Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 12

Tiểu kết chương 3


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về hoạt động NCKH của sinh viên và thực trạng về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động NCKH, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, phấn đấu đạt được mục tiêu, sứ mạng đề ra gồm:

- Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động NCKH của sinh viên.

- Lập kế hoạch quản lý hoạt động NCKH của sinh viên theo từng năm học, khoá học.

- Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện kế hoạch về hoạt động NCKH của sinh viên.

- Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH của sinh viên.

- Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên.

- Tạo động lực cho sinh viên trong quá trình triển khai đề tài NCKH.

Đề tài đã tiến hành khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá với mức độ cần thiết và tính khả thi cao phù hợp với các điều kiện thực tế tại trường Cao đẳng Sư phạm Salavan.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

1.1. Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên là sự tác động có tổ chức, có kế hoạch, có tính hướng đích của chủ thể quản lý (Ban Giám hiệu nhà trường, giảng viên tham gia công tác quản lý,…) đến đối tượng (sinh viên) thực hiện hoạt động NCKH, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động NCKH của sinh viên trong nhà trường.

Nội dung quản lý hoạt động NCKH của sinh viên được thể hiện qua các khía cạnh như: Lập kế hoạch quản lý hoạt động NCKH của sinh viên; tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động NCKH của sinh viên; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.

1.2. Kết quả khảo sát thực tiễn về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan cho thấy, có 7 biện pháp quản lý được áp dụng. Những biện pháp này gắn liền với việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản lý như: Xây dựng kế hoạch, triển khai các hình thức NCKH đến sinh viên; tổ chức bồi dưỡng kỹ năng NCKH cho sinh viên; gắn kết hoạt động NCKH của sinh viên với hoạt động học tập; quản lý sản phẩm NCKH của sinh viên… Bước đầu, những biện pháp này có tác dụng khích lệ, động viên và từng bước nâng cao kỹ năng NCKH cho sinh viên. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý chưa thực sự đạt hiệu quả cao.

1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất 06 biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan. Các biện pháp được khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi trong thực tiễn. Kết quả khảo nghiệm cũng chứng minh rằng, muốn nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, nhà trường cần sử dụng phối hợp 6 biện pháp đề xuất, đó là:

- Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động NCKH của sinh viên.

- Lập kế hoạch quản lý hoạt động NCKH của sinh viên theo từng năm học, khoá học.

- Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện kế hoạch về hoạt động NCKH của sinh viên.

- Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH của sinh viên.

- Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên.

- Tạo động lực cho sinh viên trong quá trình triển khai đề tài NCKH. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ trong quá trình quản lý.

2. Khuyến nghị

2.1. Với trường Cao đẳng Sư phạm Salavan

- Nhà trường cần đổi mới phương thức tổ chức thực hiện hoạt động NCKH của sinh viên. Cùng với việc xây dựng quy chế cụ thể về việc triển khai hoạt động NCKH của sinh viên, nhà trường cần tăng cường những biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm của giảng viên trong việc hướng dẫn sinh viên NCKH, bồi dưỡng kỹ năng và tạo động lực cho sinh viên trong quá trình nghiên cứu.

- Nhà trường cần đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật nhằm hỗ trợ đắc lực cho hoạt động NCKH của sinh viên.

2.2. Với sinh viên

Sinh viên cần chủ động, tích cực trong quá trình nghiên cứu, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động NCKH đối với quá trình học tập của sinh viên trong nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 12/2010/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 03 năm 2010 của bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ.

2. Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 22/2011/ TT-BGDĐT ngày 30 tháng 05 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục Đại học có nhấn mạnh rõ mục tiêu của hoạt động khoa học và công nghệ.

3. Brian Allison (1996), Research skills for students - National institute of education, Singapore

4. Đỗ Thị Châu (2004), "Nghiên cứu khoa học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm năng cao chất lượng đạo tạo Đại học", Tạp chí Giáo dục, số 96/9.

5. Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), Hình thành năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học phổ thông, Đề tài NCKH cấp bộ B2010 - TN03 - 30TĐ.

6. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Vũ Cao Đàm (2002), Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

8. Đại học Bách khoa toàn thư Liên Xô, quyển XIX, trang 241.

9. Francesco Cordasco và Elliots S.M.Galner (1963), Research and Report Writing, NXB Barnes Noble, New York. (Đoàn Văn Điều, Trường ĐHSP.Tp Hồ Chí Minh trích dịch 1995).

10. Gơrôxepxki A.A, Lubixưna. M.T (1971), Tổ chức công việc tự học của sinh viên, Tư liệu trường ĐHSP Hà Nội.

11. Hoàng Thị Nhị Hà (2006), Một số vấn đề quản lý và quản lý nghiên cứu khoa học, (10/2006).

12. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục,

NXB giáo dục - Hà Nội.

13. Nguyễn Kế Hào (2006), Dạy học ở trường phổ thông và đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông, Kỷ yếu hội thảo khoa học trường ĐHSP Hà Nội.

14. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức (1994), Lý luận dạy học đại học, Trường DHSP Hà Nội.

15. Kondakop M.I., Zimin P.V., Xaxerđôtôp N.I. (1985), Những vấn đề quản lí trường học, Trường cán bộ quản lí giáo dục.

16. MITTALAI Sikhamtat (2010), Nhiều tác giả, các nhà khoa học đã xuất bản các giáo trình hướng dẫn sinh viên trường cao đẳng nghiên cứu khoa học dưới các tiêu đề “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục”.

17. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB ĐHSP Hà Nội.

18. Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, ngày 18/7/2016 quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

19. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP, ngày 2/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2006/NĐ-CP.

20. Nghị quyết đại hội đảng làn thứ XII; Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII; Đại hội Đảng bộ huyện Phong Thổ lần thứ XIX.

21. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

22. Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.

23. PHONESAVANH Bounmi (2009), Phương pháp luận nghiên cứu học tập

- nghiên cứu.

24. Trần Văn Phước (2006), Một số biện pháp cải tiến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Luận văn thạc sỹ QLGD, ĐHSP Hà Nội.

25. Bùi Văn Quân (2007), “Đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học”, kỷ yếu hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học”, Bộ giáo dục đào tạo.

26. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản của lý luận quản lý nhà trường, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

27. Phạm Hồng Quang (2007), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học dánh cho học viên Quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

28. Phạm Hồng Quang (2007-2012), Giáo trình một số vấn đề cơ bản về nghiên cứu khoa học giáo dục (ĐHSPTN), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

29. Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 5/5/2006, quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông.

30. Raji Roy Singh (1994), Nền giáo dục cho thế kỷ hai mươi mốt: Những triển vọng của Châu Á - Thái Bình Dương (bản dịch), Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

31. Nguyễn Bá Sơn (2000), Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội của tác giả.

32. Trần Quốc Thành (2002), Khoa học quản lí đại cương, Giáo trình dành cho học viên cao học QLGD, NXB Đại học sưphạm Hà Nội.

33. Taylor F.W (1911), Những nguyên tắc khoa học của quản lý.

34. Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28/3/2011 của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường THPT có nhiều cấp học.

35. Nguyễn Thị Tính (2014), Giáo trình lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm Thái Nguyên.

36. Trung tâm Từ điển ngôn ngữ - Viện ngôn ngữ (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.

37. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

38. Wedsite của Bộ giáo dục và đào tạo, vụ giáo dục.

PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho giáo viên, cán bộ quản lý)


Kính thưa Quý Thầy, Cô!

Nhằm mục đích xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của trường Cao đẳng Sư phạm Salavan. Chúng tôi tiến hành thu thập một số thông tin cần thiết, kính mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy, cô. Xin quý thầy, cô cho biết ý kiến của mình về những nội dung dưới đây và khoanh tròn vào ô mà quý thầy, cô cho là đúng nhất.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô!

Câu 1: Thầy/cô đánh giá thế nào về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong trường Cao đẳng Sư phạm.

1. Rất quan trọng 2. Quan trọng 3. Không quan trọng.

Câu 2: Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học sẽ đem lại lợi ích gì? (Có thể chọn nhiều ý kiến.

1. Phát triển khả năng tư duy, óc sáng tạo, tinh thần làm việc chủ động, tích cực.

2. Tạo môi trường, cơ hội bồi dưỡng năng lực và kiến thức chuyên môn của bản thân.

3. Phát hiện ra nhiều tri thức mới và áp dụng những tri thức ấy vào thực tiễn.

4. Nghiên cứu khoa học tạo tiền đề và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động học tập Câu 3: Thầy cô cho biết ý kiến về lý do tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên trong trường ta là gì?

1. Vì lòng say mê nghiên cứu khoa học.

2. Để hỗ trợ để phục vụ cho hoạt động học tập.

3. Để được cộng điểm thi đua, rèn luyện.

Câu 4: Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về những biểu hiện sau đây trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ?


STT


Các biểu hiện

Mức độ

Đồng ý

Phân vân

Không

đồng ý

1

Nghiên cứu kiên trì thực hiện đề tài

NCKH.







2

Có kỹ năng nghiên cứu khoa học







3

Kết quả nghiên cứu đề tài có tác

dụng hỗ trợ cho hoạt động học tập







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 12

Câu 5: Các nguồn lực phục vụ cho nghiên cứu khoa học (trang thiết bị cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống tài liệu tham khảo, kinh phí...) có đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu của sinh viên hay không?

1. Rất đầy đủ. 2. Đầy đủ.

3. Bình thường. 4. Thiếu.

Câu 6: Thầy, cô có thể đánh gia về lực lượng phụ trách quản lý hoạt động nghiên cứu của nhà trường (cán bộ phòng QLKH& QHQT, giảng viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học).

a. Về thái độ

1.Tích cực, chủ động.

2. Bình thường, thực hiện cho xong việc.

3. Chưa tích cực, chủ động.

b. Về năng lực

1. Tốt.

2. Đạt.

3. Chưa đạt.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí