DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô phát triển trường lớp, học sinh cấp THCS 40
Bảng 2.2. Chất lượng GD đại trà cấp THCS (xếp loại học lực) 41
Bảng 2.3. Số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL, GV các cấp học 42
Bảng 2.4. Giới tính và vị trí công tác của đối tượng điều tra 44
Bảng 2.5. Thông tin đơn vị công tác của người được hỏi phân theo giới tính 45
Bảng 2.6. Nhận thức về vai trò của hoạt động KTCM ở trường học 46
Bảng 2.7. Nhận thức về hoạt động KTCM trường THCS 47
Bảng 2.8. Nhận thức về tác động của hoạt động KTCM đến các hoạt động khác trong trường THCS 49
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý và GV về tầm quan trọng của hoạt động KTCM 50
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động kiểm tra chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang - 1
- Một Số Khái Niệm Cơ Bản Liên Quan Đến Đề Tài
- Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra Chuyên Môn Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra Chuyên Môn Ở Trường Thcs
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Bảng 2.10. Thực trạng xây dựng kế hoạch KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam 59
Bảng 2.11. Thực trạng nội dung KTCM tại các trường THCS huyện Lục Nam 52
Bảng 2.12. Thực trạng kết quả KTCM về hoạt động CM của GV ở các trường THCS huyện Lục Nam 54
Bảng 2.13. Thực trạng phương pháp KTCM tại các trường THCS huyện Lục Nam 56
Bảng 2.14. Thực trạng hình thức hoạt động KTCM trường THCS huyện Lục Nam 57
Bảng 2.15. Thực trạng tổ chức bộ máy KTCM ở trường THCS hiện nay 61
Bảng 2.16. Đánh giá chung về hoạt động KTCM trường THCS huyện Lục Nam 58
Bảng 2.17. Thực trạng công tác quản lý các hoạt động KTCM ở trường THCS huyện Lục Nam 63
Bảng 2.18. Sử dụng kết quả KTCM để cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác 65
Bảng 2.19. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 68
Bảng 2.20. Kết quả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam 70
Bảng 2.21. ANOVA kết quả phân tích theo vị trí công tác của đối tượng 71
Bảng 2.22. Kết quả ANOVA phân tích theo vị trí cơ sở đào tạo 73
Bảng 2.23. Một số giải pháp được đối tượng điều tra đề xuất nhiều nhất 75
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 93
Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 94
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 93
Biểu đồ 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 94
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước thời kỳ quá độ tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”. Qua đó, Cương lĩnh quán triệt quan điểm: Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (11/2013) đã thông qua Nghị quyết số 29 về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” với mục tiêu tổng quát: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”.
Để đạt được mục tiêu trên, Nghị quyết 29/NQ-TW đã chỉ rõ hệ thống các nhiệm vụ và giải pháp, trong đó nhấn mạnh: “Thực hiện giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch”.
Về tầm quan trọng của chức năng kiểm tra, Hồ Chủ Tịch đã nói: Sự kiểm tra việc thực hiện được đặt ra một cách đúng đắn là ngọn đèn pha giúp cho làm sáng tỏ tinh thần hoạt động bộ máy trong bất kỳ thời gian nào, chín phần mười những chỗ hỏng, chỗ hở đều do thiếu sự kiểm tra. Thanh tra và kiểm tra thường xuyên đúng đắn, chắc chắn những chỗ hỏng, chỗ hở đều có thể ngăn ngừa được.
Với vai trò đặc biệt như vậy, chức năng kiểm tra không chỉ đơn thuần là chức năng cuối cùng trong một quá trình quản lý mà còn là tiền đề cho một quá trình quản lý mới tiếp theo. Chức năng kiểm tra là một trong những chức năng hết sức quan trọng của quá trình Quản lý và có nhiều vai trò trong việc giúp hoàn thành các nhiệm vụ của các đối tượng quản lý.
Trong công tác kiểm tra giáo dục, vai trò KTCM trường học đóng vai trò hết sức quan trọng, là một phần trong hoạt động kiểm tra nội bộ và mang tính pháp chế, lần đầu tiên được cụ thể hóa tại Quyết định số 478/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/3/1993 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt động của thanh tra GD&ĐT”, trong đó khoản 1, điều 22 chương VI “Công tác kiểm tra nội bộ trong các trường học và các đơn vị trong ngành” đã nêu: “Hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở giáo dục trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc quyền... Các hoạt động kiểm tra được thực hiện thường xuyên, công khai, dân chủ, kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng biên bản và được lưu trữ. Hiệu trưởng hay thủ trưởng phải chị trách nhiệm về các kết luận kiểm tra này,...”
Trong những năm qua hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục nói chung và hoạt động KTCM của các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang nói riêng đã đi vào nền nếp và cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Các nội dung KTCM đã được Phòng GD&ĐT hướng dẫn và thống nhất. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động KTCM vẫn còn tồn tại các hạn chế thiếu sót, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác KTCM. Một số tồn tại có thể thấy rõ, như:
- Nhận thức của một số CBQL về tầm quan trọng và mục đích của hoạt động KTCM chưa đầy đủ dẫn đến việc quản lý hoạt động KTCM còn hời hợt, hình thức, có hiệu trưởng còn có biểu hiện buông lỏng quản lý hoạt động KTCM;
- Trình độ, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm tra còn hạn chế, việc đánh giá, kết luận kiểm tra chưa đảm bảo tính chính xác, chưa đảm bảo khả năng tư vấn, thúc đẩy, việc xử lý sau kiểm tra không đảm bảo yêu cầu, hiệu quả kiểm tra chưa đáp ứng được những yêu cầu của đổi mới giáo dục;
- Hoạt động KTCM thiếu tính kế hoạch, toàn diện…
Để góp phần thực hiện thành công sự nghiệp “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW Hội nghị BCH TW lần thứ VIII khóa XI, cần phải có sự đổi mới một cách mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục nói chung, hoạt động KTCM cơ sở giáo dục nói riêng. Đó cũng chính là lý do để tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động kiểm tra chuyên môn ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và trong thực tiễn quản lý hoạt động KTCM để đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý hoạt động KTCM, xác định những nguyên nhân gây ra thiếu sót, tồn tại. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTCM ở trường THCS, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả quản lý ở các trường THCS tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động kiểm tra chuyên môn ở trường trung học cơ sở.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động KTCM và quản lý hoạt động KTCM của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động KTCM và quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS;
Nghiên cứu thực trạng hoạt động KTCM và quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang;
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
5. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động KTCM ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang hiện nay còn nhiều hạn chế. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động KTCM một cách khoa học và hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý chuyên môn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung cho các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các tài liệu lý luận liên quan đến quản lí hoạt động KTCM ở các trường THCS, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức lý thuyết làm cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhận thức về hoạt động KTCM, Thực trạng hoạt động KTCM và Thực trạng quản lý hoạt động KTCM
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các Hiệu trưởng trường THCS tập trung vào các vấn đề liên quan đến công tác quản lý hoạt động KTCM trường THCS.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng hợp kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn trước khi đưa ra kết luận và đề xuất các biện pháp.
6.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
Phương pháp toán thống kê: Dùng phần mềm thống kê SPSS, các công cụ toán học để xử lý các số liệu điều tra.
Phương pháp phân tích phương sai sâu (post-hoc test Anova).
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận – khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra chuyên môn ở trường trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động kiểm tra chuyên môn ở trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra chuyên môn ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Lịch sử nhân loại đã chứng minh quản lý có một vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hoá đến mọi hoạt động của đời sống xã hội. Các Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung chừng nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ CSVC, khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [9].
Theo tác giả Peter Drucker, một cây đại thụ về quản lý thời hiện đại, người quản lý giáo dục cần phải rèn luyện bốn kĩ năng là: Đưa ra những quyết sách có hiệu quả; Trao đổi thông tin trong và ngoài tổ chức; Vận dụng một cách đúng đắn các công cụ phân tích; Vận dụng một cách sáng tạo công cụ KT (kiểm tra) và đánh giá.
Quản lý nói chung, QLGD nói riêng đều có những chức năng cơ bản đó là: Kế hoạch hoá; Tổ chức; Chỉ đạo và KT.Về tầm quan trọng của chức năng KT Lênin viết: “Chúng ta phải tổ chức kiểm tra nghiêm ngặt công tác của chúng ta... phải kiểm tra thực sự đúng đắn trên quan điểm nền kinh tế quốc dân mà kiểm tra; Phải kiểm tra lại chủ trương của chúng ta đã công bố từng giờ, từng phút, từng giây... Ban thanh tra công nông không chỉ có nhiệm vụ ,thậm chí không phải nhiệm vụ tóm bắt và vạch mặt mà phải cải tổ Bộ dân uỷ thanh tra công nông để tăng cường sự kiểm tra từ phía quần chúng nhằm tiêu diệt thứ cỏ dại của chủ nghĩa quan liêu” [37].
Ở nước ngoài hoạt động KTNB trường học mà nòng cốt là KTCM được gọi theo nhiều cách khác nhau (D.godfrey, M. Ehren& R. Nelson, 2015) và được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều thống nhất rằng quy trình KTCM được thực hiện hoàn toàn bởi nhân viên của nhà trường, được thành lập thành một nhóm đánh giá chuyên biệt. Những nhóm này thường bao gồm các giáo
viên và các thành viên thuộc Ban quản lý của nhà trường. Các nghiên cứu về hoạt động KTCM của một số nước cũng chỉ ra rằng: Các thành viên chuyên trách trong nhóm đánh giá CM của nhà trường chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kiểm tra và quá trình KTCM ở trường học.
Một số công trình và báo cáo nghiên cứu liên quan đến KTCM ở một số nước như sau:
Trong nghiên cứu “Quản lý chất lượng giáo dục tại Mauritius và các quyết định của hiệu trưởng đến cải thiện môi trường giáo dục” tại Hà Lan của tác giả Ah- Teck, J.C., & Starr, K.C. [2014- Tạp chí Journal of Educational Administration, 52(6), 833 -849] tập trung nghiên cứu việc Hiệu trưởng ở các trường thuộc Mauritius (Hà Lan) sử dụng hệ thống dữ liệu quản lý chất lượng nội bộ trong việc đưa ra quyết định cải thiện môi trường giáo dục. Kết quả nghiên cứ u của các tác giả cũng cho thấy việc quản lý chất lượng KTCM rất quan trọng và nó còn quan trọng hơn khi các Hiệu trưởng sử dụng kết quả đó trong các quyết định của mình trong quá trình quản lý nhà trường.
Hai tác giả người Anh là Hall, C., & Noyes, A. (2007), nghiên cứu về “Ảnh hưởng của kiểm tra chuyên môn đến quan điểm của giáo viên tại Anh về công tác giảng dạy của bản thân”. Tại nghiên cứu này, các tác giả phân tích về nhận thức của giáo viên và hiểu biết của họ về quy trình tự đánh giá chất lượng khi chính phủ Anh đưa ra chính sách yêu cầu các trường thực hiện công tác KTCM. Đồng thời xem xét mối liên hệ giữa Thanh tra viên và giáo viên thuộc nhóm KTCM thay đổi thế nào kể từ khi chính sách có hiệu lực. Kết quả cho thấy giáo viên và Ban lãnh đạo trường học hưởng ứng và thực hiện tốt công tác KTCM, không những thế KTCM được giáo viên sử dụng như một công cụ, biện pháp trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân. Cũng tại Mỹ các tác giả McNaughton, S. Lai, M.K., & Hsiao, S. (2012) nghiên cứu “Kiểm tra tính hiệu quả của mô hình kiểm tra nội bộ trường học” (School Effectiveness and School Improvement) tại 07 trường đa văn hóa, đa sắc tộc. Nghiên cứu này trình bày tính hiệu quả của mô hình KTCM phục vụ việc dạy và học của các trường học thuộc cộng đồng bản địa. Theo đó nâng cao vai trò của Hiệu trưởng cũng như nâng cao hoạt động quản lý đối với mô hình KTCM đã giúp cho việc quản lý Nhà trường một cách có hiệu quả.