Quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Dự nợ cho vay bất động sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2106 – 2019 51

Bảng 2.2. Thu thuế từ bất động sản giai đoạn 2016 – 2019 51

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An 36


PHẦN MỞ ĐÂU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS) nhìn chung rất đa dạng và phức tạp. Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế, với xu thế hội nhập quốc tế, các hoạt động kinh doanh BĐS cũng không ngừng được mở rộng và dần được nâng cao về chất lượng và hiệu quả. Ở Việt Nam thì sự quản lý của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh BĐS nói riêng là không thể thiếu.

Hoạt động kinh doanh BĐS Nghệ An tuy mới hình thành và phát triển thời gian gần đây nhưng lại có sức hút mạnh mẽ chính nhờ chủ trương phục hồi, đẩy mạnh kinh tế, phát triển hạ tầng giao thông của chính quyền sở tại như dự án cao tốc Ninh Bình – Bãi Vọt dự kiến thông xe vào năm 2022. Hiện tại, có thể nói Nghệ An đang nắm giữ những điều kiện tốt nhất về kinh tế, xã hội, công nghệ, y tế, giáo dục… để BĐS tăng trưởng vượt trội.

Quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 2

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh, thời gian gần đây thị trường BĐS trên địa bàn tỉnh phát triển chưa bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro; một số chủ đầu tư chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, kinh doanh BĐS, gây khó khăn trong công tác quản lý, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng; một số tổ chức huy động vốn, mua bán nhà ở khi chưa đủ điều kiện, chưa thực hiện bảo lãnh ngân hàng, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Mặt khác, cơ sở dữ liệu, thông tin về thị trường bất động sản từ khâu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, thực hiện dự án đến giao dịch bất động sản chưa đồng bộ, đầy đủ, thiếu tin cậy, thiếu minh bạch.

Do đó, để phát triển lành mạnh thị trường bất động sản trên địa bàn, cần có sự quản lý chặt chẽ và đúng định hướng của cơ quan quản lý đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề đó, tác giả đã


chọn đề tài “Quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Nghệ Anlàm chủ đề nghiên cứu cho đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tổng quan nghiên cứu

Liên quan tới bất động sản, kinh doanh bất động sản, quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản có nhiều nghiên cứu đã thực hiện, trong đó có thể kể đến như sau:

Phạm Minh Thép (2020), Quản lý kinh doanh bất động sản của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Thương Mại. Nội dung luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý kinh doanh BĐS tại địa phương và từ đó phân tích thực trạng quản lý kinh doanh bất động sản trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh để từ đó rút ra được những thành tựu cũng như tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn và tác giả đã đề xuất tám giải pháp như: Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh BĐS; Xây dựng, ban hành chiến lược phát triển thị trường BĐS, kế hoạch thực hiện các dự án BĐS; Tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý kinh doanh BĐS, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến kinh doanh BĐS; Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường BĐS, xây dựng và công bố các chỉ số đánh giá thị trường BĐS tại địa phương; Tăng cường quản lý hành nghề môi giới BĐS, hoạt động của sàn giao dịch BĐS và các dịch vụ BĐS khác trên địa bàn; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh BĐS và tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về kinh doanh BĐS; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh BĐS.

Nguyễn Thế Kiên (2021), Quản lý nhà nước về hoạt động môi giới BĐS trên địa bàn Hà Nội. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương Mại. Nội dung luân văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của


QLNN về hoạt động môi giới BĐS từ đó phân tích thực trạng QLNN về hoạt động môi giới BĐS trên địa bàn Hà Nội như triển khai hệ thống văn bản pháp lý về hoạt động môi giới BĐS trên địa bàn Hà Nội; Tổ chức quản lý nhà nước về hoạt động môi giới BĐS trên địa bàn Hà Nội và đánh giá thực thực trạng đối với thành công, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế để từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện QLNN về hoạt động môi giới BĐS trên địa bàn Hà Nội.

Bùi Đức Trung (2018), Quản lý hoạt động kinh doanh BĐS tại khu đô thị Ecopark. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thương Mại, luận văn đã nêu tổng quan về quản lý hoạt động kinh doanh BĐS như khái niệm về BĐS, kinh doanh BĐS, thị trường BĐS; vai trò của quản lý đối với thị trường BĐS trong nền kinh tế quốc dân và nội dung quản lý hoạt động kinh doanh BĐS từ đó phân tích thực trạng quản lý kinh doanh BĐS tại Ecopark trong thời gian qua, và đánh giá chung để rút ra kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế tồn tại đó để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý hoạt động kinh doanh BĐS tại Ecopark trong thời gian tới.

Bùi Văn Bắc (2015), “Hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Hành chính. Luận văn đã tổng quan những căn cứ quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường kinh doanh bất động sản, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện QLNN về kinh doanh bất động sản khu vực miền Bắc.

Nguyễn Văn Tuấn (2014), “Quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, luận văn nghiên cứu tác giả đã nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đắt đai, phân tích thực trạng QLNN về đất đai ở huyện Quốc Oai, đánh giá mặt được, hạn chế của công tác này giai đoạn 2003 – 2013. Đề


xuất một số giải pháp cơ bản hoàn thiện QLNN về đất đai ở huyện Quốc Oai định hướng đến năm 2020.

Đinh Văn Thông (2015) “Quản lý thị trường bất động sản ở nước ta hiện nay” đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, tập 31. Số 3 (2015) 64 – 70. Nội dung nghiên cứu đã thể hiện được thị trường bất động sản, vai trò của thị trường bất động sản và công tác quản lý thị trường bất động sản ở nước ta thời gian qua để từ đó đúc rút được những thành công, hạn chế của công tác quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản ở nước ta và đưa ra khuyến nghị cho cơ quan quản lý nhà nước.

Bùi Văn Huyền, Đinh Thị Nga (2011), Quản lý nhà nước đối với TTBĐS ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Cuốn sách trình bày một số cơ sở lý luận và thực tiễn về TTBĐS và quản lý nhà nước đối với TTBĐS như: khái niệm và đặc điểm, phân loại TTBĐS, các yếu tố cấu thànhTTBĐS, kinh nghiệm quản lý bất động sản ở một số nước và bài học cho Việt Nam. Bên cạnh đó, cuốn sách còn phân tích và làm rõ vấn đề đổi mới quản lý cũng như vấn đề quản lý của Nhà nước với sự hình thành và phát triển TTBĐS ở Việt Nam,.Phần cuối cuốn sách còn có những đánh giá chung về TTBĐS Việt Nam trong đó có nói đến những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém. Đặc biệt, nhằm góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém đó, các tác giả đã đưa ra những giải pháp thiết thực góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm phát triển TTBĐS ở Việt Nam.

Đặng Thị Thu Hương (2011), Chính sách quản lý nhà nước ở địa phương đối với quản lý quy hoạch đất đầu tư kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Đại học thương mại. Luận văn trình bày một số vấn đề về chính sách quản lý nhà nước ở địa phương đối với quản lý quy hoạch đất đầu tư kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp; kết quả nghiên cứu, phân tích thực trạng, đề xuất giải


pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước ở địa phương đối với quản lý quy hoạch đất đầu tư kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Lê Thị Thanh Thuý (2011), Quản lý nhà nước địa phương đối với hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Đại học thương mại. Luận văn trình bày lý luận, thực trạng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước địa phương đối với hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.

GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, Đại học Quốc gia Hà Nội, “Thị trường bất động sản Hà Nội: Thực trạng và Giải pháp” nghiên cứu đã phân tích thực trạng thị trường bất động sản Hà Nội trong giai đoạn 2013 – 2016 để từ đó có những nhận định về một số ưu nhược điểm cơ bản của thị trường bất động sản tại Hà Nội như: lỏng lẻo trong quản lý các dự án BĐS và xử lý các dự án vi phạm pháp luật; thiếu minh mạch thông tin thị trường; thiếu sự dẫn dắt thị trường đô thị; và những con đường đắt nhất hành tinh…đưa ra một số giải pháp cho phát triển thị trường BĐS Hà Nội.

Các nghiên cứu đã góp phần là rõ những lý luận cơ bản nhất của quản lý thị trường bất động sản. Đồng thời cũng có những nghiên cứu về quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2018 đến nay.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2020 – 2025.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung luận văn phải thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu sau:


+ Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản.

+ Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 - 2020; đánh giá những thành công, hạn chế đồng thời xác định nguyên nhân của những thành công, hạn chế trong quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

+ Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là nội dung quản lý hoạt động kinh doanh BĐS nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Nội dung nghiên cứu của luận văn tập quản lý hoạt động kinh doanh BĐS trên địa bàn tỉnh Nghệ An tập trung vào: Phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạn pháp luật quản lý kinh doanh BĐS; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh doanh BĐS; Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh BĐS; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đối với kinh doanh bất động sản.

- Phạm vi về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Phạm vi về thời gian: Các số liệu phân tích thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh BĐS trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 3 năm gần đây (2018 - 2020). Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động kinh doanh BĐS trên địa bàn tỉnh Nghệ An định hướng tới 2025.


5. Phương pháp nghiên cứu 5.1.Phương pháp thu thập dữ liệu

- Các tài liệu về cơ sở lý luận liên quan quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Tác giả thu thập, tìm kiếm các dữ liệu từ các sách, giáo trình, luận án, luận văn, bài báo khoa học,… của các trường, viên nghiên cứu như Đại học thương mại, Đại học Lâm Nghiệp, Đại học Kinh tế quốc dân, các tạp chí như Tạp chí tài chính, Tạp chí điện tử bất động sản Việt Nam,…

- Các văn bản pháp luật bao gồm, các số liệu thống kê có liên quan, kết quả thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An để làm cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu: Tác giả thu thập qua các trang web, công thông tin điện tử như Thư viện pháp luật, cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An, cổng thông tin điện tử sở xây dựng tỉnh Nghệ An…

- Đề tài cũng kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan.

5.2. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tác giả tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Sau đó tác giả tổng hợp và xử lý chúng thành các số liệu cần thiết, đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập các bảng, biểu, sơ đồ… để đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 -2020 bằng các phương pháp:

Phương pháp thống kê: được sử dụng để thống kê số liệu thu thập được nhằm đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các số liệu về quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 26/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí