Chỉ Tiêu Thực Hiện Quản Lý Nhà Nước Về Phát Triển Du Lịch


4, Cơ cấu lao động ngành du lịch: là tiêu chí phản ánh số lượng lao động của lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực so với tổng số lao động của toàn nền kinh tế trong một địa bàn tại thời điểm nhất định.

Cơ cấu lao động du lịch = (Số lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch/Tổng số lao động) x 100%

2.3.2. Chỉ tiêu thực hiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch

a. Quản lý nhà nước về mục tiêu phát triển du lịch

- Mục tiêu phát triển ngắn hạn.

- Mục tiêu phát triển dài hạn.

b. Quản lý nhà nước về nhân lực phát triển du lịch

- Các chỉ tiêu về trình độ nguồn nhân lực trong phát triển du lịch

- Chỉ tiêu về trình độ chuyên môn của nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

c. Quản lý nhà nước về thúc đẩy phát triển du lịch

- Quản lý nhà nước về xúc tiến quảng cáo.

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên - 7

- Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Quản lý nhà nước về nhà hàng, dịch vụ ăn uống.

- Quản lý nhà nước về công tác lưu trú.

d. Quản lý nhà nước về an ninh, an toàn du lịch

- Quản lý nhà nước về đảm bảo an ninh cho khách du lịch.

- Quản lý nhà nước về đảm bảo môi trường, cảnh quan du lịch.

2.3.3. Chỉ tiêu kiểm tra, thanh tra quản lý nhà nước về phát triển du lịch

- Kiểm tra, thanh tra quản lý nhà nước về chấp hành quy định về của các tổ chức kinh doanh du lịch.

- Thanh tra, kiểm tra giải quyết các ý kiến đóng góp của khách du lịch:

+ Số lần kiểm tra, thanh tra.

+ Số vụ vi phạm.

+ Mức phạt.


Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và lợi thế, tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động du lịch của tỉnh Điện Biên

3.1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên của tỉnh Điện Biên

Vị trí địa lý

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với diện tích 9.541,25 km2, có tọa độ địa lý 20o54’ - 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ -103o36’ kinh độ Đông. Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào. Là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung hơn 455 km, trong đó: Đường biên giới tiếp giáp với Lào là 414,712 km; với Trung Quốc là 40,86 km; có đường giao thông đi các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, có đường hàng không từ Điện Biên Phủ đi Hà Nội với tần suất bay bình quân ngày 02 chuyến. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện với 130 xã, phường, thị trấn (trong số đó có 29 xã biên giới); dân số gần 55 vạn người, gồm 19 dân tộc anh em. Trên tuyến biên giới Việt - Lào, ngoài 2 cửa khẩu đã được mở là Huổi Puốc và Tây Trang, còn 3 cặp cửa khẩu phụ khác sắp tới sẽ được mở. Trên tuyến biên giới Việt - Trung có cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú. Đặc biệt, cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và cả nước, được Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế cửa khẩu đang được xây dựng. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực


này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma.

Địa hình

Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo nên địa hình của Điện Biên rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh. Được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 1.800m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Ở phía Bắc có các điểm cao 1.085m, 1.162 m và 1.856 m (thuộc huyện Mường Nhé), cao nhất là đỉnh Pu Đen Đinh cao 1.886m. Ở phía Tây có các điểm cao 1.127m, 1.649m, 1.860m và dãy điểm cao Mường Phăng kéo xuống Tuần Giáo. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc. Trong đó, đáng kể có thung lũng Mường Thanh rộng hơn 150km2, là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh và toàn vùng Tây Bắc. Núi bị bào mòn mạnh tạo nên những cao nguyên khá rộng như cao nguyên A Pa Chải (huyện Mường Nhé), cao nguyên Tả Phình (huyện Tủa Chùa). Ngoài ra còn có các dạng địa hình thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi, nón phóng vật, sườn tích, hang động castơ,... phân bố rộng khắp trên địa bàn, nhưng diện tích nhỏ.

Khí hậu

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hoá đa dạng, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21o - 23oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 14o - 18oC), các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 - 9 (25oC) - chỉ xảy ra các khu vực có độ cao thấp hơn 500m. Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1.300 - 2.000mm, thường tập trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm


trung bình hàng năm từ 76 - 84%. Số giờ nắng bình quân từ 158 - 187 giờ trong năm; các tháng có giờ nắng thấp là tháng 6, 7; các tháng có giờ nắng cao thường là các tháng 3, 4, 8, 9.

Dân Số

Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2015, dân trung bình tỉnh Điện Biên 547.785 người, trong đó: nam 273.931; nữ có 273.854 người; dân số sống tại thành thị đạt 82.691 người; Dân số sống tại nông thôn đạt 465.094 người.

Kết cấu dân số ở Điện Biên có mấy nét đáng chú ý. Trước hết là "dân số trẻ" tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 33.65%, người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 10,59%; Mật độ dân số của Điện Biên hiện là 57,4 người/km2.

3.1.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên

Trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm do xung đột thương mại giữa một số nền kinh tế lớn gia tăng; tình hình kinh tế - xã hội của nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tỉnh tiếp tục nhận được nguồn lực đầu tư từ Trung ương thông qua các chương trình, dự án; nguồn lực đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân có sự tăng cao đã có tác động tích cực đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; tình hình quốc phòng, chủ quyền biên giới quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định, đời sống nhân dân được nâng lên; vai trò của Cấp ủy, Chính quyền tiếp tục được củng cố, tăng cường. Bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, thách thức cơ bản như chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp, nguồn lực đầu tư còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu; tình hình thời tiết và dịch bệnh ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của người dân; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ trên một số lĩnh vực còn có hạn chế, bất cập; một bộ phận người dân còn có sự trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước.


Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự phối hợp của Thường trực HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tỉnh; UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và đề ra các nhiệm vụ giải pháp điều hành phù hợp, qua đó đã đạt được những kết quả tích cực, cụ thể như sau:

Về lĩnh vực kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP (giá so sánh năm 2010) năm 2019 đạt 10.482 tỷ 240 triệu đồng, tăng 7,15% so với thực hiện năm 2018, đạt mục tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh và kế hoạch đề ra. Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản tăng 4,98%; công nghiệp - xây dựng tăng 9,52%; dịch vụ tăng 7,11%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 4,86%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng xác định, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 19,96%, giảm 1,23%; công nghiệp - xây dựng chiếm 22,82%, tăng 0,34%; dịch vụ chiếm 54,61%, tăng 0,86% (so với năm 2018); thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 2,62%, tăng 0,03%. GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) ước đạt 27,31 triệu đồng/người/năm, tăng 12,14% so với thực hiện năm 2018. Kết quả thực hiện của các ngành, lĩnh vực như sau:

Dịch vụ du lịch:

Năm 2019 đón khoảng 705 ngàn lượt khách, đạt 103,7% kế hoạch năm, tăng 17,5% so với năm 2018; trong đó khách quốc tế ước đạt 151 ngàn lượt, đạt 100,07% kế hoạch năm, tăng 25,8% so với năm trước. Tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt trên 1.155 tỷ đồng, đạt 104,7% kế hoạch năm, tăng 21,6% so với năm 2018. Số ngày lưu trú bình quân khách nội địa và quốc tế đạt 2,4 ngày/người (đạt 100% kế hoạch năm, tăng 4,3% so với năm 2018). Du lịch đã giải quyết việc làm cho trên 14 ngàn lao động trong toàn tỉnh, trong đó có khoảng 6 ngàn lao động trực tiếp và 8 ngàn lao động gián tiếp.


Lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo

- Giải quyết việc làm và đào tạo nghề: Năm 2019, ngoài duy trì việc làm thường xuyên cho 326.161 lao động, đã giải quyết việc làm mới cho

9.528 lao động, đạt 110,79%KH/năm tăng so với cùng kỳ năm 2018 là 482 lao động; trong đó: thông qua vay vốn hỗ trợ việc làm cho 1.064 người, xuất khẩu lao động 46 người, tuyển dụng vào các doanh nghiệp là 4.221 người (trong đó, tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh là 1.109 người), tuyển dụng vào cơ quan HCSN, đảng, đoàn thể là 368 người, lao động tại các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác và tự tạo việc làm là 3.829 người. Giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 2,75%. Tuyển mới và đào tạo nghề cho 7.995 người, đạt 100% kế hoạch.

- Các chính sách xã hội như trợ cấp, cứu đói, cấp phát bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội tiếp tục thực hiện tốt. Năm 2019, đã chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho 14.998 đối tượng, tăng 118 đối tượng so với cùng kỳ năm 2018. Trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2019 tổ chức thăm hỏi tặng 3.462 suất quà cho gia đình chính sách người có công với số tiền 918,350 triệu đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tặng 4.832 suất quà cho các gia đình chính sách người có công với tổng giá trị là 1.360.152 triệu đồng; Tổ chức cấp phát 1.575 tấn gạo cứu đói cho 22.642 hộ với 104.985 nhân khẩu trong đó: Tổ chức cấp phát 402.225 kg gạo cứu đói dứt bữa nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2019 cho 6.346 hộ, 26.812 nhân khẩu; cứu đói giáp hạt cho 16.296 hộ (78.173 nhân khẩu với 1.172.595kg gạo).

- Các chương trình, dự án giảm nghèo trên địa bàn được triển khai tích cực. Ước thực hiện năm 2019, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 47.911 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 37,45%, giảm 3.558 hộ và giảm 3,56% so với năm 2018 (MTNQ là giảm từ 41,64% xuống còn 38,1%). Trong đó, tỷ lệ


hộ nghèo tại các huyện 30a (nhóm 1) giảm từ 58,58% năm 2018 ước xuống còn 53,49% năm 2019, giảm 5,09% so với thực hiện năm 2018 (MTNQ là giảm 4,12%).

3.1.2. Lợi thế và tiềm năng phát triển hoạt động du lịch của tỉnh Điện Biên

3.1.2.1. Lợi thế phát triển hoạt động du lịch của tỉnh Điện Biên

Điện Biên là tỉnh có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển du lịch với nhiều loại hình đa dạng: Du lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái. Đặc Biệt, với cụm di tích Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", là điều kiện thuận lợi để Điện Biên khai thác, phát triển du lịch.

Cùng với đó là các vùng sinh thái tự nhiên khá lớn để phục vụ và phát triển du lịch, như: Hồ Pá Khoang, khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, rừng Mường Phăng, động Pa Thơm, hang Thẩm Púa, các điểm suối khoáng U Va, Hua Pe (Điện Biên), bản Sáng (Tuần Giáo), hồ thủy điện Sơn La... Bên cạch đó, Điện Biên còn có nhiều di tích lịch sử gắn với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, tiêu biểu là các di tích như: Tháp Mường Luân, Thành Tam Vạn, Thành Bản Phủ, Đền thờ Hoàng Công Chất... Đây là những tiềm năng quý để khai thác và phát triển dịch vụ du lịch.

Đặc biệt Điện Biên có một nền văn hóa đa dân tộc có ý nghĩa rất lớn đối với du lịch (tại Điện Biên có 19 dân tộc anh em chung sống). Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng, gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể; những thiết chế văn hóa xã hội truyền thống của từng dân tộc như: thiết chế Bản mường của người Thái dựa trên lãnh thổ công, thiết chế dòng họ của người H’Mông...; những phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt và trong tín ngưỡng, hội hè của mỗi dân tộc, cùng với những món ăn đặc sản mang đậm nét của vùng cao Tây Bắc... là những tiềm năng lợi thế trong phát triển du lịch nhân văn rất hấp dẫn đối với du khách, nhất là du khách quốc tế. Thêm vào đó, tinh thần mến khách và lòng nhiệt thành của con người Điện Biên cũng là nền tảng vững chắc cho ngành du lịch phát triển.


3.1.2.2. Tiềm năng cơ bản phát triển hoạt động du lịch tỉnh Điện Biên

Bên cạnh các tiềm năng du lịch trong nội tỉnh, với vị trí địa lý khá đặc biệt, Điện Biên có thể mở rộng liên kết với các địa phương trong vùng và cả nước, đặc biệt là liên kết các tuyến du lịch quốc tế. Hiện các Công ty du lịch của các tỉnh trong khu vực đã có các cuộc khảo sát cho các tuyến: Vân Nam - Điện Biên - Luông Pha Bang - Phoong Sa Ly; Điện Biên - Luông Pha Bang - tỉnh Nan; U Đôm Xay - Điện Biên - Hạ Long - Hà Tĩnh; Vân Nam - Sa Pa - Điện Biên - Hạ Long..

Điện Biên nằm ở ngã ba biên giới giáp cả 2 nước Lào và Trung Quốc; trên tuyến biên giới Việt - Lào đã mở cửa khẩu quốc tế Tây Trang - Xốp Hùn và cửa khẩu chính Huổi Puốc - Na Son; trên tuyến biên giới Trung Quốc có lối mở A Pa Chải - Long Phú, hiện đang hoàn tất thủ tục để khai thông cửa khẩu với quy mô là cửa khẩu quốc gia.

Khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang đã được đầu tư xây dựng một số hạng mục, chính là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu với các tỉnh Bắc Lào và Tây Nam Trung Quốc.

3.1.2.3. Một số địa điểm du lịch chính của tỉnh Điện Biên

Tỉnh Ðiện Biên hiện có 18 di tích lịch sử được xếp hạng, bốn di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó, nổi bật là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Ðiện Biên Phủ. Bên cạnh đó, Ðiện Biên còn sở hữu hệ sinh thái rừng, hang động, hồ nước, điểm nước khoáng nóng, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, khu bảo tồn thiên nhiên, A Pa Chải, cánh đồng Mương Thanh là điều kiện thuận lợi cho du lịch sinh thái.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 11/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí