Đường Dẫn Của Thư Mục Cài Đặt Java

Bước 4: Trong màn hình này có thể thay đổi thư mục cài đặt trong change của mục Install to theo mặc định đường dẫn thư mục cài đặt sẽ là c:Program FilesJava, chọn Next để tiếp tục, khi đó được màn hình Progress


Hình 1 10 Màn hình Progress Bước 5 Cho đến khi tiến trình cài đặt hoàn thành 1

Hình 1.10. Màn hình Progress

Bước 5: Cho đến khi tiến trình cài đặt hoàn thành và kích chọn Finish để hoàn thành.

3) Cấu hình JDK

Sau khi đã cài đặt thành công JDK, người lập trình nên cấu hình class path để thiết lập biến môi trường cho Java có thể chạy được trên bất kỳ thư mục chứa chương trình nào. Tùy theo hệ điều hành được cài đặt trên máy tính mà có cách vào chế độ cấu hình khác nhau.

Trong ví dụ 1.3 dưới đây sẽ hướng dẫn cách cài đặt và cấu JDK trên hệ điều hành Windows 7 bản 64 bit.

Ví dụ1.3: Cấu hình JDK trên Windows 7 bản 64 bit.

Bước 1: Mở Explore trên Windows và copy tên đường dẫn đến thư mục chứa chương trình cài đặt của Java như hình sau:


Hình 1 11 Đường dẫn của thư mục cài đặt Java Bước 2 Kích chuột phải vào 2

Hình 1.11. Đường dẫn của thư mục cài đặt Java

Bước 2: Kích chuột phải vào My Computer chọn Properties được màn hình sau:

Hình 1 12 Màn hình Computer Properties Bước 3 Chọn Avanced system settings trong cửa 3

Hình 1.12. Màn hình Computer Properties

Bước 3: Chọn Avanced system settings trong cửa sổ trên sẽ được cửa sổ màn hình System Properties như sau:


Hình 1 13 Màn hình System Properties Bước 4 ChọnEnvironment Variables khi đó được 4

Hình 1.13. Màn hình System Properties

Bước 4: ChọnEnvironment Variables khi đó được màn hình:

Hình 1 14 Màn hình Environment Variables Bước 5 Trong mục System Avariables chọn Path 5

Hình 1.14. Màn hình Environment Variables

Bước 5: Trong mục System Avariables chọn Path rồi chọn edit được màn hình Edit System Variable. Dán (Pate) đường dẫn đã copy ở bước 1 vào phần cuối của mục Variable value rồi chọn ok


Hình 1 15 Màn hình Edit System Variable Bước 6 Kiểm tra quá trình cấu hình bằng 6

Hình 1.15. Màn hình Edit System Variable

Bước 6: Kiểm tra quá trình cấu hình bằng cách vào run nhận lệnh cmd để mở cửa số Command Prompt, trong cửa sổ này ở thư mục bất kỳ nhập lệnh java – version nếu xuất hình như hình 1.7. dưới đây là quá trình cài cấu hình thành công.


Hình 1 16 Màn hình cửa sổ run Hình 1 17 Màn hình Command Prompt 1 2 Ngôn ngữ lập 7

Hình 1.16. Màn hình cửa sổ run


Hình 1 17 Màn hình Command Prompt 1 2 Ngôn ngữ lập trình Java 1 2 1 Mở đầu lập 8

Hình 1.17. Màn hình Command Prompt

1.2. Ngôn ngữ lập trình Java

1.2.1. Mở đầu lập trình với Java

Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Tất cả các lớp trong Java đều dựa trên lớp Object, là cha của tất cả các lớp. Các lớp có liên quan được tổ chức thành các gói (packages). Các gói cũng có thể chứa các gói khác hoặc các giao diện. Một giao diện là một loạt các phương pháp mà các lớp Java có thể thực thi.

Các chương trình mã nguồn Java (*.java) đầu tiên được biên dịch thành các file bytecode (tập tin mã nhị phân) (*.class). Sau đó trình thông dịch Java sẽ chuyển đổi các bytecode thành các mã máy theo bộ xử lý cụ thể.

1.2.2. Cấu trúc chương trình Java

Về cơ bản cấu trúc chung của một chương trình Java có dạng như sau: import packages //chỉ định các gói hay lớp sẽ được dùng trong chương trình class Classname

{ /* Đây là dòng chú thích */

int num1, num2; //khai báo biến Methodname()

{ // Thân phương thức

statements; // kết thúc lệnh bằng dấu ;

}

}

Trong đó phần đầu của một chương trình Java, “import packages” xác định

thông tin môi trường. Để làm được việc này, chương trình được chia thành các lớp hoặc các gói riêng biệt. Những gói này sẽ được chỉ dẫn trong chương trình. Thông tin này được chỉ ra với sự trợ giúp của lệnh nhập “import”. Mỗi chương trình có thể có nhiều hơn một lệnh nhập. Dưới đây là một ví dụ về lệnh nhập:

import java. awt.*;

Lệnh này nhập gói „awt‟. Gói này dùng để tạo các đối tượng GUI. Ở đây java là tên của thư mục chứa gói „awt‟. Ký hiêu “*” chỉ tất cả các lớp thuộc gói này.

Trong java, tất cả các mã, bao gồm các biến và cách khai báo nên được thực hiện trong phạm vi một lớp. Bởi vậy, từng khai báo lớp được tiến hành sau lệnh nhập. Một chương trình đơn giản có thể chỉ có một vài lớp. Những lớp này có thể mở rộng thành các lớp khác. Mỗi lệnh đều được kết thúc bởi dấu chấm phảy “;”. Chương trình còn có thể bao gồm các ghi chú, chỉ dẫn. Khi dịch, chương trình dịch sẽ tự loại bỏ các ghi chú này.

Các ghi chú dùng để gợi nhớ lại quá trình suy nghĩ, kiểm nghiệm các lập luận hoặc khi cần bổ sung, sửa chữa, nâng cấp chương trình. Java hỗ trợ 3 cách ghi chú sau:

Bắt đầu

Kết thúc

Mục đích

/*

*/

Nội dung ở giữa là phần ghi chú

//

(không có)

Phần dòng còn lại là ghi chú

/**

*/

Nội dung ở giữa là phần ghi chú dùng cho JavaDoc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 267 trang tài liệu này.

Bảng 1.1. Bảng các ký hiệu ghi chú

Có thể phân chia các thành phần trong một chương trình Java làm 5 loại sau:

- Các tên định danh (identifiers): là tên các biến, các phương thức và các lớp để trình biên dịch định danh duy nhất. Tên định danh gồm các mẫu tự, dấu _ hoặc dấu $, các ký tự đặc biệt không khác được dùng.

- Các từ khoá (keywords): là các tên định danh sẵn được Java dành riêng, không được dùng các từ khóa để dùng làm các tên định danh. Các từ khoá của Java gồm:

Từ khóa

Ý nghĩa

abstract

dùng để thông báo một phương thức trừu tượng, cần có một phương thức con không trừu tượng lấp lên. Một phương thức là trừu tượng sẽ không có phần mã lệnh (MethodBody)

boolean

kiểu biến logic, chỉ có hai giá trị đúng, sai (TRUE, FALSE). Chúng khác với C/C++ biến kiểu này chỉ chiếm 1 bit trong bộ nhớ.

break

từ khoá dùng để thoát ra khỏi vòng lặp

byte

kiểu dữ liệu có giá trị 8 bit

case

một trường hợp trong cấu trúc switch

catch

sử dụng khi nhận về các kết quả lỗi, được sử dụng trong xử lý ngoại lệ

char

kiểu dữ liệu ký tự

class

Khai báo Lớp

const

khai báo hằng

continue

dùng để nhảy về đầu vòng lặp

default

giá trị mặc định trong cấu trúc lựa chọn

nằm trong câu lệnh vòng lặp (do … while)

else

nằm trong cấu trúc lựa chọn (if … else …)

extends

dẫn xuất, được sử dụng để khai báo một lớp được kế thừa từ một lớp khác

final

Dùng để khai báo hằng số, phương thức không thể ghi đè, hoặc lớp không thể kế thừa

finally

phương thức kết thúc

float

kiểu số thực

for

dùng để thực hiện một vòng lặp xác định

if

nằm trong cặp lệnh điều khiển if ... then … else

implements

cài đặt, dùng để khai báo một lớp là cài đặt của một giao diện

import

cho biết dùng các thư viện nào

instanceof

dùng trong kiểu định danh thời gian chạy(Runtime Type Identification) kiểm tra một đối tượng có phải là một thể hiện của lớp hay không

int

kiểu biến nguyên

interface

giao diện, sử dụng để khai báo giao diện

long

kiểu số nguyên

native

nguồn, gốc: Khai báo phương thức được viết bằng ngôn ngữ biên dịch C++

new

dùng để tạo một đối tượng mới

package

gói, đóng gói

private

từ khóa khai đối tượng tiếp sau là cục bộ

protected

không bị chồng, sử dụng trong các lớp dẫn xuất

public

đối tượng khai báo tiếp theo sau là biến toàn cục

return

trở về lệnh gọi

short

kiểu biến nguyên

statictis

đối tượng khai báo tiếp theo sau là tĩnh

father

đối tượng cha

do

dùng trong cấu trúc lựa chọn (switch case)

synchronized

đồng bộ, sử dụng để khai báo một phương thức độc quyền truy xuất trên một đối tượng

this

đối tượng hiện đang xét

throw

trả về lỗi

throws

cho biết phương thức hay biến sẽ trả về (báo) khi có lỗi (dùng trong khai báo phương thức)

transient

Giá trị của biến được khai báo kiểu này sẽ không được lưu giữ như trước khi một đối tượng (chứa biến đó) được lưu trữ

try

Sử dụng để bắt ngoại lệ

void

Dùng để khai báo một phương thức không trả về giá trị

volatile

Giá trị của biến được khai báo kiểu này có thể được thay đổi đột xuất bởi các phần khác của chương trình

while

dùng trong cặp lệnh vòng lặp

swith

Bảng 1.2. Các từ khóa của Java

- Các dấu cách (separators): thông báo cho trình biên dịch java cách xác định các thành phần ngữ nghĩa của chương trình.

- Các hằng (literals): là các giá trị bất biến trong một chương trình. Các hằng có thể là các số, các chuỗi, các ký tự, hoặc các giá trị Boolean.

- Các toán tử (operators): chỉ định một đánh giá hoặc một phép toán được thực hiện trên dữ liệu hay các đối tượng. Ví dụ : +, -, *, /, %

1.2.3. Kiểu dữ liệu cơ sở, hằng, biến

a) Các kiểu dữ liệu cơ sở:

Java cung cấp các kiểu dữ liệu cơ sở. Các kiểu dữ liệu này được dùng để tạo các kiểu dữ liệu dẫn xuất

- Kiểu số nguyên, Java có bốn loại số nguyên: byte, short, int, long


Kiểu

Kích thước

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

byte

7 bits

-128

127

Short

16 bits

-32768

32767

int

30 bits

-2.147.483.648

2.147.483.647

62 bits

-9.223.372.036.854

9.223.372.036.854

long

Bảng 1.3. Các kiểu số nguyên

Các phép tính trên biến số nguyên gồm:


Toán

tử

Phép toán

==

Bằng nhau

!=

Không bằng

>

Lớn hơn

<

Nhỏ hơn

>=

Lớn hơn hoặc bằng

<=

Nhỏ hơn hoặc bằng

+

Cộng

-

Trừ

*

Nhân

/

Chia

%

Lấy phần dư của phép chia

++

Tăng 1

--

Giảm 1

~

Phép toán phủ định trên bit

&

Phép toán AND trên bit

|

Phép toán OR trên bit

^

Phép toán XOR trên bit

<<

Dịch chuyển sang trái n bit

>>

Dịch chuyển sang phải n bit

>>>

Dịch chuyển sang phải và điền 0 vào bit

trống

Bảng 1.4. Các phép toán trên kiểu số nguyên

Nếu hai toán hạng đều dạng long thì kết quả sẽ là dạng long 64 bits. Nếu có một toán hạng không phải dạng long thì sẽ được chuyển sang dạng long trước khi thực hiện

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022