Theo biểu số liệu trên thì:
- Số doanh nghiệp thuộc các tổng công ty và các công ty thành viên là: 41 doanh nghiệp, bao gồm: 19 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (trong đó có 5 công ty mẹ); 22 công ty cổ phần do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ, là thành viên của các tổng công ty.
- Số doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do UBND thành phố làm chủ sở hữu: 50 doanh nghiệp.
- Số doanh nghiệp là các CTCP mà Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ do UBND thành phố, các doanh nghiệp 100% trực thuộc Thành phố làm đại diện phần vốn nhà nước: 33 doanh nghiệp.
- Tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp năm 2011 bằng 122,7% so với năm 2009; tổng vốn nhà nước năm 2011 bằng 124% so với năm 2009.
- Tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp năm 2011 bằng 134% so với năm
2009.
Nhìn chung, quy mô của các doanh nghiệp hàng năm đều có sự tăng trưởng,
năm sau cao hơn năm trước.
2.2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động Về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Theo số liệu chọn mẫu trong giai đoạn 03 năm từ 2009 đến 2011 thì hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp được thể hiện như sau:
Đv tính: triệu đồng
Chỉ tiêu | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | |
1 | Tổng doanh thu, trong đó: | 26 717 315 | 31 021 674 | 35 342 232 |
Doanh thu từ ngành nghề kinh doanh chính | 25 454 343 | 29 159 694 | 33 431 064 | |
2 | Tổng lợi nhuận sau thuế, trong đó: | 1 092 710 | 1 613 308 | 1 798 286 |
+ Số doanh nghiệp có lãi hoặc hoà vốn | 115 | 113 | 116 | |
+ Số doanh nghiệp thua lỗ | 9 | 11 | 8 | |
3 | Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (%) | 7,63% | 10,29% | 10,24% |
4 | Số phải nộp ngân sách phát sinh trong năm | 1 206 246 | 1 836 306 | 2 039 312 |
5 | Tỷ lệ bảo toàn vốn Nhà nước | 1,09 | 1,13 | 1,10 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Chương Trình Mục Tiêu Về Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà
- Kinh Nghiệm Của Một Số Cơ Quan, Địa Phương Trong Nước
- Tổng Quan Về Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Việt
- Đánh Giá Kết Quả Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước Thuộc Thành Phố Hà Nội
- Thời Gian Tiến Hành Cổ Phần Hóa.
- Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Đối Với Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Chỉ tiêu | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | |
6 | Tổng giá trị đầu tư trong năm | 3 916 412 | 4 632 190 | 4 419 111 |
7 | Tổng số lao động | 66 015 | 69 215 | 69 241 |
8 | Thu nhập bình quân người lao động | 3,28 | 3,86 | 4,61 |
9 | Diện tích đất đang quản lý, sử dụng | 57 013 312 | 57 157 209 | 80 067 307 |
TT
Bảng 2.2- Hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn: tài liệu [62, tr.4] và tổng hợp của tác giả.
Đa số các doanh nghiệp đều đạt mức tăng trưởng doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Tổng doanh thu năm 2011 bằng 113,9% so với năm 2010, doanh thu bình quân đạt 285.018 triệu đồng/doanh nghiệp.
Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính năm 2011 chiếm 94,59% tổng doanh thu.
Mặc dù tình hình SXKD của các doanh nghiệp có khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, các DNNN thuộc Thành phố vẫn không ngừng đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính trên tổng doanh thu đạt ở mức cao cho thấy các doanh nghiệp đều hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, mặc dù tình trạng đầu tư, kinh doanh ngoài ngành vẫn có nhưng không đáng kể.
Bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có lãi, vẫn còn một số doanh nghiệp hoạt động SXKD kém, thua lỗ lớn dẫn đến mất vốn chủ sở hữu.
Đối với các đơn vị SXKD thua lỗ, nguyên nhân chủ yếu từ các yếu tố như: do chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, giá trị xuất khẩu giảm mạnh, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp,… dẫn đến đầu tư giảm sút, giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, thêm vào đó các chi phí đầu vào như vận chuyển, tiền lương…, cũng tăng vượt tầm kiểm soát; lãi suất ngân hàng tăng đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng và doanh nghiệp đang có các khoản vay đầu tư lớn từ các tổ chức tín dụng.
Ví dụ về các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ năm 2011 (đv tính: tr. đồng)
Tên doanh nghiệp | Cơ quan cấp trên trực tiếp | Số lỗ năm 2011 | |
1 | CTCP Gốm Chu Đậu | TCT Thương mại Hà Nội | - 400 |
2 | CT Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Hà Tây | UBND Thành phố Hà Nội | - 763 |
3 | CT Kỹ thuật điện thông | UBND Thành phố Hà Nội | - 900 |
4 | CTCP Du lịch Thương mại Thủ Đô | TCT Du lịch Hà Nội | - 1 419 |
5 | CT TNHH 1TV Thương mại và Đầu tư | TCT Thương mại Hà Nội | - 2 442 |
6 | CT TNHH 1TV Mai Động | UBND Thành phố Hà Nội | - 2 694 |
7 | CT SX CN & Xây lắp HN | UBND Thành phố Hà Nội | - 11 909 |
8 | CT TNHH 1 TV Haprosimex (CT mẹ) | UBND Thành phố Hà Nội | - 24 075 |
Bảng 2.3- Hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn: [62, tr.5] và tổng hợp của tác giả.
Hàng năm, các doanh nghiệp của thành phố Hà Nội cũng góp phần đáng kể vào thu ngân sách nhà nước, tổng số tiền nộp ngân sách phát sinh trong năm 2011 đạt
2.039.312 triệu đồng, bình quân 16.446 triệu đồng/doanh nghiệp. Về công tác đào tạo, lao động và tiền lương
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác đào tạo và đổi mới nguồn nhân lực để giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp đã áp dụng nguyên tắc đặt con người làm trọng tâm, người lao động trong các doanh nghiệp đều có cơ hội phát triển, mỗi cá nhân đều có giá trị riêng, lợi ích của người lao động được gắn liền với lợi ích chung của doanh nghiệp.
Nguyên tắc trên đã được thực hiện thông qua việc tổ chức các lớp, khóa học ngắn hạn nhằm bồi dưỡng kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Hoạt động đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề được các doanh nghiệp triển khai bằng cách mở các trường, lớp đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, kỹ năng lao động. Từ đó đã góp phần đáng kể trong việc đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn, các buổi hội thảo chuyên đề cho đội ngũ lao động để bồi dưỡng và nâng cao trình độ quản lý, đáp ứng được yêu cầu hoạt động SXKD của đơn vị mình.
Bên cạnh đó, tiền lương thù lao cho người lao động cũng được các doanh nghiệp quan tâm cải thiện. Trong năm 2011, theo số liệu của 121 doanh nghiệp có báo cáo về quyết toán tiền lương, các doanh nghiệp đã giải quyết công ăn việc làm cho
69.241 lao động, bình quân 572 lao động/doanh nghiệp.
Thu nhập bình quân của người lao động ngày càng được cải thiện, số liệu theo các năm 2009 đến 2011 lần lượt là 3,26; 3,82 và 4,61 triệu đồng, đời sống của người lao động từng bước được nâng cao.
2.2.2.3. Tồn tại, hạn chế
Tuy nhiên, xem xét một cách toàn diện thì những thành tựu của DNNN thuộc Thành phố vẫn chưa thể khắc phục được những hạn chế trong hoạt động SXKD. Sự phát triển không bình thường về lượng cùng với những bất cập trong cơ chế quản lý đã dẫn tới một số hạn chế sau đây:
Thứ nhất: Quy mô doanh nghiệp phần lớn nhỏ bé, cơ cấu phân tán, biểu hiện ở số lượng lao động và mức độ tích luỹ vốn. Theo báo cáo của UBND thành phố năm 2013 có trên 2/3 số DNNN có số lượng lao động dưới 200 người, chỉ có 4% số doanh nghiệp có lao động trên 200 người. Số lượng lao động trong khu vực DNNN chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng số lao động xã hội của Thành phố (khoảng 5-6%). Do quy mô nhỏ nên khả năng đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ bị hạn chế.
Thứ hai: Trình độ kỹ thuật, công nghệ nhìn chung lạc hậu, trừ một số rất ít (18%) số DNNN được đầu tư mới, phần lớn các DNNN được thành lập khá lâu, có trình độ kỹ thuật thấp. Theo báo cáo của UBND thành phố thì trình độ công nghệ trong các DNNN của thành phố kém các nước như Singapore từ 1-2 thế hệ. Có doanh nghiệp còn sử dụng thiết bị kỹ thuật từ cách đây hàng chục năm. Mặt khác, đại bộ phận DNNN được xây dựng bằng kỹ thuật của nhiều nước khác nhau nên tính đồng bộ của doanh nghiệp thấp. Vì vậy, các DNNN thuộc Thành phố khó có khả năng cạnh tranh cả trong nước và quốc tế.
Những hạn chế này dẫn đến tình trạng hàng hoá của DNNN có giá cao hơn hàng hoá cùng loại, cùng chất lượng của các doanh nghiệp khác, của hàng nhập tới 20- 30%.
Thứ ba: Việc phân bố còn bất hợp lý về ngành, doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực công nghiệp sản xuất chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Vì thế, khi chuyển sang kinh tế thị trường, các DNNN thuộc Thành phố không còn
được bao cấp mọi mặt như trước nữa, đã thế lại bị các thành phần kinh tế khác cạnh tranh quyết liệt, nên nhiều doanh nghiệp không trụ nổi, buộc phải giải thể, phá sản, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây khi Thành phố đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN.
Thứ tư: hiệu quả SXKD của các DNNN chưa cao, chưa tương xứng với vị trí và sự đầu tư của ngân sách. Cơ chế QLNN đối với DNNN cũng như quản lý trong bản thân doanh nghiệp còn thiếu hiệu quả.
Thứ năm, như là hệ quả của những điểm yếu trên, DNNN của Thành phố ít có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong bối cảnh đất nước ta đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia nhiều hơn vào các khu vực mậu dịch tự do hoặc các hiệp định thương mại song phương, đa phương thì tính cạnh tranh thấp của DNNN là một thách thức đối với nền kinh tế của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung [91, tr.1-2].
Những hạn chế của DNNN đặt ra yêu cầu phải tiếp tục tăng cường tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới (trong đó có CPH) DNNN thuộc Thành phố.
2.3. THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.3.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước qua các giai đoạn
2.3.1.1. Giai đoạn từ năm 1990-1996
Trong thời kỳ này, Chính phủ chỉ đạo thí điểm chuyển 07 DNNN trên cả nước thành CTCP. Hơn 30 doanh nghiệp khác đăng ký với Bộ Tài chính để thực hiện CPH. Bộ Tài chính đã quyết định danh sách DNNN trong số các doanh nghiệp này để các Bộ chỉ đạo thí điểm chuyển thành CPH.
Qua một thời gian tiến hành làm thử, 07 DNNN được Chính phủ chọn đều xin rút. Các DNNN do các Bộ chỉ đạo thí điểm cũng lần lượt xin rút hoặc không đủ điều kiện. Sau hơn 5 năm thực hiện thí điểm, cả nước chỉ có 5 doanh nghiệp được chuyển thành CTCP và thành phố Hà Nội không có DNNN được cổ phần hóa trong giai đoạn này [91, tr.3].
Có thể nói rằng, chủ trương CPH DNNN ở nước ta được đặt ra khá sớm trong các văn bản có tính chỉ đạo của Đảng và Chính phủ. Song thực tế triển khai đã vấp phải nhiều lực cản, chính vì thế nó diễn ra rất ì ạch.
Những hạn chế trên là kết quả của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, có thể nêu một vài lý do chủ yếu sau:
Vấn đề nhận thức: trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, sự phát triển của lực lượng sản xuất dựa gần như tuyệt đối vào chế độ sở hữu nhà nước. Gánh nặng quá lớn của ngân sách Trung ương nói chung, Hà Nội nói riêng trong một thời gian dài buộc các DNNN phải đối mặt với thực tế rằng Nhà nước không thể tiếp tục là "bầu sữa" cho họ. Việc không còn dựa dẫm vào Nhà nước được nữa đã gây ra cho các doanh nghiệp tâm lý chán nản, muốn duy trì hình thức DNNN được ngày nào hay ngày ấy.
Về quan điểm: Nhà nước còn lúng túng, chưa hoạch định được chủ trương nhất quán, chưa có sự nhất trí cao về việc bắt buộc lựa chọn giải pháp CPH DNNN. Đây là nhân tố quyết định hàng đầu để đẩy nhanh quá trình CPH.
Cấp có thẩm quyền quyết định khi ấy vẫn chưa có quyết tâm đủ tầm, đủ độ để thực thi. Trong đó trở ngại lớn nhất là chính sách xử lý lợi ích của các bên liên quan: Nhà nước và người lao động; giám đốc và bộ máy quản lý DNNN cũng như lợi ích hợp pháp của các cổ đông sẽ tham gia CTCP thông qua mua - sở hữu - chuyển nhượng cổ phiếu. Một trở ngại nữa là việc xác định giá trị doanh nghiệp vẫn còn rất chậm, có những doanh nghiệp 2 năm vẫn chưa định giá nổi.
Ngoài ra, việc chưa có thị trường thứ cấp để lưu thông các cổ phiếu là một nguyên nhân đáng kể cản trở tiến trình CPH.
Trong các nguyên nhân kể trên, vấn đề nhận thức quan điểm quyết tâm thực thi giải pháp chiến lược của các nhà hoạch định chính sách vẫn là nguyên nhân cơ bản của tình hình triển khai CPH trong giai đoạn này.
2.3.1.2. Giai đoạn từ tháng 5/1996 đến tháng 6/1998
Tính đến tháng 6/1998 đã có 07 DNNN thuộc Thành phố chuyển thành CTCP. Thành phố đã đăng ký hơn 20 doanh nghiệp thực hiện CPH, chiếm 4% tổng số DNNN thuộc thành phố Hà Nội.
Trong số các DNNN được CPH có 1 doanh nghiệp ngành vận tải, 2 doanh nghiệp ngành xây dựng, 2 doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ và 2 doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp. Có 1 doanh nghiệp mà Nhà nước không giữ lại cổ phần và bán toàn bộ cho công nhân viên lao động; 2 DN thì Nhà nước nắm giữ 51% số cổ phần,
tính bình quân Nhà nước giữ lại 34% vốn điều lệ. Có 4 DN ngoài phần mà Nhà nước nắm giữ đã bán hết cho công nhân viên chức, không bán ra ngoài [91, tr.4-5].
Một số chỉ tiêu của các doanh nghiệp sau CPH giai đoạn này như sau (so với năm trước khi CPH): vốn bình quân tăng 45 % /năm; doanh thu tăng bình quân 56,9
% /năm; lợi nhuận tăng bình quân 70.2 % /năm; nộp ngân sách nhà nước tăng bình quân 98 % /năm; việc làm tăng bình quân 46,8 % /năm; thu nhập người lao động tăng bình quân 20 % /năm; tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu tăng 14,1 %; tỷ suất lợi nhuận so với vốn tăng 7,6%.
Các doanh nghiệp sau khi CPH đều phát triển tương đối ổn định với những chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm cao. Đây thực sự là tín hiệu tốt khích lệ cán bộ, công nhân viên trong các DNNN khác chuẩn bị chuyển sang CTCP tiếp tục ủng hộ chủ trương CPH của Đảng và Chính phủ.
Nhưng có một điều có thể nhận thấy là tiến trình CPH của Thành phố giai đoạn này vẫn diễn ra chậm. Thời điểm này đã chứng kiến một khoảng thời gian kỷ lục cho việc tiến hành CPH một công ty: gần 2 năm đối với trường hợp Công ty Tràng Tiền (lúc đó thuộc Sở Thương mại).
Nguyên nhân có thể liệt kê như sau:
- Đầu tiên vẫn phải kể đến vấn đề quan điểm, nhận thức của một số lãnh đạo DNNN với trình độ có hạn, không chèo chống được với nền kinh tế thị trường, muốn cố gắng kéo dài sự tồn tại của hình thức DNNN, họ sợ khi chuyển sang CTCP, làm ăn thua lỗ sẽ bị mất chức.
- Tình trạng tài chính yếu kém cũng là một nguyên nhân không nhỏ: nợ tồn, nợ đọng, công nợ khó đòi tồn tại ở nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đến 2-3 năm liền. Nếu chọn doanh nghiệp làm ăn có lãi thì ảnh hưởng đến chỉ tiêu thu NSNN và giảm sút nguồn thu của các ngành liên quan. Còn chọn doanh nghiệp làm ăn thua lỗ để CPH thì những “xương xẩu” này không ai muốn triển khai thực hiện.
- Vấn đề thủ tục cũng ảnh hưởng lớn đến tiến trình CPH, thủ tục phức tạp nhiều khâu, nhiều tầng nấc làm nản lòng người triển khai, thêm vào đó là sự nhũng nhiễu quan liêu của một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước. Mặt khác, lúc này phần lớn cán bộ, nhân viên của các DNNN có thu nhập còn thấp, ít có khả năng mua cổ phần, trong khi đó môi trường kinh tế, môi trường pháp lý chưa cung cấp thông tin thường
xuyên, không đảm bảo cho người mua cổ phiếu an tâm với sự lựa chọn của mình.
2.3.1.3. Giai đoạn chủ động từ tháng 7/1998 đến 6/2002
Cùng với sự ra đời của Nghị định 44/CP, tiến độ CPH được đẩy nhanh rõ rệt. Trong các năm 1998-2001, bình quân mỗi năm Hà Nội hoàn thành CH 19 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp được CPH tại thời điểm 31/12/2002 lên con số 84 [91, tr.5].
Kết quả thu thập tại một số DNNN đã CPH từ 01 năm trở lên cho thấy hầu hết đều hoạt động tốt, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, thu nhập và việc làm của người lao động đều tăng trưởng. Người lao động trong công ty, sau khi trở thành người chủ thực sự, đã có những thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất được cải thiện, tính chủ động sáng tạo trong lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác, tiết kiệm trong SXKD cũng được nâng cao. Về phía Thành phố, không chỉ được tăng thu ngân sách từ sự nâng cao hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp CPH mà còn huy động được gần 250 tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước để đổi mới, phát triển doanh nghiệp cũng như giải quyết chính sách cho người lao động.
Mặc dù những kết quả đạt được là khả quan, nhưng nếu so với mục tiêu đặt ra thì tiến độ như vậy vẫn còn chậm (chỉ đạt 80% kế hoạch) UBND thành phố đã đề ra.
Nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trên:
Vẫn chính là những bất cập trong cơ chế thực hiện CPH, bao gồm cả những quy định không còn phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan, như sự chưa rõ ràng trong tiêu chí phân loại và lựa chọn doanh nghiệp; sự hạn chế về quyền mua cổ phần của các nhà đầu tư; những bất cập trong xử lý tồn tại tài chính, lao động dôi dư cho doanh nghiệp trước khi CPH cũng như cơ chế xác định GTDN; sự chồng chéo của các cơ quan QLNN trong quá trình tổ chức và thực hiện CPH. Vấn đề đặt ra là phải sớm thiết lập một hệ thống cơ chế mới mạnh mẽ hơn, rõ ràng hơn để có thể thúc đẩy tốc độ CPH trong thời gian tiếp theo.
2.3.1.4. Giai đoạn từ tháng 7/2002 đến tháng 10/2004 (thời kỳ đầu của giai đoạn đẩy mạnh)
Tuy cả năm 2002 chỉ có 02 doanh nghiệp được CPH nhưng con số này năm 2003 đã tăng vọt lên 45 DNNN được CPH (đạt 150% kế hoạch), đây cũng là năm đạt kế hoạch cao nhất từ trước đến thời điểm này. Ngoài ra còn có trên 30 doanh nghiệp đã và đang thực hiện các bước trong quá trình CPH.