Phương Pháp Khảo Sát Và Phương Thức Xử Lý Số Liệu 11761

Đây là cơ hội để sinh viên có thể học tập, rèn luyện, nâng cao khả năng tư duy và khả năng trình bày một vấn đề khoa học. Việc nghiên cứu khoa học trong thời gian học tập của sinh viên là một bước chuẩn bị cho việc thực hiện các luận văn, luận án chuyên sâu sau này. Trong quá trình nghiên cứu khoa học, sinh viên được sự hướng dẫn và hỗ trợ tận tình của giáo viên hướng dẫn và có cơ hội làm việc với nhóm nghiên cứu, đây là một lợi thế nếu thực sự biết tận dụng và phát huy. Đối với toàn xã hội, các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên mang lại những ý tưởng, những ứng dụng cho nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Ngoài ra, việc nghiên cứu khoa học trong sinh viên còn có tác dụng thúc đẩy phong trào học tập, nâng cao tính tự giác, khơi dậy niềm đam mê học hỏi, nghiên cứu của sinh viên - những tri thức trẻ, nguồn nhân lực chất lượng cao của giai đoạn phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Bên cạnh đó, nhà trường đã được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Bộ Giáo dục đào tạo và Thể Thao, Sở Giáo dục và Thể Thao và chính quyền địa phương tỉnh Salavan, các cơ quan ban ngành có liên quan. Trường Cao đẳng Sư phạm Salavan đã được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, đáp ứng được các nhu cầu về học tập, nghiên cứu, ăn ở, sinh hoạt cho sinh viên nhà trường. Đến năm học 2015-2016 nhà trường có 35 lớp. Tính đến nay nhà trường đã đào tạo được 1247 em sinh viên ra trường, nhiều sinh viên đã trưởng thành và được bổ nhiệm giữ các chức vụ trọng trách ở địa phương.

- Khó khăn của sinh viên khi nghiên cứu khoa học: Trong hoạt động NCKH, sinh viên thường gặp khó khăn ở những khía cạnh sau đây:

+ Lựa chọn đề tài: Sinh viên hiện còn đang lúng túng với việc chọn đề tài do khả năng tiếp cận nguồn tư liệu cũng như kiến thức thực tế còn hạn chế. Hậu quả là có nhiều đề tài đăng ký không mới, ít có ý nghĩa khoa học và thực tiễn; một số đề tài quá lớn vượt tầm của sinh viên; một số đề tài có địa bàn nghiên cứu xa, khó khăn trong triển khai nghiên cứu trong điều kiện kinh phí hỗ trợ còn hạn chế.

+ Về kỹ năng NCKH: Một số sinh viên chưa chuẩn bị tốt về hiểu biết, kĩ năng và phương pháp NCKH, do vậy khi triển khai chủ yếu dự vào quán tính, sản phẩm đạt được thường không có giá trị cao. Khi viết sản phẩm nghiên cứu, sinh viên cũng chưa thông thạo trong việc xử lý dữ liệu và tuân thủ theo quy trình khoa học về hình thức báo cáo cũng như trích dẫn nên phần nào làm hạn chế kết quả chung.

+ Về kinh phí đầu tư cho hoạt động NCKH: Đây là vấn đề khó khăn chung của Nhà trường. Phần kinh phí hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học có hạn, nhà trường phải cân nhắc để lựa chọn nhiều đề tài hơn, thu hút nhiều sinh viên tham gia hơn nên khó đầu tư cho các đề tài chủ điểm. Nhưng hàng năm Nhà trường đã tập trung mở các lớp tập huấn hỗ trợ lý thuyết, phương pháp và kỹ năng nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên.

+ Mặt khác trong những năm thực hiện đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học, từ đó phương tiện dạy học cũng như các điều kiện phục vụ dạy học và công tác quản lý phải thay đổi theo. Vì vậy, quá trình thực hiện vận dụng vào thực tế còn nhiều bất cập.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu và đang xuống cấp. Việc sửa chữa, bổ sung và xây mới ít được quan tâm đầu tư. Cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học của nhà trường.

2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Phát hiện thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên và quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan, Cộng hòa DCND Lào, tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trong nhà trường.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động NCKH trường Cao đẳng Sư phạm Salavan.

- Thực trạng quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan.

2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu

Để triển khai các nội dung khảo sát nêu trên, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Quan sát, đàm thoại, điều tra bằng bảng hỏi, xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

Dựa vào tỉ lệ phần trăm ý kiến đánh giá của các khách thể điều tra đối với từng nội dung khảo sát, chúng tôi tiến hành tổng hợp, lập bảng số liệu, tạo căn cứ cho việc phân tích định tính.

Dựa vào tỉ lệ phần trăm của các ý kiến đánh giá, chúng tôi quy ước:

- Tỉ lệ % từ 80%-100%: Mức độ đánh giá cao.

- Tỉ lệ % từ 65 - cận 80%: Mức độ đánh giá khá cao.

- Tỉ lệ % từ 50% - cận 65%: Mức độ đánh giá trung bình.

-Tỉ lệ % < 50%: Mức độ đánh giá thấp.

2.3. Kết quả khảo sát

2.3.1. Thực trạng về hoạt động NCKH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan

2.3.1.1. Nhận thức của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động NCKH của sinh viên

Để tìm hiểu nhận thức của các các khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động NCKH của sinh viên chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 1 và 2). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về quan trọng của hoạt động NCKH của sinh viên (%)‌

Stt

Nội dung nhận thức

Giảng viên

Sinh viên

Chung

SL

%

SL

%

SL

%

1

Rất quan trọng

41

82

105

70

152

76

2

Quan trọng

9

18

45

30

48

24

3

Không quan trọng

0

0

0

0

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 7

Nhận xét bảng 2.1:

Bảng 2.1 cho thấy, giảng viên và sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan đánh giá hoạt động NCKH của sinh có vai trò rất quan trọng (76%), chỉ có 24% ý kiến đánh giá là “quan trọng”. Như vậy, về mặt nhận thức, thầy trò của nhà trường đều thống nhất đánh giá hoạt động NCKH của sinh viên có vai trò “rất quan trọng” đối với quá trình đào tạo sinh viên trong nhà trường.

Để tiếp tục tìm hiểu nhận thức của giảng viên, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan về ý nghĩa của hoạt động NCKH của sinh viên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (phụ lục 1, 2). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Đánh giá của giảng viên và sinh viên về ý nghĩa của hoạt động NCKH của sinh viên


STT


Nội dung nhận thức

Giảng viên

Sinh viên

Chung

SL

%

SL

%

SL

%


1

Phát triển khả năng tư duy, óc

sáng tạo, tinh thần làm việc chủ động, tích cực.


41


82


108


72


152


76


2

Tạo môi trường, cơ hội bồi dưỡng

năng lực và kiến thức chuyên môn của bản thân.


38


76


99


66


140


70


3

Phát hiện ra nhiều tri thức mới và

áp dụng những tri thức ấy vào thực tiễn.


46


92


120


80


172


86


4

Nghiên cứu khoa học tạo tiền đề

và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động học tập.


41


82


105


70


152


76

Nhận xét bảng 2.2:

Bảng 2.2 cho thấy, giảng viên và sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan thống nhất đánh giá về ý nghĩa của hoạt động NCKH của sinh viên qua 4 nội dung trong bảng. Trong đó, nội dung thứ 3: “Phát hiện ra nhiều tri thức mới và áp dụng những tri thức ấy vào thực tiễn” được đánh giá ở mức độ cao (86% ý kiến). Điều này cho thấy, giảng viên và sinh viên của nhà trường thống nhất cho rằng, thông qua hoạt động NCKH sinh viên và phát hiện ra nhiều tri thức khoa học mới so với những tri thức khoa học đã được học trong nội dung chương trình đào tạo; đồng thời sinh viên có điều kiện áp dụng những tri thức ấy vào thực tiễn. Đây là điều kiện quan trọng giúp sinh viên nâng cao tầm hiểu biết của bản thân trong học tập và nghiên cứu khoa học. Các nội dung còn lại đều được đánh giá ở mức độ cao. Cụ thể "Phát triển khả năng tư duy, óc sáng tạo, tinh thần làm việc chủ động, tích cực" chiếm tỉ lệ 76%, "Nghiên cứu khoa học tạo tiền đề và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động học tập" chiếm tỉ lệ 76%, "Tạo môi trường, cơ hội bồi dưỡng năng lực và kiến thức chuyên môn của bản thân" chiếm tỉ lệ 70%.

2.3.1.2. Đánh giá của các khách thể điều tra về hoạt động NCKH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan

a. Lý do tham gia hoạt động NCKH của sinh viên

Để tìm hiểu xem sinh viên tham gia hoạt động NCKH vì những lý do nào, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (phụ lục 1,2). Kết quả thể hiện ở bảng 2.3. Bảng 2.3. Lý do tham gia hoạt động NCKH của sinh viên trường Cao đẳng

Sư phạm Salavan



STT


Lý do

Giảng

viên


Sinh viên


Chung

SL

%

SL

%

SL

%

1

Vì lòng say mê NCKH

26

25

30

20

46

23

2

Hỗ trợ để phục vụ cho hoạt động học tập

40

80

117

78

158

79

3

Để được cộng điểm thu đua, rèn luyện

41

82

129

85

168

84

Nhận xét bảng 2.3:

Bảng 2.3 cho thấy, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan tham gia hoạt động NCKH bởi các lý do: Vì lòng say mê NCKH, vì hoạt động NCKH có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động học tập, vì muốn được cộng điểm thi đua và rèn luyện. Trong đó, lý do “Để được cộng điểm thi đua, rèn luyện” chiếm tỉ lệ cao nhất (84% ý kiến), tiếp đó là lý do “Để được hỗ trợ, phục vụ cao hoạt động hỗ trợ (chiếm tỉ lệ 79% - mức độ đánh gia khá cao); cuối cùng “Vì lòng say mê NCKH” chỉ chiếm tỉ lệ thấp (23% ý kiến). Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên tham gia hoạt động NCKH chủ yếu là do muốn được nâng cao thành tích thi đua, rèn luyện, đồng thời để hỗ trợ cho hoạt động học tập. Về mặt này nhiều sinh viên chia sẻ. Trong quá trình triển khai đề tài, các em phải nắm vững một số kiến thức cơ bản về chuyên môn có liên quan như những khái niệm công cụ, những khía cảnh lý luận và thực tiễn… Chính điều đó đã hôc trợ các em nâng cao hiệu quả học tập các môn chuyên ngành. Tuy nhiên, lý do “Vì lòng say mê NCKH chỉ chiếm tỉ lệ thấp (23% ý kiến). Như vậy, có thể thấy rằng còn ít sinh viên có lòng say mê và ý thức thực sự với hoạt động NCKH.

b. Một số biểu hiện về thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên

Để tìm hiểu hoạt động NCKH của sinh viên diễn ra như thế nào, kết quả NCKH có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động học tập của sinh viên hay không, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 (phụ lục 1). Kết quả thể hiện ở bảng 2.4:

Bảng 2.4. Một số biểu hiện trong hoạt động NCKH của sinh viên



STT


Các biểu hiện

Mức độ

Tốt

Trung

bình

Chưa

tốt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Nghiêm túc, kiên trì thực hiện đề tài NCKH

50

100

0

0

0

0

2

Có kỹ năng NCKH

30

60

20

40

0

0

3

Kết quả nghiên cứu đề tài có tác dụng hỗ trợ

cho hoạt động học tập

40

80

10

20

0

0

Nhận xét bảng 2.4:

Bảng 2.4 cho thấy, 100% giảng viên đánh giá sinh viên có thái độ nghiêm túc, kiên trì khi thực hiện đề tài NCKH. Sinh viên tỏ ra có kỹ năng NCKH. Kết quả nghiên cứu của đề tài có tác dụng hỗ trợ tốt cho quá trình học tập của sinh viên. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy, không phải sinh viên nào cũng có kỹ năng NCKH tốt. Cụ thể, vẫn còn 40% ý kiến đánh giá kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên ở mức độ trung bình. Ngoài ra, vẫn còn 20% ý kiến, đánh giá tác dụng hỗ trợ của hoạt động NCKH đối với hoạt động học tập chỉ ở mức độ trung bình.

2.3.2. Thực trạng về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan

a. Thái độ và năng lực của cán bộ giảng viên tham gia công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên

Để tìm hiểu về thái độ, năng lực của cán bộ, giảng viên tham gia công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 (phụ lục 1) kết quả thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Thái độ, năng lực của cán bộ, giảng viên tham gia quản lý hoạt động NCKH của sinh viên‌

Thái độ

Năng lực

Tích cực, chủ động

Bình thường, thực hiện cho

xong việc

Chưa tích cực, chủ

động


Tốt


Trung bình


Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

42

84

8

16

0

0

36

72

14

28

0

0

Nhận xét bảng 2.5:

Bảng 2.5 cho thấy, về thái độ, 84% ý kiến đánh giá cán bộ, giảng viên tích cực, chủ động khi tham gia công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Về mặt này, giảng viên vừa là người trực tiếp hướng dẫn sinh viên NCKH, vừa tham gia quản lý hoạt động NCKH của sinh viên ở cấp khoa. Ở cấp độ phòng QLKH và QHQT, cán bộ phòng có nhiệm vụ quản lý chung, dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu nhà trường. Sự hợp tác tích cực, chủ động giữa cán bộ quản lý của Phòng QLKH và QHQT với cán bộ quản lý và giảng viên cấp khoa giúp cho công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trong nhà trường diễn ra một cách thuận lợi. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, vẫn còn 16% ý kiến cho rằng cán bộ, giảng viên chưa thực sự tích cực, chủ động, điều này có ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.

Về năng lực của cán bộ, giảng viên tham gia công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, có 72% ý kiến đánh giá ở mức độ tốt, 28% ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình.

b. Kết quả thực hiện các chức năng quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan

Để tìm hiểu về việc thực hiện các chức năng quản lý hoạt động NCKH của sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Salavan, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8 (phụ lục 1). Kết quả thể hiện ở bảng 2.6.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí