Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học phổ thông Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Quy mô học sinh, lớp học của nhà trường từ năm học 2014 - 2015 đến 2016 - 2017 35

Bảng 2.2. Nhận thức của CBLQ, giáo viên và học sinh nhà trường về vai

trò, ý nghĩa hoạt động tự học 37

Bảng 2.3. Thực trạng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh 38

Bảng 2.4. Thời gian dành cho hoạt động tự học 39

Bảng 2.5. Thực trạng nội dung tự học của học sinh 41

Bảng 2.6. Các phương pháp tự học của học sinh 42

Bảng 2.7. Thực trạng các kỹ năng tự học của học sinh 43

Bảng 2.8. Mức độ thực hiện và hiệu quả của công tác hướng dẫn xây dựng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

kế hoạch tự học cho học sinh 44

Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức xây dựng môi trường tự học cho học sinh 45

Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học phổ thông Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng - 2

Bảng 2.10. Quản lý nội dung tự học của học sinh 47

Bảng 2.11. Quản lý phương pháp tự học của học sinh 47

Bảng 2.12. Mức độ và hiệu quả thực hiện chỉ đạo hoạt động tự học của học sinh 50

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học

của học sinh 52

Bảng 2.14. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tự học 54

Bảng 2.15. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự học của học sinh 55

Bảng 3.1. Tổng hợp khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý 87

Bảng 3.2. Tổng hợp khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý 88

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của quá trình dạy - học 19

Sơ đồ 1.2. Quy trình dạy - học 20

Biểu đồ 3.1: Tính cấp thiết các biện pháp quản lý 89

Biểu đồ 3.2. Tính khả thi các biện pháp quản lý 89

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại mà khoa học, kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nhà trường dù có đầu tư, trang bị tốt đến mấy cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì vậy chỉ có tự học, tự bồi dưỡng, mỗi người mới có thể bù đắp cho mình những lỗ hổng về kiến thức để thích ứng với yêu cầu cuộc sống đang phát triển.

Hoạt động tự học là một hoạt động quan trọng trong quá trình nhận thức của con người nhằm chiếm lĩnh tri thức của loài người và khám phá ra các quy luật khoa học. Đối với học sinh,hoạt động tự học giúp học sinh nhằm bổ sung, ôn luyện, củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức cho người học, vì vậy hoạt động tự học phải được định hướng, tổ chức, quản lý có phương pháp.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Luật giáo dục (sửa đổi 2009), điều 36 quy định: “Phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo” [14].

Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai việc đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học. Do đó, yêu cầu về việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết mà nhà trường hiện đại cần trang bị cho học sinh.

Hiện nay, các trường THPT huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã tạo được nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động dạy học, chất lượng đào tạo từng bước được cải thiện. Tuy nhiên học sinh còn nhiều hạn chế về năng lực tự học, khâu tự học chưa được coi trọng đúng mức, học sinh THPT ý thức tự học còn yếu, thường là tự phát chưa được quản lý chặt chẽ, chưa xây dựng được nề nếp, động cơ học tập.

Việc tự học, tự đào tạo là hình thức để phát huy nội lực vươn lên trong quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội là một đòi hỏi tất yếu trong thời đại“kinh tế tri thức” của chúng ta ngày nay. Vấn đề đặt ra là cần phải hình thành ý thức tự học cho học sinh một cách tự giác và được quản lý chặt chẽ, đưa vào nề nếp, đầy đủ, mạnh mẽ cho học sinh. Từ đó học sinh có thể tự giác tự học, có ý thức tự học suốt đời. Vì vậy cần phải có các biện pháp quản lý tự học của học sinh.

Trường THPT Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng được thành lập năm 1961. Trải qua 56 năm xây dựng và phát triển nhà trường, với sự nỗ lực cố gắng của thầy và trò. Hiện nay chất lượng dạy học, giáo dục đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên học sinh còn nhiều hạn chế về ý thức và năng lực tự học. Công tác quản lý việc tự học của học sinh còn chưa quyết liệt, thiếu tính đồng bộ, hiệu quả thấp. Thực tế trên đòi hỏi phải có những biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao hiệu quả tự học của học sinh.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn phân tích trên tôi lựa chọn đề tài: "Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THPT Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng" để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp khoá đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng về hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh, đề tài đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THPT Tiên Lãng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học của nhà trường.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở trường Trung học phổ thông.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THPT Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Tự học là một hình thức tổ chức dạy học quan trọng trong quá trình dạy học. Tuy nhiên nhiều cán bộ, giáo viên trường THPT Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng còn chưa xác

định được vị trí, vai trò của tự học trong quá trình dạy học và chưa có biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh một cách hiệu quả. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động tự học cho học sinh một cách khoa học, phù hợp, theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh trong học tập thì sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động tự học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh THPT.

5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THPT Tiên Lãng, Hải Phòng

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THPT Tiên Lãng Hải Phòng

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Trong thực tế có rất nhiều biện pháp tổ chức nâng cao hiệu quả của hoạt động tự học của học sinh như tổ chức hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp, các biện pháp hình thành kỹ năng tự học cho học sinh, các biện pháp tổ chức quản lý, các biện pháp tổ chức giảng dạy của giáo viên… Do thời gian và điều kiện nghiên cứu đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh như một hình thức tổ chức dạy học có sự hướng dẫn và kiểm tra đánh giá của người thầy.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài chủ yếu là dùng phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hóa… các tài liệu lý luận về tự học và quản lí tự học của học sinh THPT.

Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu lịch sử của vấn đề nghiên cứu, tìm và khai thác các khía cạnh mà các công trình đã nghiên cứu trước để làm cơ sở để tiến hành các hoạt động nghiên cứu tiếp theo.

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm phương pháp này được dùng chủ yếu để đánh giá công tác quản lý hoạt động tự học đó là các phương pháp:

7.2.1. Điều tra bằng bảng hỏi: Để khảo sát trên CBQL, giáo viên, học sinh về thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh THPT Tiên Lãng và nguyên nhân của thực trạng. Từ đó phân tích tổng hợp, đánh giá đúng thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

7.2.2. Phương pháp quan sát: Tổ chức quan sát thực tiễn quản lý hoạt động tự học của giáo viên, BGH và các tổ chức của trường THPT Tiên Lãng và hoạt động học của học sinh

7.2.3. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến góp ý của các chuyên gia về cách xử lý kết quả điều tra, các biện pháp tổ chức, cách thức thực nghiệm…

7.2.4. Phương pháp điều tra kiểm chứng.

Điều tra kiểm chứng nhận thức của cán bộ quản lý giáo viên về mức độ cần thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh.

7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê

Sử dụng một số công thức toán học như tỷ lệ phần trăm, tính hệ số tương quan để thống kê về số lượng, chất lượng và xử lý số liệu, định lượng kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những kết luận phục vụ công tác nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THPT

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THPT Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THPT Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT


1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước

Trong lịch sử phát triển của giáo dục, tự học là vấn đề luôn được quan tâm nghiên cứu cả về lý luận cũng như thực tiễn. Song ở mỗi giai đoạn lịch sử, vấn đề tự học được đề cập đến ở những góc độ khác nhau.

Thời cận đại, nhà sư phạm lỗi lạc người Tiệp Khắc J. A. Komenxky (1592 - 1670) đã khẳng định: “Không có khát vọng học tập thì không thể trở thành tài năng”. Năm 1657, ông đã hoàn thành tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại” trong đó nêu rõ: “Việc học hành, muốn trau dồi kiến thức vững chắc không thể làm một lần mà phải ôn đi ôn lại, có bài tập thường xuyên phù hợp với trình độ” [22].

Trong giai đoạn hiện đại, các nhà giáo dục học đi sâu nghiên cứu khoa học giáo dục và đã khẳng định vai trò to lớn của tự học. J.J.Rousseau (1712 - 1778) khi xây dựng quan điểm dạy học cũng cho rằng:“cần hướng cho học sinh tự nắm lấy kiến thức bằng cách tự tìm hiểu, tự khám phá, tự tìm tòi và sáng tạo...” Trong tác phẩm “Tự học như thế nào” của N. A. Rubakin (1862 - 1946) do Nguyễn Đình Khôi dịch [29], đã tập trung trình bày nhiều vấn đề về các phương pháp tự học, các phương pháp sử dụng sách.

Raja Roy Singh, nhà giáo dục Ấn độ trong tác phẩm “Giáo dục cho thế kỷ XXI, những triển vọng của Châu Á Thái Bình Dương” đã đưa ra quan điểm về quá trình “nhận biết dạy - học” và ông chủ trương rằng người học phải là người tham gia tích cực vào quá trình nhận biết dạy - học. Theo Ông “sự học tập do người học chủ đạo” [32].

Trong khuyến cáo của UNESSCO về “Giáo dục thế kỷ 21” đã nêu bốn trụ cột của giáo dục là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người”

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, truyền thống hiếu học và tự học đã được khẳng định qua các vị khoa bảng như Nguyễn Du, Chu Văn An, Lê Quý Đôn,... Các thế hệ cha ông chúng ta đã vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức bằng nổ lực học tập và tự học.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam là một tấm gương sáng về tinh thần tự học và tự rèn luyện. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947), khi nói về công tác huấn luyện cán bộ, Bác Hồ đã căn dặn: “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt”. Tư tưởng của Người về giáo dục đã được vận dụng, quán triệt trong các Nghị quyết của Đảng [28].

Nguyên Tổng bí thư Trung ương Đảng Đỗ Mười khi phát biểu chỉ đạo đối với ngành giáo dục, đã nhấn mạnh: Tự học - tự đào tạo là con đường phát triển suốt đời của mỗi người trong điều kiện kinh tế xã hội nước ta hiện nay và cả mai sau; đó cũng là truyền thống quý báu của người Việt Nam. Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi tạo ra năng lực tự học, sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.

Tự học - tự đào tạo là vấn đề đã được đề cập đậm nét trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và nghị quyết Trung ương II khóa VIII: “Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, sáng tạo của học sinh”; “Đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, phát triển mạnh phong trào tự học- tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp toàn cầu” [13].

Thời gian gần đây chương trình phát triển hoạt động tự học của người học được đẩy mạnh và thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều người, nhiều đơn vị. Hội Tâm lý Giáo dục do Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, Vũ Ngọc Hải, Nguyễn Ngọc Phú,… đã cho ra đời những tác phẩm về tự học của người học. Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học - Hội khuyến học Việt Nam do Nguyễn Cảnh Toàn làm giám đốc với những tác phẩm bàn về việc tự học: "Quy trình dạy tự học" do Nguyễn Cảnh Toàn là chủ biên và các tác giả. "Tự học - một chìa khoá vàng của giáo dục". "Luận bàn và kinh nghiệm về tự học" (Nguyễn Cảnh Toàn) [36]. Vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy - học, giáo dục và đào tạo (Trần Bá Hoành).

Vấn đề tự học của học sinh, sinh viên đã được nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau. Trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đã chỉ rõ vai trò, tầm quan trọng của tự học, biện pháp sư phạm của người thầy nhằm hướng dẫn cho người học phương pháp tự học, hình thành ở người

Ngày đăng: 17/05/2022