Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam - 20


Trên cơ sở 4 loại mô hình quản lý đang hoạt động ở các điểm DLCĐ (mô hình hợp tác xã tại bản Lác-huyện Mai Châu; mô hình Chi hội DLCĐ tại các xóm Mu, Khướng, Mòn, Sát Thượng, huyện Lạc Sơn; mô hình Công ty cổ phần DLCĐ tại các xóm Ké, Đức Phong, Sưng, huyện Đà Bắc; mô hình doanh nghiệp du lịch liên kết, hợp đồng thống nhất, chia lợi nhuận với các hộ gia đình khai thác kinh doanh DLCĐ tại xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc) tiến hành rà soát, xem xét tính hợp lý của những mô hình để hoàn thiện hoặc chuyển đổi mô hình quản lý hoạt động sao cho thích hợp với tình hình cụ thể của từng tỉnh, khả năng quản lý của CĐDC; đảm bảo phát triển bền vững DLCĐ. Khuyến khích hình thành mô hình hợp tác xã tích hợp, trong đó có quản lý hoạt động DLCĐ, quản lý sản xuất và tiêu thụ hàng thủ công, hàng nông sản sạch… hoàn toàn do CĐDC làm chủ.

4.3.2.2. Với tỉnh Sơn La

- Xây dựng và triển khai đề án phát triển du lịch cộng đồng

Xây dựng Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Sơn La đến năm 2030” với quan điểm, mục tiêu cụ thể về KTXH và môi trường phù hợp với đặc điểm tài nguyên, KTXH của Sơn La. Đề án cần chú trọng PTDLCĐ tại 4 khu vực chính là khu vực lòng hồ Sơn La (chủ yếu trên địa phận các huyện Quỳnh Nhai, Mường La), thành phố Sơn La, 2 huyện Vân Hồ - Mộc Châu. Rà soát các điểm có tiềm năng cần phát triển theo lộ trình để đưa vào danh mục những dự án ưu tiên đầu tư. Đánh giá thị trường đối với DLCĐ của Sơn La làm cơ sở để phát triển các sản phẩm DLCĐ phù hợp và quảng bá theo thị trường.

Xây dựng quy hoạch cụ thể cho các điểm DLCĐ thuộc KDLQG Mộc Châu. Các quy hoạch này phải phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt để quản lý đầu tư, bảo vệ tài nguyên và khai thác có hiệu quả TNDL.

Xây dựng Đề án “Bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số Sơn La cho phát triển du lịch cộng đồng”, trong đó, nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, tư liệu hóa một số lễ hội, lễ nghi của các dân tộc như: lễ hội Hoa Ban của người Thái tại huyện Vân Hồ; lễ cấp sắc của dân tộc Dao; lễ Pang A, lễ cúng bản của dân tộc La Ha; lễ Kin khảu hó của dân tộc Lào... Sưu tầm và phổ cập một số điệu xòe đặc trưng của Sơn La tại các điểm DLCĐ của tỉnh; kiểm


kê các di sản văn hoá của 9 dân tộc có dân số đông ở Sơn La (Thái, Mông, Dao, Mường, Xinh Mun, Khơ Mú, La Ha, Lào, Kháng) để phát triển sản phẩm phù hợp.

Để thực hiện các định hướng PTDLCĐ đã được đề ra, cần thiết:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Hỗ trợ hạ tầng theo hướng đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kết nối các tuyến đường lớn đến các điểm DLC. Trước mắt, thực hiện tại KDLQG Mộc Châu, hồ Sơn La để thúc đẩy PTDLCĐ.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư để PTDL ở các khu vực có các TNDL đặc sắc của tỉnh, qua đó tăng cường thu hút khách du lịch, tạo nguồn khách cho DLCĐ tại khu vực hồ Sơn La, Ngũ động Bản Ôn, rừng Pó Cốp, rừng đặc dụng Xuân Nha, cửa khẩu Lóng Sập… Bên cạnh đó, đẩy mạnh hình thành tuyến du lịch quốc tế đi từ Mộc Châu sang Lào (đây là tuyến liên quốc gia quan trọng, đi qua cửa khẩu Lóng Sập) và sang những nước ASEAN khác (Myanma, Thái Lan) để tạo nguồn khách quốc tế đến các điểm DLCĐ. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các sản phẩm nông nghiệp theo chương trình OCOP tại KDLQG Mộc Châu để du khách có điều kiện trải nghiệm nghỉ tại các homestay.

Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam - 20

- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ và ban hành các quy định quản lý hoạt động du lịch cộng đồng

Rà soát việc thực hiện các nội dung hỗ trợ PTDLCĐ theo Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La; xác định rõ những tồn tại, nguyên nhân để điều chỉnh theo thực tế để ban hành cho giai đoạn 2021-2030. Đặc biệt cần đánh giá lại các điều kiện để được vay vốn theo lãi suất thấp (bằng với mức lãi suất đối với chương trình cho các hộ nghèo vay vốn) đối với những hộ gia đình có mong muốn tham gia hoạt động du lịch.

Rà soát hoạt động của tất cả các điểm DLCĐ trên toàn tỉnh, xác định kịp thời các điểm phát triển tự phát, không đúng quy hoạch để có hướng xử lý và ban hành các quy định về quản lý hoạt động DLCĐ trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn các điểm DLCĐ áp dụng mô hình quản lý phù hợp với thực tiễn của mỗi địa phương; đảm bảo khai thác tài nguyên để DLCĐ hiệu quả và bền vững hơn.

Phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn DLCĐ của ASEAN đến các hộ gia đình. Phấn đấu đến 2025, có ít nhất 5 hộ được công nhận đạt chuẩn, làm tiền đề nhân rộng ra các địa bàn khác.


4.2.2.3. Với tỉnh Điện Biên

- Xây dựng nội dung phương án phát triển du lịch trong Quy hoạch tỉnh và xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng

Do “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Điện Biên” được xây dựng từ 2007 đã hết hiệu lực nên Điện Biên cần tổng kết, xem xét kết quả thực hiện quy hoạch này, trên cơ sở đó, xây dựng phương án PTDL Điện Biên đến năm 2030 để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh theo tinh thần Luật Quy hoạch 2017. Quy hoạch này tạo cơ sở quản lý, đầu tư cho PTDL của tỉnh, qua đó giúp DLCĐ phát triển. Phương án PTDL Điện Biên cần phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 và tuân thủ các nguyên tắc và các nội dung về quy hoạch PTDL theo điều 20 và 21 của Luật Du lịch. Phương án PTDL cũng cần có các định hướng chung về PTDLCĐ làm căn cứ để xây dựng các đề án về PTDLCĐ của tỉnh.

Xây dựng Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Điện Biên đến năm 2030” theo các nguyên tắc đã nêu ở mục 2.1.2, đảm bảo phù hợp với đặc điểm tài nguyên, KTXH của tỉnh. So sánh với các tỉnh lân cận (Sơn La, Hòa Bình), Điện Biên không có nhiều tiềm năng cho PTDLCĐ nên các mục tiêu đặt ra cho PTDLCĐ cần được đề xuất phù hợp để có thể thực hiện được. Cần đánh giá đầy đủ các yếu tố khi rà soát các điểm có tiềm năng PTDLCĐ để đưa vào đề án, trong đó nên chú trọng các địa điểm ưu tiên phát triển nằm ở huyện Điện Biên (bản Mển, xã Thanh Nưa; bản Ten, xã Thanh Xương; bản Pe luông, xã Thanh Luông; bản Uva, xã Noong Luống, bản Co Mỵ và bản Hoong Lếch Cang, xã Thanh Chăn) và một số bản thuộc thành phố Điện Biên Phủ (bản Phiêng Lơi, bản Noong Chứn, Noong Bua, Him Lam 2).

Bổ sung, điều chỉnh chương trình kế hoạch đã ban hành về thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” trên địa bàn, trong đó cần chú ý những nội dung về PTDLCĐ: Đề án “Đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch Điện Biên”, Đề án “Xây dựng bản văn hóa dân tộc để phát triển du lịch ở Điện Biên” phù hợp quan điểm, và các mục tiêu đã xác định, đảm bảo QLNN thống nhất về quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

- Triển khai các định hướng phát triển du lịch cộng đồng đã có

Tăng tốc tiến độ những dự án thành phần gắn với “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ-Pá Khoang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được phê duyệt để tạo sự lan tỏa và thu hút khách, tạo điều kiện cho


DLCĐ của tỉnh phát triển. Triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ gắn với phát triển du lịch đến năm 2025” và tăng cường các nguồn vốn cho đầu tư hạ tầng, kết nối các tuyến đường lớn đến các điểm DLCĐ để tạo điều kiện thuận lợi cho DLCĐ tại đây phát triển.

Phát triển các sản phẩm tại các khu vực ưu tiên khác của tỉnh để tạo điều kiện cho PTDL và DLCĐ. Các khu vực bao gồm: cụm Thị xã Mường Lay (cảnh quan Sông Đà, kết hợp với giao thông thủy, nuôi trồng và khai thác thủy sản, dịch vụ văn hóa, văn nghệ, lễ hội đua thuyền đuôi én gắn với văn nghệ dân gian, lễ hội truyền thống, thể thao nước); cụm các địa phương còn lại (thành Sam Mứn, thành Bản Phủ, cảnh quan Pha Đin, đền thờ Hoàng Công Chất, khoáng nóng Uva, động Pa Thơm, thắng cảnh thiên nhiên Mường Nhé, chinh phục điểm cao cực Tây của Tổ quốc - A Pa Chải).

Đánh giá thị trường đối với DLCĐ của Điện Biên, làm cơ sở phát triển các sản phẩm DLCĐ và XTQB theo thị trường. Điện Biên có đặc điểm tương đối khác với Sơn La và Hòa Bình. Là tỉnh có đường hàng không từ Điện Biên Phủ đi Hà Nội, có quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ - một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt của cả nước và là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vì thế, thị trường du lịch quốc tế của Điện Biên cần tập trung vào khối các nước sử dụng Pháp ngữ, các nước ASEAN, Đông Bắc Á qua cửa khẩu hàng không và cửa khẩu đường bộ (Huổi Puốc và Tây Trang với Lào và cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú với Trung Quốc). Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển Lễ hội Hoa Ban trở thành một hoạt động thường niên, kết hợp quảng bá các sản phẩm DLCĐ của tỉnh.

- Ban hành chính sách, quy định quản lý hoạt động du lịch cộng đồng

Nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương nói chung và Sơn La nói riêng để ban hành chính sách hỗ trợ PTDLCĐ cho giai đoạn 2021-2030, phù hợp với đặc điểm địa phương và các quy định của Luật Du lịch 2017. Chính sách hỗ trợ cần được thể hiện cả ở chính sách hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp, thông qua lồng ghép trong Đề án “Xây dựng bản văn hóa dân tộc ở Điện Biên” để phát huy tối đa các nguồn vốn dành cho DLCĐ.


Ban hành các quy định về quản lý hoạt động DLCĐ trên địa bàn tỉnh. Lựa chọn và áp dụng thí điểm mô hình quản lý DLCĐ phù hợp với một hoặc một số bản DLCĐ để nhân rộng ra các điểm DLCĐ khác, góp phần PTDLCĐ bền vững. Phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn DLCĐ của ASEAN đến các hộ gia đình, phấn đấu đến năm 2030 có từ 3-5 hộ được công nhận đạt chuẩn, làm tiền đề nhân rộng ra các địa bàn khác.

- Hợp tác phát triển du lịch cộng đồng

Mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác để tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức (ở trong nước, ngoài nước) về quản lý và PTDLCĐ. Thực hiện có hiệu quả hợp tác giữa Điện Biên với các tỉnh của nước bạn Lào cũng như với các tỉnh thuộc Thái Lan, Trung Quốc; lồng ghép các chương trình hợp tác và đề xuất hợp tác cụ thể hàng năm về PTDL nói chung và DLCĐ nói riêng trong các hợp tác này, đặc biệt hợp tác với Thái Lan trong việc học tập kinh nghiệm về quản lý và PTDLCĐ.

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Thứ nhất, cần sớm cụ thể hoá các chính sách PTDLCĐ của Nhà nước trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Bắc, đặc biệt các nội dung về PTDLCĐ đã được nêu trong Luật Du lịch (Điều 19) trong các Nghị định của Chính phủ theo hướng quy định cụ thể mức ưu đãi cho các đối tượng tham gia PTDLCĐ. Lồng ghép các nội dung hỗ trợ PTDLCĐ trong “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” theo tinh thần Nghị quyết số 12/NQ-CP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 về phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, xây dựng cơ chế điều phối có hiệu quả các hoạt động PTDL nói chung và DLCĐ nói riêng cho các tỉnh vùng Tây Bắc, trong đó lồng ghép các hoạt động XTQB du lịch về DLCĐ, phát triển nhân lực cho DLCĐ trong chương trình PTDL vùng Tây Bắc.

Thứ hai, tăng cường nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho PTDL nói chung và DLCĐ nói riêng. Trước hết, kéo dài thời gian thực hiện “Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016-2020 đến năm 2025” với việc ưu


tiên đầu tư cho các KDLQG ở các địa bàn trọng điểm PTDL, khu vực vùng sâu, vùng xa nhưng có tiềm năng du lịch; ưu tiên hỗ trợ cho các tỉnh nghèo, không tự cân đối được ngân sách để các KDLQG (KDLQG hồ Hòa Bình, KDLQG Mộc Châu, KDLQG Điện Biên Phủ-Pá Khoang) có điều kiện tiếp cận nguồn vốn trên.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ thực hiện phát triển mô hình DLCĐ gắn với xây dựng nông thôn mới, gắn với PTDL nông nghiệp, nông thôn (theo thông điệp “Du lịch và phát triển nông thôn” năm 2020 của UNWTO), gắn kết cụ thể các hoạt động du lịch với các chuỗi giá trị nông nghiệp (từ định hướng và hình thức tổ chức sản xuất nông sản, đến sản xuất các loại hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản và phục vụ cho du lịch nông thôn...); hỗ trợ để đưa các sản phẩm OCOP vào tiêu dùng du lịch (các sản phẩm OCOP đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, bao bì mẫu mã hấp dẫn) thông qua việc sử dụng trực tiếp các sản phẩm tại điểm du lịch, trải nghiệm sản phẩm, phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe hoặc làm quà tặng, đồ lưu niệm... Xây dựng đường giao thông kết nối đến các điểm du lịch, tạo điều kiện cho DLCĐ phát triển và góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Bộ VHTTDL tăng cường đầu tư cho công tác bảo tồn, đặc biệt là cho các di tích đặc biệt và các di tích cấp quốc gia. Đồng thời Bộ hỗ trợ các tỉnh vùng Tây Bắc trong việc nghiên cứu, đánh giá và xác định các sản phẩm DLCĐ đặc thù trên cơ sở các giá trị văn hóa đặc trưng của từng tỉnh.

Thứ ba, Bộ VHTTDL hỗ trợ về chuyên môn cho các tỉnh vùng Tây Bắc trong việc cụ thể hóa “Tiêu chuẩn quốc gia về Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê” (TCVN7800:2017) phù hợp với tính chất đặc thù của các tỉnh vùng Tây Bắc. Bên cạnh đó, Bộ hỗ trợ các cơ sở đào tạo về du lịch trong vùng Tây Bắc nâng cao năng lực đào tạo nhân lực cho du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ VHTTDL hoàn thiện xây dựng khung tiêu chuẩn kỹ năng nghề, đặc biệt các nghề có liên quan đến du lịch cộng đồng. Đảm bảo phù hợp với quốc tế và triển khai áp dụng trong các cơ sở đào tạo nghề du lịch ở Việt Nam.

4.3.2. Đối với Hiệp hội du lịch Việt Nam

- Hỗ trợ các tỉnh trong vùng Tây Bắc kết nối các doanh nghiệp du lịch ở các tỉnh vùng Tây Bắc; thành lập các Chi hội DLCĐ trực thuộc Hiệp hội du lịch các


địa phương để cùng với Chi hội DLCĐ Việt Nam (trực thuộc Hiệp hội Du lịch Việt Nam) hình thành mạng lưới kết nối các thành viên (các doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia PTDLCĐ…) tại các tỉnh vùng Tây Bắc; tổ chức các đoàn du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị (famtrip), hỗ trợ đưa khách đến các điểm DLCĐ và hỗ trợ nghiệp vụ cho các thành viên trong mạng lưới DLCĐ các tỉnh vùng Tây Bắc.

- Tăng cường cơ chế đối thoại công tư ở cấp quốc gia và cấp tỉnh liên quan đến PTDLCĐ, hỗ trợ các địa phương vùng Tây Bắc trong việc liên kết cùng XTQB cho DLCĐ thông qua các hội chợ do Hiệp hội tổ chức (VITM Hà Nội, VITM Cần Thơ…).


Kết luận chương 4

Chương 4 của luận án trình bày những quan điểm, một số định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc. Những định hướng và giải pháp này được đề xuất phù hợp với lý luận về QLNN đối với PTDLCĐ, thực tế QLNN đối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc và kinh nghiệm trong QLNN đối với PTDLCĐ trong nước và quốc tế.

Những quan điểm lớn về hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ được đề xuất đến năm 2030. Trong đó nhấn mạnh việc hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ phải gắn với thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy về vai trò và những đóng góp của DLCĐ trong phát triển KTXH của địa phương nói riêng và của cả vùng Tây Bắc nói chung; hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về kinh tế nói chung, về DLCĐ nói riêng…

Những định hướng và một số giải pháp được đề xuất liên quan đến thay đổi cách làm trong việc xây dựng chiến lược, xây dựng quy hoạch PTDLCĐ; hoàn thiện các chính sách, quy định về PTDLCĐ và tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến PTDLCĐ… Nhìn chung, để thực hiện có hiệu quả các định hướng nêu trên, các giải pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ và theo các giai đoạn. /.


KẾT LUẬN


Với những đặc điểm riêng biệt của DLCĐ như đã chỉ ra, việc PTDLCĐ đòi hỏi một cách tiếp cận lâu dài, hướng tới mục đích tối đa hóa lợi ích cho CĐDC và hạn chế các tác động tiêu cực của du lịch đối với CĐDC và tài nguyên, môi trường của họ. Vùng Tây Bắc là vùng giàu tiềm năng PTDL, đặc biệt là các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Với TNDL hấp dẫn, những năm qua, PTDLCĐ ở vùng Tây Bắc đã đạt được những thành công đáng kể, có những tác động nhất định đến KTXH, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo, tạo thêm nguồn sinh kế mới và thu nhập cho CĐDC. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, PTDLCĐ ở vùng Tây Bắc còn bộc lộ khá nhiều hạn chế mà một trong những nguyên nhân quan trọng là vai trò QLNN tại khu vực chưa được thực thi đầy đủ. Mặc dù các địa phương trong khu vực đã rất chủ động và tích cực trong việc thể hiện vai trò của QLNN, tuy nhiên, QLNN đối với PTDLCĐ ở các tỉnh vùng Tây Bắc vẫn còn những hạn chế nhất định; các định hướng, mục tiêu cụ thể cho PTDLCĐ chưa được thể hiện rõ ràng; các chính sách đẩy mạnh PTDLCĐ đã được ban hành nhưng chưa thể đi sâu vào cuộc sống…

So với mục đích, nhiệm vụ đặt ra, luận án đã thực hiện được các nội dung sau: Một là, đã hệ thống hóa được những nội dung cơ bản, cốt lõi về QLNN đối với PTDLCĐ; làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, mối quan hệ giữa các chủ thể quản lý trong QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh. Luận án đã xây dựng được các tiêu chí đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững của QLNN đối với PTDLCĐ và xác định các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN đối với PTDLCĐ. Nghiên cứu và lựa chọn kinh nghiệm của một số địa phương trên thế giới và Việt Nam đã thành công hoặc thất bại trong QLNN đối với PTDLCĐ, từ đó rút ra

một số bài học kinh nghiệm chung cho các tỉnh vùng Tây Bắc.

Hai là, trên cơ sở cách tiếp cận phổ biến trong các nghiên cứu về hoạt động QLNN về du lịch nói chung, QLNN đối với PTDLCĐ nói riêng; cùng với các kết quả đánh giá QLNN đối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc theo các tiêu

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí