiện trong biên chế cũng cần có sự nghiên cứu kỹ càng chuyên môn và các vị trí hiện có để thực hiện luân chuyển, bố trí lại một cách hợp lý hơn.

Song song với việc bố trí nhân sự, việc liên tục đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý cũng phải được thực hiện. Cần triển khai thường xuyên các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức về nghiệp vụ quản lý trong lĩnh vực dịch vụ du lịch thông qua các chương trình cập nhật kiến thức pháp lý do các chuyên gia pháp lý xây dựng chuyên đề và giảng dạy trên cơ sở đối chiếu cơ sở pháp lý mới và cũ để chỉ ra những điểm nhấn về nội dung cần cập nhật. Đồng thời, các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng chuyên môn, đặc biệt chuyên môn kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch… cũng phải được tổ chức hằng năm bằng mô hình “cầm tay chỉ việc” do các báo cáo viên, hướng dẫn viên là người trực tiếp thực hiện các kỹ năng đó, có kinh nghiệm lâu năm trình bày và hướng dẫn.

Thứ tư, thường xuyên bảo dưỡng, nâng cấp phương tiện kỹ thuật quản lý và tăng cường công tác bảo vệ tài sản phục vụ công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch. Các cấp chính quyền địa phương cần thiết phải có những lộ trình bão dưỡng, nâng cấp phương tiện kỹ thuật thường xuyên hoặc đột xuất khi xảy ra các


tình huống ngoài dự kiến. Việc lên kế hoạch bảo dưỡng và nâng cấp cần được cơ quan chủ quản cao nhất tại địa phương xây dựng và ban hành công khai để thống nhất tư tưởng và nâng cao ý thức bảo phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cán bộ, công chức cũng như của người dân và xã hội. Các hoạt động bảo dưỡng, nâng cấp này có thể thực hiện như kinh nghiệm của Đà Nẵng. Ví dụ, đối với các phương tiện biển thông báo điện tử và camera giám sát an ninh, trật tự công cộng, chính quyền thành phố Đà Nẵng hợp đồng thuê khoán trọn gói với nhà thầu bao gồm: chi phí thiết bị, công lắp đặt, hướng dẫn sử dụng và bảo trì chủ động trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường là 15 đến 20 năm. Như vậy, công tác quản lý nhà nước không trực tiếp thực hiện chức năng bảo trì và nâng cấp thiết bị mà sẽ được thực hiện bởi bộ phận cung ứng suốt vòng đời của thiết bị đó. Phương án này có ưu điểm lớn là chuyên nghiệp hoá hoạt động bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp thiết bị do nhà cung ứng luôn là đơn vị hiểu rõ nhất đặc tính kỹ thuật của thiết bị; giảm bớt biên chế thực hiện công tác này trong bộ máy nhà nước do đã được chuyển giao hoàn toàn cho bên cung ứng; hạn chế được tâm lý “cha chung không ai khóc” khi sử dụng thiết bị vì đơn vị chủ quan vì uy tín và tính kinh tế của mình sẽ luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm tra, bảo dưỡng.

Đối với các tài sản khác phục vụ công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch cũng cần được quan tâm hơn để đạt được các kết quả tốt hơn trong tương lai. Theo đó, cần tăng cường việc tuần tra, kiểm tra, giám sát bảo vệ các tài sản phục vụ công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn, đặc biệt là các tài sản được đặt và vận hành tại những địa điểm cộng. Giải pháp tối ưu bao gồm gia tăng hệ thống camera giám sát an ninh nói chung, trong đó bao gồm cả mục đích giám sát, bảo vệ các tài sản phục vụ quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, các lực lượng như công an địa phương; lực lượng an ninh dân phố… cũng cần chú trọng nội dung bảo vệ này trong công tác của mình.

Thứ năm, hoàn thiện phần mềm dịch vụ hành chính công tại địa phương. Như đã đề cập ở phần thực trạng, vấn đề vướng mắc trong giải quyết thủ tục hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo về dịch vụ du lịch là sự chưa hoàn thiện và thiếu


đồng bộ của hệ thống phần mềm quản lý. Do đó, giải pháp giải quyết vấn đề này là cần tập trung hoàn thiện phần mềm dịch vụ hành chính công tại địa phương. Theo đó, vấn đề hoàn thiện này có hai nội dung cơ bản sau:

- Hoàn thiện hệ thống phần mềm cung ứng dịch vụ thủ tục hành chính. Hệ thống phần mềm này cần thiết phải được cải tiến dựa trên sự nâng cấp hệ thống đang sẵn có. Xu hướng nâng cấp đầu tiên hướng tới việc nâng cấp hệ thống máy chủ phục vụ lưu trữ lớn hơn và có khả năng chuyển tải dữ liệu nhanh hơn. Xu hướng nâng cấp thứ hai hướng tới việc triển khai toàn diện hệ thống này tại cấp xã, phường để đảm bảo hầu hết các thủ tục hành chính đều được cập nhật và có thể theo dõi qua hệ thống điện tử, bao gồm cả các nhóm thủ tục về dịch vụ du lịch.

- Hoàn thiện hệ thống theo giỏi quá trình giải quyết đơn thư khiếu tố dân nguyên. Đây là một hệ thống phái sinh của hệ thống chính quyền điện tử. Theo đó, hệ thống này sẽ có sự liên kết liên ngành, liên cấp để giải quyết và theo dõi giải quyết các đơn thư khiếu tố dân nguyện. Triển khai đồng bộ được hệ thống không chỉ giúp chính quyền kiểm soát tốt hơn việc thực hiện khiếu tố, dân nguyện và giải quyết đơn thư khiếu tố, dân nguyện mà còn giúp người dân dễ dàng theo dõi và kiểm soát được hoạt động này trong lĩnh vực dịch vụ du lịch nói riêng và trong quản lý hành chính nhà nước nói chung.

Tiểu kết Chương 3

Như vậy, từ nghiên cứu có thể thấy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch là một tất yếu, xuất phát từ những đòi hỏi chủ quan và khách quan của tình hình phát triển dịch vụ du lịch và quản lý nhà nước. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả này cần tuân thủ những định hướng để vừa có thể đạt được các mục tiêu đề ra, vừa có thể giúp quá trình cải cách đạt được sự vững chắc với sự đồng thuận xã hội cao. Trên tinh thần đó, các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch chủ yếu hướng tới các vấn đề như: hoàn thiện quy định pháp luật; tăng cường phân cấp quản lý; nâng cao năng lực cán bộ, công chức; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, cập nhật thường xuyên.


KẾT LUẬN


Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước trong các ngành nghề, lĩnh vực. Hoạt động quản lý nhà nước không chỉ góp phần đảm bảo sự cung ứng – thụ hưởng dịch vụ du lịch được diễn ra có trật tự, chất lượng mà còn là cơ chế đóng vai trò định hướng và đòn bẩy cho sự phát triển của hoạt động này trong những giai đoạn khác nhau.

Từ việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam có thể thấy, công tác quản lý đều được thực hiện đầy đủ các nội dung với sử dụng đa dạng nhiều phương thức quản lý. Kết quả đạt được là trạng thái trật tự trong cung ứng và thụ hưởng dịch vụ du lịch. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch nói riêng và đời sống kinh tế, xã hội của thành phố Hội An nói chung. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế trong công tác quản lý khiến cho hiệu quả của nó chưa được được như sự kỳ vọng của xã hội. Điều này cùng những đòi hỏi khách quan khác trở thành một nhu cầu tất yếu phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam là một quá trình đòi hỏi phải có sự xác định cụ thể và nhất quán về phương hướng, nội dung và phương tiện. Qua đó, đảm bảo sự cải tiến này phải phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội, với tiềm lực của địa phương và đặc biệt phù hợp với định hướng phát triển chung của đất nước. Các giải pháp hứa hẹn sẽ mang đến những hiệu quả mới cho công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại địa phương, song sự thành công hay thất bại lại lệ thuộc rất lớn và quyết tâm triển khai các giải pháp vào đời sống thực tiễn của các cấp chính quyền, các chủ thể cung ứng

- thụ hưởng và người dân tại địa phương.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Thị Vân Anh và Nguyễn Bảo Thư (2017), “Phát triển du lịch vùng Bắc Trung bộ: Những thách thức trong thập kỷ tới”, Tạp chí Phát triển bền vững vùng quyển 7, số 4 (12/2017).

2. Trần Xuân Ảnh (2007),“Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 132.

3. Nguyễn Thị Phương Châm (2018), “Lễ hội dân gian và sự phát triển du lịch”, Tạp chí Cộng sản, số 903 (tháng 1 năm 2018).

4. Chính phủ (2017), Nghị định 168/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.

5. Chính phủ (2019), Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

6. Cục Thống kê Quảng Nam (2016-2020), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam;

7. Lê Đình Hiếu (2018), Quản lý Nhà nước về du lịch biển từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học và xã hội.

8. Đỗ Thị Thanh Hoa (2005), “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm”, Đề tài cấp nhà nước, Viện nghiên cứu phát triển du lịch.

9. Nguyễn Khải Hoàn và cộng sự (2018), “Phát triển du lịch sinh thái ở Tuyên Quang: nghiên cứu trường hợp huyện Lâm Bình”, Tạp chí Khoa học Đại học Tần Trào, số 10.

10. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam (2017), Nghị quyết số 35/2017/NQHĐND về việc thông qua Đề án: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

11. Trần Phan Long (2013), Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch biển tại thị xã Cửa Lò, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Nha Trang.

12. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023