Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Điện Biên


Bảng 3.1: Địa điểm du lịch chính tại tỉnh Điện Biên


STT

Tên địa điểm

Ý nghĩa

Hình thức du lịch

I

Địa điểm du lịch là di tích lịch

sử


Lịch sử, cách mạng và học tập


Du lịch theo tour tìm hiểu văn hóa về nơi cội nguồn cách mạng

1

Đồi A1

2

Đồi C1

3

Đồi D1

4

Đồi E1

5

Hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm

Điện Biên Phủ

6

Thành Bản Phủ

7

Bảo tàng chiến thắng Điện Biên

II

Hồ, suối

Nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và thư giãn


Du lịch theo tour, theo nhóm

1

Hồ Pá Khoang

2

Suối khoáng nóng Hua Pe

3

Suối khoáng nóng Uva

III

Hang động

Khám phá, tìm hiểu và nghiên cứu


Du lịch theo nhóm

1

Động Pá Thơm

2

Hang Thẩm Púa

IV

Khác


Khám phá địa phương, trải nghiệm và giải trí


Du lịch sinh thái, phượt theo nhóm

1

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường

Nhé

2

Cực tây tổ quốc A Pa Chải

3

Cánh đồng Mường Thanh

4

Vườn anh đào Mường Phăng

5

Đèo Pha Đin

6

Tháp Chiềng Sơ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên - 8

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên)


Có thể chia điểm du lịch của Điện Biên thành các bốn nhóm khác nhau:

1, Du lịch di tích lịch sử văn hóa

Du lịch tham quan, tìm hiểu, giáo dục truyền thống cách mạng, tri ân, nghiên cứu, trải nghiệm các giá trị của Chiến thắng Điện Biên Phủ thông qua các di tích thuộc Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ; tham quan, tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Du lịch thăm lại chiến trường xưa gắn với các di tích thuộc Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ. Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch theo hướng trải nghiệm dựa trên các giá trị lịch sử như “Hành quân theo dấu chân Chiến dịch Điện Biên Phủ”, “Du lịch xe đạp thồ”.

2, Du lịch du lịch hồ, suối

Nhóm này cho phép du khách du lịch sinh thái tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái hồ Pá Khoang, Suối khoáng nóng Hua Pe, Suối khoáng nóng Uva. Loại hình du lịch này phù hợp với du lịch theo tour theo nhóm kết hợp với nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và thư giãn.

3, Du lịch hang động

Hiện nay Điện Biên có 2 hang động có thể khai thác tiềm năng du lịch là động Pá Thơm và hang Thẩm Púa. Tuy nhiên, đến nay điểm điểm du lịch này chưa thực sự phát triển, khác du lịch chủ yếu là các nhóm nhỏ những người trẻ tuổi thích khám phá và tìm hiểu về địa phương.

4, Nhóm khác

Nhóm này phù hợp với du lịch sinh thái, du lịch phượt theo nhóm với mục đích trải nghiệm. Nhóm này nổi bật có khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, Cực tây A Pa Chải, Cánh đồng Mường Thanh, con đèo huyền thoại Pha Đin. Đây đều là những địa điểm đã được du khách biết đến trong những năm gần đây.


3.2. Thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên

3.2.1. Tổ chức không gian phát triển du lịch

Hiện nay tỉnh xác định các nguyên tắc tổ chức không gian du lịch là khai thác hợp lý và có hiệu quả tài nguyên du lịch; mối liên hệ các khu chức năng thuận tiện; tạo không gian kiến trúc - cảnh quan hấp dẫn; hạn chế tối đa sử dụng đất nông nghiệp, tránh di chuyển dân cư, đảm bảo ít ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường; giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của cộng đồng.

Hiện nay không gian phát triển du lịch là phân khu chức năng chính “Khu DLQG Điện Biên Phủ - Pá Khoang” gồm: Khu Trung tâm đón tiếp, điều hành hoạt động Khu DLQG; khu tham quan quần thể Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ; khu sinh thái, nghỉ dưỡng hồ Pá Khoang; Trung tâm sinh thái, văn hóa, lịch sử và môi trường Mường Phăng và một số khu, điểm du lịch vệ tinh khác.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tổ chức các tuyến du lịch phù hợp đáp ứng yêu cầu của du khách: Hình thành tuyến du lịch xuyên quốc gia Điện Biên Phủ - Lào và kết nối với Thái Lan, Myanma và các nước ASEAN khác qua cửa khẩu quốc tế Tây Trang, cửa khẩu Huổi Puốc Na Son. Tỉnh cũng mở rộng và nâng cao chất lượng tuyến du lịch liên vùng: Tuyến kết nối Khu DLQG Điện Biên Phủ - Pá Khoang (Điện Biên) với Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai... hoặc hướng ngược lại theo quốc lộ 6, quốc lộ 12, quốc lộ 4D. Tuyến kết nối Khu DLQG Điện Biên Phủ - Pá Khoang (Điện Biên) với Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La theo quốc lộ 279. Và phát triển các tuyến nội vùng từ Khu DLQG Điện Biên Phủ - Pá Khoang đi các điểm du lịch phụ cận trong khu du lịch.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm này có thể nói rằng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp những khó khăn, thách thức như: sản phẩm du


lịch chưa phong phú và chất lượng chưa cao; số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn rất hạn chế, đặc biệt doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế; chưa tổ chức được các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tại các nước có nguồn khách lớn và có khả năng phát triển như Pháp, Thái Lan, Hàn Quốc; giá vé máy bay chặng Hà Nội - Điện Biên ở mức khá cao và thường xuyên bị hoãn, hủy chuyến khi có điều kiện thời tiết không thuận lợi. Những khó khăn thách thức này đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, sự đầu tư kinh phí lớn hơn nữa từ ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp để giải quyết”.

3.2.2. Thực trạng về khách du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Ðược đánh giá là nhiều tiềm năng nhưng ngoài các di tích trong Quần thể di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ thì Ðiện Biên vẫn còn không ít các địa chỉ du lịch, danh thắng hấp dẫn chưa được khai thác hoặc khai thác chưa thực sự hiệu quả. Ðiều đó đặt ra vấn đề phải làm sao để “đánh thức” các tài nguyên du lịch này trở thành điểm du lịch hấp dẫn, góp phần vào sự phát triển chung của ngành Du lịch tỉnh. Nếu làm được điều này ngành du lịch tỉnh Điện Biên sẽ là một điểm đến lý tưởng không chỉ cho du khách trong nước mà còn cho du khách quốc tế.

Mặc dù chưa khai thác thác hết được tiềm năng du lịch của địa phương nhưng có thể nói trong những năm gần đây lượng khách du lịch đến với Điện Biên ngày càng nhiều, bảng số liệu cụ thể dưới đây cho thấy rõ được điều đó.


Bảng 3.2: Lượng khách và số ngày lưu trú của khách du lịch tại Điện Biên qua các năm


CHỈ TIÊU

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

So sánh 2018/2017

(%)

So sánh 2019/2018

(%)

Khách quốc tế

81.000

120.000

151.000

+48,15

+25,83

Khách nội địa

403.000

482.000

555.000

+19,60

+15,15

Tổng

484.000

602.000

705.000

+24,38

+14,61

Lượt lưu trú của

khách quốc tế

2,26

2,53

2,72

+11,95

+7,51

Lượt lưu trú của

khách nội địa

2,08

2,31

2,34

+11,06

+1,30

Tổng bình quân

2,17

2,42

2,53

+11,52

+4,55

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên)

Tổng số lượng khách đến với Điện Biên có sự tăng tương đối nhanh trong 3 năm 2017 - 2019. Năm 2017 tổng lượng khách đến Điện Biên là 484 ngàn người trong đó chủ yếu là khách nội địa, với 403 ngàn người. Năm 2018 tỉnh Điện Biên đón tổng số 602 ngàn khách du lịch tăng 24,38% so với năm 2018, trong đó số lượng khách quốc tế tăng khá ấn tượng từ 81 ngàn người năm 2018 lên 120 ngàn người năm 2019, tương ứng với 48,15%. Đến năm 2019, có 705 ngàn lượt khách đến với Điện Biên, tăng 16,61%, trong đó khách quốc tế tiếp tục tăng 25,83% và khách nội địa tăng 15,15%. Sự tăng lên về lượng du khách đến với tỉnh Điện Biên trong những năm qua không chỉ góp phần làm tăng ngân sách của tỉnh mà còn tạo ra công ăn việc làm mới cho hàng ngàn lao động điều phương. Điều này đã góp phần đáng kể các mục tiêu kinh tế - xã hội mà tỉnh đã đề ra.


Bên cạnh số lượng khách tăng lên thì số lượt lưu trú của khách du lịch trên địa bàn cũng có chiều hướng tăng. Cụ thể, số lượt lưu trú bình quân của khách du lịch đến với Điện Biên năm 2017 là 2,17 lượt, con số này tăng lên lần lượt là 2,42 lượt và 2,53 lượt vào năm 2018 và 2019. So sánh số lượt lưu trú bình quân của du khách quốc tế và du khách trong nước thấy được, thời gian lưu trú của khách quốc tế lâu hơn so với khách nội địa. Năm 2017 thời gian lưu trú của khách quốc tế là 2,26 ngày, trong khi đó thời gian lưu trú của khách nội địa lưu trú là 2,08 ngày. Năm 2018, thời gian lưu trú của hai nhóm khách này tăng lên lần lượt là 11,95% và 11,06%, tương ứng với 2,53 ngày và 2,31 ngày. Đến năm 2019, thời gian trung bình 1 khách quốc tế lưu trú là 2,72 ngày, so với 2,34 ngày của khách du lịch trong nước. Như vậy, có thể thấy, thời gian lưu trú của cả du khách quốc tế và nội địa đều tăng lên trong những năm qua.

Tuy nhiên, nếu so sánh với những địa phương khác thì thời gian lưu trú như vậy vẫn là quá ít so với tiềm năng du lịch của tỉnh. Bởi vì, thời gian lưu trú không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của ngành du lịch mà còn tác động tới các bên tham gia trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Chính vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh Điện Biên cần phải tiếp tục khai thác tốt các địa điểm du lịch mới bằng việc đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các dịch vụ đi kèm tại các địa điểm du lịch. Có như vậy mới thu hút và giữ chân khách du lịch đến và ở lại với tỉnh Điện Biên lâu hơn.

3.2.3. Thực trạng doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh Điện Biên

Song song với sự gia tăng về lượng du khách đến với Điện Biên, thì ngành du lịch của tỉnh cũng ghi nhận sự tăng lên đáng kể về doanh thu. Tuy nhiên so với tiềm năng thực sự của tỉnh thì những con số về doanh thu đối với ngành du lịch của tỉnh là thấp. Là một tỉnh có cảnh quan sơn thủy hữu tình, được thiên nhiên ưu đãi khi có nhiều khu du lịch sinh thái, có hệ thống hồ, thác và hang động, đặc biệt tỉnh còn có di tích lịch sử Điện Biên Phủ. Đây đều


là những địa danh có thể thu hút nhiều khách du lịch hơn nữa trong thời gian tới nếu ngành du lịch của tỉnh có những chiến lược và bước đi phù hợp, đặc biệt là những chiến lược để có thể thu hút du khách quốc tế.

Bảng 3.3: Doanh thu bình quân từ lĩnh vực du lịch của Điện Biên


Năm

Doanh thu

(Tỷ đồng)

Tốc độ tăng doanh thu

2017

710

+29,00%

2018

950

+33,8%

2019

1.155

+21,58%

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên)

Bảng số liệu trên cho thấy, doanh thu từ ngành du lịch của tỉnh trong 3 năm (2017 - 2019) đều có sự tăng trưởng khá nhanh. Năm 2017 doanh thu từ lĩnh vực du lịch của tỉnh chỉ đạt 710 tỷ đồng, năm 2018 doanh thu ngành du lịch của tỉnh đạt 950 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 33,8%. Đến năm 2019, tăng trưởng doanh thu ngành du lịch của tỉnh đạt 21,58%, với mức doanh thu đạt được là 1.155 tỷ đồng. Như đã đề cập ở trên, mặc dù doanh thu có sự tăng lên ngành nhưng quy mô doanh thu ngành du lịch của tỉnh vẫn còn rất hạn chế so với tiềm năng của tỉnh. Chính vì vậy, tỉnh Điện Biên cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách để nâng cao vị thế ngành du lịch của tỉnh hơn nữa trong những năm tới đây, có như vậy mới nâng cao thu nhập cũng như đời sống của đồng bào và nhân dân tỉnh Điện Biên.

3.3. Thực trạng quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên

3.3.1. Thực trạng quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên

Điện Biên được xác định là có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của khu vực Tây Bắc, giữ vị trí quan trọng trong an ninh quốc phòng, và đặc biệt là một tỉnh có tiềm năng du lịch của cả nước. Để phát huy vai trò quan trọng của mình, đặc biệt là vai trò của hoạt động du lịch, chính quyền tỉnh Điện Biên đã triển khai hoạch định hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh dựa


trên các định hướng của trung ương được ghi nhận trong các văn bản như: Luật du lịch số 09/2017/QH14, các nghị định, thông tư, như Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2018 của Bộ Chính Trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với hệ thống quan điểm, mục tiêu, giải pháp thống nhất: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác; đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là Quyết định số 1465/QĐ-TTg, ngày 24 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 23 tháng 5 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.Trên cơ sở đó, tỉnh Điện Biên đã ban hành các văn bản có liên quan để triển khai thực hiện trên toàn tỉnh. Có thể thấy Điện Biên đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác định hướng phát triển du lịch và đã xây dựng, triển khai quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Với vai trò và tiềm năng về du lịch của mình, Điện Biên đã triển khai các dự án xây dựng quy hoạch phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

Bảng 3.4: Quy hoạch công trình, dự án du lịch theo phân kỳ thực hiện


STT

Tên dự án

Phân kỳ thực hiện

A

Nhóm dự án quy hoạch


1

Quy hoạch phân khu khu chức năng du lịch

sinh thái Hồ Pá Khoang và quy hoạch chi tiết các khu chức năng


Đến 2020



2

Quy hoạch chi tiết khu trung tâm điều hành du lịch kết hợp khu du lịch sinh thái hồ Huổi

Phạ


Đến 2020


Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 11/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí