Kết Quả Khảo Sát Về Mức Độ Cần Thiết Của Các Biện Pháp Đề Xuất

3.4.2. Kết quả khảo sát

3.4.2.1. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên‌


TT


Biện pháp đề xuất

Rất cần

thiết

Cần thiết

Không cần

thiết

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%


1

Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động

NCKH của sinh viên


39


59,1


27


40,9


0


0,0


2

Lập kế hoạch quản lý hoạt

động NCKH của sinh viên theo từng năm học, khoá học


12


18,2


52


78,8


2


3,0


3

Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện kế hoạch về hoạt

động NCKH của sinh viên


26


39,4


35


53,0


5


7,6


4

Chỉ đạo đổi mới phương thức

kiểm tra, đánh giá, hoạt động NCKH của sinh viên


21


31,8


45


68,2


0


0,0


5

Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH

của sinh viên.


21


31,8


39


59,1


6


9,1


6

Tạo động lực cho sinh viên trong quá trình triển khai đề

tài NCKH


14


21,2


43


65,2


9


13,6


Trung bình


33,6


60,9


5,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 11


80


70

60 59.1

50

40.9

40


30


20

78.8


18.2


53


39.4


68.2


31.8


59.1


31.8


65.2


Rất cần thiết Cần thiết

Không cần thiết

21.2


10

0

0.3

0

7.6


0

9.1

13.6

1 2 3 4 5 6


Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên‌

Qua kết quả điều tra bằng phiếu hỏi Bảng 3.1, đối với 50 cán bộ quản lý và giảng viên của trường cao đẳng sư phạm Salavan nhận thấy đa số khách thể khảo sát cho rằng các biện pháp đề xuất mà đề tài nêu ra là rất cần thiết và cần thiết đối với quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Có 33,6% phiếu trả lời các biện pháp đề xuất là rất cần thiết và 60,9% phiếu trả lời các biện pháp đưa ra là cần thiết, chỉ có 5,5% đánh giá là không cần thiết điều này có thể nhận thấy các biện pháp mà đề tài đưa ra cần được triển khai để nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của sinh viên. Tuy nhiên mức độ đánh giá ở các biện pháp không đồng đều. Cụ thể, đối với biện pháp đề xuất 1 “Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động NCKH của sinh viên” có 39 phiếu trả lời là rất cần thiết, chiếm tỷ lệ 59,3%; 27 phiếu trả lời cần thiết chiếm tỷ lệ 40,1%. Điều này cho thấy cán bộ quản lý và giảng viên của khoa điện cũng như cán bộ quản lý khoa học của nhà trường đều nhận thấy đây là mặt hạn chế cần khắc phục để hoạt động NCKH của sinh viên trở thành nhiệm vụ, lôi cuốn được nhiều sinh viên tham gia. Biện pháp đề xuất 2: có 12 ý kiến

cho rằng rất cần thiết chiếm tỷ lệ 18,2%; 52 ý kiến cho rằng biện pháp này là cần thiết chiếm tỷ lệ 78,8% đặc biệt có 2 ý kiến cho là không cần thiết chiếm tỷ lệ 3%.

Như vậy có 97% số phiếu trả lời Rất cần thiết và cần thiết đối với việc lập kế hoạch NCKH cho sinh viên cần lập theo năm học, 3% ý kiến không cần thiết phải lập theo năm học mà theo năm lịch. Điều này phù hợp với thực tế của trường, việc quản lý hoạt động NCKH nói chung được tổng kết, làm kế hoạch theo năm lịch, nhưng hoạt động NCKH của sinh viên phụ thuộc học kỳ, năm học, khóa học làm cho nhiều sinh viên không có điều kiện tham gia. Biện pháp đề xuất 3: “Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện kế hoạch về hoạt động NCKH của sinh viên” qua kết quả khảo sát thu được có 26 ý kiến trả lời rất cần thiết chiếm tỷ lệ 39,4%; 35 ý kiến cho rằng biện pháp này cần thiết chiếm tỷ lệ 53%; và 5 ý kiến cho là không cần thiết chiếm tỷ lệ 7,6%. Thực tế ở trường cao đẳng sư phạm Salavan, hoạt động NCKH dưới các hình thức khác nhau đã trở thành công việc thường xuyên từ nhiều năm. Với các hình thức bài tập môn học trong chương trình các giảng viên giảng dạy có yêu cầu như bắt buộc nên các sinh viên phải thực hiện. Nhưng đối với các hình thức khác như: Thi Olympic các chuyên đề lập trình tin học của khoa Toán tin, đề tài NCKH cấp khoa, trường thì số lượng sinh viên tham gia chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với số sinh viên của khoa, làm cho hoạt động NCKH không được như nhiệm vụ học tập, dẫn đến chất lượng đào tạo không được nâng cao tương xứng với khả năng của sinh viên cũng như năng lực của nhà trường. Thông qua bảng số liệu điều tra, với biện pháp đề xuất 5: “Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên”. Có 21 ý kiến cho rằng biện pháp này rất cần thiết đối với quản lý hoạt động NCKH của sinh viên chiếm tỷ lệ 31,8%; 45 ý kiến chiếm tỷ lệ 68,2% cho là cần thiết, không có ý kiến nào đánh giá không cần thiết. Điều này chứng tỏ cán bộ giảng

viên đánh giá cao biện pháp này. Phối hợp, gắn kết tốt sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trường bằng sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa sẽ làm cho hoạt động NCKH của sinh viên, chất lượng đào tạo của nhà trường thay đổi. Trong biện pháp đề xuất 4: “Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH của sinh viên” có 21 ý kiến cho rằng đây là biện pháp rất cần thiết chiếm 31,8%; 39 ý kiến đánh giá là biện pháp cần thiết chiếm tỷ lệ 59,1% và 6 ý kiến cho là không cần thiết trong quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Theo tôi các ý kiến trên là xác đáng, đúng với hoạt động của Khoa điện. Việc đánh giá vẫn được thực hiện theo đúng yêu cầu đề ra, với các đề tài NCKH cấp khoa, cấp trường đều có đánh giá rút kinh nghiệm, song thành tích của chủ đề tài, người thực hiện đạt được chưa được sử dụng trong việc động viên khuyến khích, xét thành tích thi đua khen thưởng. Đây là yếu điểm làm cho ít thành viên hăng hái tham gia hoạt động NCKH. Và thực tế điều tra cũng thể hiện điều này, có 9,1% trả lời không cần thiết biện pháp quản lý này. “Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động NCKH của sinh viên” là biện pháp 6 mà đề tài đề xuất. Có 14 ý kiến cho đây là biện pháp rất cần thiết chiếm tỷ lệ 21,2%; 43 ý kiến chiếm 65,2% cho rằng biện pháp quản lý này cần thiết cho hoạt động NCKH của sinh viên và có 9 ý kiến chiếm 13,6% cho rằng không cần thiết biện pháp này. Đánh giá toàn bộ cần thiết của các biện pháp quản lý mà đề tài đề xuất tính theo giá tri trung bình đối với 6 biện pháp thu được kết quả: 33,6% ý kiến cho rằng các biện pháp quản lý đề xuất là rất cần thiết; 60,9% ý kiến cho rằng các biện pháp là cần thiết và chỉ có 5,5% ý kiến cho rằng không cần thiết. Như vậy có thể kết luận các biện pháp đề xuất có mức độ cần thiết cao đối với quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, có thể triển khai thực hiện.

3.4.2.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên


TT


Biện pháp đề xuất

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%


1

Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt

động NCKH của sinh viên


0



65


98,5


1


1,5


2

Lập kế hoạch quản lý hoạt động NCKH của sinh viên theo từng

năm học, khoá học


0



59


89,4


7


10,6


3

Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện kế hoạch về hoạt động

NCKH của sinh viên


0



62


93,9


4


6,1


4

Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động

NCKH của sinh viên


0



57


86,4


9


13,6


5

Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động

NCKH của sinh viên.


0



49


74,2


17


25,8


6

Tạo động lực cho sinh viên trong

quá trình triển khai đề tài NCKH

0



55


83,3


11


16,7


Trung bình




87,6


12,4

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

98.5


89.4


10.6


93.9


6.1


86.4


13.6


74.2


25.8


83.3



Rất khả thi

Khả thi Không khả thi


16.7

0 0 1.5 0 0

0 0 0

1 2 3 4 5 6


Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Qua thực hiện điều tra bằng phiếu hỏi về tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Cùng với các ý kiến về mức độ cần thiết, các ý kiến về tính khả thi góp phần củng cố việc thực hiện của các biện pháp. Có 87,6% ý kiến trả lời các biện pháp được đề xuất có tính khả thi, 12,4% ý kiến cho rằng không khả thi đặc biệt không nhận được ý kiến đánh giá nào là rất khả thi. Điều này cũng phù hợp thực tế, khi hoạt động NCKH của sinh viên các trường cao đẳng sư phạm chưa được coi là nhiệm vụ học tập bắt buộc, công tác quản lý các điều kiện hỗ trợ và hoạt động kiểm tra đánh giá chưa tốt thì tính khả thi sẽ kém hiệu quả. Tuy nhiên với các biện pháp được đề xuất tính khả thi được đánh giá khá tập trung: Với biện pháp đề xuất: “Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động NCKH của sinh viên” nhận được 65 ý kiến chiếm 98,5% cho rằng biện pháp này có tính khả thi, 1 ý kiến chiếm tỷ lệ 1,5% cho là không khả thi. Điều này cho thấy sự đánh giá của cán bộ giảng viên rất cao đối với biện pháp này. Trong biện pháp đề xuất: “Lập kế hoạch quản lý hoạt động NCKH của sinh viên theo từng năm học, khoá học” đối với Khoa có thể thực hiện các hoạt động NCKH cho sinh viên dưới hình thức bài tập môn học,

NCKH thuộc chương trình đào tạo được thực hiện theo tiến độ và đúng với kế hoạch năm học. Các hoạt động NCKH khác phụ thuộc kế hoạch của nhà trường và cần được xây dựng theo học kỳ, năm học để thuận lợi trong việc thực hiện của sinh viên. Nếu không xây dựng kế hoạch thực hiện theo học kỳ, năm học hoạt động NCKH của sinh viên dễ bỏ giữa chừng, không thu hút được nhiều sinh viên tham gia. Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến cũng thể hiện rõ tính khả thi của biện pháp này: 59 ý kiến cho rằng biện pháp này có tính khả thi chiếm 89,4%; và có tới 7 ý kiến chiếm tỷ lệ 10,6% cho rằng không khả thi. Biện pháp “Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện kế hoạch về hoạt động NCKH của sinh viên” là biện pháp được đề tài đề xuất để thay đổi cách thức, đổi mới nội dung NCKH theo tính tiếp cận và ứng dụng thực tế giúp sinh viên tìm hiểu sâu về củng cố kiến thức chuyên môn, hoạt động nghề nghiệp tạo hứng thú cho sinh viên trong hoạt động NCKH. Qua trưng cầu ý kiến có 62 ý kiến cho rằng biện pháp này có tính khả thi chiếm tỷ lệ 93,9%; có 4 ý kiến chiếm tỷ lệ 6,1% cho rằng không khả thi. Biện pháp “Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên”. Đây là biện pháp quản lý mà trong các hoạt động của nhà trường nói chung và công tác quản lý hoạt động NCKH nói riêng luôn cần quan tâm. Nếu không được quan tâm, tăng cường công tác chỉ đạo phối hợp các hoạt động sẽ rời rạc, không phát huy được khả năng trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên để có sự phối hợp cần có thời gian, tùy theo từng công việc cụ thể để phát huy hiệu quả cao nhất. Qua trưng cầu ý kiến có 57 ý kiến cho rằng biện pháp đề tài đề xuất có tính khả thi chiếm 86,4%; có 9 ý kiến cho rằng không khả thi chiếm tỷ lệ 13,6%. Hoạt động kiểm tra đánh giá các mặt hoạt động của Khoa đã được thực hiện, nhưng đánh giá và rút kinh nghiệm về hoạt động NCKH của sinh viên chưa được tổ chức. Đề tài đề xuất biện pháp: “Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH của sinh viên” nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm trong quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, có cơ sở điều chỉnh để hoạt động này có hiệu quả tốt hơn. Qua điều tra bằng phiếu xin ý kiến có 49 ý kiến cho rằng biện pháp đề xuất là khả thi chiếm 74,2%; 17 ý kiến cho là không khả thi

chiếm 25,8%, đây cũng là biện pháp quản lý có đánh giá về tính khả thi thấp nhất. Cần sử dụng kết quả đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc quản lý để công tác đánh giá, tổng kết có tác dụng hiệu quả đối với hoạt động NCKH của sinh viên. Biện pháp quản lý: “Tạo động lực cho sinh viên trong quá trình triển khai đề tài NCKH” là biện pháp đề xuất thực hiện để hỗ trợ cho các biện pháp khác. Qua điều tra thu được 55 ý kiến chiếm 83,3% cho rằng biện pháp này là khả thi; 11 ý kiến chiếm tỷ lệ 16,7% cho rằng không khả thi. Tính thống kê trung bình số liệu về kết quả phiếu điều tra có 87,6% ý kiến cho rằng các biện pháp quản lý mà đề tài đề xuất có tính khả thi, 12,4% ý kiến cho rằng các biện pháp không khả thi. Về tính khả thi không có ý kiến nào đưa ra là rất khả thi. Như vậy có thể nhận thấy đa số ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tuy nhiên cũng còn các ý kiến hoài nghi về các biện pháp đề xuất này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022