1.1.1.2. Các loại hình du lịch
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường và trên cơ sở của tài nguyên du lịch có khả năng khai thác và các điều kiện phát triển du lịch, người ta thường kết hợp các yếu tố này với nhau để xác định các loại hình du lịch. Mục đích của việc xác định các loại hình du lịch nhằm vào việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, của địa phương và định hướng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch. Hoạt động du lịch diễn ra rất phong phú và đa dạng. Tùy thuộc vào cách phân chia mà có các loại hình du lịch khác nhau. Mỗi loại hình du lịch đều có những tác động nhất định lên môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động du lịch có sự đan xen giữa các loại hình du lịch trong quá trình phục vụ khách du lịch.
Việc phân chia các loại hình du lịch căn cứ vào những tiêu chí sau đây:
- Căn cứ vào phạm vi địa lý lãnh thổ:
+ Du lịch nội địa: là khách du lịch thực hiện chuyến đi du lịch trong phạm vi quốc gia của mình.
+ Du lịch quốc tế: là sự di chuyển từ nước này sang nước khác, du khách phải ra khỏi vùng lãnh thổ biên giới và tiêu bằng ngoại tệ nơi họ đến du lịch.
- Căn cứ vào mục đích của chuyến đi:
+ Du lịch tham quan văn hóa - lịch sử: Đây là một loại hình du lịch mang tính phổ biến nhất và cốt lõi của các chương trình du lịch. Con người khi đi du lịch với những mục đích khác nhau, nhưng cái chủ yếu vẫn là tìm hiểu truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, nếp sống của cộng đồng dân cư nơi họ đến du lịch. Vì thế, việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn và xã hội ở đây để phục vụ du khách (trong đó có cả khách du lịch trong nước lẫn khách du lịch quốc tế) đóng một vai trò quyết định.
+ Du lịch nghỉ dưỡng: Du lịch được coi như một phương tiện nhằm tái hồi sức lao động của con người sau những ngày tháng lao động vất vả. Loại hình du lịch nghỉ dưỡng được phân ra thành ba loại khác nhau theo tiêu thức
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên - 1
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên - 2
- Nội Dung Chủ Yếu Của Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Cấp Tỉnh
- Hệ Thống Chính Sách, Pháp Luật Của Chính Quyền Trung Ương
- Kinh Nghiệm Từ Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại Tỉnh Sơn La
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
địa lý, đó là: Du lịch nghỉ dưỡng ven biển và đảo; du lịch nghỉ dưỡng ở vùng núi và du lịch nghỉ dưỡng ở vùng nước khoáng.
+ Du lịch công vụ: Đây là loại hình du lịch của những người đi công tác, dự hội nghị, hội thảo, thăm dò đầu tư, thương mại và kết hợp với mục đích du lịch. Số lượng khách đi theo loại hình du lịch này rất lớn và nhiều nước đặt ra mục tiêu là trung tâm hội nghị, hội thảo và triển lãm của thế giới và khu vực.
+ Du lịch thăm thân nhân: Đây là loại hình du lịch phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thế giới rộng mở, con người có thể đi làm việc và định cư ở bất cứ nơi nào trên trái đất, họ mong muốn trở về quê hương để thăm người thân kết hợp với du lịch.
+ Du lịch chữa bệnh: Là một trong những loại hình du lịch phát triển từ xa xưa, loại hình du lịch này chủ yếu phát triển tại những nơi có nguồn nước khoáng, vùng núi và vùng ven biển với mục tiêu khai thác các tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, không khí, cỏ cây…) phục vụ việc điều dưỡng và chữa bệnh cho con người.
+ Du lịch thể thao: Loại hình du lịch này gồm hai nhóm, đó là du lịch thể thao dành cho các vận động viên thi đấu và khách du lịch đi xem các sự kiện thi đấu thể thao. Đối với loại thứ nhất, du lịch phục vụ các đoàn vận động viên đi thi đấu trong các giải thế giới, khu vực hoặc đi tập huấn kết hợp với tham quan du lịch. Loại thứ hai là các cổ động viên, khán giả đi xem các cuộc thi đấu thể thao kết hợp với tham quan du lịch.
+ Du lịch tôn giáo: Tôn giáo, tín ngưỡng đã hình thành và tồn tại hàng ngàn năm nay. Con người ngoài đời sống vật chất còn có đời sống tinh thần, trong đó có vấn đề tâm linh. Một bộ phận dân cư đã hình thành các tôn giáo: thiên chúa giáo, phật giáo, đạo hồi,…Các tín đồ đạo giáo hình thành nhu cầu tín ngưỡng được bộc lộ rõ nét trong các cuộc hành hương đến nơi có ý nghĩa tâm linh. Xuất phát từ nhu cầu trên, loại hình du lịch tôn giáo đã hình
thành, tồn tại lâu đời và phổ biến ở các quốc gia.
+ Du lịch giải trí: Là một nhu cầu không thể thiếu được của du khách, vì vậy, ngoài thời gian tham quan du khách còn phải được thư giãn, nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe sau khoảng thời gian làm việc căng thẳng, do đó các khu vui chơi cần phải có các chương trình vui chơi giải trí cho du khách.
+ Du lịch mạo hiểm. Đây là loại hình du lịch giành cho những người yêu thích mạo hiểm để chứng tỏ lòng cam đảm và ý chí kiên cường như: trèo cao, vượt thác, vượt sóng đại dương,…v.v. Loại hình du lịch này chủ yếu phát triển ở những nước Châu Âu và Châu Mỹ.
+ Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. Khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch này nhằm thưởng thức phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ và trở về với đời sống tự nhiên hoang dã.
- Căn cứ vào việc sử dụng các phương tiện vận chuyển khách du lịch, người ta đưa ra hai tiêu chí để xác định loại hình du lịch:
+ Căn cứ việc sử dụng phương tiện vận chuyển khách du lịch đến điểm du lịch: gồm du lịch bằng đường không, du lịch bằng đường bộ, du lịch bằng đường sắt, du lịch bằng tàu biển và du lịch bằng tàu thủy.
+ Căn cứ vào việc khách du lịch sử dụng phương tiện vận chuyển tại điểm đến du lịch. Các phương tiện vận chuyển khách du lịch tại các khu du lịch, các điểm du lịch rất phong phú và đa dạng, trước hết bằng ô tô, sau đó là các loại xe thô sơ như: xích lô, ngựa kéo, trâu, bò kéo hoặc bằng thuyền, bằng xe kéo bằng ắc quy, cáp treo,…v.v
1.1.1.3. Thị trường du lịch
Khái niệm
“Thị trường du lịch chỉ là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch”.
Phân loại thị trường du lịch
Phân loại thị trường theo phạm vi lãnh thổ
- Thị trường du lịch quốc tế là thị trường mà ở đó cung thuộc một quốc gia còn cầu thuộc một quốc gia khác.
Trên thị trường du lịch quốc tế các doanh nghiệp du lịch của một quốc gia kết hợp với doanh nghiệp nước khác đáp ứng nhu cầu của các doanh nhân nước ngoài. Quan hệ tiền - hàng được hình thành và thực hiện ở ngoài biên giới quốc gia.
- Thị trường du lịch nội địa là thị trường mà ở đó cung và cầu du lịch đều nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia. Trên thị trường nội địa, mối quan hệ nảy sinh do việc thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch là mối quan hệ kinh tế trong một quốc gia. Vận động tiền - hàng chỉ di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác.
Phân loại theo đặc điểm không gian của cung và cầu du lịch:
- Thị trường gửi khách:
Là thị trường mà tại đó xuất hiện nhu cầu du lịch. Du khách xuất phát từ đó để đi đến nơi khác để tiêu dùng du lịch.
- Thị trường nhận khách:
Là thị trường mà tại đó đã có cung du lịch, có đầy đủ các điều kiện sẵn sàng cung ứng các dịch vụ tiêu dùng sản phẩm du lịch.
Phân loại theo thực trạng thị trường du lịch:
- Thị trường du lịch thực tế: Là thị trường mà dịch vụ hàng hóa du lịch thực hiện được, đã diễn ra các hoạt động mua - bán sản phẩm du lịch.
- Thị trường du lịch tiềm năng: Là thị trường mà ở đó thiếu một số điều kiện để có thể thực hiện được dịch vụ hàng hóa du lịch, sẽ diễn ra các hoạt động mua - bán sản phẩm ở tương lai.
- Thị trường du lịch mục tiêu (The Target Market): Những khu vực thị trường được chọn để sử dụng thu hút du khách trong một thời gian kinh doanh nhất định. Việc tiếp cận thị trường mục tiêu đòi hỏi phải phân tích tiềm
năng buôn bán của một hay các khu vực thị trường, nó bao gồm việc xác định số lượng du khách hiện nay cũng như du khách tiềm năng và đánh giá mức tiêu xài mỗi ngày của mỗi du khách.
Sự tuyển chọn thị trường mục tiêu giúp các nhà Marketing dễ dàng giải quyết việc sử dụng phương tiện quảng cáo để đạt tới thị trường đó.
1.1.1.4. Phát triển du lịch
- Phát triển du lịch phải được xác định dựa trên sự hiểu biết về thị trường du lịch, xu hướng và thị hiếu khách du lịch. Vì vậy, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm và tiếp thị là một sự kết nối liên tục trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch. Sự liên kết giữa thị trường và sản phẩm phải tuân theo các quy luật cơ bản của thị trường, đó là các quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị.
- Phát triển sản phẩm du lịch có thể tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau như:
+ Các yếu tố thu hút và phục vụ khách bao gồm cơ sở hạ tầng (đường xá, điện nước, thông tin liên lạc, các loại phương tiện vận chuyển khách), cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách (các cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí, mua sắm...), nhân viên phục vụ và cơ sở vật chất và tiện nghi khác; đặc biệt là vấn đề tiếp thị, quảng cáo và xây dựng hình ảnh cho điểm đến.
+ Theo một hướng tiếp cận khác, phát triển sản phẩm du lịch bao gồm phát triển những điểm tham quan, các hoạt động và các dịch vụ đa dạng phục vụ khách.
Trong hai cách tiếp cận trên, cách thứ nhất đóng một vai trò quyết định đến việc phát triển sản phẩm du lịch tại các điểm đến du lịch.
Mặt khác, phát triển sản phẩm du lịch của một điểm đến không chỉ phục vụ cho khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa mà cả đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư xung quanh.
Phát triển sản phẩm du lịch là một quá trình mà trong đó các giá trị của
một địa điểm cụ thể được sử dụng tối đa để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước, khách du lịch quốc tế và người dân địa phương.
1.1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động du lịch
a. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của một quốc gia, một vùng, một địa phương như địa hình, rừng, biển, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên thực vật, động vật... có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành các trung tâm, khu, điểm đến du lịch và tính bền vững của các sản phẩm du lịch. Thực tiễn cho thấy, một quốc gia, vùng và địa phương có nhiều cảnh đẹp tự nhiên, có khí hậu ấm áp, có rừng, biển, động vật, thực vật phong phú…cùng với vị trí ở vào nơi có hệ thống giao thông thuận lợi thì luôn có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu. Đồng thời, nơi đó cũng sẽ có khả năng đáp ứng các yêu cầu của nhiều loại hình du lịch với các đối tượng khác nhau góp phần thúc đẩy mạnh HĐDL phát triển.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế: Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Để giải quyết nhu cầu ăn, ở, đi lại nghỉ ngơi du lịch của con người, những cái thiết yếu nhất đối với khách du lịch như mạng lưới đường giao thông, phương tiện giao thông, khách sạn, nhà hàng... khó có thể trông cậy vào một nền kinh tế yếu kém. Công nghiệp phát triển kéo theo sự tập trung dân cư, tăng nhu cầu đi du lịch; du lịch không thể phát triển được nếu như không đảm bảo việc ăn uống cho du khách và mạng lưới giao thông cũng là một trong những tiền đề kinh tế quan trọng nhất để phát triển du lịch.
Dân cư và lao động: Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội. Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số lượng lao động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển của kinh tế du lịch. Số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, cấu trúc, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Nhu cầu du lịch của con người tùy thuộc vào đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư. Việc nghiên cứu, phân tích kết cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu nghỉ ngơi du lịch có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch.
Điều kiện sống của dân cư: Điều kiện sống của dân cư là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống (vật chất, tinh thần) của con người đạt tới trình độ nhất định. Không có mức thu nhập cao thì khó có thể nghĩ đến việc nghỉ ngơi du lịch. Cùng với việc tăng mức thu nhập thực tế, các điều kiện sống khác cũng phải liên tục được cải thiện. Những nước kinh tế phát triển, có mức thu nhập cao tính bình quân theo đầu người, nhu cầu và hoạt động du lịch trên thực tế phát triển mạnh mẽ nhất.
Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch: Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển du lịch. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch có tính chất KT-XH và là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Nhu cầu nghi ngờ ra đời ở một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất, là kết quả tác động tổng hợp của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, tăng mật độ và sự tập trung dân cư vào các thành phố, kéo dài tuổi thọ...
Thời gian rỗi: Du lịch trong nước và quốc tế không thể phát triển được nếu con người thiếu thời gian rỗi. Nó thật sự trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy HĐDL. Thời gian rỗi là thời gian cần thiết cho con người để nâng cao học vấn, phát triển trí tuệ, hoàn thành các chức năng xã hội, tiếp xúc với bạn bè, vui chơi giải trí…Thời gian rỗi là phần thời gian ngoài giờ làm việc, trong đó diễn ra các hoạt động nhằm hồi phục và phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần của con người. Một cách đầy đủ nhất, có thể hiểu thời gian rỗi là thời gian cần thiết cho việc hồi phục sức lực của con
người đã bỏ ra để tạo nên sản phẩm nào đấy trong điều kiện bình thường của sản xuất… và cả thời gian cần thiết cho việc phục hồi mở rộng để đảm bảo tiếp tục nâng cao năng suất lao động. Nguồn quan trọng nhất làm tăng thời gian rỗi là giảm độ dài của tuần làm việc và giảm thời gian của công việc nội trợ. Nhiều nước đã thực hiện chế độ tuần làm việc 5 ngày.
c. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa, lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp việc sản xuất dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ.
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của HĐDL. Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn (văn hóa) có thể sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu về chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch. Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa - lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Xét về cơ cấu, tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm: Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.
Các tài nguyên thiên nhiên gồm: Địa hình, khí hậu, suối nước khoáng, biển, sông, hồ, thực vật, động vật, rừng, núi…
Tài nguyên nhân văn: Các tượng đài kiến trúc, công trình văn hóa (viện bảo tàng, triển lãm trưng bày nghệ thuật, nhà hát, thư viện...), các di tích văn hóa, lịch sử, các loại hình văn hóa phi vật thể (lễ hội, âm nhạc cổ truyền, nghệ thuật...).
Mặt khác, tài nguyên du lịch đa dạng, giàu bản sắc cả về thiên nhiên