Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 38

Tri giác về mẫu để hiểu và nhớ được đặc điểm của mẫu khi vẽ bài. Bước 2. Dựng hình

+ Vẽ khung hình chung

+ Đánh dấu các bộ phận

+ Nối các điểm đã đánh dấu bằng các đường thẳng (hình kỉ hà)

+ Quan sát và chỉnh hình cho sát mẫu Bước 3. Vẽ đậm nhạt

+ Tìm đậm nhạt trên mẫu

+ Phân tích sắc độ đậm nhạt trên mẫu:

+ Đậm, trung gian, sáng

+ Cách gạt nét chì tạo 3 sắc độ đậm nhạt chính trên bài. Bước 4. Hoàn chỉnh bài vẽ

Hoàn chỉnh bài vẽ theo đúng yêu cầu đặt ra Chú ý:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

+ Cách sắp xếp hình vẽ trên tờ giấy

+ Dựng hình trên cơ sở quan sát mẫu, không vẽ bịa

+ Vẽ đậm nhạt gợi khối theo đặc điểm của từng vật mẫu.

Vẽ tĩnh vật bằng màu Các bước tiến hành

+ Quan sát nhận xét mẫu

+ Dựng hình

+ Vẽ màu

Diễn tả khối bằng màu : Màu đậm, màu nhạt.

Dựng hình, vẽ đậm nhạt

Bước đầu hiểu và cảm nhận, thể hiện được màu sắc của vật mẫu theo sự suy nghĩ của từng cá nhân.

Tập cách pha màu tạo sắc độ : cách pha bằng chì màu, sáp màu, màu nước, màu bột…

Yêu cầu về màu sắc của bài vẽ: Các màu trong bài vẽ vừa diễn tả được màu của mẫu vật, vừa có một sự hài hoà nhất định.

Chú ý: Trong bài vẽ tĩnh vật bằng màu thì sự tương quan màu sắc trong diễn tả khối hình đóng vai trò quan trọng. Trong những điều kiện vùng khó khăn, chỉ yêu cầu dừng ở mức độ học sinh vẽ được màu gần giống mẫu.

+ Tổ chức giờ học vẽ theo mẫu:

Chọn mẫu và đặt mẫu

Mẫu là khối cơ bản: Có độ lớn vừa phải, sáng màu.

Mẫu là những đồ vật: Chọn những đồ vật có hình dáng đơn giản, dễ vẽ, dễ nhớ và ít chi tiết. Bài vẽ có 2 – 3 vật mẫu thì vật mẫu nên khác nhau về khối, về hình, về diện và màu sắc.

Đặt mẫu: Ngang đường tầm mắt, có khoảng cách với học sinh tối thiểu bằng 3 lần chiều cao nhất của mẫu. Nếu lớp đông, giáo viên có thể chia thành nhiều nhóm hoặc ngồi vẽ xung quanh mẫu. Đặt mẫu có một hướng ánh sáng chiếu rõ ràng.

Đặt mẫu có sự tương quan: Trước - Sau; Cao - Thấp ; To - Nhỏ; Đậm - Nhạt.

Tổ chức lớp học vẽ theo mẫu

+ Xác định các nhóm hoạt động trong lớp học để học sinh quan sát rõ mẫu vật.

+ Giáo viên dùng các hình thức tổ chức dạy học một cách sáng tạo để học sinh thực hiện hiệu quả quá trình tri giác mẫu, vẽ lại mẫu trên tờ giấy vẽ theo đúng qui trình hướng dẫn.

+ Học sinh tự do suy nghĩ, tự do thể hiện những gì các em nhìn và cảm nhận được từ mẫu trước mắt.

+ Giáo viên theo dõi, giúp đỡ động viên từng cá nhân, có biện pháp kịp thời uốn nắn từng em hoặc nhanh chóng đưa ra những nhận xét chung nhất cho cả lớp. Hỗ trợ học sinh làm bài nhưng không can thiệp sâu vào bài tập, điều đó sẽ tạo cơ hội cho học sinh có thói quen ỷ lại, giảm cảm hứng sáng tạo.

+ Giáo viên tham gia cùng làm việc với học sinh trong cả quá trình thực hành. Tìm ra và phát huy những ưu điểm, góp ý những hạn chế của học sinh một cách nhẹ nhàng.

+ Với bài vẽ theo mẫu của học sinh lớp 5. Trong một số bài tập, mẫu vẽ có thể chỉ là “cái cớ” để các em thể hiện sự tri giác, lối tư duy và kĩ năng tái tạo sự vật theo ý tưởng của mình. Vì vậy, giáo viên không nên cứng nhắc khi yêu cầu học sinh dựng hình và tạo khối một cách chính xác, khô cứng.

+ Những gợi ý về phương pháp dạy vẽ theo mẫu đạt hiệu quả:

Phương pháp thuyết trình: Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình để giới thiệu bài, hướng dẫn học sinh quan sát mẫu, hướng dẫn cách vẽ.

Phương pháp vấn đáp, gợi mở, phân tích: Được dùng trong nhiều trường hợp nhằm mục đích giúp học sinh phát hiện vấn đề, trao đổi về cách hiểu yêu cầu bài tập hoặc cách làm việc của mỗi học sinh. Giáo viên giúp đỡ học sinh gặp khó khăn khi làm bài. Giáo viên cũng có thể dùng phương pháp này ở các phần đánh giá, nhận xét giờ học.

Phương pháp luyện tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập, rèn các kĩ năng cần thiết khi xây dựng hình, khối. Đây là phương pháp thích hợp cho việc hình thành năng lực vẽ lại một cách khái quát đồ vật, sự vật, xây dựng khả năng sàng lọc, lược bỏ những chi tiết không cần thiết khi tạo hình.

Phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm nhằm phát huy năng lực của từng cá nhân, tạo ra hiệu quả công việc trên cơ sở có sự hợp tác, hỗ trợ trong nhóm.

Ngoài ra, để giờ học vẽ theo mẫu đạt hiệu quả, giáo viên nhất thiết phải có sự linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, các kĩ thuật, các thủ thuật dạy học nhằm mục đích tạo hứng thú học tập cho học sinh, tạo không khí nghệ thuật cho giờ học.

Thông tin phản hồi cho nhiệm vụ 3

Thiết kế bài dạy vẽ theo mẫu lớp 5. Trong thiết kế cần chú ý các vấn đề:

- Chọn mẫu

- Những yêu cầu cơ bản của bài tập

- Xác định các phương án tổ chức dạy học

- Quy trình dạy học

-Trọng tâm cần nhấn mạnh.

Hoạt động 2 : Dạy – học phân môn Vẽ trang trí lớp 5

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Học viên nghiên cứu các bài tập Vẽ trang trí của Mĩ 1Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1. Học viên nghiên cứu các bài tập Vẽ trang trí của Mĩ thuật lớp 5.

Nhiệm vụ 2. Thảo luận nhóm, nêu các yêu cầu cần đạt của phân môn vẽ trang trí lớp 5, nêu phương pháp , các hình thức tổ chức dạy học phù hợp.

Nhiệm vụ 3 Thiết kế và trình bày thiết kế một bài soạn Vẽ trang trí cụ 2

Nhiệm vụ 3. Thiết kế và trình bày thiết kế một bài soạn Vẽ trang trí cụ thể.


Thông tin phản hồi

Thông tin phản hồi cho nhiệm vụ 1 và 2

Vẽ trang trí trong chương trình mĩ thuật 5 có 9 bài:

- Vẽ trang trí cơ bản

Màu sắc và màu sắc trong trang trí

+ Vẽ Hoạ tiết

+ Vẽ trang trí hình chữ nhật

+ Chữ in hoa nét thanh, nét đậm

- Vẽ trang trí ứng dụng

Dùng đường diềm để trang trí trên đồ vật

+ Vẽ đầu báo tường

+ Vẽ trang trí trại và cổng trại (lều trại thiếu nhi) Yêu cầu:

- Kiến thức trang trí cơ bản

Hiểu sơ lược lí thuyết về màu sắc. Cách sử dụng một số chất liệu thông dụng, dễ thực hiện, phù hợp với học sinh tiểu học. Bước đầu nhận thức được sự khác nhau giữa vẽ màu trong trang trí và cách vẽ màu trong các bài tập của các phân môn khác.

Hiểu sơ lược và có thể vẽ được mốt số hoạ tiết, một sô hình trang trí có tính chất đối xứng.

Hiểu sơ lược khái niệm trang trí đường diềm. Các bước tiến hành một bài vẽ trang trí đường diềm. (Đường diềm: Một hình thức trang trí có đặc trưng được kéo dài như một dải băng liên tục, trên đó các hoạ tiết trang trí hoặc các bố cục trang trí được nhắc lại đều đặn theo chiều dài đến vô tận).

Các bước tiến hành:

Bước 1: Vẽ một đoạn khuôn khổ đường diềm

Bước 2: Chia khuôn khổ đường diềm thành các phần đều nhau Bước 3: Dựa vào các phần đều nhau để tạo các mảng lớn nhỏ. Bước 4: Lắp ghép hoạ tiết

Bước 5: Vẽ đậm nhạt và tô màu.



Trang trí đường diềm Một số nguyên tắc cơ bản được áp dụng vào bài tập 3Trang trí đường diềm Một số nguyên tắc cơ bản được áp dụng vào bài tập 4


Trang trí đường diềm Một số nguyên tắc cơ bản được áp dụng vào bài tập 5


Trang trí đường diềm



Một số nguyên tắc cơ bản được áp dụng vào bài tập trang trí nói chung và bài tập trang trí đường diềm nói riêng :

+ Nguyên tắc đối xứng : Các yếu tố trang trí đối xứng với nhau qua trục, qua điểm.

+ Nguyên tắc xen kẽ : Yếu tố trang trí này xen kẽ giữa 2 hoặc nhiều yếu tố trang trí khác.

+ Nguyên tắc nhắc lại : Một yếu tố trang trí được sử dụng ở các vị trí tương ứng khác nhau.

+ Nguyên tắc phá thế : Các yếu tố trang trí đối ngược nhau về bản chất tạo thành môt tổng thể trang trí có sự sinh động.

Làm bài tập trang trí cơ bản trên bề mặt đường diềm với sự sắp xếp có ý thức nâng cao hơn các lớp 1, 2, 3, 4 về hình mảng, đường nét, hoạ tiết, bố cục, đậm nhạt và màu sắc.

Đặc điểm và nguyên tắc kẻ chữ in hoa nét thanh, nét đậm.

+ Vận dụng vào các bài trang trí ứng dụng

Đường diềm và ứng dụng của đường diềm trên các sản phẩm trang trí ứng dụng. Kẻ một số chữ cái kiểu nét thanh nét đậm

Sử dụng các yếu tố trang trí để vẽ trang trí một lều trại hoặc một cổng lều trại.

+ Phương pháp dạy Vẽ trang trí

Sử dụng các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong dạy học để chuyển tải và khắc sâu thông tin về bài học cho học sinh. Các bài tập trang trí đều đòi hỏi tính sáng tạo của cá nhân, do vậy, giáo viên gợi ý cho học sinh phát hiện theo yêu cầu của từng bài. Từ đó, học sinh có cách cảm, cách nghĩ cũng như cách sáng tạo vừa có định hướng vừa có cá tính.

Các hình thức tổ chức giờ dạy phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh được sử dụng triệt để trong các giờ học, đặc biệt là giờ học trang trí. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức học tập theo nhóm để thảo luận về một vấn đề cần trang trí của bài tập ứng dụng, thảo luận và đưa ra cách thức hiệu quả nhất của một bài trang trí cơ bản... Giáo viên cũng có thể sử dụng các trò chơi hỗ trợ bên cạnh rất nhiều phương án tổ chức dạy học khác nhau.

Để học sinh tự hoàn thiện bài vẽ trang trí trong chương trình lớp 5, ở mỗi bài dạy, giáo viên là người theo dõi, giúp đỡ, giải đáp và hỗ trợ từng chi tiết, bởi vì bài trang trí là bài tập khó, vừa có tính khoa học vừa đòi hỏi sự sáng tạo. Có những thuật ngữ, những nguyên tắc khó hiểu đối với học sinh, vì vậy giáo viên phải vừa trình bày, vừa minh hoạ, vừa giải thích trên bài tập cụ thể để học sinh nắm chắc vấn đề.

Với học sinh lớp 5, việc hiểu và nhớ các nguyên tắc của trang trí còn hạn chế, tuy nhiên các bài tập trang trí luôn phải thể hiện rõ những nguyên tắc đó nên giáo viên phải có cách thức giảng giải, minh hoạ hoặc phát vấn để bài giảng vừa có hiệu quả vừa không quá sức đối với học sinh.

Thông tin phản hồi cho nhiệm vụ 3

Thiết kế và trình bày một bài soạn Vẽ trang trí:

- Chọn 01 bài tập trang trí cơ bản để thiết kế.

+ Nêu rõ được mục tiêu của bài.

+ Các bước tiến hành, các hoạt động dạy học chủ yếu.

+ Trọng tâm chính của bài

+ Giải quyết khó khăn về điều kiện vùng miền khi thực hiện bài dạy tại địa phương.

+ Lựa chọn và trình bày hình thức tổ chức dạy học phù hợp với bài thiết kế.

Hoạt động 3 : Dạy – học phân môn vẽ tranh lớp 5


Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Học viên nghiên cứu các bài tập Vẽ tranh của Mĩ thuật 6

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1. Học viên nghiên cứu các bài tập Vẽ tranh của Mĩ thuật lớp 5.

Nhiệm vụ 2. Thảo luận nhóm, nêu các yêu cầu cần đạt của bài vẽ tranh lớp 5, nêu phương pháp, hình thức tổ chức dạy học vẽ tranh đạt hiệu quả.

Nhiệm vụ 3 Thiết kế và trình bày thiết kế một bài soạn Vẽ trang trí cụ 7

Nhiệm vụ 3. Thiết kế và trình bày thiết kế một bài soạn Vẽ trang trí cụ thể.


Thông tin phản hồi

Thông tin phản hồi cho nhiệm vụ 1 và 2

+ Vẽ tranh trong chương trình Mĩ thuật 5 có 9 bài Loại bài tập học sinh vẽ tranh theo đề tài cho trước Loại bài tập học sinh vẽ tranh theo đề tài tự chọn

+ Cả 2 hình thức này đều có những hướng dẫn và cách làm bài giống nhau. Xác định đề tài

Xây dựng bố cục hình mảng trên tờ giấy vẽ Tìm hình trên cơ sở bố cục đã có

Xác định đậm nhạt Vẽ màu

+ Vẽ tranh là phân môn đòi hỏi kiến thức tổng hợp từ các phân môn khác. Việc xây dựng một bài vẽ tranh phải đạt được mục đích định hướng cho học sinh bằng những tư duy tạo hình.

+ Bài tập Vẽ tranh ở tiểu học được xây dựng từ cách vẽ nét, cách ghép nét tạo hình, cách vẽ các hình mảng khác nhau, cách sắp xếp các hình mảng, đường nét… một cách có ý đồ, mang nội dung. Từ đó có động hình để thao tác dần thành thục với các yếu tố tạo hình trên tranh.

+ Học sinh tiểu học có thể thể hiện tư duy của mình bằng nhiều phương cách, nhưng phương cách hiệu quả nhất của chúng là ngôn ngữ vẽ và cụ thể là những bài vẽ tranh.

+ Khi vẽ tranh, học sinh tiểu học sẽ kể những suy nghĩ, ý thích, sự tưởng tương, ước muốn… của mình lên mặt giấy bằng những hình, mảng, đường nét, màu sắc. Chính vì vậy, yêu cầu về các kĩ thuật tạo hình chưa đặt ra nặng nề với các em mà chủ yếu là tác động để học sinh tái tạo lại suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ vẽ càng nhiều, càng sinh

động càng hiệu quả, ở đây những qui phạm về tạo hình không nên áp dụng một cách quá máy móc.


Kéo lưới Tranh của hoạ sĩ Lê Vân Hải 8

Kéo lưới Tranh của hoạ sĩ Lê Vân Hải 9

Kéo lưới - Tranh của hoạ sĩ Lê Vân Hải

Ngày đăng: 04/11/2023