Các Nghiên Cứu Về Kiểm Toán Nhà Nước



mạnh tới khía cạnh kiểm toán viên cần tập trung vào tính trung thực và khách quan của những số liệu được công bố. Nghiên cứu của các học giả này cho rằng chất lượng kiểm toán gắn liền với khả năng báo cáo về tính trung thực đó.

Tương tự, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán ngân hàng thương mại cũng được phát triển từ các mô hình và nhân tố phổ biến. Chẳng hạn, Sherolli (2016) xem xét các nhân tố bao gồm Quy mô công ty kiểm toán, Vị thế của khách hàng với công ty kiểm toán, Rủi ro pháp luật với kiểm toán viên, Sự tập trung của ngành kiểm toán, Hiệu quả của hệ thống kiểm toán nội bộ tới chất lượng kiểm toán của các ngân hàng thương mại tại Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng bao gồm Quy mô công ty kiểm toán và Vị thế của khách hàng với công ty kiểm toán.

Ngoài ra, như đã đề cập, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại chịu sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng trung ương và cả nền kinh tế, do đó các quy định đối với ngân hàng về hệ thống quản lý nói chung cũng như hệ thống kế toán nói riêng. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision

– BCBS) được thành lập năm 1974 tại TP. Basel, Thụy Sĩ, bởi ngân hàng trung ương của 10 nước phát triển (G10), là đơn vị ban hành các quy chuẩn về quản lý vốn và quản lý rủi ro trong ngân hàng. Hiệp ước Basel 2 ban hành năm 2004 quy định các giám sát viên (supervisor) cần rà soát và đánh giá lại các quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng, đồng thời các giám sát viên cần tìm cách can thiệp ở giai đoạn đầu để ngăn chặn vốn rơi xuống dưới mức tối thiểu. Sự giám sát từ nhiều phía với đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho các khoản tiền gửi và ngăn chặn hành vi thao túng thu nhập của ban lãnh đạo, thông qua đó, gián tiếp đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán.

Như vậy, các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán trong ngân hàng thương mại gần như kế thừa và vận dụng các mô hình và nhân tố đã được nhiều học giả phân tích và nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Quan niệm về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại không có nhiều điểm khác biệt so với các quan điểm được phát triển từ nghiên cứu ban đầu của DeAngelo.



1.2.2.2. Các nghiên cứu trong nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán độc lập đối với báo cáo tài chính hàng năm (Điều 37, Luật Kiểm toán độc lập 2011). Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại chịu sự kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng nhà nước. Mặc dù vậy cho đến nay chưa có nghiên cứu trong nước nào trực tiếp phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các nghiên cứu đã thực hiện chủ yếu liên quan đến hiệu quả hoạt động kiểm toán toán nội bộ (Nguyễn Thị Lê Thanh, 2011) hoặc bước đầu tiếp cận hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại do doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam thực hiện (Phí Thị Kiều Anh, 2018).

Nghiên cứu của Nguyễn Phú Giang (2011) với chủ đề “Kiểm toán hoạt động trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp” được xem là một trong những nghiên cứu đề cập gần nhất tới chất lượng kiểm toán đối với các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu này đề cập tới một số yếu tố ảnh hưởng tới việc kiểm toán hoạt động các ngân hàng thương mại bao gồm Chất lượng nhân sự đội ngũ kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại, Hình thức và phương pháp kiểm toán, Quy trình và phương thức tổ chức. Tuy nhiên, nghiên cứu không đề cập tới việc kiểm toán báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại, cũng như không đề cập và không liên quan tới khái niệm chất lượng kiểm toán.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện - 4

1.2.3. Các nghiên cứu về Kiểm toán Nhà nước

1.2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Kiểm toán nhà nước được thành lập trước hết dưới một số hình thức nhằm phục vụ yêu cầu sử dụng đúng đắn và hợp lý các nguồn tài chính của quốc gia khi tiêu dùng cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường toàn cầu, kiểm toán nhà nước càng đóng vai trò quan trọng với vị trí là cơ quan kiểm tra tài chính công tối cao giúp ích rất nhiều cho sự phát triển bền vững của một quốc gia. Dựa vào thể chế chính trị đặc thù của từng nước, cơ quan kiểm toán nhà nước sẽ có hình thức tổ chức và phương thức hoạt động khác nhau nhưng tất cả đều có tên gọi chung là Cơ quan Kiểm toán tối cao (Supreme Audit Institution – SAI). Ví dụ: Toà Thẩm kế Cộng hoà Pháp, Cơ quan Tổng Kế toán Hoa



Kỳ, Cục Kiểm toán Liên bang Nga, Uỷ ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc, Cơ quan Kiểm toán Anh quốc; Uỷ ban Kiểm toán Nhật Bản;... Phần lớn các khu vực trên thế giới đều thành lập Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao theo từng khu vực. Đồng thời có tới gần 200 quốc gia gia nhập Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao International Organization of Supreme Audit Institutions-INTOSAI). Vai trò của KTNN rất quan trọng tuy nhiên hiện nay trên thế giới có rất ít các nghiên cứu về chủ đề này. Các nghiên cứu về kiểm toán nhà nước thường xoay quanh việc làm rõ vai trò hoặc đưa ra phân tích những khía cạnh, vấn đề phát sinh trong công cuộc kiểm toán của chính phủ. Nghiên cứu của Clark và cộng sự (2007) “Audit quality attributes of European Union supreme audit institutions” có thể coi là tiêu biểu. Nghiên cứu này được thực hiện trên các SAI của 25 nước thành viên đến từ Liên minh Châu Âu

– EU với các dữ liệu về 30 vấn đề liên quan đến trách nhiệm giải trình và tính độc lập trực tiếp từ luật cho phép của các SAI này. Trong đó, một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm giải trình trước nghị viện của SAI ví dụ như: bổ nhiệm chức vụ đứng đầu của SAI, kế hoạch hoạt động từng năm của kiểm toán nhà nước, quyền yêu cầu kiểm toán viên,… Một số vấn đề liên quan đến tính độc lập với chính phủ của SAI như: sự độc lập được quy định trong bộ luật, sự toàn quyền thu thập thông tin cần thiết cho kiểm toán, không chịu sự chi phối và chỉ đạo từ bất kì ai,… Kết quả chỉ ra rằng ngoài một số trường hợp luật pháp cho phép giữ im lặng, các điều khoản thường quy định sự độc lập đầy đủ của các SAI khỏi cơ quan điều hành của chính quyền. Bên cạnh đó, các quy định về trách nhiệm giải trình của các SAI trước nghị viện lại có vẻ yếu hơn về một số mặt. Cuối cùng, nhóm tác giả cũng bày tỏ quan điểm rằng nghiên cứu được khai thác dựa trên luật cho phép từ các quốc gia thành viên của EU và có thể, thực hành và những quy ước thực tế không phản ánh hoàn toàn việc áp dụng luật sẽ khiến cho các SAI có thể có ít hoặc nhiều hơn tính độc lập hoặc trách nhiệm giải trình như kết quả thu được.

Nghiên cứu của Zdyrko (2016) “Problem aspects of internal state audit development” lại tập trung nêu bật tình hình quản lý tài chính quốc gia tại đất nước Ukraine. Dựa trên việc phân tích các số liệu thống kê từ kiểm toán nội bộ trong năm 2015 của Ukraine được khai thác từ Cơ quan kiểm toán nhà nước Ukraine, tác giả chỉ ra một số vấn đề nổi bật như: (1) sự thiếu hụt trong các phân khu xử lý kiểm toán nội



bộ; (2) sự không được đảm bảo quyền tự do về chức năng và tổ chức trong các bộ phận kiểm toán nhà nước; (3) những lỗ hổng trong kế hoạch thực hiện kiểm toán nội bộ; (4) các khiếm khuyết trong phần hoàn thiện hoạt động của kiểm toán viên, cũng như về chất lượng của các báo cáo liên quan đến triển khai kiểm toán nội bộ và tính hợp lệ của các phát hiện dựa trên các kết quả liên quan. Từ đó, Zdyrko (2016) cho rằng để đảm bảo mức độ phù hợp và hiệu quả của kiểm toán nhà nước, điều cần làm là (1) chứng minh kỹ năng nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước, (2) để tăng số lượng đơn vị kiểm toán nội bộ; (3) cần có sự phân chia rõ ràng về chức năng và nhiệm vụ giữa kiểm toán viên nhà nước để tránh xung đột, (4) luật và quy định xác định trách nhiệm đối với vi phạm nhiều kỷ luật tài chính cũng đòi hỏi phải sửa đổi đáng kể.

1.2.3.2. Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, nghiên cứu cấp bộ của Hà Ngọc Sơn và Nguyễn Đình Hựu (2002) “Vai trò của kiểm toán nhà nước trong công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước” chỉ ra rằng chính chức năng và nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước sẽ góp phần lớn trong việc thiết lập trật tự và kỷ cương trong hoạt động thu – chi Ngân sách nhà nước, nhằm giúp bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả và tiết kiệm ngân sách hơn. Họ cũng nêu lên thực trạng về hoạt động Kiểm toán nhà nước tại Việt Nam và một số quốc gia cùng tác động của nó tới quá trình cải cách hành chính. Từ đó, các tác giả đưa ra những giải pháp nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia như: thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc và thường xuyên với tất cả các cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước trong bộ máy hành chính, thực hiện nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính,… Nghiên cứu của Lê Thu Hằng (2016) “Giải pháp hoàn thiện hoạt động đảm bảo chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam” dựa trên thực trạng triển khai hoạt động đảm bảo chất lượng kiểm toán của KTNN trong giai đoạn 2008- 2016 để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đảm bảo chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu của Lê Thu Hằng (2016) mới chỉ dừng lại ở phương pháp khảo sát, đánh giá tài liệu, quan sát, thẩm định, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng.



Tóm lại, các nghiên cứu về KTNN trên thế giới và ở Việt Nam tương đối ít, các nghiên cứu chỉ tập trung chỉ ra chức năng và nhiệm vụ của KTNN và còn thiếu những nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

1.2.4. Khoảng trống nghiên cứu

Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước có thể thấy rằng, các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại tại Việt Nam còn tương đối nghèo nàn, và chủ yếu các nghiên cứu đứng dưới góc độ của kiểm toán độc lập. Bên cạnh đó, có rất ít các nghiên cứu về kiểm toán nhà nước trên thế giới và tại Việt Nam, các nghiên cứu cũng chỉ tập trung đưa ra vai trò của KTNN. Như vậy, hiện nay đang còn thiếu các nghiên cứu xây dựng khung lý luận về chất lượng kiểm toán, cũng như thiếu các nghiên cứu đo lường, kiểm định những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính dưới góc độ của Kiểm toán nhà nước. Kiểm toán độc lập là hoạt động kiểm toán các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và kiểm toán cho tất cả các đơn vị, cá nhân có nhu cầu kiểm toán (khách thể tự nguyện). Khác với kiểm toán độc lập, Kiểm toán nhà nước kiểm toán các đơn vị, cá nhân hoạt động trên sơ sở ngân sách Nhà nước. Theo Luật KTNN năm 2015, chức năng của KTNN là đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Trong đó: Tài chính công bao gồm: NSNN; dự trữ quốc gia; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tài chính của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị cung cấp dịch vụ, hàng hóa công, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng kinh phí, ngân quỹ nhà nước; phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; các khoản nợ công. Tài sản công bao gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời; tài nguyên thiên nhiên khác; tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tài sản công được giao cho các doanh nghiệp quản lý và sử dụng; tài sản dự trữ nhà nước; tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện



chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Chính vì vậy, đánh giá chất lượng kiểm toán cũng như đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính dưới góc độ của Kiểm toán nhà nước sẽ có nhiều điểm khác biệt so với góc độ của Kiểm toán độc lập.

Ngoài ra, nhu cầu thực tiễn và định hướng của Chính phủ là tăng cường kiểm toán các Ngân hàng nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia, công khai minh bạch thông tin và hiệu quả quản lý và các nguồn lực công của Chính phủ. Trong khi đó, qua tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước thì hiện nay chưa có bài nghiên cứu nào về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng Việt Nam. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu, tạo tiền đề cho Luận án được thực hiện.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện kiểm toán. Vai trò của KTNN là thực hiện chức năng quản lý, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý tài sản công, tài chính công của các ngân hàng được kiểm toán. Thông qua nghiên cứu, Luận án đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Từ đó, Luận án đưa ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của KTNN Việt Nam.

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu như trên, Luận án được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện?

Cụ thể, các nhân tố thuộc về KTV (năng lực nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn ngành nghề, kinh nghiệm làm việc, tuân thủ chuẩn mực Kiểm toán nhà nước, thận trọng nghề nghiệp và bảo mật, tính liêm chính, độc lập và khách quan) có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện hay không? Nếu có thì mối quan hệ này là thuận chiều hay ngược chiều?



Các nhân tố thuộc về đơn vị kiểm toán (điều kiện làm việc của KTVNN, phương pháp/ quy trình kiểm toán, hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán) có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện hay không? Nếu có thì mối quan hệ này là thuận chiều hay ngược chiều?

Các nhân tố bên ngoài (các nhân tố thuộc về các ngân hàng được kiểm toán, các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán, các nhân tố bên ngoài khác) có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện hay không? Nếu có thì mối quan hệ này là thuận chiều hay ngược chiều?

Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện?

Thứ ba, các khuyến nghị nào cần đưa ra nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện và các giải pháp giúp các ngân hàng hoàn thiện hoạt động quản trị của mình thông qua báo cáo kiểm toán của KTNN?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện kiểm toán.

- Phạm vi nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu Luận án đã đề ra, phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau:

+ Phạm vi không gian: các cuộc kiểm toán ngân hàng do KTNN thực hiện, gồm có 7 ngân hàng là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nаm (Agribank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nаm (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nаm (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Ngоại Thương Việt Nаm (Vietcombank), Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP), và Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank).

+ Phạm vi thời gian: nghiên cứu dựa trên các cuộc kiểm toán ngân hàng do KTNN tiến hành trong giai đoạn năm năm trở lại đây, từ năm 2015 -2019.

+ Phạm vi nội dung: KTNN hiện nay đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ. Tuy nhiên, phạm vi nội dung của luận án chỉ đề cập tới kiểm toán báo cáo tài chính của KTNN. Nguyên nhân là do



theo kế hoạch kiểm toán của KTNN, các đoàn kiểm toán tập trung kiểm toán BCTC các đơn vị, còn nội dung kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ chỉ được lồng ghép trong các cuộc kiểm toán BCTC và không có các cuộc kiểm toán riêng cho các nội dung này.

Cụ thể, luận án tập trung mô tả thực trạng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện, bao gồm quy trình 4 giai đoạn (i) Lập kế hoạch kiểm toán;

(ii) Thực hiện kiểm toán; (iii) Lập báo cáo kiểm toán; và (iv) Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán. Từ đó, nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện và đề ra các giải pháp, kiến nghị đối với KTNN cũng như đối với hoạt động quản trị của các ngân hàng được kiểm toán.

Qua tổng hợp các nghiên cứu quốc tế trong và ngoài nước, có nhiều cách thức phân loại các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán tuy nhiên cách tiếp cận phân loại đầy đủ nhất đối với các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán BCTC của KTNN đó là phân loại theo chủ thể tham gia vào quá trình kiểm toán, bao gồm các nhân tố thuộc về kiểm toán viên, các nhân tố thuộc về đơn vị kiểm toán là KTNN, và các nhân tố bên ngoài. Do đó, phạm vi nội dung của Luận án sẽ tập trung vào 3 nhóm nhân tố này.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận án bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

Phương pháp định tính: Phương pháp định tính được sử dụng thông qua khảo sát và phỏng vấn sâu 2 đối tượng (i) kiểm toán viên để khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC của các ngân hàng do KTNN thực hiện; (ii) phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo các ngân hàng nhằm đánh giá về chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC của KTNN và các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tại các ngân hàng. Mẫu nghiên cứu để gửi phiếu khảo sát là KTVNN đã tham gia các đoàn kiểm toán hoặc KTVNN thực hiện soát xét chất lượng các cuộc kiểm toán các ngân hàng trong giai đoạn 2015- 2019 và Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc hoặc Trưởng ban kiểm soát của 7 ngân hàng được KTNN thực hiện kiểm toán, bao gồm: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nаm (Agribank), Ngân hàng

Ngày đăng: 14/05/2023