Hệ Thống Chính Sách, Pháp Luật Của Chính Quyền Trung Ương


phương. Du lịch là khâu đột phá kích thích sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực và cũng là lĩnh vực tạo ra lợi nhuận cao. Vì vậy, phải có chính sách hợp lý để hướng các doanh nghiệp sử dụng nguồn lợi nhuận thu được tiếp tục đầu tư cho sự phát triển lâu dài và bền vững, khai thác hợp lý tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa có tiềm năng phát triển du lịch để góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sở tại.

Quản lý tổ chức hoạt động du lịch

Nhằm thu hút khách du lịch thì việc quản lý tổ chức hoạt động du lịch đóng vai trò quan trọng. Việc quản lý tổ chức hoạt động du lịch chính là quản lý các hoạt động du lịch thường niên của từng địa phương. Tổ quản lý tổ chức hoạt động du lịch nhằm đảm bảo các hoạt động du lịch luôn được thực hiện đúng với chủ trương, chính sách của mỗi địa phương. Bên cạnh đó, quản lý tổ chức hoạt động du lịch cũng luôn gắn với đặc điểm bản sắc văn hóa, dân tộc của từng địa phương.

Mục đích của nội dung này không chỉ nhằm hạn chế tình trạng gây ra cái nhìn tiêu cực của du khách đối với ngành du lịch, kiểm soát chất lượng, giá cả các dịch vụ, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách tham quan mà còn đảm bảo các hoạt động du lịch đảm bảo về thuần phong mỹ tục và an ninh quốc gia. Điều này góp phần giúp cho hoạt động du lịch đáp ứng được những nhu cầu của du khách, đồng thời vẫn đảm bảo được các yêu cầu về giá trị văn hóa của từng địa phương.

Phát triển hạ tầng du lịch

Cơ sở hạ tầng – bao gồm dịch vụ hàng không, mặt đất, cảng và các dịch vụ du lịch như khách sạn hay thuê xe – đóng vai trò quan trọng trong khả năng cạnh tranh của ngành du lịch lữ hành. Cải thiện cơ sở hạ tầng ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương sẽ góp một phần quan trọng trong việc tăng khả năng cạnh tranh của ngành du lịch trong dài hạn. Ngay cả các quốc gia có hệ


thống hạ tầng sân bay và đường bộ tiên tiến cũng có thể đối mặt với nhiều thách thức khi nhu cầu khách hàng ngày càng tăng. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ. Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng du lịch của Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng đều phát triển với sự xuất hiện của nhiều công trình tầm cỡ để phục vụ du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế, mỗi khi đến mùa du lịch thì những hình ảnh quen thuộc lại tái diễn: hàng không quá tải, đường bộ kẹt cứng, nhà hàng, khách sạn phục vụ du khách thiếu hụt dẫn đến sự lạm phát về giá cả trong các tháng cao điểm du lịch.

Số lượng khách sạn, cơ sở lưu trú đạt chuẩn có mức độ tăng trưởng chậm, chưa tương xứng với lượng tăng trưởng du khách. Chất lượng cũng không đồng bộ. Số lượng khách sạn thực sự đáp ứng các tiêu chuẩn và nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế chưa nhiều. Điều này cũng ảnh hưởng tới việc thu hút du khách quay trở lại trong tương lai. Một vấn đề khác là hệ thống dừng nghỉ trên đường tới các địa điểm du lịch ở Việt Nam còn mang tính tự phát. Có một tâm lý chung là khi có một nhà mở nhà hàng, bán quà bánh thì những nhà khác cũng bắt chước theo để kiếm lợi trước măt. Việc thiếu cái nhìn tổng thể về bức tranh du lịch của khu vực sẽ dẫn đến nhiều dịch vụ, mặt hàng bị trùng lặp, thiếu đa dạng, khó gây ấn tượng được với du khách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Với lượng du khách được dự báo vẫn có xu hướng tăng trong tương lai, Việt Nam nói chung và mỗi địa phương cấp tỉnh cần có những định hướng, chính sách phát triển hạ tầng du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Cần đưa cơ sở hạ tầng từ chỗ có thể là trở ngại trở thành điểm tựa cho tăng trưởng của ngành du lịch.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên - 5

Về tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động du lịch ở nước ta hiện nay nói chung và đối với chính quyền cấp tỉnh nói riêng về cơ bản được hình


thành từ các yếu tố chủ yếu như sau:

- Về cơ cấu bộ máy: Yêu cầu bộ máy phải phù hợp, đảm bảo về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý về chuyên môn để phân công đảm nhận từng lĩnh vực và khả năng thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

- Được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, phân cấp quản lý rõ ràng nhằm tránh sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ.

- Đảm bảo có đủ cán bộ thực hiện công tác quản lý, điều hành, nhất là tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, quy hoạch, … trong phát triển du lịch.

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch

Nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch có sự ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch. Để hoạt động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương phát triển, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch cần được quan tâm thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, những địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cần phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có như vậy mới khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tổ chức quản lý và xúc tiến du lịch

Để du lịch phát triển nhanh và bền vững, chính quyền cấp tỉnh phải làm tốt công tác tổ chức quản lý và xúc tiến du lịch. Việc tổ chức quản lý nhằm đảm bảo an ninh trật tự, ATXH trên địa bàn tỉnh và tại các cơ sở lưu trú, các điểm du lịch của tỉnh. Đăng ký tạm trú cho khách lưu trú du lịch, nghiêm cấm các hành vi tiêu cực như trộm cắp, mại dâm, bạo lực. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần tổ chức làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch cũng như xây dựng các quy chuẩn trong hoạt động du lịch địa bàn tỉnh. Đề ra các quy định nhằm đảm bảo vệ


sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại các sơ sở lưu trú, nhà hàng, khu, điểm du lịch; tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào ứng xử văn minh, thu hút khách du lịch, tiếp nhận và giải quyết kịp thời yêu cầu của khách du lịch.

Về hoạt động xúc tiến du lịch: Chính quyền cấp tỉnh thu hút các nguồn lực trong xã hội để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phát triển du lịch. Nguồn vốn từ Trung Ương, từ tỉnh, từ tổ chức, cá nhân khác (Nhà đầu tư). Việc quảng bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều hình thức như tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ xúc tiến du lịch, các chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch, phát hành đĩa DVD, Xây dựng các trang chuyên đề quảng bá du lịch trên các Website của tỉnh.

Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch

Sự phát triển nhanh của du lịch sẽ làm phát sinh các hành vi tiêu cực như khai thác quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, những hoạt động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hóa của đất nước, của địa phương... Do đó, chính quyền cấp tỉnh phải chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với hoạt động du lịch để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực có thể xảy ra. Để thực hiện tốt nội dung này, chính quyền cấp tỉnh cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của tỉnh về đầu tư khai thác các khu, điểm du lịch trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành,...; đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn.

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch

1.1.3.1. Hệ thống chính sách, pháp luật của chính quyền Trung ương

Chính sách, pháp luật là công cụ quản lý của nhà nước đối với hoạt động


du lịch. Vì vậy, mức độ hoàn thiện của chính sách, pháp luật quy định về hoạt động du lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch sẽ chi phối mục tiêu, hiệu quả hoạt động quản lý. Điều đó có nghĩa, nếu hệ thống chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn sẽ tất yếu dẫn đến hoạt động quản lý khó khăn, thậm chí không thể triển khai quản lý. Nếu đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi thì hoạt động QLNN về du lịch sẽ góp phần đem lại hiệu quả. Hệ thống chính sách, pháp luật bao gồm nhiều văn bản, với các cấp quản lý khác nhau. Hình thức thể hiện hệ thống chính sách pháp luật khá phong phú. Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật bao gồm Hiến pháp, các đạo luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh do UBTV Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, các bộ, ngành ban hành như Nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của Bộ, các Nghị quyết, Quyết định của chính quyền cấp tỉnh về lĩnh vực du lịch cần có sự rõ ràng, chặt chẽ, thống nhất cao, tránh chồng chéo gây khó khăn cho việc thực thi của cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức cá nhân tham gia hoạt động du lịch. Nếu quy định về thủ tục hành chính đơn giản, cơ chế, chính sách thông thoáng, hấp dẫn trong việc khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch, điều đó sẽ tạo nên một môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư.

1.1.3.2. Cơ chế, chính sách của chính quyền địa phương

- Về vấn đề phát triển du lịch: Nếu chính quyền địa phương quan tâm đến phát triển du lịch thì du lịch sẽ phát triển, đóng góp vào phát triển kinh tế

- xã hội cho địa phương. Ngược lại nếu chính quyền chưa quan tâm, thì du lịch ở địa phương đó sẽ khó phát triển, các cơ chế chính sách phát triển du lịch tốt sẽ được ban hành kịp thời nếu như chính quyền địa phương dành sự quan tâm.

+ Mức độ quan tâm thể hiện ở các việc như: Có chính sách thu hút đầu tư về du lịch hay hạn chế. Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, chính sách tuyên truyền, phổ biến về việc trùng tu, bảo tồn và duy trì các công trình văn hóa, làng nghề truyền thống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên...


hỗ trợ xây dựng hệ thống giao thông, cải thiện về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp lữ hành.

+ Kịp thời triển khai cơ chế chính sách của nhà nước về thu hút du lịch/ hay không kịp thời; Các chính sách của địa phương hạn chế hay thu hút đầu tư về du lịch...

- Về chất lượng các chính sách: Xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và du lịch nhất quán, thống nhất, không thay đổi, mâu thuẫn.

1.1.3.3. Trình độ, năng lực và của cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước

Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch. Thực tiễn cho thấy, nếu một quốc gia, một vùng, một địa phương nào đó xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch, có trình độ ngoại ngữ tốt, am hiểu luật pháp quốc tế về du lịch, sử dụng thành thạo các thiết bị thông tin, điện tử... cộng với tổ chức bộ máy QLNN đối với HĐDL thống nhất, đồng bộ thì sẽ thúc đẩy du lịch phát triển nhanh. Ngược lại, sẽ làm cho du lịch chậm phát triển, thậm chí không phát triển và sử dụng lãng phí tài nguyên du lịch.

1.1.3.4. Nguồn lực kinh tế địa phương

Ở mỗi địa phương bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng du lịch phong phú đa dạng thì nguồn lực kinh tế địa phương cũng là yếu tố hết sức quan trọng, nguồn lực kinh tế địa phương bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông, bưu điện, điểm kinh doanh hàng hóa, … kinh tế địa phương phát triển, thu nhập người dân cao, thời gian nhàn rỗi... là những điều kiện để du lịch phát triển. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chính quyền cấp tỉnh cần chú trọng phát triển nguồn lực kinh tế địa phương.

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch của một số địa phương ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Điện Biên

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về du lịch ở tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía tây bắc Việt Nam cách Hà


Nội khoảng 300km, giáp với các tỉnh Hà Giang, Lai Châu và Yên Bái; là trung tâm của 6 tỉnh biên giới (bao gồm cả Điện Biên), kết nối thành hệ thống 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (cùng với Hòa Bình và Phú Thọ). Tỉnh Lào Cai có 203,5 km đường biên giới giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), với cửa khẩu quốc tế quan trọng là Hà Khẩu. Địa hình Lào Cai chủ yếu là núi, dọc theo dãy Hoàng Liên, xen kẽ giữa các đỉnh núi cao và thung lũng, tạo ra cảnh quan núi rừng, hang động, thác nước đặc sắc và đa dạng, hệ động thực vật phong phú, những cao nguyên với khí hậu mát mẻ. Lào Cai cũng là nơi sinh sống của 25 dân tộc, chiếm 50% tổng số dân tộc của cả Việt Nam dân tộc, với lối sống và văn hóa đa dạng, giầu bản sắc, hài hòa với thiên nhiên. Điều kiện tự nhiên và nhân văn đã tạo cho Lào Cai tiềm năng lớn để phát triển du lịch.

Về xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch: Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch được tỉnh Lào Cai thúc đẩy mạnh. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005-2015, định hướng 2020 được ban hành năm 2004 là tài liệu quan trọng đưa ra những định hướng và kế hoạch cụ thể phát triển du lịch Lào Cai. Tiếp theo Quy hoạch, để thúc đẩy du lịch với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Đề án “Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020” đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt và đưa vào triển khai. Nhiều hoạt động đã và đang được triển khai trên cơ sở đề án này như lập hồ sơ thuê tư vấn nước ngoài quy hoạch khai thác phát triển du lịch văn hóa ruộng bậc thang Sapa; quy hoạch chi tiết du lịch làng bản gắn với di sản văn hóa dân tộc thiểu số tại một số làng bản đảm bảo giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với quy hoạch và phát triển du lịch và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các quy hoạch, kế hoạch quản lý và phát triển du lịch cũng đã và đang được xây dựng tại các địa phương như Sapa, Bắc Hà, Bát Xát với nguồn lực của Tỉnh và sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài. Các nghiên cứu và phát


triển các tour, tuyến điểm du lịch được Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch phối hợp với các địa phương tiến hành thường xuyên. Bên cạnh đó, những kế hoạch lớn như kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của tỉnh Lào Cai cũng được tỉnh xúc tiến thực hiện với sự trợ giúp của Tổ chức Phát triển Hàn Quốc (KOIKA). Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các điểm du lịch chủ chốt, các sản phẩm du lịch chủ chốt được cơ bản hoàn thành trong thời gian tới.

- Về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch: Trong giai đoạn 2006-2013, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 05/2008/QĐUBND về “Quy chế quản lý một số hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai”; chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 5/9/2011 về việc “Tăng cường quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai”, cùng với đó là chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 10/9/2013 về “Cải thiện môi trường văn hóa du lịch của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013- 2015”. Sở cũng đã phối hợp với Sở Tài chính hoàn thiện dự thảo liên ngành hướng dẫn biển đăng ký giá kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo quyết định số 2734/QĐ- UBND ngày 29/9/2010 của UBND tỉnh và hoàn thiện các danh mục các mặt hàng dịch vụ thuộc diện phải đăng ký giá, kê khai giá trên địa bàn nhằm chấn chỉnh lại một số hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trong lĩnh vực du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch thông qua việc thành lập Hiệp hội doanh nghiệp du lịch khách Trung Quốc tỉnh Lào Cai, thành lập Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai (9/2013) với 44 doanh nghiệp tham gia. Việc Hiệp hội Du lịch ra đời với mục đích liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và giữ vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Tuy

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 11/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí