Đánh Giá Kết Quả Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước Thuộc Thành Phố Hà Nội

Năm 2004, Thành phố tiếp tục hoàn thành CPH 31 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, trên 20 doanh nghiệp đã xác định GTDN, đạt 110% kế hoạch đặt ra. Hết quý 3 năm 2004 có thêm 12 doanh nghiệp thực hiện xong quá trình chuyển đổi [92, tr.4].

Nghị định 64/CP và các văn bản hướng dẫn liên quan đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho việc sắp xếp, CPH DNNN của Thành phố trong giai đoạn này. Chính nhờ vậy, trong thời gian 2 năm, việc CPH đã đạt được kết quả khả quan cả về lượng và chất. Các doanh nghiệp sau khi CPH đều phát triển tốt, không chỉ bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu cho ngân sách mà còn duy trì việc trả cổ tức cho các cổ đông ở mức bình quân từ 10- 15% năm.

2.3.1.5. Giai đoạn đẩy mạnh (từ tháng 11/2004 đến nay)

Đây là giai đoạn đánh dấu số lượng các doanh nghiệp CPH đạt cao so với những giai đoạn trước đó, kết quả này rất đáng khen ngợi. Điều đó thể hiện sự quyết tâm và bước đi đúng hướng của Đảng bộ và Chính quyền thành phố trong quá trình cải cách DNNN, trong đó có CPH.

Tuy nhiên, tiến trình CPH trong giai đoạn này còn bộc lộ nhiều tồn tại, đặc biệt là khi đối chiếu với tinh thần của Nghị quyết Trung ương 9.

Với tiến độ CPH vượt kế hoạch đề ra, cũng như so với lộ trình sắp xếp dài hạn thì vẫn còn chậm. Mức độ triển khai giữa DNNN của các khối (công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, văn xã) không đồng đều, chưa đúng lộ trình theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố phê duyệt.

Hiệu quả CPH trong cả giai đoạn chưa cao, phương án sắp xếp DNNN mới chỉ tập trung thu gọn đầu mối nên vẫn có tình trạng chồng chéo về ngành nghề kinh doanh, cơ quan quản lý trên cùng một địa bàn. Nhiều DNNN theo Quyết định số 58/TTg thuộc diện CPH nhưng vẫn đưa vào danh mục Nhà nước giữ 100% vốn. Còn duy trì một số DNNN hoạt động mờ nhạt, quy mô vốn thiếu, mức thu nộp ngân sách thấp, trình độ công nghệ chưa cao.

Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp CPH có quy mô nhỏ, số doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm 51% vốn điều lệ còn nhiều (chiếm 46,6% tổng số doanh nghiệp CPH), chủ yếu bán cổ phần hiện có, chưa mở rộng việc huy động thêm vốn, số lượng cổ phiếu bán ra bên ngoài còn thấp (bình quân chỉ có 10 % vốn điều lệ) [98,

tr.6-7] nên hạn chế khả năng tham gia góp vốn của nhà đầu tư tiềm năng, có trình độ

quản lý, đồng thời không tạo thêm nguồn hàng mới cho thị trường chứng khoán để thúc đẩy thị trường vốn tại Việt Nam. Có nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện tồn tại, nợ và tài sản tồn đọng nhiều, thua lỗ mất hết vốn nhà nước, nhưng vẫn được đưa vào diện thực hiện CPH, dẫn tới thời gian CPH bị kéo dài do doanh nghiệp phải xử lý những vấn đề về tài chính, thậm chí có trường hợp chưa xử lý đã không còn vốn để CPH, phải chuyển sang hình thức giải thể, phá sản.

2.3.2. Đánh giá kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố Hà Nội

2.3.2.1. Đánh giá chung Về số lượng

Nhờ sự quyết tâm cao, nhiều năm thành phố Hà Nội được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về công tác cổ phần hóa DNNN (các năm 1998, 1999, 2003, 2004, 2014 và 2015).

Để có góc nhìn toàn cảnh về quá trình CPH DNNN, theo báo cáo của UBND thành phố, số lượng các DNNN đã thực hiện sắp xếp như sau:

Từ năm 1997 đến hết 30/7/2008 (trước thời điểm hợp nhất với tỉnh Hà Tây), thành phố Hà Nội đã hoàn thành sắp xếp, đổi mới 337 doanh nghiệp, gồm:


TT


Hình thức sắp xếp


Tổng số

Trong đó:


Năm 1997


Năm 1998


Năm 1999


Năm 2000


Năm 2001


Năm 2002


Năm 2003


Năm 2004


Năm 2005


Năm 2006

Năm 2007-

30/7/2008

1

Cổ phần hoá

189

6

24

32

14

10

2

45

31

22

3


2

Sáp nhập

64


6

5

4

4

7

6

16

10


6

3

Giao doanh nghiệp

2






1



1



4

Chuyển đơn vị sự nghiệp

1








1




5

Giải thể

2






1


1




6

Phá sản

2








2




7

Chuyển về Trung ương

29




26


1


1

1



8

Tổng công ty mẹ- con

5








4

1



9

Chuyển CT mẹ - CT con

3








1

2



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

TT


Hình thức sắp xếp

Tổng số

Trong đó:

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

10

Chuyển CT TNHH 1 Tviên

40







1

6

28

5



Tổng cộng

337

6

30

37

44

14

12

52

63

65

8

6



sau:

Bảng 2.4- Kết quả sắp xếp, đổi mới DNNN từ năm 1997 đến 30/7/2008. Nguồn: Báo cáo của UBND thành phố [95, tr.3] và tổng hợp của tác giả.

Tổng vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ của các CTCP tại thời điểm CPH như



Chỉ tiêu


Số lượng CTCP

VĐLệ (triệu đồng)

Cơ cấu VĐLệ (%)

Tổng số

Trong đó


Nhà nước

Lao động


khác

Nhà

nước

Lao

động

khác

Nhà nước giữ trên

50% VĐL

45

1.042.380

656.268

189.254

196.858

62,96

18,16

18,89

Nhà nước giữ dưới

50% VĐL

80

819.569

272.048

337.233

210.288

33,19

41,15

25,66

Nhà nước không giữ

cổ phần

64

282.726


197.867

84.859


69,99

30,01

Tổng cộng

189

2.144.675

928.315

724.354

492.006

43,28

33,77

22,94

Bảng 2.5- Cơ cấu vốn điều lệ của các CTCP tại thời điểm cổ phần hoá Nguồn: Báo cáo của UBND thành phố [95, tr.4] và tổng hợp của tác giả.

Số lao động được mua cổ phần ưu đãi giảm giá khi CPH là 36.772 người, với số tiền Nhà nước ưu đãi giảm giá là: 248,6 tỷ đồng. Số tiền Nhà nước cho người lao động nghèo thanh toán chậm khi mua cổ phần là: 27,3 tỷ đồng.

Số lao động được Nhà nước giải quyết chính sách dôi dư khi CPH là 7.611 người, với tổng số tiền được Nhà nước hỗ trợ là: 217,3 tỷ đồng.

Đối với những lao động không đáp ứng yêu cầu tay nghề được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để đào tạo lại với số tiền 7.048 tỷ đồng, đảm bảo việc làm cho người lao động khi chuyển sang công ty cổ phần [95, tr.7].

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính của thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, từ ngày 01/8/2008 tỉnh Hà Tây đã hợp nhất với thành phố Hà Nội. Theo số liệu đến thời

điểm 30/12/2015, thành phố Hà Nội đã thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá được 496

doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp thuộc thành phố Hà Nội cũ và tỉnh Hà Tây cũ), cụ thể theo biểu sau:

STT

Hình thức sắp xếp

Số lượng

1

Cổ phần hóa

316


+ Nhà nước nắm dưới 50% vốn điều lệ

240


+ Nhà nước nắm từ 50% vốn điều lệ trở lên

76

2

Chuyển công ty TNHH 1TV

63

3

Giao doanh nghiệp

13

4

Bán doanh nghiệp

5

5

Giải thể doanh nghiệp

6

6

Phá sản doanh nghiệp

5

7

Hình thức khác (sáp nhập, hợp nhất …)

88


Tổng số

496

Bảng 2.6- Kết quả sắp xếp, đổi mới DNNN của TP Hà Nội đến 30/12/2015.

Nguồn: Báo cáo của Sở Tài chính [72, tr.4]

Kết quả tổng hợp riêng về CPH DNNN thuộc Thành phố như sau:



TT


Năm

Số lượng doanh nghiệp

Trong đó

DN 100% vốn

nhà nước

Bộ phận DNNN

1

1997

7

7


2

1998

23

22

1

3

1999

32

29

3

4

2000

14

11

3

5

2001

10

10


6

2002

2

2


7

2003

45

44

1

8

2004

31

30

1

9

2005

22

22


10

2006

3

3


11

2007

7

7


12

2008

6

6


13

2009

16

14

2

TT


Năm

Số lượng doanh nghiệp

Trong đó

DN 100% vốn

nhà nước

Bộ phận DNNN

14

2010

14

12

2

15

2011

11

11


16

2012

9

9


17

2013

13

12

1

18

2014

26

24

2

19

2015

25

19

6


Cộng

316

294

22


Bảng 2.7- Kết quả CPH DNNN thuộc thành phố Hà Nội đến 30/12/2015 Nguồn: Báo cáo của Sở Tài chính [72, tr.4] và tổng hợp của tác giả.

Về cơ cấu:

Theo hình thức cổ phần hoá:

Theo báo cáo của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thành phố năm 2015, hình thức cổ phần hoá phổ biến là: bán phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp phát hành thêm cổ phiếu (chiếm 43,4 %); tiếp theo đó là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp (26%); còn lại là bán toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp (15,5%); giữ nguyên vốn nhà nước, phát hành thêm cổ phiếu ( 15,1%).

Biểu đồ 2 1 Cơ cấu doanh nghiệp theo hình thức cổ phần hoá 15 1 Bá n phần 1

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu doanh nghiệp theo hình thức cổ phần hoá




15.1%


Bá n phần vốn nhà nư ớ c hiện có tạ i doanh nghiệp kết hợ p

15.5%


43.4%

phá t hành thêm cổphiếu




Bá n một phần vốn Nhà nư ớ c




hiện có tạ i doanh nghiệp





Bá n toàn bộ vốn Nhà nư ớ c




tạ i doanh nghiệp



26.0%



Giữ nguyên vốn nhà nư ớ c,




phá t hành thêm cổphiếu


Nguồn: Báo cáo của Sở Tài chính [72, tr.5] và tổng hợp của tác giả.

Theo tỷ trọng các ngành trong kinh tế Thủ đô

Trong số các DNNN đã cổ phần hoá, ngành công nghiệp, giao thông vận tải và xây dựng đi đầu trong công tác cổ phần hoá chiếm 65,5%; thương mại dịch vụ, văn xã chiếm 28,7% và ngành nông, lâm nghiệp là 5.8%.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu doanh nghiệp CPH theo tỷ trọng các ngành


Ngành công nghiệp giao thông vận tai và xây dựng


Ngành thư ơng mạ i và dịch vụ


Ngành nông lâm nghiệp

28.7%

5.8%

65.5%


Nguồn: Báo cáo của Sở Tài chính [72, tr.5] và tổng hợp của tác giả. Theo cơ cấu vốn nhà nước

Trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 5 tỷ được CPH chiếm 59,4%, tập trung chủ yếu ở các ngành thi công xây lắp, công nghiệp sản xuất, hàng tiêu dùng, thương mại dịch vụ; các doanh nghiệp có vốn nhà nước từ 5- 10 tỷ đồng chiếm 22,3%; còn lại là các doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 10 tỷ chỉ có 18,3%.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu cổ phần hoá theo vốn nhà nước


Doanh nghiệp có vốn Nhà nư ớ c < 5 tỷ đồng


Doanh nghiệp có vốn nhà nư ớ c từ 5ư 10 tỷ

đồng


Doanh nghiệp có vốn nhà nư ớ c từ >10 tỷ

đồng

18.3%

22.3%

59.4%

Nguồn: Báo cáo của Sở Tài chính [72, tr.6] và tổng hợp của tác giả.

Như vậy ta thấy rằng, các doanh nghiệp đã CPH của Thành phố chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ.

Nhìn lại số liệu trên có thể nhận thấy Thành phố đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như:

Nhiều doanh nghiệp thuộc loại nhỏ, hiệu quả kinh doanh thấp, sức cạnh tranh hạn chế đã được đưa bớt ra khỏi hệ thống các DNNN khi CPH; như vậy có thêm điều kiện để củng cố các DNNN khác.

Trong các doanh nghiệp đã CPH, 30% số doanh nghiệp được hoàn toàn độc lập tự chủ trong kinh doanh mà không còn sự chi phối trực tiếp nào của Nhà nước (Nhà nước không nắm giữ một cổ phần nào, toàn bộ thuộc về các cổ đông).

Đặc biệt, những năm gần đây đã xuất hiện điểm sáng mới cần được nhấn mạnh là trong số doanh nghiệp CPH đã có nhiều doanh nghiệp làm ăn khấm khá, quy mô vốn lớn, hấp dẫn các nhà đầu tư.

Báo cáo từ UBND thành phố cho thấy 87,53 % số doanh nghiệp khẳng định kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn nhiều so với trước khi cổ phần hoá.

Về chất lượng:

Sau hơn 20 năm thực hiện CPH, sau nhiều lần rút kinh nghiệm, khắc phục những bất cập, quá trình CPH DNNN của thành phố Hà Nội đã có nhiều biến đổi về chất sau:

Một là, chuyển từ CPH DNNN trong một số lĩnh vực sang CPH ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, kể cả các nông, lâm trường.

Hai là: chuyển biến từ việc chỉ CPH các DNNN quy mô nhỏ về vốn và lao động, sang cả những doanh nghiệp làm ăn có lãi với quy mô lớn trong các ngành trọng yếu của nền kinh tế Hà Nội (như công nghiệp, xây dựng, giao thông). Các doanh nghiệp được CPH trong giai đoạn mở rộng có GTDN lớn nhất chỉ có 20 tỷ đồng, nhưng đến nay nhiều công ty đã CPH có GTDN lớn hơn.

Ba là: việc chuyển từ CPH theo hướng từ cơ bản khép kín, nội bộ sang hình thức đấu giá công khai, bán cổ phần ra bên ngoài để thu hút nhà đầu tư. Đây được coi là sự chuyển biến “có chất” nhất thể hiện sự thay đổi căn bản quan điểm và chủ trương về CPH, góp phần tạo ra sức bật mạnh mẽ để đẩy nhanh, mạnh tiến trình cải

cách hệ thống DNNN một cách công khai, minh bạch và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng tham gia.

Trước đây cổ phần hoá “khép kín” rất phổ biến, ví dụ thành phố Hà Nội năm 1998 có 23 DNNN, năm 2000 có 14 DNNN [91, tr.6] được CPH thì chủ yếu cổ phiếu phát hành là để bán với nhau trong nội bộ. Hệ quả là CPH đã không trở thành kênh thu hút nguồn vốn đầu tư của xã hội, thậm chí gây thất thoát tài sản nhà nước do định giá thấp.

Đến nay, Thành phố đã quán triệt quy định của Chính phủ về chính sách xoá bỏ CPH khép kín. Đây được coi là bước chuyển biến, làm cho tiến trình CPH được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, công khai minh bạch, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần trong và ngoài nước tham gia.

Bốn là: Cổ phần hoá là một xu hướng tất yếu, là giải pháp mang tính đột phá nhằm chuyển đổi DNNN từ đơn sở hữu sang đa sở hữu. Những chuyển biến nói trên đã nâng cao rõ rệt hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp CPH trên tất cả các chỉ tiêu chủ yếu về vốn, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, số lượng và thu nhập của người lao động, cổ tức.

2.3.2.2. Những kết quả tích cực Về hiệu quả sản xuất kinh doanh:

Đa số doanh nghiệp CPH cho rằng tình hình tài chính sau CPH tốt hơn so với trước khi chuyển đổi. Kết quả điều tra cho thấy 87,53% số doanh nghiệp khẳng định kết quả hoạt động tài chính của CTCP tốt hơn hoặc tốt hơn trước rất nhiều so với trước khi CPH [98, tr.2]. Điều đó được thể hiện qua các số liệu sau:

Về vốn điều lệ:

Theo số liệu tổng hợp từ 251 công ty cổ phần, thì vốn điều lệ trước khi CPH là

1.990.101 triệu đồng, sau khi CPH 01 năm là 2.545.092 triệu đồng. Trong đó chỉ có 06 doanh nghiệp có vốn điều lệ giảm so với thời điểm trước cổ phần; 83 doanh nghiệp bằng thời điểm trước cổ phần và có tới 161 doanh nghiệp có vốn điều lệ tăng so với thời điểm trước khi CPH.

Một số CTCP có vốn điều lệ tăng cao như: CTCP Du lịch thương mại 30/4 tăng từ 138 triệu đồng lên 1.200 triệu đồng (869,6%); CTCP Chế biến lâm sản Hoài Đức tăng từ 107- 1.500 triệu đồng (1.401,9%); CTCP SXKD Bao bì và hàng xuất khẩu Hà

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 28/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí