Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Cho Tỉnh Thái Nguyên


Tăng cường việc hợp tác với các tỉnh trong khu vực, 2 khối hợp tác 6 tỉnh Việt bắc và nhóm 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Bên cạnh đó đẩy mạnh triển khai chương trình hợp tác với một số tỉnh thành lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, triển khai chương trình hợp tác với Cục du lịch Châu Văn Sơn, Cục du lịch Vân Nam - Trung Quốc theo biên bản đã được ký kết, theo biên bản đã được ký kết và khung kế hoạch hoạt động hàng năm; Cụ thể hóa các nội dung hợp tác phát triển du lịch giữa 03 tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang - Bắc Kạn với cục du lịch tỉnh Vân Nam - Trung quốc, về đẩy mạnh khai thác cụm du lịch lòng hồ thủy điện Na Hang tại Bắc Mê; Phối hợp tạo điều kiện tổ chức các chương trình khảo sát cho các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước liên kết tuyến, xây dựng chương trình và sản phẩm du lịch.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang

Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tuyên Quang là "Thủ đô Khu giải phóng" tập trung lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Từ đó đã hình thành nên hệ thống di tích lịch sử gắn với những địa danh nổi tiếng như: Lán Nà Nưa, Đình Tân Trào, Đình Hồng Thái, Cây Đa Tân Trào... Tuyên Quang còn là nơi hội tụ và giao thoa những sắc thái văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc; nơi bảo tồn nhiều di sản văn hóa và là điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế...

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định: “Phát triển kinh tế du lịch là một trong bốn lĩnh vực đột phá, từng bước đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh”, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 tiếp tục xác định “Khai thác tiềm năng để phát triển du lịch” là một trong ba khâu đột phá với mục tiêu đến năm 2020 thu hút trên 2,2 triệu lượt khách du lịch; cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch tương đối đồng bộ tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh; tạo việc làm cho khoảng 16.000 lao động ngành du lịch; xây dựng Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào trở thành Khu du lịch quốc gia; “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” được UNESCO công nhận là di sản văn


hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Khu di sản thiên nhiên Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn)

- Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) được công nhận là di sản thế giới. Bên cạnh đó, Tỉnh tập trung phát triển Khu du lịch trung tâm thành phố Tuyên Quang và phụ cận, Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, Khu du lịch sinh thái Na Hang - Lâm Bình trở thành các khu du lịch trọng điểm của tỉnh; xây dựng ít nhất 2 sản phẩm du lịch của tỉnh mang tầm thương hiệu quốc gia và khu vực; các hoạt động du lịch của tỉnh được tăng cường, mở rộng và hiệu quả, có khả năng liên kết các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế.

Theo đó, Tuyên Quang phấn đấu đến năm 2030, ngành du lịch cơ bản là ngành kinh tế quan trọng, tạo được các yếu tố nền tảng để sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đón trên 5 triệu lượt khách du lịch và tổng thu du lịch đạt trên 10% GRDP, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành và lĩnh vực khác. Trên cơ sở 8 nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết 08 Bộ chính trị đã đề ra, Chương trình hành động đã cụ thể hóa các nhiệm vụ giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn của ngành du lịch tỉnh, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể như:

- Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch. Phát triển sản phẩm du lịch, gắn kết chặt chẽ phát triển du lịch với bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích lịch sử, giá trị văn hóa truyền thống và danh lam thắng cảnh, đẩy mạnh sản xuất, chế tạo hàng hóa, đồ thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm phục vụ du lịch. Tuyên Quang đã bước đầu xây dựng được các sản phẩm du lịch của riêng mình như: “Lễ hội thành Tuyên” với mục tiêu xây dựng Lễ hội Thành Tuyên trở thành sản phẩm du lịch mang tầm thương hiệu quốc gia và quốc tế. Cùng với Lễ hội Thành Tuyên, tỉnh Tuyên Quang còn có Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La. Bên cạnh loại hình du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh - lễ hội, tỉnh Tuyên Quang cũng đặc biệt quan tâm tới loại hình du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh trong đó có Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm với nguồn nước khoáng nóng 690C rất độc đáo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

- Công tác quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang và quy hoạch tổng thể 3 khu du lịch: Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Quốc gia Tân Trào, Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, Khu du lịch sinh


Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên - 6

thái Na Hang. Các phân khu chức năng trong khu du lịch đang triển khai hoàn thiện. Trong thời gian tới tỉnh tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cấp và từng bước hiện đại hóa các thiết chế văn hóa... tạo tiền đề quan trọng thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch nhằm đạt mục tiêu đưa du lịch trở thành một trong ba lĩnh vực đột phá của tỉnh.

- Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, tăng cường liên kết vùng để phát triển du lịch. Tỉnh Tuyên Quang đã chủ trì và phối hợp với tỉnh Bắc Kạn lập hồ sơ Khu di sản thiên nhiên Na Hang - Ba Bể (thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang và Bắc Kạn), trình UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và lập hồ sơ Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Khu danh lam thắng cảnh cấp quốc gia đặc biệt; Nghiên cứu triển khai Đề án phát triển “Du lịch cộng đồng” trong Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình. Đồng thời Tỉnh đã tập trung vào việc vận động các nhà đầu tư lớn, có uy tín năng lực thật sự và có thương hiệu trong nước đầu tư vào những dự án trọng điểm. Tỉnh đã thu hút được một số dự án của các nhà đầu tư lớn như: Trung tâm Thương mại, nhà phố thương mại (Shop-house) Vincom Tuyên Quang, Dự án Vinpearl Tuyên Quang (của Tập đoàn Vingroup), Khách sạn Mường Thanh Grand Tuyên Quang (của Tập đoàn khách sạn Mường Thanh), Dự án đầu tư vào khu du lịch sinh thái Na Hang, Lâm Bình và Dự án đường cao tốc kết nối Tuyên Quang với đường cao tốc Lào Cai - Nội Bài của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường…

- Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, tập trung đẩy mạnh kinh tế phát triển; thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, các nhân được hỗ trợ kinh phí trong triển khai một số nội dung thực hiện các chương trình, dự án phát triển du lịch… Năm 2010, lượng khách du lịch đến Tuyên Quang mới chỉ đạt mức hơn 500.000 lượt, đến năm 2016 đã đạt

1.440.500 lượt, năm 2017 đạt gần 1,6 triệu lượt, năm 2018 thu hút 1.675.700 lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch cũng tăng từ 1.239 tỷ đồng năm 2016 lên 1.504 tỷ đồng năm 2018. Ngành du lịch phát triển đã tạo việc làm cho khoảng 14.200 lao


động địa phương. Một số nhà đầu tư chiến lược đã thực hiện các dự án phát triển du lịch, xây dựng cơ sở lưu trú đạt chất lượng cao tại Tuyên Quang...

1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên

Từ kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động du lịch ở các địa phương trên, có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Thái Nguyên như sau:

Một là, Tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển du lịch để có cơ sở pháp lý huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển 3 sản phẩm du lịch chủ yếu có thế mạnh, có lợi thế của tỉnh gồm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hồ Núi Cốc; du lịch lịch sử về nguồn ATK Định Hóa liên kết với các khu, điểm du lịch vùng Việt Bắc và trên địa bàn tỉnh; du lịch nông nghiệp, trải nghiệm vùng chè và văn hóa trà. Ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng hoặc là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển. Ở hai địa phương Hà Giang và Tuyên Quang đều có quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch và các chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển du lịch. Quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch và các chính sách phát triển du lịch được xây dựng rất đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, các tỉnh này cũng rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Do vậy, đối với tỉnh Thái Nguyên thì quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành đã có, nhưng cần kết hợp đồng bộ với đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư và nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, áp dụng mạnh mẽ hơn chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư chiến lược để phát triển các dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn tại địa bàn trọng điểm của tỉnh.

Hai là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút khách du lịch. Xã hội càng văn minh, nhu cầu của khách du lịch càng phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút khách du lịch là một tất yếu cần được quan tâm thực hiện tốt. Từ kinh nghiệm thành công của Tuyên Quang và Hà Giang thì Thái Nguyên nên lựa chọn một số loại hình,


sản phẩm du lịch đặc trưng để có cơ chế thu hút đầu tư hiệu quả. Nghiên cứu, phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; định vị điểm đến nghỉ dưỡng có sức hấp dẫn cao. Mở rộng phát triển các sản phẩm du lịch mới, có tiềm năng như du lịch cộng đồng, du lịch golf, du lịch vui chơi giải trí, tham dự sự kiện, trình diễn nghệ thuật. Xây dựng, phát triển sự kiện Festival Trà Thái Nguyên trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vươn tầm quốc gia, quốc tế.

Ba là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến du lịch trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phương.

- Đổi mới và đa dạng hóa phương thức xúc tiến du lịch; tăng cường xúc tiến du lịch thông qua việc khuyến khích các công ty lữ hành quốc tế trải nghiệm du lịch ở nước ta.

- Khuyến khích các doanh nghiệp mở văn phòng tiếp thị du lịch ở nước ngoài, tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớn, các chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện truyền thông quốc tế, quốc gia, các hoạt động e-marketing; chú trọng hoạt động tiếp thị du lịch tại các thị trường nguồn.

- Tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của kết nối, hợp tác, chia sẻ lợi ích giữa các đối tác trong chuỗi dịch vụ du lịch.

- Biên soạn tài liệu và tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền phát triển du lịch cộng đồng, lan truyền và nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường.

- Xây dựng cơ chế tập trung nguồn lực cho hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia, bảo đảm hoạt động linh hoạt, liên kết chặt chẽ với các ngành, địa phương và doanh nghiệp.

- Tổ chức, sắp xếp lại các hội chợ du lịch trong nước nhằm tránh phân tán; tập trung nguồn lực, nâng cao tính chuyên nghiệp cho các hội chợ quy mô quốc gia và quốc tế.

- Tăng cường nguồn lực từ Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch.

Bốn là, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của


WTO, ngành du lịch phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, liên kết, hợp tác trong du lịch giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp du lịch với nhau để cùng phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Năm là, quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của địa phương. Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, có đối tượng phục vụ là con người. Hơn nữa, con người ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vùng, một nước mà còn bao gồm cả khách du lịch quốc tế. Do đó cần tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực du lịch, tiếp thu trình độ công nghệ tiên tiến quốc tế. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển du lịch thông minh.

Sáu là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch. Việc phát triển du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn tình trạng gây tổn hại về môi trường, tài nguyên du lịch thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình văn hóa, lịch sử và kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội, hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Điều đó cho thấy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch. Triển khai áp dụng mạnh mẽ bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch ở địa phương.

Bảy là, thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát huy được vai trò, thể hiện tốt chức năng của mình, trong đó có quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, cần phải quan tâm công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, áp dụng các hình thức điều động, luân chuyển,… tạo điều kiện để cán bộ có điều kiện tiếp cận thực tiễn, đồng thời cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề hoặc giao lưu với các địa phương, tỉnh bạn để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành hoạt động du lịch.


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:

- Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?

- Những hạn chế của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay và nguyên nhân của những hạn chế đó?

- Giải pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên? Giải pháp nào là chủ yếu, trọng điểm cần phải áp dụng triển khai ngay?

2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu thập những tài liệu, số liệu liên quan đã được công bố và những tài liệu, số liệu mới tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

a. Tài liệu thứ cấp

Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên dựa trên cơ sở thu thập và tham khảo các số liệu từ:

Các tài liệu thống kê đã công bố về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch.

Các nguồn thông tin về tổng thu NSNN, doanh thu ngành du lịch, dân số, lao động, đầu tư, cơ sở hạ tầng từ cục thống kê, sở văn hóa, thể thao và du lịch, sở kế hoạch và đầu tư; Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2018; Sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch.

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế; Báo cáo tình hình phát triển dân số,


lao động và việc làm của tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2014 - 2018, quan điểm, định hướng và mục tiêu năm 2019 và các năm tiếp theo. Ngoài ra sử dụng một số các quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên về chính sách phát triển du lịch, chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch.

Thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch; kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của một số địa phương trong nước.

Các văn bản luật du lịch năm 2015, 2017, 2019. Các nghị định, thông tư và chỉ thị của chính phủ; thông báo, công văn về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của tỉnh Thái Nguyên.

* Nội dung thu thập

- Các thông tin về tình hình phát triển du lịch tại tỉnh Thái Nguyên.

- Các thông tin về tình quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên.

- Các chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên.

* Tiến hành thu thập:

- Tác giả sẽ trực tiếp đến các cơ quan nhà nước có liên quan để thu thập tài liệu, hoặc có thể thu thập tài liệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình và đặc biệt trên Internet qua các cổng thông tin điện tử của tỉnh Thái Nguyên.

- Tác giả lấy ý kiến của các nhà lãnh đạo ở tỉnh Thái Nguyên về các đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình thực tế phát triển du lịch.

b. Tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ nghiên cứu thực tế thông qua phiếu điều tra, điều tra thực hiện với các đơn vị quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2023