Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Chứng Thực Tại Thành Phố Hà Nội

pháp hoặc Phòng Tư pháp lại chuyển kết quả cho bộ phận hành chính một cửa để trả lại cho người có yêu cầu chứng thực. Vô hình chung, quy trình này đã làm phức tạp hóa một cách không cần thiết đối với thủ tục chứng thực bản sao. Mặt khác, đã kéo dài thời gian thực hiện chứng thực, không đảm bảo thời hạn đã được quy định trong Nghị định 79/2007/NĐ-CP.

Hai là gây khó khăn cho cán bộ, công chức thực hiện hoạt động chứng thực

Theo quy định của Nghị định 79 NĐ – CP hồ sơ chứng thực phải được giải quyết ngay và trả cho công dân (trừ trường hợp số lượng hồ sơ lớn thì được hẹn trả trong vòng 02 ngày, tuy nhiên các quy định pháp luật không quy định rõ thế nào là số lường hồ sơ lớn). Tuy nhiên, UBND xã chỉ có 01 cán bộ Tư pháp – Hộ tịch, Phòng Tư pháp cũng chỉ có từ 01 đến 02 chuyên việc thực hiện hoạt động Chứng thực – Hộ tịch trong khi đó Thông tư số 01/2009/TTLT-TP-NV của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ có quy định tư pháp phải tham mưu, thực hiện thêm nhiều nhiệm vụ khác. Trong những nhiệm vụ này có nhiều việc cán bộ Tư pháp phải trực tiếp xuống cơ sở để giải quyết như phối hợp trong thi hành án dân dự, tuyên truyền pháp luật, hòa giải, xác minh một số việc về hộ tịch theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP. Ngoài ra, cán bộ Tư pháp còn phải thực hiện những công việc khác của UBND phường, Trưởng Phòng Tư pháp chỉ đạo như tham mưu, phối hợp giải quyết khiếu nại tố cáo, tham gia giải phóng mặt bằng..Như vậy, cán bộ Tư pháp không thể đáp ứng được yêu cầu giải quyết hồ sơ chứng thực theo đúng quy định của pháp luật.

Về hoạt động chứng thực chữ ký người dịch trong bản dịch: Phòng Tư pháp cấp huyện có thẩm quyền chứng thực chữ ký người dịch trong các bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại. Thế nhưng, mặt các quy định pháp luật về chứng thực hiện hành không quy định rõ những loại giấy tờ gì không được phép chứng thực. Việc này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho người thực hiện vì trên thực tế đã có nhiều trường hợp mang những loại giấy tờ bằng tiếng nước ngoài có đóng dấu nhưng lại không có chữ ký hay các loại hóa đơn, biên lai...Khi tiếp nhận yêu cầu, cán bộ tiếp nhận cũng không thể biết nội dung đó có được phép dịch và chứng thực hay không.

Bên cạnh đó, Nghị định 79/2007/NĐ-CP quy định đối với hoạt động chứng thực chữ ký bản dịch, người dịch phải cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch. Thế nhưng, trong thực tế hiện nay, vì lý do quy định nói trên chưa có những chế tài ràng buộc cũng như việc chứng thực chữ ký người dịch của cán bộ chứng thực cũng mới chỉ dừng lại ở khái niệm đơn thuần nhất, nên chất lượng bản dịch đã xảy ra nhiều vấn đề bất cập như bỏ sót nội dung, nội dung không rõ, sai về cấu trúc ngữ pháp... Thậm chí có trường hợp nội dung bản dịch trái hẳn với bản gốc (thường gặp ở trường hợp giấy tờ liên quan đến học tập). Điều này khiến cho cán bộ chứng thực vừa chứng thực vừa không chắc chắn về mặt chuyên môn mặc dù họ chỉ chịu trách nhiệm chứng thực chữ ký của người dịch. Không những thế, những bất cập này còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến các cơ quan Nhà nước liên quan, trong đó có hệ thống cơ quan liên quan đến lĩnh vực đại diện ngoại giao, lãnh sự, xuất nhập cảnh.

Ba là chưa quy định rõ ràng buộc pháp lý về hoạt động cộng tác dịch thuật

Do trong hoạt động chứng thực các văn bản bằng tiếng nước ngoài hoặc chứng thực các bản dịch, trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra nên các Phòng Tư pháp thường liên kết với động ngũ công tác viên dịch thuật. Nhưng đội ngũ cộng tác viên dịch thuật không phải là cán bộ, công chức thuộc quản lý của Phòng tư pháp nên khi có vấn đề sai phạm sảy ra cũng khó quy kết trách nhiệm. Mặc dù các Phòng Tư pháp đã nghĩ tới phương án quản lý đội ngũ công tác viên dịch thuật như Phòng Công chứng đã từng làm trước kia. Nhưng lý do trước hết là do Nghị định 79/2007/NĐ-CP không có quy định ràng buộc về pháp lý giữa Phòng Tư pháp và cộng tác viên dịch thuật. Hơn nữa, không phải công dân nào cũng nhờ đến cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp mà họ có thể tự mình hoặc nhờ người “thông thạo tiếng nước ngoài” theo quy định của luật. Mà về vấn đề “thông thạo tiếng nước ngoài” Bộ Tư pháp mặc dù đã có hướng dẫn nhưng việc thực hiện trong thực tế vẫn không tránh khỏi vướng mắc làm ảnh hưởng tính xác thực của văn bản chứng thực.

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về chứng thực tại thành phố Hà Nội

2.2.1 Những yếu tố ảnh hướng đến hoạt động quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội

Hà Nội là một trong những thành phố lớn và đông dân của cả nước với vị trí thuận lợi và vai trò đặc biệt là Thủ đô của cả nước nên sự phức tạp đó cũng làm ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng các giấy tờ đã qua chứng thực của cá nhân, tổ chức để thực hiện các thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự hoặc các mục đích khác. Do đặc thù về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội đã làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về chứng thực cụ thể là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Về điều kiện tự nhiên:

Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh, đứng thứ hai về dân số với 6.561.900 người (2010). Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay có diện tích 3.345,0 km², gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành với 577 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn.Về cơ cấu dân số chủ yếu là người Kinh chiếm 98.73%, người Mường 0.76% và người Tày chiếm 0.23%. [12, tr.1]

Quản lý nhà nước về chứng thực - Qua thực tiễn Thành phố Hà Nội - 7

Về điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội:

Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 Văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Bên cạnh những công ty Nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngoài ra,

15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.

Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn.

Trong Đề án Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội của Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Hà Nội xác định các khâu đột phá là: Xây dựng mô hình quản lý đô thị, cải cách hành chính, phát triển nhanh nguồn nhân lực, phát triển đô thị vệ tinh để tạo những không gian phát triển mới và giảm áp lực cho đô thị trung tâm. Mục tiêu đặt ra là Hà Nội đứng thứ hai về quy mô kinh tế trong số các tỉnh thành trong cả nước và xếp hạng trung bình trong số các thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 9% đến 10%/năm trong giai đoạn 2011-2020, cơ cấu kinh tế chuyển dịch từng bước theo xu thế hiện đại hóa ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, công nghệ dịch vụ chất lượng cao kết hợp với nông nghiệp đô thị sinh thái, kỹ thuật... và sẽ thành lập một số quận, tổ chức không gian đô thị theo mô hình trùm đô thị bao gồm: Đô thị trung tâm hạn nhân và 5 đô thị vệ tinh là: Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh, Sóc Sơn. Trên cơ sở đó sẽ có kế hoạch quy hoạch và đầu tư cho phát triển phù hợp với các phân khu chức năng của các đô thị vệ tinh nêu trên. [64, tr.9]

Với mục tiêu dài hạn - tầm nhìn đến năm 2050 là đưa Hà Nội thành đô thị đặc biệt, giàu, đẹp, văn hiến, văn minh, thanh lịch, dân tộc và hiện đại, tiêu biểu cho cả nước. Hà Nội sẽ trở thành trung tâm văn hoá lớn, nơi hội tụ các giá trị văn hoá truyền thống, hiện đại đặc sắc của Việt Nam. Thủ đô sẽ là trung tâm sáng tạo hàng đầu của cả nước với nhiều lĩnh vực đạt trình độ quốc tế. Không những thế, Hà Nội sẽ còn là trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ và thương mại lớn nhất ở phía Bắc, thứ hai của cả nước và có vị trí cao trong khu vực, kinh tế tri thức phát triển với cơ cấu hiện đại, năng động và hiệu quả, về cơ bản không còn khoảng cách giữa đô thị và nông thôn. Hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng, hiện đại, đồng bộ liên hoàn kết nối thông suốt trong thành phố và với tất cả các địa phương trong nước và quốc tế. Hà Nội đi đầu về phát triển xã hội, thực hiện an sinh xã hội và là trung tâm giao dịch

quốc tế chính của cả nước và giao dịch quốc tế quan trọng trong khu vực. Năm 2050, Hà Nội sẽ là thành phố xanh, kết hợp hài hoà giữa các đô thị và khu vực nông thôn với hệ sinh thái bền vững, sạch, đẹp, môi trường được bảo vệ tốt; là khu vực phòng thủ vững mạnh, an ninh chính trị được đảm bảo; “Thành phố Hoà Bình”, trật tự an toàn xã hội tốt. [64, tr.10]

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội mạnh mẽ trong những năm tới, việc thực hiện cải cách hành chính, đặc biệt là việc xã hội hóa hoạt động công chứng sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô.

Bên cạnh sự phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội là một địa bàn rộng diễn ra các hoạt động kinh tế - xã hội đa dạng, sôi động nên những tranh chấp phát sinh từ những giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại xuất hiện ngày một nhiều. Đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển ngày một mạnh mẽ. Thực tiễn đã chứng minh trong nền kinh tế thị trường, cá nhân và các tổ chức đều rất cần các chứng cứ viết đảm bảo độ an toàn, tin cậy cho các quan hệ kinh tế, thương mại, dân sự theo đúng pháp luật, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Vì vậy, dự báo nhu cầu công chứng của người dân Hà Nội trong thời gian tới là rất lớn.

Trong những năm gần đây cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng luôn được đẩy mạnh, xác định rõ công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và là một trong những khâu đột phá của Thành phố; Gắn công tác cải cách hành chính với việc thực hiện các Chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội giai đoạn 2011-2015, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thành phố đã đề ra một số nhiệm vụ như: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Cải cách tài chính công và hiện đại hoá hành chính.Nâng cao quản lý nhà nước về chứng thực trên địa bàn thành phố Hà Nội góp phần tích cực vào công tác cải cách hành chính cũng như góp phần quan trọng xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại.

2.2.2 Hoạt động quản lý nhà nước về chứng thực tại thành phố Hà Nội hiện nay

Trong những năm qua, đặc biệt là sau khi thực hiện Nghị định số 79/2007/NĐ

– CP; Nghị định 04/2012/NĐ-CP.. công tác quản lý nhà nước về chứng thực tại thành phố Hà Nội đã có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm đáp ứng những yêu cầu khách quan và bức xúc từ thực tiễn đổi mới của đất nước. Nghị định 79/2007/NĐ – CP đã đặt bước đi chắc chắn qua việc mở rộng phạm vi quản lý chứng thực, quy định rõ ràng trình tự, thủ tục thực hiện chứng thực, phát huy trách nhiệm của từng cơ quan trong hệ thống quản lý nhà nước về chứng thực để đưa công tác quản lý nhà nước về chứng thực trên cả nước từng bước đi vào nề nếp. Nghị định 79/2007/NĐ – CP đã tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong tiến trình cải cách tư pháp nói riêng và cải cách hành chính nói chung. Nghị định đã đưa ra nhiều quy định mới về uỷ quyền, phân cấp mạnh mẽ cho các cấp chính quyền, rút ngắn thời hạn giải quyết, công khai hoá, đơn giản hoá thủ tục giấy tờ, tạo thuận lợi hơn cho người dân.

Cùng với việc thi hành Nghị định số 79/2007/NĐ – CP; Nghị định 04/2012/NĐ- CP; Thông tư số 03/2008/TT – BTP… công tác quản lý nhà nước về chứng thực tại địa bàn thành phố Hà Nội đã có những biến chuyển khởi sắc và ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Dựa trên sự chỉ đạo và quan tâm sát sao của Thành uỷ, HĐND - UBND thành phố, quản lý nhà nước về chứng thực tại thành phố Hà Nội đã cơ bản thống nhất triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và từng bước triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động chứng thực ở tất cả các địa bàn, đơn vị hành chính trong thành phố. Chúng ta có thể khái quát thực trạng quản lý nhà nước về chứng thực hiện nay tại thành phố Hà Nội như sau:

2.2.2.1 Những thành tựu đạt được trong hoạt động quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội hiện nay

a. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực

Hoạt động ban hành và hoàn thiện các quy định pháp luật về chứng thực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện nay ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu

quan trọng như xây dựng được một hệ thống các quy định pháp luật về hoạt động chứng thực làm căn cứ pháp lý cho hoạt động chứng thực như:

Về hoạt động ban hành Luật, các Nghị quyết về tổ chức và hoạt động tư pháp trong đó có hoạt động chứng thực của Quốc hội, Bộ Chính Trị như: Nghị quyết số 49 – NQ/TW; Nghị quyết số 48 – NQ/TW ngày 01/6/2005.Về hoạt động chứng thực hiện nay tại Việt Nam chưa có luật điều chỉnh mà chỉ có các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật.

Về hoạt động ban hành luật của Chính phủ liên quan đến hoạt động chứng thực: Nghị định 75/2000/NĐ - CP; Chỉ thị số 01/2001/CT – TTG ngày 05/3/2001 của Thủ tướng Chính Phủ về triển khai thi hành nghị định 75; Nghị đinh số 79/2007/NĐ – CP; Nghị định 04/2012/NĐ-CP …

Các Bộ trong thẩm quyền quản lý ngành và lĩnh vực của mình đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như: Thông tư số 03/2008/TT – BTP; Thông tư số 92/2008/TTLT- BTC-BTP của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực…

Tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về chứng thực đã được các cơ quan quản lý chứng thực nhận thức đầy đủ hơn, đặc biệt là trong hệ thống UBND các cấp. Nếu trước đây phổ biến quan niệm coi quản lý chứng thực thuần tuý là công việc chuyên môn của ngành Tư pháp thì đến nay, nhiệm vụ này đã được xác định trước hết trước hết là công việc chuyên môn của ngành Tư pháp thì đến nay nhiệm vụ này đã được xác định trước hết thuộc trách nhiệm của UBND các cấp Thành phố và đã được chính quyền các cấp tổ chức thực hiện với tính chủ động cao hơn. Nhận thức được vấn đề đó nên ngay sau khi Nghị định số 79/2007/NĐ – CP được ban hành và có hiệu lực, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Chính Phủ, UBND thành phố Hà Nội đã thực hiện ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điểu chỉnh, hướng dẫn và triển khai thực hiện hoạt động chứng thực trên địa bàn thành phố. Cụ thể từ năm 2007 đến nay thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản như sau:

Nghị quyết 13/2009/NQ – HĐND ngày 11/12/2009 của HĐND Hà Nội khóa VIII Kỳ họp thứ 19 về việc ban hành quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội trong đó có thu phí lệ phí hoạt động chứng thực theo Nghị định số 79/2007/NĐ - CP

Quyết định số 08/2010/QĐ – UBND ngày 25/01/2010 về việc thu phí, lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thực hiện đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đó có thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động chứng thực, UBND Hà Nội đã ban hành các văn bản sau:

Quyết định số 1412/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Chủ tịch UBND Hà Nội về việc thông qua phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn Thành phố

Quyết định số 4046/QĐ-UBND ngày 31/08/2011 của UBND Hà Nội về việc công bố thủ tục hành chính đang thực hiện tại cấp xã trên địa bàn Hà Nội (Sau đây gọi tắt là Quyết định số 4046/QĐ-UBND)

Quyết định số 4045/QĐ-UBND ngày 31/08/2011 của UBND Hà Nội về việc công bố thủ tục hành chính đang thực hiện tại cấp xã trên địa bàn Hà Nội.(Sau đây gọi tắt là Quyết định số 4045/QĐ-UBND)

Quyết định 4322/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ trong lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp/Ủy ban nhân dân cấp huyện/Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội (Sau đây gọi tắt là Quyết định số 4322/ QĐ - UBND).

b. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và áp dụng các quy định của pháp luật về chứng thực

Về công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện:

Ngay sau khi Nghị định số 79/NĐ – CP có hiệu lực, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tổ chức thực hiện Nghị định trên cụ thể ngày 04/6/2007 Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn số 2447/BTP-HCTP về việc triển khai thực hiện Nghị định số 79/2007/NĐ-CP theo đó Bộ Tư pháp đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai các việc sau đây: Quán triệt, phổ biến nội dung của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP cho UBND cấp huyện, cấp xã các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang tại địa phương mình để biết và thực hiện; Tuyên truyền một cách thường xuyên, rộng rãi Nghị định số 79/2007/NĐ-CP trên các phương tiện thông tin

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/11/2023