Chất Lượng Giáo Dục Ở Thcs Huyện Hiệp Hòa, Tỉnh Bắc Giang

của cán bộ quản lí các trường THCS khá trẻ, linh hoạt trong công tác giáo dục học sinh tạo thuận lợi cho việc phát triển giáo dục cấp THCS nói chung và phát triển đội ngũ cán bộ quản lí nói riêng.

- Đội ngũ giáo viên trung học cơ sở:

Đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Hiệp Hòa cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo cao, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, năng lực sư phạm tương đối đồng đều, tác phong chuẩn mực. Theo thống kê của phòng GD&ĐT huyện Hiệp Hòa, tính đến năm học 2018-2019, toàn huyện có 733 giáo viên THCS, trong đó 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Số lượng giáo viên đạt chuẩn chiếm 74,5% (546 giáo viên); tỷ lệ bình quân đạt 1,9 giáo viên/lớp. Theo “Dự án phát triển giáo viên THCS giai đoạn II” đến 2020 của Bộ GD&ĐT thì giáo viên cấp học THCS phải có trình độ đại học trở lên, nên công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đạt trên chuẩn với thời điểm hiện nay là việc cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục mà các nhà trường, ngành GD&ĐT Hiệp Hòa đã và đang triển khai xây dựng và thực hiện.

2.1.1.3. Chất lượng giáo dục ở THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Trong những năm qua, chất lượng giáo dục huyện Hiệp Hòa nói chung luôn phát triển đồng đều giữa các cấp học. Các nguồn đầu tư cho giáo dục đảm bảo năm sau cao hơn năm trước, công tác “xã hội hóa” được đẩy mạnh, cơ sở vật chất của các nhà trường đã và đang được củng cố, phát triển theo hướng hiện đại hóa. Đến năm học 2019 - 2020 toàn huyện đã hình thành mạng lưới trường THCS với 27 trường và 22 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia.

Các trường THCS trên địa bàn huyện tiếp tục thực hiện tốt việc đánh giá kết quả học lực và hạnh kiểm của học sinh.

Bảng 2.2. Thống kế chất lượng Hạnh kiểm các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang‌

Năm học

Số học

sinh

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2016-2017

13566

9110

67.15

3999

29.48

452

3.33

5

0.04

2017-2018

14267

9611

67.37

4154

29.12

497

3.48

5

0.04

2018-2019

14868

10422

70.10

4054

27.27

388

2.61

4

0.03

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang - 7

Bảng 2.3. Thống kế chất lượng Học lực các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang‌


Năm học

Số

học sinh

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2016-2017

13566

1982

14.61

5947

43.84

5180

38.18

449

3.31

8

0.06

2017-2018

14267

1956

13.71

6495

45.52

5365

37.60

444

3.11

7

0.05

2018-2019

14868

2160

14.53

6820

45.87

5444

36.62

436

2.93

8

0.05

(Nguồn: Thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang)

Qua thống kê cho thấy chất lượng giáo dục toàn diện của các trường trong học 2018-2019 có sự tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ học sinh có học lực khá, giỏi chiếm hơn 60%; Hạnh kiểm chiếm hơn 97%.

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng hoạt động GDMT cho H thực trạng hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục và thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, qua đó thấy được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

- Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

2.1.2.3. Đối tượng khảo sát

Trong phạm vi của đề tài, tác giả giới hạn khảo sát với 50 cán bộ quản lý (gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn), 65 giáo viên, 200 học sinh THCS ở các trường THCS: trường THCS thị trấn Thắng, trường THCS Danh Thắng, trường THCS Thường Thắng, trường THCS Bắc Lý, trường THCS Lương Phong, trường THCS Hoàng Thanh, trường THCS Đoan Bái, trường THCS Châu Minh, trường THCS Thanh Vân, trường THCS Hoàng An.

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát

- Điều tra bằng phiếu hỏi.

Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra, phương pháp phỏng vấn dựa trên số lượng CBQL, GV và HS ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa.

Có 4 mức độ trả lời, cho điểm 1,2,3,4 tương ứng với mỗi ý kiến trả lời: Rất quan trọng; Rất ảnh hưởng; Thực hiện tốt; Thường xuyên thực hiện:

4 điểm.

Quan trọng; Ảnh hưởng; đạt mức khá; Chưa thường xuyên thực hiện đạt: 3 điểm.

Bình thường; Ít ảnh hưởng; Trung bình; Ít khi thực hiện 2 điểm. Không quan trọng; Không ảnh hưởng; Yếu; Chưa thực hiện 1 điểm.

Điểm trung bình từ 1,0 đến - cận 1,75 điểm: Chưa thực hiện hoặc thực hiện ở mức yếu hoặc không quan trọng; Không ảnh hưởng.

Điểm trung bình từ 1,75 - cận 2,5 điểm: ít thực hiện; hoặc thực hiện ở mức Trung bình; Chưa thường xuyên; Ít ảnh hưởng; ít quan trọng.

Điểm trung bình từ 2,5 điểm - cận 3,25 điểm: Thực hiện thường xuyên; hoặc thực hiện ở mức Khá; Quan trọng; Ảnh hưởng.

Điểm trung bình từ 3,25 đến 4,0: Rất quan trọng; Rất ảnh hưởng; rất thường xuyên thực hiện; thực hiện ở mức tốt.

- Quan sát, phỏng vấn: Để khai thác sâu hơn các thông tin cho đề tài nghiên cứu, tôi tiến hành quan sát và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên những vấn đề về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục và quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa.

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học trên phần mềm excel.

2.2. Thực trạng hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang

2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở

Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở, tác giả sử dụng câu hỏi 1 phần phụ lục 1,2 thu được kết quả ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở‌


TT

Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với học sinh THCS

Mức độ quan trọng


X

Thứ bậc

Rất quan

trọng

Quan trọng

Ít quan

trọng

Không quan

trọng

1

CBQL, GV

37

28

17

33

2.66

1

2

HS

36

52

52

60

2.32

2

Nhìn vào kết quả thống kê ở bảng 2.4 cho thấy điểm trung bình về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với học sinh đạt điểm trung bình là 2.66 đạt mức đánh giá là quan trọng. Tương tự kết quả khảo sát nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của hoạt động trải nghiệm cũng cho điểm trung bình là 2.32 kết quả này cũng tương đương mới mức đánh giá là ít quan trọng.

Phỏng vấn CBQL Đ.V. A (trường THCS Hiệp Hòa), thì được biết: Các trường hiện nay tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm nói chung, tuy nhiên không phải học sinh nào và giáo viên nào cũng đã nhận thức đúng về tầm quan

trọng của hoạt động trải nghiệm ở trường THCS, nhiều trường triển khai mang tính hình thức phần lớn tập trung cho hoạt động đi thăm quan, dã ngoại điều này thể hiện rõ về hạn chế trong nhận thức về hoạt động trải nghiệm.

GV T.V.K (trường THCS Hiệp Hòa) cho rằng: Nếu GV nhận thức được tầm quan trọng của HĐTN theo chủ đề giáo dục sẽ giúp HS có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế và rèn luyện cho HS kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa, kỹ năng tổ chức, kỹ năng quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động, kỹ năng và hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và định hướng giá trị nhằm phát triển bản thân.

Tìm hiểu sâu hơn về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về hoạt động trải nghiệm, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi 2 phần phụ lục 1,2 để đánh giá nhận thức của CBQL, GV, HS về mục tiêu của hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.5.


Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm ở trường THCS



TT

Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm

ở trường THCS

Đánh giá của CBQL, GV



X


Thứ bậc

Đánh giá của HS



X


Thứ bậc

Rất

quan trọng

Quan trọng

Ít

quan trọng

Không

quan trọng

Rất

quan trọng

Quan trọng

Ít

quan trọng

Không

quan trọng

1

Góp phần củng cố tri thức, kỹ năng

đã học ở học sinh

45

34

22

14

2.96

1

95

14

11

80

2.62

3


2

Giúp HS hình thành và phát triển

những năng lực chung, năng lực đặc thù và các phẩm chất cơ bản


23


7


44


41


2.10


6


17


34


93


56


2.06


6


3

Giúp học sinh tập luyện, rèn luyện kỹ năng, hành vi để phát triển bản

thân


22


28


17


48


2.21


4


27


28


92


53


2.15


5


4

Giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm với người khác, với xã hội

và phát triển cộng đồng


29


9


25


52


2.13


5


18


90


15


77


2.24


4

5

Giáo dục học sinh trách nhiệm đối

với môi trường tự nhiên

37

18

33

27

2.57

3

87

38

41

34

2.89

1

6

Hỗ trợ hoạt động dạy học

28

32

35

20

2.59

2

52

98

12

38

2.82

2


43

Nhìn vào kết quả thống kê ở bảng 2.5 cho thấy hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trường THCS đã nhận thức tương đối đúng về ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm ở trường THCS, tuy nhiên chưa đầy đủ và còn thiên về hỗ trợ hoạt động dạy học trong giờ chính khóa:

Nội dung nhận thức hoạt động trải nghiệm góp phần củng cố tri thức, kỹ năng đã học ở học sinh được cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức đạt điểm trung bình là 2.96 điểm còn ở học sinh đạt 2.62 điểm.

Nội dung nhận thức hoạt động trải nghiệm góp phần hỗ trợ hoạt động dạy học được cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức đạt điểm trung bình là 2.59 điểm còn ở học sinh đạt 2.82 điểm.

Mặc dù cùng nhận thức thiên về dạy học nhưng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên với học sinh có sự chênh lệch nhau, nguyên nhân có thể do cách nhìn nhận của học sinh chưa toàn diện.

Đặc biệt nội dung nhận thức hoạt động trải nghiệm giúp HS hình thành và phát triển những năng lực chung, năng lực đặc thù và các phẩm chất cơ bản lại chỉ đạt 2.10 điểm trung bình ở cán bộ quản lý, giáo viên và đạt 2.06 điểm trung bình ở học sinh, mặc dù đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng nhất của hoạt động trải nghiệm ở trường THCS trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nguyên nhân nhiều cán bộ quản lý và giáo viên chưa nghiên cứu sâu chương trình hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, học sinh chưa được trải nghiệm nhiều về ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm.

Hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề giáo dục ở trường THCS có ý nghĩa giáo dục học sinh thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội, trách nhiệm đối với tự nhiên nhưng nội dung này chưa được CBQL, GV và học sinh nhận thức ở mức độ cao mà chỉ đạt mức trung bình. Khi trao đổi với giáo viên T.VM trường THCS Lương Phong, trường THCS Đức Thắng , tác giả được biết: nhà trường mới chỉ quan tâm đến tổ chức hoạt động cho học sinh đi thăm quan du lịch, thăm quan các di tích lịch sử, văn hóa, chưa chú ý

nhiều đến các hoạt động giáo dục học sinh thực hiện trách nhiệm bản thân và trách nhiệm xã hội cũng như trách nhiệm đối với tự nhiên.

Nhận xét chung: Nhận thức của CBQL, GV và học sinh THCS huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang về ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm ở trường THCS, nhiều nội dung và ý nghĩa của chương trình hoạt động trải nghiệm mang lại cho học sinh như hình thành các năng lực chung, năng lực đặc thù cho học sinh; hình thành các phẩm chất cơ bản ở học sinh cũng như giáo dục phát triển bản thân và trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cộng đồng chưa được CBQL, GV và học sinh nhận thức đánh giá cao.

2.2.2. Thực trạng nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang

Tiếp tục tìm hiểu thực trạng về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tác giả tiến hành khảo sát GV và CBQL các nhà trường ở câu hỏi 3 (phụ lục 1) về nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang


TT

Nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ

sở

Đánh giá của CBQL, GV


Thứ bậc

Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Ít thực

hiện

Không thực

hiện

X

1

Chủ đề trường học

81

61

47

11

3.06

1

2

Chủ đề văn hóa, du lịch

25

27

88

60

2.09

6

3

Chủ đề thủ công nghiệp

28

24

91

57

2.12

5

4

Chủ đề ngư nghiệp

25

22

86

67

2.03

9

5

Chủ đề lâm nghiệp

9

25

54

27

2.14

4

6

Chủ đề nông nghiệp

17

10

44

44

2.00

10

7

Chủ đề thể dục thể thao

30

26

48

11

2.65

2

8

Chủ đề khoa học công nghề

18

25

35

37

2.21

3

9

Chủ đề giao thông

16

11

50

38

2.04

8

10

Chủ đề y tế

17

12

49

37

2.08

7

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2023